Đề tài Quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi tại chi nhánh ngân hàng kỹ thương Thanh Khê

Ngày nay dưới tác động của cạnh tranh trị trường và những phát minh mới về công nghệ thông tin đã làm cho nghành kinh doanh dịch vụ tài chính của Ngân hàng ngày càng gắng liền với thông tin , phương tiện giao tiếp và đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng (chính vì vậy mà việc mở rộng thêm chi nhánh tại những điểm có nhu cầu cao về loại hình dịch vụ đặc biệt này là điều tất yếu trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng ) Trở thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam _ Techcombank thành lập năm 1993. Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê tại Đà Nẵng thành lập từ năm 2002 đã có một vị thế mới trên bước đường phát triển hoà chung với sự phát triển của toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh và tạo sự hài hoà phát triển kinh tế khu vực miền trung trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng , bên cạnh các Ngân hàng lớn . Lợi nhuận tăng trưởng liên tục và ổn định gắn liền với sự phát triển chung của đời sống xã hội , nâng cao tính cạnh tranh , phát triển các loại hình dịch vụ mới , giãm thiểu rủi ro _ đây là phần không thể thiếu trong chinh sách quản lý của Ngân hàng . Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ -Ngân hàng các nhà kinh tế đều thừa nhận và khẳng định rằng : kinh doanh trong lĩnh vực này là một trong những " nghề đặc biệt " nhất trong các nghề kinh doanh , do hàng hoá kinh doanh trong nghề này là một hàng hoá " đặc biệt " đó là Tiền tệ , sự khác biệt này còn do tính đa dạng , phong phú và nhạy cảm đặc biệt của nó đối với " sức khoẻ " của nền kinh tế mọi quốc gia , tính đặc biệt của nó còn khẳng định ở chổ , ngoài tính quy luật rủi ro đối với mọi nghề kinh doanh . Kinh doanh Tiền tệ còn là nghề mạo hiểm nhất do độ rủi ro cao vì nó có tính thường trực và nó không những cấp số cộng mà còn là cấp số nhân của nền kinh tế . Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề rủi ro bên cạnh các vấn đề khác trong hoạt động Ngân hàng và việc xử lý vấn đề này để bảo đảm sự hoạt động Ngân hàng mỗi khi gằp phải . Chính vì vậy , trong thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê nên em đi vào tìm hiểu vấn đề này một trong những lĩnh vực quản lý, kinh doanh của Ngân hàng . " QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI " Đề tài gồm 3 Chương : Chương I : Cơ sở chung về Ngân hàng thương mại , quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi. Chương II : Phân tích quản lý rủi ro tại chi nhành Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê. Chương III : Các giãi pháp tăng cường quản lý rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê.

doc44 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi tại chi nhánh ngân hàng kỹ thương Thanh Khê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay dưới tác động của cạnh tranh trị trường và những phát minh mới về công nghệ thông tin đã làm cho nghành kinh doanh dịch vụ tài chính của Ngân hàng ngày càng gắng liền với thông tin , phương tiện giao tiếp và đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng (chính vì vậy mà việc mở rộng thêm chi nhánh tại những điểm có nhu cầu cao về loại hình dịch vụ đặc biệt này là điều tất yếu trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng ) Trở thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam _ Techcombank thành lập năm 1993. Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê tại Đà Nẵng thành lập từ năm 2002 đã có một vị thế mới trên bước đường phát triển hoà chung với sự phát triển của toàn hệ thống từ Hội sở đến các chi nhánh và tạo sự hài hoà phát triển kinh tế khu vực miền trung trong lĩnh vực tín dụng Ngân hàng , bên cạnh các Ngân hàng lớn . Lợi nhuận tăng trưởng liên tục và ổn định gắn liền với sự phát triển chung của đời sống xã hội , nâng cao tính cạnh tranh , phát triển các loại hình dịch vụ mới , giãm thiểu rủi ro _ đây là phần không thể thiếu trong chinh sách quản lý của Ngân hàng . Với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực Tiền tệ -Ngân hàng các nhà kinh tế đều thừa nhận và khẳng định rằng : kinh doanh trong lĩnh vực này là một trong những " nghề đặc biệt " nhất trong các nghề kinh doanh , do hàng hoá kinh doanh trong nghề này là một hàng hoá " đặc biệt " đó là Tiền tệ , sự khác biệt này còn do tính đa dạng , phong phú và nhạy cảm đặc biệt của nó đối với " sức khoẻ " của nền kinh tế mọi quốc gia , tính đặc biệt của nó còn khẳng định ở chổ , ngoài tính quy luật rủi ro đối với mọi nghề kinh doanh . Kinh doanh Tiền tệ còn là nghề mạo hiểm nhất do độ rủi ro cao vì nó có tính thường trực và nó không những cấp số cộng mà còn là cấp số nhân của nền kinh tế . Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề rủi ro bên cạnh các vấn đề khác trong hoạt động Ngân hàng và việc xử lý vấn đề này để bảo đảm sự hoạt động Ngân hàng mỗi khi gằp phải . Chính vì vậy , trong thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê nên em đi vào tìm hiểu vấn đề này một trong những lĩnh vực quản lý, kinh doanh của Ngân hàng . " QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI " Đề tài gồm 3 Chương : Chương I : Cơ sở chung về Ngân hàng thương mại , quản trị rủi ro và hệ thống theo dõi. Chương II : Phân tích quản lý rủi ro tại chi nhành Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê. Chương III : Các giãi pháp tăng cường quản lý rủi ro tại chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê. Đề tài này chỉ giúp cho em phần nào hiểu biết về vấn đề thế nào là rủi ro trong tổ chức tín dụng mà chưa giải thích hay phân tích được gì về vấn đề này . Mặc dù rất cố gắng để hoàn thiện chuyên đề này nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và khập khiển , rất mong sự giúp đỡ của Thầy cô và các Cô chú, anh chị , Giám đốc Ngân hàng Kỹ thương Thanh Khê. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình và tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành bước đi đầu tiên này. CHƯƠNG I: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . Mỗi một quốc gia , mổi vùng do tập quán khác nhau người ta căn cứ vào hoạt động để định nghĩa và có kết luận khác nhau . Theo pháp lệnh 1990 chia pháp lệnh 3 loại Ngân Hàng Thương Mại Hợp Tác Xã Tín Dụng Công Ty Tài Chính Tấc cả các Ngân hàng gọi là Ngân hàng thương mại Do sự hoạt động của Ngân hàng thương mại rất đa dạng, các nghiệp vụ rất phức tạp và luôn luôn biến động theo sự thay đổi chung của toàn bộ nền kinh tế, nên quan niệm về Ngân hàng thương mại là không thống nhất. 1. Khái niệm . Ngân hàng Thương Mại là Tổ chức kinh doanh Tiền Tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là nhận tiền gởi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay , thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán . Theo luật Tổ chức Tín dụng 1998 Ngân hàng là loại hình Tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan . 2.Chức năng của ngân hàng thương mại . 2.1.Kinh doanh Tài chính . Vốn Tạm thời thừa (do tiết kiệm ) Tạm thời thiếu (phát sinh trong lĩnh vực đầu tư) Để giải quyết vấn đề này cần có cơ chế chuyển giao vốn trong nền kinh tế thị trường - Chuyển giao trực tiếp từ người thừa vốn sang người thiếu vốn dưới hình thức Tín dụng Thương mại. - Chuyển giao gián tiếp từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua một trung gian tài chính, chính là Ngân hàng Thương mại. Khi thực hiện chức năng này, Ngân hàng đóng vai trò là người trung gian giữa bên đi vay và bên cho vay, thu hút lượng tiền nhàn rỗi ở khắp nơi