Đề tài Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai

● Tính cấp thiết của đề tài. Hệ thống giao thông vận tải đô thị là một bộ phận không thể thiếu được của đô thị. Giao thông vận tải đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, sự giao lưu trao đổi giữa các bộ phận trong đô thị, cũng như giữa đô thị với bên ngoài. Có 8760 giờ trong một năm . Nếu cho là bình quân mỗi xe ôtô một năm chạy 10000km và tốc độ trung bình trong thành phố là 20km/h thì tổng thời gian chạy sẽ là 500 giờ. Còn lại 8260 giờ trong một năm thì xe đỗ. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian xe đỗ chiếm một tỷ lệ rất lớn so với thời gian xe chạy, tức là hệ thống giao thông tĩnh đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đỗ cho phương tiện trong trạng thái tạm thời không hoạt động. Dải đỗ xe trên đường và hè phố là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh phục vụ cho các phương tiện trong trạng thái không hoạt động. Ở Hà Nội với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân như hiện nay đâ gây sức ép cho thành phố về nhu cầu đỗ xe. Trong khi đó về mặt thực tế thì hệ thống các bến, bãi đỗ xe của thành phố còn thiếu và yếu cả về quy mô và số lượng. Hiện nay, trên hầu hết các tuyến phố đặc biệt là khu phố cổ, các tuyến phố thương mại việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi dừng đỗ xe đang rất phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ trên vỉa hè và giao thông trên đường phố. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là do sự thiếu hụt các điểm đỗ xe, dải đỗ xe công cộng trên các trục đường này. Quận Hoàng Mai là một trong những khu đô thị mới của thành phố Hà Nội, với những người dân có mức thu nhập khá cao sinh sống và rất đông người nước ngoài, từ đó nảy sinh những vấn đề về số lượng phương tiện và chủng loại phương tiện khá đa dạng, với tỷ lệ xe ô tô cao, đi kèm với điều đó là nhu cầu dừng đỗ xe. Nhưng trên tuyến phố này hiện nay chưa có một điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hay dải đỗ xe ô tô nào được tổ chức có quy mô, hệ thống, hợp lý mà chủ yếu là do tự phát, lấn chiếm vỉa hè làm nơi để xe. Đứng trước tình trạng đó, việc tiến hành “Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai là hết sức cần thiết, đặc biệt là khi mà quỹ đất dành cho giao thông tĩnh ở khu vực này còn rất nhiều hạn chế và cần phải có những biện pháp triệt để khắc phục ngay . * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đồ án là các dải đỗ xe có tính chất phục vụ công cộng trên lòng đường và vỉa hè của các trục đường thuộc quận Hoàng Mai. - Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nghiên cứu là trong ranh giới địa chính của thành phố Hà Nội. Do giới hạn về nhiều mặt (thời gian,tài chính, nguồn lực) nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số tuyến đường thuộc quận Hoàng Mai. * Mục đích và mục tiêu nghiên cứu - Mục đích : Mục đích của đề tài là “Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai nhằm giải quyết một phần nhu cầu đỗ xe của người dân sống trong khu vực nghiên cứu, đáp ứng tối đa nhu cầu của các cửa hàng và khách hàng mua sắm, buôn bán trên tuyến phố, các văn phòng công sở, cũng như đáp ứng tối thiểu nhu cầu đỗ xe cho các đối tượng quá cảnh qua trên tuyến mà có nhu cầu đỗ xe. Hạn chế tối đa tình trạng đỗ xe lộn xộn, ảnh hưởng dến giao thông trên tuyến của quận. - Mục tiêu : + Nghiên cứu cơ sở lý lụân về quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch giao thông tĩnh. + Đánh giá hiện trạng đỗ xe trên đường và hè phố ở thành phố Hà Nội. + Đánh giá hiện trạng giao thông tĩnh tại quận Hoàng Mai. + Đề xuất và lựa chọn các phương án thiết kế và tổ chức giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai. • Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu số liệu, tài liệu sẵn có: + Sách giáo khoa, quy trình kỹ thuật về quy hoạch giao thông vận tải đô thị, quy trình quy hoạch giao thông tĩnh. + Tài liệu về quy trình, cách thức thiết kế và tổ chức giao thông dải đỗ xe trên đường và hè phố. + Các chính sách, định hướng phát triển giao thông vận tải của thành phố và khu vực nghiên cứu. - Khảo sát hiện trường: + Xác định hiện trạng hệ thống giao thông vận tải của đô thị. + Xác định hiện trạng giao thông vận tải khu vực nghiên cứu. + Xác định quỹ đất giành cho giao thông tĩnh khu vực nghiên cứu. + Xác định nhu cầu đỗ xe và hiện trạng đỗ xe khu vực nghiên cứu . - Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn hộ gia đình về nhu cầu đỗ xe và ý kiến về tổ chức các dải đỗ xe trên đường và hè phố. • Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương : Chương I : Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị Chương II: Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội, tình hình sử dụng đất và giao thông tĩnh khu vực thuộc quận Hoàng Mai. Chương III: Lập và lựa chọn các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai. Kết luận và kiến nghị.

