Khóa luận Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải

Thị trường thế giới là một thể thống nhất, cơ cấu hàng hoá buôn bán mạnh mẽ. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi các hình thức giao thương trên thị trường thế giới, tạo ra những phương thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phức tạp. Đồng thời làm xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh và các phương thức mua bán khác nhau. Các quốc gia đều mong muốn và cố gắng thực hiện chính sách " mở cửa" nền kinh tế và như vậy, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ ngoại giao và buôn bán với hàng trăm quốc gia. Hợp đồng mua bán hàng hoá là biểu hiện cụ thể của quan hệ ngoại thương giữa các thương nhân với nhau. Đồng thời nó cũng là phương tiện để các chính sách kinh tế của Nhà nước được thực thi trên thực tế. Nếu như việc ký kết một hợp đồng mua bán Ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương , thì vận tải là khâu không thể thiếu được trong các phương thức giao dịch và mua bán Quốc tế. Vận tải Quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Việc ký kết một hợp đồng chuyên chở cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Nó quyết định mức độ của vận tải và giá cả cạnh tranh. Mối liên kết giữa Hợp đồng vận tải và Hợp đồng mua bán Ngoại thương rất mật thiết. Hợp đồng vận tải là cơ sở để thực hiện Hợp đồng mua bán còn Hợp đồng mua bán ngoại thương là nền tảng xác lập mối quan hệ giữa hai hợp đồng. Hợp đồng mua bán quyết định nhưng hợp đồng vận tải lại tác động. Mối quan hệ đó được thể hiện bằng việc có hợp đồng mua bán Ngoại thương rồi phát sinh nhu cầu ký kết hợp đồng Vận tải. Kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ ra rằng: Hầu hết những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh tế dối ngoại đều bắt nguồn từ quá trình thực hiện các hợp đồng. Trong nhiều trường hợp sự tranh chấp ấy đã dẫn đến hậu quả là những tổ chức xuất nhập khẩu của ta phải gánh chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế nhiều khi rất lớn. Bài học rút ra từ những vụ việc ấy chính là sự non kém trong việc kết hợp kỹ thuật nghiệp vụ với kiến thức pháp lý và biểu hiện rõ nét nhất là trong việc soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều chủ yếu mà chúng ta phải quan tâm đó là bằng cách nào để có thể soạn ra những Hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng vận tải với những điều khoản có lợi nhất cho chúng ta và được đối tác chấp nhận. Chính vì mối liên quan mật thiết này đã dẫn đến vấn đề bức xúc trong việc nghiên cứu và phân tích Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải. Vì vậy tôi đã chọn đề tài " Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải". Tuy nhiên phạm vi đề cập ở đây chỉ giới hạn ở mối quan hệ Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải dưới góc nhìn của một cán bộ nghiệp vụ Thương mại chứ không phải là người nghiên cứu. Đối tượng đề cập: Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải các thiết bị viễn thông tin học Phương pháp đề cập: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng có kết hợp với phương pháp phân tích và phê phán. Bố cục của khoá luận gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Một số nét khái quát về hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương. mối liên quan mật thiết giữa hai hợp đồng. CHƯƠNG II: Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải CHƯƠNG III: Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải.

doc99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. MỐI LIÊN QUAN MẬT THIẾT GIỮA HAI HỢP ĐỒNG. 4 I Hợp đồng mua bán ngoại thương: 4 1 Khái niệm 4 2 Sự ra đời và phát triển của Hợp đồng mua bán ngoại thương. 5 II Hợp đồng vận tải 6 1 Định nghĩa 6 2 Sự ra đời và phát triển của vận tải. 7 3 Mối quan hệ giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ vận tải. 9 CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI 12 I Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá 12 1 Các điều kiện chung 12 2 Các điều khoản chính trong hợp đồng mua bán ngoại thương 15 II Hợp đồng vận tải. 35 1 Những nguyên tắc cần quán triệt khi lập hợp đồng vận tải hàng hoá 35 2 Vận tải hàng hoá bằng đường biển. 49 3 Các phương thức vận tải thường dùng trong chuyên chở hàng hoá ngoại thương bằng đường biển 50 4 Vận đơn đường biển 52 III Một vài nét khái quát về vận tải bằng đường hàng không. 