Đề tài Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh

Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định khá cụ thể và rõ ràng về công ty hợp danh. Tuy nhiên, các quy định về công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn hiện tại chỉ như một sự giới thiệu chung chung về loại hình doanh nghiệp này, rất khó áp dụng vào thực tiễn, không thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư. Mặt khác, nhận thức về mô hình công ty này cũng chưa phổ biến và chưa thống nhất tại Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi hướng tới ổn định những quy định của pháp luật về công ty hợp danh nói riêng cũng như về các loại hình doanh nghiệp nói chung, từ đó nâng cao nhận thức của xã hội về mô hình công ty hợp danh được nâng cao hơn thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh này cũng được chú ý hơn.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm I. Đặt vấn đề Luật doanh nghiệp năm 2005 đã có những quy định khá cụ thể và rõ ràng về công ty hợp danh. Tuy nhiên, các quy định về công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn hiện tại chỉ như một sự giới thiệu chung chung về loại hình doanh nghiệp này, rất khó áp dụng vào thực tiễn, không thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư. Mặt khác, nhận thức về mô hình công ty này cũng chưa phổ biến và chưa thống nhất tại Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi hướng tới ổn định những quy định của pháp luật về công ty hợp danh nói riêng cũng như về các loại hình doanh nghiệp nói chung, từ đó nâng cao nhận thức của xã hội về mô hình công ty hợp danh được nâng cao hơn thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh này cũng được chú ý hơn. II. Giải quyết vấn đề. Khái niệm công ty hợp danh Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quan niệm về công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có một số điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh nhưng vẫn dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc mô hình công ty hợp danh ở một số nước trên thế giới. Khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Theo quy định trên thì có thể định nghĩa công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là cá nhân cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động của công ty. Ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty. Như vậy, công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thành viên góp vốn. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, không có sự phân chia rõ ràng công ty hợp danh thông thường hay công ty hợp danh hữu hạn mà loại hình công ty này đều được gộp chung với tên gọi duy nhất là “công ty hợp danh”. Công ty hợp danh ở Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh, trong trường hợp này phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh thì công ty hợp danh mới được thành lập hợp pháp. Ngoài ra, công ty hợp danh có thể bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, trường hợp này pháp luật cũng chỉ quy định số lượng thành viên hợp danh tối thiểu là hai thành viên mà không quy định số lượng thành viên góp vốn. Đặc điểm này cho thấy sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới. Một số nước, công ty hợp danh chỉ được hiểu là hợp danh thông thường (hợp danh tuyệt đối), tức là loại hình công ty mà chỉ có một loại thành viên là thành viên hợp danh và các thành viên hợp danh này đều chịu chung một chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty. Ngay một số nước Đông Nam Á, công ty hợp danh được chia rõ ràng làm hai loại: một là, công ty hợp danh trong đó tất cả các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (hợp danh thông thường ); hai là, công ty hợp danh hữu hạn- công ty bao gồm những thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, có quyền quản lý, điều hành công ty và thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn, không có quyền quản lý, điều hành công ty. Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam gộp hai loại hình công ty hợp danh thông thường (hợp danh tuyệt đối ) và công ty hợp danh hữu hạn làm một với tên gọi chung là công ty hợp danh. Như vậy, có thể thấy khái niệm công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam có nội hàm của khái niệm công ty đối nhân theo pháp luật các nước. Với quy định về công ty hợp danh, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam. Quy chế thành viên Thành viên hợp danh: Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh. Như vậy, thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam chỉ có thể là cá nhân. Điều này khác với quy định của một số nước như Anh, Pháp, Mĩ thì thành viên hợp danh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Theo Nghị định số 03/NĐ- CP ngày 3/2/2000 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp (1999) thì thành viên hợp danh không những phải là cá nhân mà còn phải có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Nhưng hiện nay, theo Luật doanh nghiệp (2005) chỉ đòi hỏi thành viên hợp danh là cá nhân, không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề nhất định thì pháp luật cũng đòi hỏi thành viên hợp danh phải có chứng chỉ, có bằng cấp và uy tín nhất định mới được quyền thành lập công ty hợp danh, như: lĩnh vực tư vấn pháp lí, khám chữa bệnh… Xuất phát từ vai trò quan trọng của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh cùng với chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này, Điều 133 Luật doanh nghiệp năm 2005 đã quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh: “1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên còn lại. 2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. 