trong nền kinh tế tập hợp lại thành một nguồn vốn khá lớn phục vụ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kíếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất. 2.2. Trung gian thanh toán . Chi Chi hộ Thu Ngân hàng Thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán chính là việc Ngân hàng Thương mại thực hiện các nghiệp vụ chi trả tiền, hàng hoá, dịch vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân thông qua các công cu thanh toán như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thuê tín dụng... Việc Ngân hàng Thương mại thực hiện vai trò trung gian thanh toán có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế. Hoạt động này thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, tiết kiệm được tiền mặt, cước phí lưu thông, hạn chế vốn ứ đọng trong khâu thanh toán tạo cơ sở cho Ngân hàng Thương mại tạo tiền thông qua con đường tín dụng đối với các doanh nghiệp dưới hình thức cho vay bằng chuyển khoản (bút tệ) thúc đẩy việc luôn chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng. Thông qua trung gian các ngân hàng tạo điều kiện các nghành kinh tế phát triển ngày càng nhiều hơn , đa dạng hơn, quy mô hơn . 2.3 .Chức năng tạo tiền . Nhờ hoạt động nhận tiền gởi Ngân hàng có khả năng cho vay và khi cho vay Ngân hàng có khả năng tạo nên tiền gởi không kỳ hạn, đó là một phần của khối tiền tệ hay nói cách khác Ngân hàng Thương mại có khả năng cung ứng tiền cho nền kinh tế. Năng lực của hệ thống Ngân hàng Thương mại trong việc tạo tiền không những đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân hệ thống Ngân hàng Thương mại (tăng cường nguồn vốn để hoạt động mà còn có ý nghĩa to lớn. Vì chức năng “ tạo tiền “ của Ngân hàng Thương mại chỉ thực hiện được nếu vốn mà Ngân hàng Thương mại huy động đã cho vay được và số tiền vay đó phải luân chuyển được trong hệ thống Ngân hàng Thương mại, do đó nếu Ngân hàng Thương mại không tạo được tiền có nghĩa là Ngân hàng Thương mại không tạo được điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và trong nhiều trường hợp, sản xuất không thực hiện được nguồn tích luỹ từ lợi nhuận và các nguồn khác bị hạn chế, các đơn vị sản xuất lại còn có khả năng gánh chịu tình trạng ứ đọng vốn do thừa vốn (tạm thời). Còn khi Ngân hàng thương mại tăng cường tín dụng, khối lượng tín dụng có xu hướng tăng, kéo theo xu hướng tăng khối lượng tiền tệ cung ứng cho nền kinh tế. 2.4. Thu quỷ của khách hàng : Ngân hàng là một tổ chức đứng ra bảo quản tiền và tài sản của khách hàng theo sự uỷ thác, đồng thời thực hiện thu và chi của khách hàng Tạo ra sự an toàn cho tài sản Tài sản của khách hàng được sinh lợi Các nguồn tài chính trng nền kinh tế được sử dụng triệt để SƠ ĐỒ VỀ VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI -Doanh nghiệp -Doanh nghiệp -Tổ chức kinh tế - Tổ chức kinh tế -Cá nhân hộ -Cá nhân hộ gia đình .... gia đình.... 3. Hoạt động của ngân hàng thương mại: Hoạt động của Ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nộ dung là :thường xuyên nhận tiền gởi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán . Ngân hàng có các loại hình :ngân hàng thương mại ,ngân hàng đầu tư , ngân hàng phát triển ,ngân hàng hợp tác ,ngân hàng chính sách . Ngân hàng chỉ huy động và cho vay ngắn hạn là chủ yếu. 3.1 .Huy động vốn. Để có nguồn vốn kinh doanh các ngân hàng phải có biện pháp thu hút khách hàng đến ký gới tài sản của mình chủ yếu là tiền vào tài khoản của mình để chi tiêu theo yêu cầu , trong các loại tiền gởi vào Ngân hàng thương mại đượ chia làm hai loại . Tiền gởi có kỳ hạn (còn gọi là tiền gởi định kỳ ) Có nhiều loại thời hạn khác nhau :3 tháng , 9 tháng , 12 tháng , trên 12 tháng ... thời hạn dài thì lãi suất càng cao -Tiền gởi bao gồm :tiền gới thanh toán các tổ chức , cá nhân, tiền gởi