70 1 Vị trí của vận tải hàng không 70 2 Đặc điểm của vận tải hàng không 70 3 Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 71 IV Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không 75 1 Vận tải hàng không quốc tế. 75 2 Vận đơn hàng không (Airway Bill - AWB) 77 3 Cước phí vận tải đường hàng không 78 4 Các loại cước phí: 79 CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT HƠN NỮA VIỆC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI 83 I Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng ngoại thương 83 1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán 83 2 Giai đoạn 2: đàm phán 84 3 Giai đoạn 3: sau đàm phán 86 II Một số biện pháp để làm tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng vận tải 86 1 Giai đoạn 1: chuẩn bị đàm phán 87 2 Giai đoạn 2: đàm phán 87 3 Giai đoạn 3: sau đàm phán 87 KẾT LUẬN 91 LỜI NÓI ĐẦU Thị trường thế giới là một thể thống nhất, cơ cấu hàng hoá buôn bán mạnh mẽ. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi các hình thức giao thương trên thị trường thế giới, tạo ra những phương thức cạnh tranh ngày càng đa dạng, phức tạp. Đồng thời làm xuất hiện nhiều hình thức cạnh tranh và các phương thức mua bán khác nhau. Các quốc gia đều mong muốn và cố gắng thực hiện chính sách " mở cửa" nền kinh tế và như vậy, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ ngoại giao và buôn bán với hàng trăm quốc gia. Hợp đồng mua bán hàng hoá là biểu hiện cụ thể của quan hệ ngoại thương giữa các thương nhân với nhau. Đồng thời nó cũng là phương tiện để các chính sách kinh tế của Nhà nước được thực thi trên thực tế. Nếu như việc ký kết một hợp đồng mua bán Ngoại thương giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương , thì vận tải là khâu không thể thiếu được trong các phương thức giao dịch và mua bán Quốc tế. Vận tải Quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Việc ký kết một hợp đồng chuyên chở cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Nó quyết định mức độ của vận tải và giá cả cạnh tranh. Mối liên kết giữa Hợp đồng vận tải và Hợp đồng mua bán Ngoại thương rất mật thiết. Hợp đồng vận tải là cơ sở để thực hiện Hợp đồng mua bán còn Hợp đồng mua bán ngoại thương là nền tảng xác lập mối quan hệ giữa hai hợp đồng. Hợp đồng mua bán quyết định nhưng hợp đồng vận tải lại tác động. Mối quan hệ đó được thể hiện bằng việc có hợp đồng mua bán Ngoại thương rồi phát sinh nhu cầu ký kết hợp đồng Vận tải. Kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ ra rằng: Hầu hết những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh tế dối ngoại đều bắt nguồn từ quá trình thực hiện các hợp đồng. Trong nhiều trường hợp sự tranh chấp ấy đã dẫn đến hậu quả là những tổ chức xuất nhập khẩu của ta phải gánh chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế nhiều khi rất lớn. Bài học rút ra từ những vụ việc ấy chính là sự non kém trong việc kết hợp kỹ thuật nghiệp vụ với kiến thức pháp lý và biểu hiện rõ nét nhất là trong việc soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Nhằm mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, điều chủ yếu mà chúng ta phải quan tâm đó là bằng cách nào để có thể soạn ra những Hợp đồng xuất nhập khẩu và hợp đồng vận tải với những điều khoản có lợi nhất cho chúng ta và được đối tác chấp nhận. Chính vì mối liên quan mật thiết này đã dẫn đến vấn đề bức xúc trong việc nghiên cứu và phân tích Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải. Vì vậy tôi đã chọn đề tài " Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải". Tuy nhiên phạm vi đề cập ở đây chỉ giới hạn ở mối quan hệ Hợp đồng mua bán ngoại thương và Hợp đồng vận tải dưới góc nhìn của một cán bộ nghiệp vụ Thương mại chứ không phải là người nghiên cứu. Đối tượng đề cập: Hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải các thiết bị viễn thông tin học Phương pháp đề cập: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng có kết hợp với phương pháp phân tích và phê phán. Bố cục của khoá luận gồm 3 chương: CHƯƠNG I: Một số nét khái quát về hợp đồng vận tải và hợp đồng mua bán ngoại thương. mối liên quan mật thiết giữa hai hợp đồng. CHƯƠNG II: Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải CHƯƠNG III: Một số biện pháp để thực hiện tốt hơn nữa việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng vận tải. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Kinh tế Ngoại thương trường ĐH Ngoại thương và thầy Vũ Hữu Tửu. Qua luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp đỡ quý báu trên và mong rằng luận văn đã nêu ra được những vấn đề cốt yếu khi ký kết một hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng vận tải nói chung và cho các thiết bị viễn thông tin học trong ngành viễn thông tin học của nước nhà nói riêng. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rộng nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong có được sự góp ý phê bình của các thầy cô giáo để luận văn có tính khả thi cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG. MỐI LIÊN QUAN MẬT THIẾT GIỮA HAI HỢP ĐỒNG. Hợp đồng mua bán ngoại thương: Khái niệm Hợp đồng mua bán Ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán Quốc tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một Bên gọi là Bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên nhập khẩu (Bên Mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. Định nghĩa trên đây nêu rõ: Bản chất của hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên ký kết (các đương sự). Chủ thể của hợp đồng này là Bên bán (bên xuất khẩu) và Bên Mua (bên nhập khẩu). Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau. Bên bán giao một giá trị nhất định, và, để đổi lại, Bên Mua phải trả một đối giá (counter value) cân xứng với giá trị đã được giao (contract with consideration). Đối tượng của hợp đồng này là tài sản; do được đem ra mua bán tài sản này biến thành hàng hoá. Hàng hoá này có thể là hàng đặc định (specific goods) và cũng có thể là hàng đồng loại (generic goods). Khách thể của hợp đồng này là sự di chuyển quyền sở hữu hàng hoá (chuyển chủ hàng hoá). Đây là sự khác biệt so với hợp đồng thuê mướn (vì hợp đồng thuê mướn không tạo ra sự chuyển chủ), so với hợp đồng tặng biếu (vì hợp đồng tặng biếu không có sự cân xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên. Sự ra đời và phát triển của Hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương được hình thành giữa các doanh nghiệp phải có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. Loại hàng hoá đưa ra trao đổi ngoại thương phải được chính phủ các nước hữu quan cho phép vận chuyển từ nước này sang nước khác, việc mua bán được tiến hành theo ý chí của các chủ thể hợp đồng và không bị quốc gia nào ràng buộc. Trong hoạt động ngoại thương việc lập văn bản Hợp đồng kinh tế để trao đổi hàng hoá là yêu cầu bắt buộc, các điều khoản trong hợp đồng do bên mua và bên bán cùng bàn bạc thoả thuận. Qua nhiều thế kỷ, từ thực tiễn Thương mại quốc tế đã dẫn đến sự hình thành các tập quán Thương mại được áp dụng ở khắp mọi nơi và đối với từng mặt hàng. Trong xã hội sự cạnh tranh gay gắt về lợi nhuận giữa các công ty, các nhà sản xuất và các tập đoàn diễn ra quyết liệt, kết quả của sự cạnh tranh trong lĩnh vực Thưng mại quốc tế đã tạo ra những tập quán. Do sự phát triển của nền sản xuất, trong xã hội đã hình thành các tập đoàn độc quyền trong từng lĩnh vực nhất định. Ví dụ: Tập đoàn độc quyền về sản xuất và phân phối máy tính xách tay như IBM, phân phối phần mềm cho hệ điêu hành như Microsoft…Đối với mỗi tập đoàn lại có những " Tập quán Thương mại" riêng của nó và những tập đoàn này thường từ chối ký kết các hợp đồng vụn vặt và những hợp đồng với những điều kiện khác với những điều kiện do tập đoàn đã quy định. Còn bên đối tác yếu hơn thì không thể đòi các điều kiện có lợi cho mình và buộc phải theo các điều kiện mà tập đoàn đã quy định. Những tập đoàn ký kết vơi nhau tạo điều kiện hình thành những tập quán ngành - hãng. Tập quán thương mại về một mặt hàng do một tập đoàn lũng đoạn đã được sinh ra như vậy. Trên cơ sở những tập quán đó đã hình thành những hợp đồng mẫu trong Thương mại quốc tế. Sự phát triển các hợp đồng mẫu đã tạo điều kiện cho hai bên đương sự trong khi đàm phán. Để ký kết hợp đồng mua bán chú trọng đến vấn đề cần phải thống nhất như phẩm chất cụ thể của hàng hoá, giá cả, thời hạn và nơi giao hàng. Trong các trường hợp đồng mẫu, phần lớn các văn bản hợp đồng đã in sẵn vào một bản hợp đồng và ta khó sửa đối những điều kiện chung cũng như các điều kiện khác. Do được xây dựng từ trước, nên các văn bản của hợp đồng mẫu kỹ lưỡng hơn là đến khi đàm phán một dự thảo. Sử dụng hợp đồng mẫu, chúng ta sẽ tiết kiệm được thời gian và sử dụng những kinh nghiệm của thực tiễn. Các Hợp đồng mẫu ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cùng ngành kinh tế. Sự lan rộng của nó là kết quả của sự cố gắng tiêu chuẩn hoá các điều kiện thương mại quốc tế. Ví dụ: như xây dựng Incorterms hay Uniform customs and practice for Commeroial ducumentary credits. Hơn nữa các liên đoàn của ngành đã xây dựng cho mỗi loại hàng một Hợp đồng mẫu. Những mẫu này thường