3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.” Về chế độ chịu trách nhiệm Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Trách nhiệm tài sản của các thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của công ty là trách nhiệm vô hạn và liên đới. Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợ của công ty đối với chủ nợ. Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn bộ tài sản của mình (tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên ( khoản 5 Điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2005). Tư cách thành viên công ty của thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Thành viên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Khi tự nguyện rút khỏi công ty hoặc bị khai trừ khỏi công ty. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty đã phát sinh trước khi đăng kí việc chấm dứt tư cách thành viên đó với cơ quan đăng kí kinh doanh. Theo Điều 139 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh có quyền tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. Việc tiếp nhận thêm thành viên phải được hội đồng thành viên chấp thuận. Thành viên hợp danh mới được tiếp nhận vào công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp danh được hưởng những quyền cơ bản, quan trọng của công ty đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để bảo vệ quyền lợi của công ty và những người liên quan. Theo Điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Theo đó, thành viên hợp danh có quyền cơ bản của một chủ sở hữu, là người đại diện theo pháp luật của công ty, có thể nhân danh công ty kí kết, thực hiện các hợp đồng mà không cần thông báo trước với các thành viên khác. Như vậy, thành viên hợp danh có quyền độc lập trong khả năng tiến hành kinh doanh. Đồng thời thành viên hợp danh phải thực hiện nghĩa vụ và chịu các ràng buộc pháp lý nhất định. Các thành viên hợp danh không được nhân danh chính mình, tổ chức, cá nhân khác kí những hợp đồng liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của công ty. Thành viên hợp danh muốn chuyển phần vốn góp của mình ra ngoài phải được sự đồng ý của các thành viên khác vì công ty hợp danh là công ty đối nhân, chỉ quan tâm đến yếu tố nhân thân của thành viên. Thành viên góp vốn Điều kiện để trở thành thành viên góp vốn Công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Như vậy, theo quy định của Luật doanh nghiệp (2005) thì công ty hợp danh không bắt buộc phải có thành viên góp vốn, thành viên này có thể có hoặc không có. Khác với thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không nhất thiết phải là cá nhân, các tổ chức cũng có thể trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Không giống với thành viên hợp danh, Luật doanh nghiệp (2005) không quy định một số hạn chế đối với quyền của thành viên góp vốn khi muốn trở thành thành viên góp vốn, thành viên góp vốn không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn. Về chế độ chịu trách nhiệm Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (điểm c khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005). Là thành viên của công ty đối nhân nhưng thành viên góp vốn hưởng chế độ trách nhiệm tài sản như một thành viên của công ty đối vốn. Đây chính là lí do cơ bản dẫn đến thành viên góp vốn có thân phận pháp lí khác với thành viên hợp danh. Như vậy, giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh giống với giới hạn trách nhiệm của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp và công ty. Về giới hạn trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp (2005) đang có sự mâu thuẫn giữa điểm c khoản 1 Điều 130 với khoản 3 Điều 131 và khoản 2 Điều 140. Tại điểm c khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp (2005) quy định, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tuy nhiên khoản 3 Điều 131 Luật doanh nghiệp (2005) lại quy định, trường hợp có thành viên góp vốn kông góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Tại điểm a khoản 2 Điều 140 Luật doanh nghiệp (2005) cũng xác định, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Như vậy, quy định về vấn đề trách nhiệm của thành viên góp vốn tại điểm c khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp (2005) đã không nhất quan với khoản 3 Điều 131 và điểm a khoản 2 Điều 140 Luật doanh nghiệp (2005). Khi có sự mâu thuẫn giữa các điều luật như vậy cần phải áp dụng quy định nào của pháp luật ( những điều luật nào được ưu tiên áp dụng)? Một trong các nguyên tắc áp dụng pháp luật là luật riêng, luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng, chỉ những gì luật riêng, luật chuyên ngành không quy định mới áp dụng quy định chung của pháp luật. Theo logic đó, quy định tại khoản 3 Điều 131 và điểm a khoản 2 Điều 140 Luật doanh nghiệp (2005) là những quy định riêng, cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ của thành viên góp vốn cần phải ưu tiên áp dụng trước quy định tại điểm c khoản 1 Điều 130 Luật doanh nghiệp (2005). Điểu 130 Luật doanh nghiệp (2005) là những điều khoản cụ thể hơn về việc góp vốn, về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn nên. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn Bên cạnh những thuận lợi được hưởng từ chế độ trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn bị hạn chế những quyền cơ bản của một thành viên công ty. Thành viên góp vốn không được tham gia quản lí công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Pháp luật nhiều nước còn quy định nếu thành viên góp vốn hoạt động kinh doanh nhân danh công ty thì sẽ bị mất quyền chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty. Ngoài đặc điểm trên thì thành viên góp vốn cũng có một số quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều 140 Luật doanh nghiệp năm 2005 như: quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức và giải thể lại công ty; được chia lợi nhuận tương ứng tỷ lệ vốn góp, quyền được cung cấp các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty…ngoài ra thành viên góp vốn cũng được quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác mà không phải chịu quy chế quản lí khắt khe như đối với thành viên hợp danh. Tư cách pháp lí của công ty hợp danh Theo quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh”. Đặc điểm này thể hiện điểm mới của Luật doanh nghiệp (2005) so với Luật doanh nghiệp (1999). Luật doanh nghiệp (1999) không công nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Tuy nhiên, việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, trong khi vẫn quy định loại hình công ty này có ít nhất hai thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty là không nhất quán với quy định của Bộ luật dân sự (2005) về pháp nhân. Theo khoản 3 Điều 84 BLDS (2005) thì pháp nhân không những phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức mà pháp nhân còn phải tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó (tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình). Ngoài ra, khoản 3 Điều 93 BLDS (2005) còn quy định, thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Mặc dù công ty hợp danh vẫn có sự độc lập về tài sản (tài sản của công ty vẫn tách bạch với tài sản của các thành viên công ty), nhưng với những xem xét nêu trên đã cho thấy, việc thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân trong khi Luật doanh nghiệp (2005) vẫn quy định loại hình công ty này có ít nhất hai thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty là hoàn toàn không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 84 cũng như khoản 3 Điều 93 BLDS (2005). Vấn đề vốn trong công ty hợp danh Vấn đề huy động vốn trong công ty hợp danh Theo khoản 3 Điều 130 Luật doanh nghiệp (2005) quy định: “Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào”. Theo quy định trên thì công ty hợp danh không được phép phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Câu hỏi đặt ra ở đây là quy định như vậy liệu đã hợp lí chưa và xuất phát từ lí do nào mà pháp luật lại quy định như vậy? Trên thực tế ta thấy phát hành chứng khoán là một phương thức giúp cho doanh nghiệp có khả năng huy động vốn cũng như nâng cao tiềm lực và doanh thu cho doanh nghiệp mình. Thị trường chứng khoán đã trở thành sân chơi chung, phổ biến cho các doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Theo Luật doanh nghiệp (2005) thì hầu hết các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đều được phát hành những loại chứng khoán nhất định: công ty cổ phần được phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ không được phát hành cổ phần, tức là các công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn có thể phát hành trái phiếu. Như vậy, những công ty này cũng như công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân nhưng chỉ có công ty hợp danh là không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Công ty hợp danh chỉ khác các doanh nghiệp ở điểm cơ bản là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của những thành viên hợp danh và tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận thành viên hợp danh. Nhưng đây không phải là lí do hợp lí để quy định cho công ty hợp danh được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Chứng khoán có thể là cổ phiếu hoặc trái phiếu. Người mua cổ phiếu là cổ đông, là một trong những đồng chủ sở hữu công ty cổ phần, còn người mua trái phiếu trở thành chủ nợ của công ty, không có quyền tham gia quản lí công ty, không phải là thành viên công ty. Do đó việc phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng không ảnh hưởng đến tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận thành viên của công ty hợp danh. Hơn nữa, từ góc độ bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư mua trái phiếu thì chế độ chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty càng là một an toàn pháp lí để bảo vệ quyền,lợi ích chính đáng của nhà đầu tư. Vấn đề chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh Vấn đề chuyển nhượng phần vốn góp cũng có sự khác nhau giữa thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong công ty hợp danh, phần vốn góp của thành viên hợp danh thường gắn với nhân thân của họ, do vậy việc chuyển nhượng loại vốn góp của thành viên này là tương đối khó khăn. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cho phép thành viên hợp danh được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty nếu được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại (khoản 3 Điều 133 Luật doanh nghiệp (2005) ). Quy định
Luận văn liên quan