docx28 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3893 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ● Tính cấp thiết của đề tài. Hệ thống giao thông vận tải đô thị là một bộ phận không thể thiếu được của đô thị. Giao thông vận tải đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, sự giao lưu trao đổi giữa các bộ phận trong đô thị, cũng như giữa đô thị với bên ngoài. Có 8760 giờ trong một năm . Nếu cho là bình quân mỗi xe ôtô một năm chạy 10000km và tốc độ trung bình trong thành phố là 20km/h thì tổng thời gian chạy sẽ là 500 giờ. Còn lại 8260 giờ trong một năm thì xe đỗ. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian xe đỗ chiếm một tỷ lệ rất lớn so với thời gian xe chạy, tức là hệ thống giao thông tĩnh đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đỗ cho phương tiện trong trạng thái tạm thời không hoạt động. Dải đỗ xe trên đường và hè phố là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh phục vụ cho các phương tiện trong trạng thái không hoạt động. Ở Hà Nội với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân như hiện nay đâ gây sức ép cho thành phố về nhu cầu đỗ xe. Trong khi đó về mặt thực tế thì hệ thống các bến, bãi đỗ xe của thành phố còn thiếu và yếu cả về quy mô và số lượng. Hiện nay, trên hầu hết các tuyến phố đặc biệt là khu phố cổ, các tuyến phố thương mại việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi dừng đỗ xe đang rất phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ trên vỉa hè và giao thông trên đường phố. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là do sự thiếu hụt các điểm đỗ xe, dải đỗ xe công cộng trên các trục đường này. Quận Hoàng Mai là một trong những khu đô thị mới của thành phố Hà Nội, với những người dân có mức thu nhập khá cao sinh sống và rất đông người nước ngoài, từ đó nảy sinh những vấn đề về số lượng phương tiện và chủng loại phương tiện khá đa dạng, với tỷ lệ xe ô tô cao, đi kèm với điều đó là nhu cầu dừng đỗ xe. Nhưng trên tuyến phố này hiện nay chưa có một điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hay dải đỗ xe ô tô nào được tổ chức có quy mô, hệ thống, hợp lý mà chủ yếu là do tự phát, lấn chiếm vỉa hè làm nơi để xe. Đứng trước tình trạng đó, việc tiến hành “Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai là hết sức cần thiết, đặc biệt là khi mà quỹ đất dành cho giao thông tĩnh ở khu vực này còn rất nhiều hạn chế và cần phải có những biện pháp triệt để khắc phục ngay . * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đồ án là các dải đỗ xe có tính chất phục vụ công cộng trên lòng đường và vỉa hè của các trục đường thuộc quận Hoàng Mai. Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nghiên cứu là trong ranh giới địa chính của thành phố Hà Nội. Do giới hạn về nhiều mặt (thời gian,tài chính, nguồn lực) nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số tuyến đường thuộc quận Hoàng Mai. * Mục đích và mục tiêu nghiên cứu - Mục đích : Mục đích của đề tài là “Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai nhằm giải quyết một phần nhu cầu đỗ xe của người dân sống trong khu vực nghiên cứu, đáp ứng tối đa nhu cầu của các cửa hàng và khách hàng mua sắm, buôn bán trên tuyến phố, các văn phòng công sở, cũng như đáp ứng tối thiểu nhu cầu đỗ xe cho các đối tượng quá cảnh qua trên tuyến mà có nhu cầu đỗ xe. Hạn chế tối đa tình trạng đỗ xe lộn xộn, ảnh hưởng dến giao thông trên tuyến của quận. - Mục tiêu : + Nghiên cứu cơ sở lý lụân về quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch giao thông tĩnh. + Đánh giá hiện trạng đỗ xe trên đường và hè phố ở thành phố Hà Nội. + Đánh giá hiện trạng giao thông tĩnh tại quận Hoàng Mai. + Đề xuất và lựa chọn các phương án thiết kế và tổ chức giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai. Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu số liệu, tài liệu sẵn có: + Sách giáo khoa, quy trình kỹ thuật về quy hoạch giao thông vận tải đô thị, quy trình quy hoạch giao thông tĩnh. + Tài liệu về quy trình, cách thức thiết kế và tổ chức giao thông dải đỗ xe trên đường và hè phố. + Các chính sách, định hướng phát triển giao thông vận tải của thành phố và khu vực nghiên cứu. - Khảo sát hiện trường: + Xác định hiện trạng hệ thống giao thông vận tải của đô thị. + Xác định hiện trạng giao thông vận tải khu vực nghiên cứu. + Xác định quỹ đất giành cho giao thông tĩnh khu vực nghiên cứu. + Xác định nhu cầu đỗ xe và hiện trạng đỗ xe khu vực nghiên cứu . Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn hộ gia đình về nhu cầu đỗ xe và ý kiến về tổ chức các dải đỗ xe trên đường và hè phố. Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương : Chương I : Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị Chương II: Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội, tình hình sử dụng đất và giao thông tĩnh khu vực thuộc quận Hoàng Mai. Chương III: Lập và lựa chọn các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai. Kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG I : CƠ SỞ NGHIÊN CỨU GIAO THÔNG TĨNH QUẬN HOÀNG MAI Tổng quan về đô thị và giao thông đô thị: Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa: Khái niệm đô thị : Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh trong huyện. Xu hướng đô thị hóa: Quá trình đô thị hoá trên thế giới được chia thành 3 thời kỳ như sau: - Thời kỳ đô thị hoá tiền công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật I còn gọi là cách mạng thủ công nghiệp. - Thời kỳ đô thị hoá công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật II còn gọi là cách mạng công nghiệp. - Thời kỳ đô thị hoá hậu công nghiệp tương ứng với thời kỳ cách mạng kỹ thuật III còn gọi là cách mạng khoa học kỹ thuật. Hệ quả của đô thị hóa: - Sự gia tăng dân số và qui mô đô thị. - Thay đổi cơ cấu lao động và ngành nghề của dân cư. - Thay đổi chức năng các điểm dân cư, vùng lãnh thổ. - Kích thích sự gia tăng định cư và dao động con lắc trong lao động. - Hình thành và phát triển những loại hình cư trú cũng như những loại hình phân bố dân cư mới. - Sự gia tăng nhu cầu đi lại và các vấn đề về GTVT đô thị. Sự khác nhau cơ bản giữa thành thị và nông thôn là mức độ đầu tư cho cơ sở hạ tầng (CSHT). Theo thông lệ chung CSHT của đô thị được chia thành hai loại như sau: + Kết cấu hạ tầng xã hội:Y tế, giáo dục, văn hoá... + Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Điện, nước, chiếu sáng, GTVT, thông tin, năng lượng Các thành phần cấu thành đô thị : Đô thị bao gồm các yếu tố kết cấu hạ tầng như sơ đồ sau: Hình 1.1: Sơ đồ các thành phần cấu thành của đô thị - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Là một hệ thống các phương tiện kỹ thuật làm nền tảng cho sự phát triển, là một bộ phận của cơ sở hạ tầng làm dịch vụ công cộng trong các đô thị. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được hình thành thông qua việc xây dựng hệ thống đường sá, hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước, cung cấp điện năng... Nó phục vụ một cách trực tiếp cho sự phát triển xã hội - Kết cấu hạ tầng xã hội: Là một hệ thống các yếu tố tham gia vào quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Kết cấu hạ tầng xã hội do các yếu tố tự nhiên và con người tạo ra để phục vụ cuộc sống của con người, bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, các phương tiện, thiết bị vui chơi, giải trí, văn hoá... 1.1.3. Đặc điểm giao thông đô thị: - Khái niệm hệ thống giao thông đô thị. Giao thông đô thị là các công trình, các con đường giao thông và các phương tiện khác nhau đảm bảo sự liên hệ giữa các khu vực với nhau của đô thị - Hệ thống giao thông đô thị. Là tập hợp các công trình, các con đường và các cơ sở hạ tầng khác để phục vục cho việc di chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố được thuận tiện, thông suốt, nhanh chóng, an toàn và đạt hiệu quả cao. Hệ thống giao thông đô thị bao gồm hai hệ thống con đó là hệ thống giao thông và hệ thống vận tải. Các thành phần của hệ thống giao thông đô thị được mô phỏng như hình sau: Hình 1.2. Sơ đồ mô phỏng hệ thống giao thông đô thị.  - Hệ thống giao thông động: Là phần của mạng lưới giao thông có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển được thuận tiện giữa các khu vực. Đó là mạng lưới đường xá cùng nút giao thông, cầu vượt... - Hệ thống giao thông tĩnh: Là bộ phận của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện trong thời gian không hoạt động và hành khách tại các điểm đỗ đón trả khách và xếp dỡ hàng hoá. Đó là hệ thống các điểm đỗ, điểm dừng, các terminal, depot, bến xe... - Hệ thống vận tải: Là tập hợp các phương thức vận tải và phương tiện vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hoá và hành khách trong thành phố. 1.2. Phương pháp luận quy hoạch giao thông tĩnh đô thị 1.2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị Khái niệm và phân loại giao thông tĩnh a. Khái niệm Quá trình hoạt động của phương tiện gồm hai trạng thái: trạng thái di chuyển và trạng thái đứng im tương đối. Hai trạng thái này liên hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên chúng có những đặc điểm khác nhau về công nghệ, kỹ thuật, môi trường. Do đó cần xem xét hệ thóng giao thông và phương tiện vận tải trong mối quan hệ tương đối về không gian và thời gian Để chỉ các công trình giao thông phục vụ phương tiện trong trạng thái di chuyển người ta dùng thuật ngữ: “Đường giao thông” và “các công trình trên đường”, tập hợp các đường giao thông tạo thành mạng lưới giao thông. Đối với các công trình giao thông khác, tuỳ vào chức năng, công dụng của nó mà các nước có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn đối với các điểm đỗ xe, thông thường dùng thuật ngữ “Parking”, điểm đầu cuối thường dùng thuật ngữ “Depot”, điểm trung chuyển dùng thuật ngữ “Terminal” hoặc “Transit”, điểm dừng dọc tuyến buýt gọi là “Bus Stop”, ga đường sắt, cảng đường thủy dùng “Station” hoặc “Port”, ga hàng không dùng thuật ngữ “Airport”. Nói một các khác, cơ sở để phân tách các công trình giao thông trên là chức năng của từng công trình theo các phương thức vận tải khác nhau. Tuy nhiên có thể