khác nhau ở phương pháp định giá ( FOB, CIF...) cách giao hàng ( Partical shipment is allowed or prohibited ) Phương tiện vận tải, bảo hiểm hàng hoá hoặc đóng gói... Chính vì vậy, hợp đồng mẫu được sử dụng và phát triển rộng rãi. Hợp đồng vận tải Định nghĩa Hợp đồng vận tải bản chất của nó chính là những điều khoản trong việc thực hiện nghiệp vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, là một nghiệp vụ tổng hợp, có liên quan đến luật lệ quốc gia và quốc tế. Hợp đồng vận tải được ký trước lúc nhập hàng về. Tuy nhiên có khi hợp đồng vận tải được ký cùng một lúc với Hợp đồng mua bán. Nói chung, hai hợp đồng này phải đi song hành với nhau. Các điều khoản của hợp đồng mua bán phản ánh vào hợp đồng vận tải và hợp đồng vận tải phản ảnh ý chí mua bán của các bên. Sự ra đời và phát triển của vận tải. Đặc điểm của vận tải Theo nghĩa rộng, vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào của vật phẩm và con người. Còn với ý nghĩa kinh tế (nghĩa hẹp), vận tải chỉ bao gồm nhứngự di chuyển của vật phẩm và con người khi thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập. Khi nói đến ngành sản xuất vận tải chúng ta có thể thấy nó có một số đặc điểm chủ yếu như sau: Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian của đối tượng chuyên chở. Sản xuất trong ngành vận tải là một quá trình tác động làm thay đổi về mặt không gian, chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động, tức là đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và hành khách. Con người thông qua công cụ vận tải (tư liệu lao động) tác động vào đối tượng chuyên chở để gây ra sự thay đổi vị trí về không gian và thời gian của chúng. Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới. Sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt gọi là sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở. Tuy vậy, sản phẩm này cũng có hai thuộc tính của hàng hoá đó là:giá trị sử dụng và giá trị. Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản xuất trong ngành vận tải là thay đổi vị trí, chứ không phải làm thay đổi hình dáng, tính chất lý hoá của đối tượng chuyên chở. Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm vận tải không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm này không có một khoảng cách về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất trong vận tải kết thúc, thì đồng thời sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay. Sản phẩm trong ngành vận tải không thể dự trữ được. Để đáp ứng nhu cầu chuyên chở tăng lên đột biến trong xã hội, ngành vận tải chỉ có thể dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải như dự trữ toa xe, đầu máy, ô tô, tăng tần suất phục vụ... Từ những phân tích trên ta có thể kết luận : vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Kết luận này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng như thực tiễn. Sự ra đời và phát triển. Vì ở đây, đối tượng chúng ta đề cập đến là vận tải trong các hợp đồng ngoại thương nên chúng ta sẽ đi sâu về phần vận tải quốc tế. Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. Nói một cách khác, vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra phạm vi biên giới lãnh thổ của một nước. Sự ra đời và phát triển của vận tải quốc tế gắn liền với sự phân công lao động quốc tế và sự buôn bán quốc tế. Sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải thống nhất của từng nước hoặc từng khu vực nhóm nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hệ thống vận tải trên phạm vi toàn thế giới. Vận tải quốc tế và ngoại thương có mối liên hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau và có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trước đây, vận tải quốc tế là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. V. Lênin nói: "Vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài". Khi buôn bán quốc tế mở rộng và phát triển lại tạo ra những yêu cầu để thúc đẩy vận tải quốc tế ngày càng phát triển hoàn thiện. Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế, trong đó vận tải đường biển đóng vai trò chủ đạo Mối quan hệ giữa HĐ mua bán hàng hoá và HĐ vận tải. Như ở trên chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa Hợp đồng vận tải và Hợp đồng mua bán Thương mại rất mật thiết. Hợp đồng vận tải là cơ sở để thực hiện Hợp đồng mua bán Thương mại và Hợp đồng mua bán ngoại thương - là nền tảng xác lập mối quan hệ giữa hai hợp đồng. Thể hiện bằng việc có hợp đồng mua bán Ngoại thương rồi phát sinh nhu cầu ký kết hợp đồng vận tải. Hợp đồng mua bán quyết định nhưng hợp đồng vận tải lại tác động. Kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các tổ chức được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu ở nước ta chỉ ra rằng: Hầu hết những tranh chấp xảy ra trong hoạt động kinh tế đối ngoại đều bắt nguồn từ quá trình thực hiện các hợp đồng. Trong nhiều trường hợp sự tranh chấp ấy đã dẫn đến hậu quả là những tổ chức xuất nhập khẩu của ta phải gánh chịu những thiệt thòi về mặt kinh tế nhiều khi rất lớn. Bài học rút ra từ những vụ việc ấy chính là sự non kém trong việc kết hợp kỹ thuật nghiệp vụ với kiến thức pháp lý và biểu hiện rõ nét nhất là trong việc soạn thảo các hợp đồng xuất nhập khẩu. Trong một hợp đồng mua bán ngọai thương ký kết giữa người bán (người xuất khẩu) và người mua ( người nhập khẩu) có nhiều điều khoản khác nhau, trong đó có một điều khoản quy định về vận tải hàng hoá. Vận tải có tác dụng to lớn đối với buôn bán quốc tế và được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: - Vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hoá ngày một tăng trong buôn bán quốc tế Hiện nay, tổng khối lượng hàng hoá chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt tới khoảng 7 tỷ tấn /năm, trong đó trên 3/4 được chuyên chở bằng đường biển. Khối lượng hàng hoá buôn bán giữa hai nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố vận tải. Uyliam nhà nghiên cứu của Anh đã mô tả như sau: "khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tích số của tiềm năng kinh tế hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách chuyên chở của hai nước đó". Khoảng cách chuyên chở càng xa, thì chi phí vận tải càng lớn. Chi phí vận tải chiếm trong giá cả hàng hoá lớn sẽ hạn chế quan hệ buôn bán giữa các nước. Trái lại, chi phí vận tải rẻ, tổ chức chuyên chở thuận tiện thì dung lượng hàng hoá trên thị trường càng lớn. - Vận tải quốc tế phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Trước đây, công cụ vận tải thô sơ, giá thành vận tải cao... nên đã hạn chế buôn bán nhiều loại hàng, nhất là hàng nguyên nhiên liệu. Mặt khác, vận tải quốc tế lúc bấy giờ cũng hạn chế trao đổi buôn bán với các thị trường xa xôi. Vận tải quốc tế phát triển và hoàn thiện đã tạo điều kiện cho việc mở rộng chủng loại các mặt hàng trong buôn bán quốc tế nói chung và thay đổi cơ cấu từng nhóm mặt hàng nói riêng. Hệ thống vận tải quốc tế mở rộng, giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ. Do đó vận tải quốc tế góp phần làm thay đổi cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Cự ly chuyên chở hàng hoá trung bình trong vận tải đường biển quốc tế ngày càng tăng lên, ví dụ năm 1985 là 3.967 hải lý, năm 1998 tăng lên 4.230 hải lý (1 hải lý = 1,85 km). - Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán. Vận tải quốc tế có hai chức năng: phục vụ và kinh doanh. Chức năng phục vụ thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế đảm bảo phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng hoá nhập khẩu của mỗi nước. Chức năng kinh doanh thể hiện trong việc xuất khẩu sản phẩm vận tải, nhất là sản phẩm vận tải đường biển. Xuất nhập khẩu sản phảm vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quan trọng. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. Tóm lại, Vận tải quốc tế là một yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế. "Ai nói đến buôn bán quốc tế cũng phải nói đến vận tải. Buôn bán quốc tế có nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu. Còn vận tải làm cho hàng hoá đó bị thay đổi". CHƯƠNG II: CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ HỢP ĐỒNG VẬN TẢI Hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá Các điều kiện chung Hiện nay ở nước ta, do tính chất công việc nên có rất nhiều Tổng công ty và các công ty Xuất nhập khẩu chuyên ngành.Ví dụ: Tổng Công ty Bưu chính viễn thông, Công ty xuất nhập khẩu Cokyvina... Mỗi một Tổng Công ty hoặc Công ty Xuất nhập khẩu đều có chức năng nhiệm vụ chính là phục vụ cho nhu cầu về trao đôi hàng hoá ngoại thương trong ngành mình phụ trách. Do tính chất công việc nên trong các thương vụ buôn bán, mỗi đơn vị đều có những hợp đồng mẫu cho riêng mình, phù hợp với sự đặc thù của ngành và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Trong các hợp đồng đó, cho dù là hợp đồng xuất khẩu hay nhập khẩu, cũng cần phải có điều kiện chung. Điều kiện chung phải được xây dựng như một cái ô cho phép che chắn đến mức cao nhất những rủi ro pháp lý có thể phát sinh.
Luận văn liên quan