tiết kiệm của các tần lớp dân cư . -Số lượng tiền gởi không kì hạn :là hình thức tiền gởi mà kgách hàng muốn rút ra bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước (tiền gởi này bao gồm tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi thanh toán ) 3.2 .Hoạt động cho vay Sau khi xác định được mức vốn dự trữ bắt buộc theo định mức và số tiền gởi có thể sử dụng để kinh doanh . Ngân hàng tiềm những khách hàng có uy tín có thể đầu tư an toàn , thu hồi vố đúng hạn , tăng tối đa vòng vay vốn tín dụng thu được nhiều lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn . Đối tượng cho vay của các Ngân hàng thương mại rất phong phú , đa dạng . Nói cách khác các thành phần kinh tế đều là đều là đối tượng phục vụ của các Ngân hàng nếu họ đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc , chế độ , thể lệ tín dụng của Ngân hàng quy định và sử dụng vốn vay có hiệu qua. Trong cho vay gồm có :cho vay ngắn hạn về vốn lưu động . Trong cho vay vốn lưu động thì có cho vay hổ trợ ngân quỹ nhẵm bù đắp vốn tạm thời trong một thời gian ngắn trong quỹ của doanh nghiệp do chưa đến thời hạn thu tiền bán hàng mà phải trả nguyên nhiên vật liệu , công lao động , nộp thuế , thời gian vay theo kỳ . Ngoài ra còn thực hiện ch vay chiết khấu , thương phiếu tín dụng ứng trước thời gian vay dưới 12 tháng. Đối với các loại cho vay trung ,dài hạn : Tín dụng cho vay trung , dài hạn là loại tín dụng đầu tư gồm các khoản cho vay tài sản cố định có thời gian trên 12 tháng (trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng , dài hạn trên 60 tháng trở lên nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại của quyết định hoặc giấy phép thành lập đơn vị và không quá 25 năm đối với các dự án đầu tư phục vụ đời sống) Đối tượng cho vay : Chi phí xây dựng cơ bản , nhà xưởng , kho tàn , máy móc thiết bị , phương tiện sản xuất , chế biến hàng hoá , chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước xử lí ô nhiểm môi trường...Ngoái ra có tín dụng thuê mua , thực chất là chi thuê tài chính là phương thức tài trợ vốn . Thuê mua là hình thức cho thuê tài sản dài hạn mà trong đó người cho thue chuyển giao tài sản thuột sở hữu của mình cho người di thuê sử dụng. Cho vay tiêu dùng cũng là một nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại loại cho vay này nhằm tài trợ cho nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng có thể cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn để mua sắm sửa chữa cải tạo năng cấp nhà ở , phương tiện nghe nhìn , chi phí học tập của sinh viên . Ngoài hoạt động cho vay , các Ngân hàng thương mại cũng được phép kinh doanh chứng khoán , chuyển tiền , thu , chi hộ theo yêu cầu của khách hàng , tổ chức kinh doanh đối ngoại ... II.CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG . 1.Khái niệm. Là quan hệ tín dụng có ít nhất một chủ thể tham gia là Ngân hàng .Ngân hàng có thể là người đi vay vừa là cho vay. - Tín dụng Ngân hàng là tín dụng hai đầu Vào Ra - Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. - Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là Ngân hàng một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và một bên là tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội. 2.Vai trò tín dụng Vai trò của tín dụng là góp phần phát triển sản xuất , tích tụ và tập trung vốn đồng thời là công cụ tài trợ phát triển kinh tế xã hội . 2.1 .Phát triển sản xuất . Nhu cầu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tần rất cần thiết ,chinh vì vậy Ngân hàng là nơi mà nhu cầu các thành phần kinh tế đến vay vốn để phát triển công việc kinh doanh của mình bằng nguồn vốn ngắn hạn , trung hạn, dài hạn từ đó các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh ,quản lý nguồn nhân lực , tài sản ... một cách hợp lý đảm báo nguồn vay của mình .Tín dụng góp phần đối mới phương thức sản xuất ,phát triển kinh tế xã hội. 2.2.Tích tụ và tập trung vốn . Vòng quay của đồng tiền là cung cấp từ nơi thừa sang nơi thiếu về mặt này các tổ chức hoạt động tín dụng thu hút số tiền nhàn rổi trong các tổ chức kinh tế , cá nhân hộ gia đình .Thông qua kênh tín dụng từ đó đáp ứng nhu cầu cần thiết cho nền kinh tế . 