thấy rằng các công trình trên có một đặc điểm chung là nhằm phục vụ phương tiện vận tải trong thời gian không hoạt động (thời gian dừng công nghệ), để chỉ những công trình này người ta dùng thuật ngữ “Giao thông tĩnh”. Từ những cơ sở trên, hệ thống giao thông tĩnh được hiểu như sau: “Giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá) trong thời gian không di chuyển”. Theo nghĩa này giao thông tĩnh gồm hệ thống các ga hàng hoá và hành khách của các phương thức vận tải (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga hàng không, các nhà ga vận tải ô tô), các bãi đỗ xe, gara, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến, các điểm cung cấp nhiên liệu. * Diện tích đỗ xe: Tổng diện tích dành cho đỗ xe ở khu vực nghiên cứu (Quy hoạch) * Bãi đỗ xe: Là phần diện tích đỗ xe tách biệt với giao thông động (bãi đỗ xê công cộng, nhà đỗ xe, hầm đỗ xe…) Là phần diện tích đường giao thông ( hè phố ) được quy định để đỗ xe. * Ô đỗ xe : Là phần diện tích giao thông công cộng được quy định dành riêng để đỗ cho một phương tiện * Chỗ đỗ xe : Là chỗ đỗ thuộc sở hữu cá nhân. b. Phân loại điểm, bãi đỗ xe: Phân loại điểm đỗ xe: Các điểm đỗ xe thường được phân thành các loại như sau: - Điểm đỗ xe loại 1: Là điểm đỗ xe tổng hợp có quy mô liên các quận, huyện và có địa điểm xây dựng cố định, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, mang đầy đủ các công trình chức năng và hệ thống dịch vụ hỗ trợ. - Điểm đỗ xe loại 2: Là điểm đỗ xe tổng hợp có chức năng liên phường, có địa điểm xây dựng cố định phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của phường. - Điểm đỗ loại 3: Là điểm đỗ xe cấp phường, xã gắn với các công trình, mạng lưới phục vụ công cộng đô thị cấp phường xã. - Các điểm đỗ khác: Đây là điểm đỗ loại nhỏ, có quy mô dưới mức loại 3, phục vụ cho các nhu cầu và mục đích khác nhau * Bãi đỗ xe có thể phân ra các loại như sau: + Các bãi đỗ cho xe tải liên tỉnh. + Các bãi đỗ cho xe tải trong thành phố. + Các bãi đỗ cho xe taxi khách. + Các bãi đỗ xe cho các sân vận động, trung tâm thể thao, trung tâm công nghiệp. + Các bãi đậu xe cho các trung tâm công nghiệp tập trung. + Bến bãi cho các điểm đầu cuối của hệ thống xe buýt công cộng. + Các bãi đỗ khác. Các giải pháp điều tiết trong quy hoạch và khai thác giao thông tĩnh Cùng với các lỗ lực cải thiện điều kiện giao thông và ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, việc quản lý nhu cầu giao thông tĩnh nói chung và nhu cầu đỗ xe nói riêng giữ vai trò quan trọng trọng trong việc kiểm soát số lượng các xe ra vào cá khu vực có áp lực giao thông cao. Các giải pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khu vực trung tâm thành phố khi có hàng trục nghìn phương tiên ra vào trong giờ cao điểm. Các biện pháp áp dụng như phí đỗ xe khác nhau và các quy định gây trở ngại cho các lái xe mô tô cá nhân khi họ đi vào những khu vực thường xuyên tắc nghen, tăng phí đỗ xe, áp dụng thuế đỗ xe, giới hạn thời gian đỗ xe, giới hạn số lượng xe hoặc cấm đỗ xe ở các khu vực…Việc quản lý đỗ xe đã được các nước phát triển trên thế giới nghiên cứu và đem lại hiệu quả rõ ràng. 1.2.2. Phương pháp luận quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh đô thị Cả hệ thống giao thông tĩnh và giao thông động đều nhằm mục đích phục vụ phương tiện trong quá trình khai thác. Giữa hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh và phương tiện có mối quan hệ chặt chẽ, được trình bày trong bảng sau. Hình 1.3. Mối quan hệ giữa phương tiện, giao thông động và giao thông tĩnh Mặc dù cùng phục vụ phương tiện trong quá trình hoạt động tuy nhiên tỷ trọng và tính chất về thời gian của hai hệ thống giao thông động và giao thông tĩnh lại có sự khác biệt lớn. Điều này hoàn toàn đúng cả về lý thuyết và thực tế vì dù thời gian phương tiện di chuyển hay không di chuyển thì chúng trực tioếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu qủ trung của hệ thống giao thông đô thị. Bởi vậy một mạng lưới giao thông chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu đảm bảo được một tỷ lệ phát triển tương xứng với giao thông động và giao thông tĩnh. Trên thực tế thời gian phương tiện được yêu cầu phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh rất lớn. Đối với những loại phương tiện như xe buýt thời gian này chiếm tới 30 -40 %, tỷ trọng thời gian này tăng nên rất lớn đối với các loại phươnng tiện xe đạp, xe máy, xe con (khoảng 90%). Kết quả tính toán sơ bộ thời gian phục vụ của giao thông động và giao thông tĩnh đối với các phương tiện vận tải phổ biến trong đô thị được trình bày trong bảng 1 Bảng 1.1. Cơ cấu thời gian phục vụ của hệ thống giao thông tĩnh STT  Chỉ tiêu  Đơn vị  Phưong tiện      Xe buýt  Xe taxi  Xe con  Xe máy  Xe đạp   1  Chiều dài chuyến  Km  15  10  12  8  4   2  Vận tốc trung bình  Km/h  15  30  25  30  12   3  Thời gian chuyến đi  Giờ  1.00  0.33  0.48  0.27  0.33   4  Số chuyến xe hoạt động trong ngày  Chuyến/ ngày  16  25  4  4  2   5  Thời gian di chuyển trên đường  Giờ  16.00  8.33  1.92  1.07  0.67   6  Thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông động  Giờ  16  8  2  1  1   7  Thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh  Giờ  8  16  22  23  23   8  Thời gian tĩnh/thời gian chuyển động  -  8/16  16/8  22/2  23/1  23/1   9  Tỷ lệ thời gian tĩnh/thời gian chuyển động  %  37/67  65/35  92/8  96/4  93/7   10  Tỷ lệ thời gian tĩnh/ thời gian trong ngày  %  33/100  65/100  92/100  96/100  97/100   (Nguồn: quy hoạch giao thông vận tải đô thị) Kết quả phân tích cho thấy thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông tĩnh bằng 0,3-0,9 lần thời gian trong ngày. Thời gian phục vụ trong hệ thống giao thông tĩnh gấp 1-2 lần với xe buýt và 7-14 lần với xe máy thời gian phục vụ tại hệ thống giao thông động. Như vậy nếu không đảm bảo thoả mãn nhu cầu phục vụ của phương tiện lúc ngừng hoặc tạm ngưng hoạt động sẽ dẫn tính mất cân đối và đồng bộ giữa các yếu tố trong hệ thống giao thông. Sự mất cân đối và thiếu đồng bộ đi liền với việc giảm hiệu quả khai thác vận hành của hệ thống giao thông nói chung trong đó có hệ thống giao thông tĩnh đô thị. Nội dung cơ bản của một phương án quy hoạch giao thông tĩnh gồm: Xác định tổng nhu cầu giao thông tĩnh. Xác định tổng diện tích hoặc không gian dành cho giao thông tĩnh, Xác định vị trí các công trình giao thông tĩnh. Xác định cơ cấu hệ thống giao thông tĩnh. Định dạng các khu chức năng cơ bản của các công trình giao thông tĩnh. Định dạng về kiến trúc của các công trình giao thông tĩnh. 1.2.3. Phân bố hệ thống giao thông tĩnh trong quy hoạch giao thông tĩnh Việc bố trí các công trình giao thông tĩnh trong không gian nhăm mục đích cuối cùng tạo cơ hội thuận lợi nhất cho người dân có thể sử dụng