2.3.Tài trợ phát triển kinh tế xã hội. Tín dụng góp phần liên kết quan hệ quốc tế Trong thời điểm hội nhập kinh tế thị trường , đa dạng hóa loại hình dịch vụ ,kinh doanh thì mối quan hệ giữa của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới .Hoạt động tín dụng mà thông qua hoạt động Ngân hàng đã trở thành phơng tiện kết nối nền kinh tế giữa các nước lại với nhau và đồng thời thời thúc đẩy các quan hệ kinh tế quôc tế phát triển .Tín dụng còn là phương tiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài , đóng vai trò trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá , hiên đại hoá đất nước . 3. Các nguyên tắc tín dụng . 3.1. Nguyên tắc cho vay phải hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi. Khi cho khách hàng vay vốn thì bao giờ Ngân hàng cũng muốn thu hồi lại đủ cả gốc lẫn lãi khi đến hạn thu nợ, bởi vì ngoài vấn đề bảo toàn vốn thì Ngân hàng cũng cần có khoản chênh lệch, tức lợi nhuận, nhằm để bù đắp chi phí cũng như để duy trì sự tồn tại và phát triển của chính Ngân hàng. Mặt khác về phía khách hàng, việc thu hồi vốn vay đúng hạn cả gốc lẫn lãi của Ngân hàng còn giúp cho khách hàng sử dụng vốn vay tiết kiệm và có hiệu quả. 3.2 .Nguyên tắc vay vốn phải có mục đích, kế hoạch và sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay. Theo nguyên tắc này thì người vay phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn vay trong đơn xin vay hoặc trong khế ước vay nợ, đồng thời phải sử dụng vốn vay theo đúng mục đích đó. Nguyên tắc này giúp Ngân hàng và bên đi vay tiến hành hoạt động của mình được bình thường, tránh đầu tư sai mục đích, gây thất thoát và lãng phí vốn. Nếu phát hiện có vi phạm Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thu hồi nợ trước hạn , nhằm hạn chế rủi ro có thể xẩy ra . 3.3. Vốn vay phải được đảm bảo theo quy định. Khách hàng khi vay vốn phải đảm bảo theo quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Thế chấp tài sản với Ngân hàng : về phía khách hàng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để trả nợ .Đối với Ngân hàng , số tiền vay tối đa bằng 70% tài sản thế chấp của khách hàng . Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng: về phía khách hàng dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để trả nợ .Đối với Ngân hàng , số tiền vay tối đa bằng 80% tài sản thế chấp của khách hàng . Bảo lãnh vốn vay Ngân hàng : là người thứ ba (pháp nhân hay cá nhân ) cam kết với Ngân hàng để thực hiện trả nợ thay cho người vay vốn . Vấn đề này đảm bảo khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng để không xẩy ra tình trạng mất vốn trong quả trình kinh doanh. 4. Phân loại tín dụng . 4.1.Căn cứ vào thời hạn tín dụng : Thời hạn tín dụng chung :là khoản thời gian kể từ khi vốn vay được cấp phát lần đầu tiên cho đến khi nợ gốc được hoàn trả lần cuối cùng . Thời hạn tín dụng trung bình :là khoản thời gian thực tế hay giã định mà toàn bộ vốn được sử dụng trong suốt thời gian đó . Thời hạn tín dụng trung bình  Căn cứ vào thời hạn tín dụng chung để phân loại Tín dụng Ngân hàng có 3 loại ngắn hạn trung hạn dài hạn a)Tín dụng ngắn hạn : Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu của cá nhân. b)Tín dụng trung hạn : Là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng, (12 triệu 60 triệu) Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thu hồi vốn nhanh. c)Tín dụng dài hạn : Là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng (đối với Việt Nam ) 7 năm (đối với các nước trên thế giới) và được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, mua sắm các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.... 