dịch vụ giao thông một cách thuận tiện, đảm bảo hoạt động của toàn bộ hệ thống giao thông vận tải đô thị Nguyên tắc cơ bản bố trí các công trình giao thông tĩnh trong không gian đó là: - Phù hợp với nhu cầu trong thực tế, gần những nơi phát sinh thu hút nhu câu đi lại và vận chuyển - Đảm bảo thuận tiện về mặt giao thông, có khả năng kết hợp với các phương thức vận tải nhau - Đảm bảo thoả mãn yêu cầu về quỹ đất - Thiểu hoá ảnh hưởng đến môi trường - Các điều kiện khác như kiến trúc cảnh quan… Tuỳ theo những chức năng mỗi công trình giao thông tĩnh có những yêu cầu bố trí cụ thể khác nhau: - Các điểm đỗ xe, gara: Các điểm đỗ xe thường được bố trí gần những nơi phát sinh nhu cầu đỗ, bảo quản với mật độ trên một đơn vị diện tích đảm bảo khoảng cách đi bộ của hành khách tới đó trong một thời gian nhất định (thông thường từ 400-600 m ). Vị trí các bãi đỗ xe gara luôn được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với đường giao thông khu vực. - Điểm đầu cuối: Việc bố trí các điểm đầu cuối gần các trung tâmnhững thu hút hành khách và có khả năng kết hợp với các phương thức vận tải khác (chẳng hạn kết hợp giữa các phương thức vận tải khác nhau như xe buýt, Metro hoặc Tramway …). Vị trí các điểm đầu cuối phải được lựa chọn thích hựp sao cho đảm bảo giao thông thuận tiện đồng thời có xem xét tới ảnh hưởng của nó tới môi trường - Điểm dừng dọc đường: Việc bố trí các điểm dừng dọc đường nhăm mục đích thực hiện quy trình vận chuyển hành khách trong đô thị. Các điểm dừng được bố trí nhằm làm giảm thời gian đi bộ của hành khách và đảm bảo tấc độ của phương tiện. Do đó cần xác định khoảng cách tối ưu giữa các điểm đỗ cho từng hành trình. Ngoài ra cần căn cứ vào các điều kiên đường xá, mật độ giao thông, tuy nhiên điểm dừng thường được bố trí gần các điểm thu hút hành khách. Khi bố trí các điểm dừng cần đảm bảo hạn chế ảnh hưởng đến luồng giao thông, nâng cao khả năng an toàn cho hành khách và phương tiện. - Các điểm trung chuyển: Các điểm trung chuyển trong giao thông vận tải đô thị được bố trí gần đầu mối giao thông của nhiều phương thức vân tải. Trong thực tế người ta bố trí các điểm trung chuyển giữa các phương thức vận tải khác nhau như xe buýt, Trolleybus, Metro, Tramway và vận tải hành khách liên tỉnh, cũng có thể bố trí điểm trung chuyển trong cùng một phương thức vận tải. Các điểm trung chuyển có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vận tải hành khách công cộng trong các đô thị 1.2.4. Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe Bảng 1.2. Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu đỗ xe cá nhân Điểm phát sinh nhu cầu  Số lượng ô đỗ xe   Công trình nhà ở   Nhà tư nhân, có 1 đến 2 hộ gia đình  1 đến 2 ô đỗ/ hộ gia đình   Nhà nhiều căn hộ cho thuê  0.7 đến 1.5 ô đỗ/ hộ   Công trình có hộ người già  0.2 đến 0.5 ô đỗ/hộ gia đình   Nhà nghỉ cuối tuần  1 ô đỗ/ hộ gia đình   Chung cư cho thanh/thiếu niên  1 ô đỗ/ 10 đến 20 giường, tối thiểu 2 ô đỗ   Ký túc xá sinh viên  1 ô đỗ/ 2 đến 5 giường, tối thiểu 2 ô đỗ   Ký túc xá nữ y tá  1 ô đỗ/ 2 đến 6 giường, tối thiểu 3 ô đỗ   Cư xá công nhân  1 ô đỗ/ 2 đến 5 giường, tối thiểu 3 ô đỗ   Viện dưỡng lão  1 ô đỗ/ 8 đến 15 giường, tối thiểu 3 ô đỗ   Công trình có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTRẦN VỸ_ Chuong 1.docx
  • docA vy.doc
  • docxChương III.docx
  • docxTRAN VY _ VIP . C2.docx