4.2.Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn : a) Tín dụng tiêu dùng : Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà cửa và các vật dụng đắt tiền khác. b) Tín dụng đầu tư : Là hình thức tín dụng phục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận. 4.3.Căn cứ vào mức độ đảm bảo tín dụng : a) Tín dụng không bảo đảm : Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng và khả năng trả nợ . khi xem xét cho vay phải xem khả năng của khách hàng thông qua danh mục đầu tư của khách hàng có thê thu hồi nợ không . b) Tín dụng có bảo đảm : Là loại cho vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba. 4.4.Căn cứ vào xuất xứ tín dụng : Tín dụng trực tiếp. Tín dụng gián tiếp. 4.5.Căn cứ vào phương thức hoàn trả : a)Tín dụng hoàn trả một lần : Là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận. b)Tín dụng hoàn trả nhiều lần : Hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ. Tóm lại , có rất nhiều căn cứ để phân loại tín dụng của hoạt động Ngân hàng thương mại trên đây là một số phân loại chủ yếy . 5 . Một số hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng. 5.1.Hình thức cho vay từng lần . Là hình thức mà mỗi lần khách hàng vay vốn và Ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng . Vấn đề này được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên , liên tục - khách hàng cần lập hồ sơ vay vốn và Ngân hàng xem xét ,thẩm định có nên thực hiện hợp đồng hay huỷ bỏ . 5.2.Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng : Là sự thoả thuận giữa khách hàng và Ngân hàng một hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định hay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh . Vấn đề naỳ được thực hiện khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên , mục đích rỏ ràng và có uy tín với Ngân hàng . sau khi hợp đồng đã ký kết , mổi lần rút vốn vay Ngân hàng không phải ký hợp đồng lại mà lập giấy nhận nợ kèm bản kê cùng bản sao chứng từ , tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay . 5.3 Hình thức cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển các loại hình kinh doanh , dịch vụ và phục vụ đời sống . Theo hình thức này thì khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu để đầu tư vào tổng mức vốn dự án đầu tư .Mức cho vay của Ngân hàng xác định theo công thức Mức cho vay = tổng nhu cầu vốn của dự án - vốn tự có (chủ sở hữu) tham gia - nguồn vốn huy động khác . Ngân hàng sẻ căn cứ vào các danh mục của dự án đầu tư để cấp vốn vay. 5.4.Hình thức cho vay trả góp : Khi vay vốn , khách hàng và Ngân hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay , tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi. 5.5.Hình thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng : Ngân hàng cho khách hàng vay trong một hạn mức tín dụng để thanh toán tiền hàng , dịch vụ , rút tiền tại máy rút tiền tự dộng .... III.VẤN ĐỀ RỦI RO VÀ HỆ THỐNG THEO DÕI RỦI RO. A. Nhũng vấn đề chung về rủi ro trong kinh doanh . 1. Khái niệm: Rủi ro là những yếu tố ngoài mong đợi để lại hậu quả xấu mang tính khách quan , phát sinh và tồn tại ngoài ý muốn của chúng ta . Rủi ro trong kinh doanh là những biến cố, những bất trắc xẩy ra ngoài dự kiến và hậu quả xấu xẩy ra làm cho lợi nhuận bị giảm thấp và tài sản bị thiệt hại (cả tài sản hữu hình và vô hình ) 2. Phân loại rủi ro: a)Rủi ro động : Là những rủi ro do những nhân tố động của nền kinh tế ,dân số , quá trình tái sản xuất xã hội , vấn đề kỷ thuật công nghệ , năng suất lao động xá hội , nhu cầu thị hiếu của công chún
Luận văn liên quan