Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - Huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ( Luật đất đai, 1993 ). Chính vì vậy, đất đai cần phải quản lý chặt chẽ hơn và sử dụng làm sao có hiệu quả lâu dài là một đòi hỏi trước mắt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trước thềm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích thì ngày càng nhiều làm cho diện tích đất ngày càng giảm so với sự gia tăng dân số nhất là đất nông nghiệp. Đứng trước tình hình đó, quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng: tại Điều 19, Luật đất đai 1993 khẳng định: “căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất phải dựa trên cơ sở quy họach và kế họach sử dụng đất đai” và nhiều Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nó tạo cho cơ quan Nhà nước quản lý tốt đất đai một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm quỹ đất đai, tạo điều kiện cho đất đai đưa vào sử dụng bền vững mang lại lợi ích cao nhất. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đang tạo ra những bước đi và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rất rõ. Vì vậy, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai phải được đưa ra làm cơ sở định hướng cho sự phát triển. Theo địa giới hành chính thì xã Hòa Hưng có 5 ấp, có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mở thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình tỉnh Tiền Giang đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện và đang triển khai lập quy hoạch cấp xã Do đó, đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010” được thực hiện nhằm mục đích: - Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2010. - Hoạch định việc sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả hơn. - Kiểm kê khai thác tiềm năng và những ưu thế về quản lý sử dụng đất của địa phương. - Làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

doc71 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - Huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU œ& Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các khu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ( Luật đất đai, 1993 ). Chính vì vậy, đất đai cần phải quản lý chặt chẽ hơn và sử dụng làm sao có hiệu quả lâu dài là một đòi hỏi trước mắt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trước thềm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích thì ngày càng nhiều làm cho diện tích đất ngày càng giảm so với sự gia tăng dân số nhất là đất nông nghiệp. Đứng trước tình hình đó, quy hoạch sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng: tại Điều 19, Luật đất đai 1993 khẳng định: “căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất phải dựa trên cơ sở quy họach và kế họach sử dụng đất đai” và nhiều Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nó tạo cho cơ quan Nhà nước quản lý tốt đất đai một cách khoa học, hợp lý và tiết kiệm quỹ đất đai, tạo điều kiện cho đất đai đưa vào sử dụng bền vững mang lại lợi ích cao nhất. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đang tạo ra những bước đi và sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rất rõ. Vì vậy, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai phải được đưa ra làm cơ sở định hướng cho sự phát triển. Theo địa giới hành chính thì xã Hòa Hưng có 5 ấp, có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mở thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình tỉnh Tiền Giang đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện và đang triển khai lập quy hoạch cấp xã Do đó, đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010” được thực hiện nhằm mục đích: - Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2010. - Hoạch định việc sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng hợp lý tiết kiệm và hiệu quả hơn. - Kiểm kê khai thác tiềm năng và những ưu thế về quản lý sử dụng đất của địa phương. - Làm cơ sở để quản lý đất đai theo quy định của pháp luật, bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất bền vững phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.. CHƯƠNG I LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI. Định nghĩa đất đai: Theo Brinkman và Smyth, 1973: “Đất đai về mặt địa lý mà nói thì là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính chất ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước quần thể thực vật và động vật, và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Tấn Lợi, 1999). Một định nghĩa hoàn chỉnh chung như sau (UN, 1994): “Đất đai là một diện tích khoanh vẽ của bề mặt đất của trái đất, chứa đựng tất cả đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trên và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình mặt nước (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy) lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình định cư của con người và những kết quả về tự nhiên của những hoạt động con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ nước và thoát nước, đường xá, nhà cửa...)” (Lê Tấn Lợi, 1999). Đất đai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia (không thể có quốc gia mà không có đất đai). Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Hội nghị các Bộ Trưởng môi trường Châu Âu họp 1973 tại Luân Đôn đã đánh giá: “Đất đai là một trong những của cải quý nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật, con người trên trái đất”. Thật vậy, đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để con người tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiệp theo của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả về kinh tế xã hội, môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững là cần thiết và quan trọng (Lê Quang Trí, 2001). II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. 1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất, nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất (Lê Quang Trí, 2000). Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội có tính đặc thù nên có nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất đai. Trong đó có hai quan điểm của Đoàn Công Quỳ đưa ra: - Quan điểm thứ nhất cho rằng quy hoạch sử dụng đất đai chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật, thông qua đó người ta thực hiện các công tác sau: + Đo đạc vẽ bản đồ đất đai. + Phân chia khoảng thửa, tính toán diện tích. + Giao đất cho các ngành. + Thiết kế xây dựng đồng ruộng. - Quan điểm thứ hai cho rằng quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên các quy phạm pháp luật của nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Có thể thấy rằng hai quan điểm trên chưa đúng và đầy đủ mà cần phải hiểu quy hoạch sử dụng đất đai phải dựa trên ba cơ sở: - Pháp chế: bảo đảm chế độ quản lý sử dụng đất đai theo pháp luật. - Biện pháp kỹ thuật: áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở khoa học. - Hiệu quả kinh tế: lợi ích kinh tế cần đặt ra khi đã thỏa mãn tính pháp chế trong quy hoạch sử dụng đất đai (Đoàn Công Quỳ, 1997). 2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai. Theo Ngô Đức Phúc (2000), mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai là sử dụng đất đai: “tốt nhất”. Đối với một đề án quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể, các mục tiêu hoàn toàn rõ ràng và có thể hợp thành 3 nhóm: hiệu quả, công bằng và khả năng duy trì sự sống. 2.1 Hiệu quả. Trong thời gian dài, quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện có hiệu quả về kinh tế và được xã hội chấp nhận. Không phải tất cả đất đai có chất lượng như nhau ở mọi nơi với một mục đích cụ thể thì chổ này thích hợp hơn chổ kia. 2.2 Công bằng. Thực hiện sử dụng đất đai như tái định cư và tái phân phối đất đai để làm giảm sự không công bằng hoặc sự chênh lệch trong sử dụng đất đai. Trước hết phải xác định mức đất đai (định mức tối thiểu) để đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con người, từ đó làm cơ sở tăng dần mức sống của con người có nghĩa là tăng định mức đất đai trên cơ sở các tiêu chuẩn như: Mức thu nhập, dinh dưỡng, đảm bảo lương thực và nhà ở. Làm quy hoạch sử dụng đất đai là để thực hiện các tiêu chuẩn trên, muốn vậy trước hết cần phải đánh giá khả năng hoặc độ thích nghi đất đai. Mục tiêu khác phải tăng cường sự tham gia của dân trong việc quyết định quy hoạch sử dụng đất đai, điều đó có thể thực hiện ở từng giai đoạn khác nhau trong quá trình quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất đai giúp giải quyết những mâu thuẩn tranh chấp đất đai (tập thể với cá nhân, cá nhân với cá nhân...) bằng việc công khai các quyết định về sử dụng đất đai. 2.3 Khả năng duy trì sự sống. Đôi khi con người làm trơ trọi đất đai chỉ vì lợi ích hiện tại mà không nghĩ đến tương lai (phá rừng làm nương rẩy, lấy củi đun, lấy gỗ bán...) Chính vì vậy cần phải lập quy hoạch sử dụng đất đai để bảo vệ đất nước và nguồn tài nguyên khác để duy trì sự sống. Công bằng nhiều hơn hiệu quả ích hơn rõ ràng có sự mâu thuẩn giữa hai mục tiêu này: Ví dụ đầu tư vào vùng nghèo hiệu quả kinh tế thấp hơn đầu tư vào vùng khá. Nhưng để đảm bảo an toàn và sự phát triển của toàn xã hội cần phải đầu tư vào vùng nghèo, lạc hậu, vùng sâu, vùng xa nhiều hơn để giảm bớt khó khăn và chênh lệch giữa vùng giàu và nghèo, giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, mặc dù biết trước hiệu quả thấp hơn. Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đai buộc phải giảm tính hiệu quả vật chất (tính thương mại) để đảm bảo tính công bằng và ổn định xã hội. Theo Lê Quang Trí (2000) trong quy hoạch sử dụng đất đai muốn thực hiện các mục tiêu có hiệu quả trong điều kiện đất hẹp người đông thì phải: - Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại- tương lai và đánh giá một cách khoa học, có hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó. - Xác định và có giải pháp cho các mâu thuẫn trong sử dụng đất đai và giữa nhu cầu cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại và những thế hệ trong tương lai. - Tìm kiếm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra cái cần thiết nhất cho việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định. - Quy hoạch sẽ tạo ra sự thay đổi đầy mong ước. - Rút tỉa từ các kinh nghiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai. Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sản xuất bao gồm các yếu tố: - Đặc điểm khí hậu địa hình thổ nhưỡng. - Hình dạng và mật độ thửa đất - Đặc điểm thủy văn địa chất. - Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên các yếu tố sinh thái. - Mật độ cơ cấu phân bố điểm dân cư. - Tùnh trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Trình độ phát triển các ngành sản xuất. Để tổ chức sử dụng đất hợp lý đầy đủ và có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất, bảo vệ môi trường cần đề ra các nguyên tắc về sử dụng đất, căn cứ vào những quy luật đã phát hiện, tùy từng điều kiện khả năng và từng mục đích sử dụng cụ thể. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai là nghiên cứu các quy luật chức năng, khả năng sản xuất của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thiếu được. Đề xuất các biện pháp tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, hợp pháp có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất và môi trường trong tất cả các ngành căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cụ thể của từng vùng lãnh thổ (Phạm Xuân Hưng, 2000). 4. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, vị trí không gian trên cơ sở chất lượng và mức độ thích nghi, đáp ứng cho các mục tiêu kinh tế xã hội. Nó đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế xã hội được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tế, đảm bảo cho việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng và phù hợp từng ngành sản xuất. Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất đai chính là việc xác định các biện pháp các thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch. Nói quy hoạch đất đai phải bao hàm kế hoạch đất đai. Quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai có ý nghĩa to lớn trong công tác quản lý và sử dụng đất. Pháp luật điều chỉnh hoạt động quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai ở chổ quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước, mỗi ngành, mỗi đơn vị. Trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch đồng thời đảm bảo cho quy hoạch và kế hoạch đó có hiệu luật pháp luật trong thực tế. Để dảm bảo cho việc quy hoạch và kế hoạch đất đai được thống nhất trong cả nước Luật đất đai năm 1993 đã quy định một cơ chế mới về lập, xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (Dương Văn Long, 2000). 5. Những căn cứ pháp lý của công tác lập quy hoạch. Chương II, điều 18- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: “Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2001 (gọi chung là luật đất đai) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau: Điều 13: Xác định quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Điều 16: Quy định rõ trách nhiệm lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cụ thể là: - Chính phủ lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. - UBND các cấp ( tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của mình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cho ngành lĩnh vực mình phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt. - Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương, cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai. Điều 17: Quy định nội dung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai như sau: - Khoanh định các loại đất nông, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước. - Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Điều 18: Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai. - Quốc hôi quyết định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. - Chính phủ xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp dưới. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai nào đó thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch kế hoạch đó. Ngoài các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao (Hiến pháp, Luật đất đai) còn có các văn bản dưới luật hướng dẫn phương pháp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai như: Nghị định 34/CP ngày 23/4/1994, Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995, Chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996, Công văn 503/CV-ĐC ngày 29/4/1995, Công văn 862/CV-ĐC ngày 16/7/1996, Công văn 518/CV-ĐC ngày 10/9/1997, Quyết định 657/QĐ-ĐC ngày 28/1/1995, Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai. III. HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI. 1. Mục đích và yêu cầu. 1.1 Mục đích. - Bảo đảm sự thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai - Làm căn cứ để giao đất, thu hồi đất chuyển mục đích sử dụng đất hay chuyển loại đất, cho thuê đất. - Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm. - Góp phầp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ đất đai và môi trường. - Đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai. 1.2 Yêu cầu. Xác định rõ phạm vi ranh giới vùng lãnh thổ quy hoạch trong đề án. Phân bổ đất đai một cách hợp lý cho các mục đích sử dụng trên cơ sở khoa học phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Từ những điều kiện kinh tế xã hội và tiềm năng sẵn có của địa phương. Bố trí sử dụng đất hợp lý cho các mục đích sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lập bản đồ phân bổ sử dụng đất (Phạm Xuân Hương, 2000). 2. Các bước thực hiện trong quy hoạch sử dụng đất đai. Theo Lê Quang Trí (2001) mỗi đề án quy hoạch sử dụng đất đai khác nhau, nhưng mục tiêu và tình hình địa phương cũng rất thay đổi. Tuy nhiên trong quy hoạch sử dụng đất đai 10 bước thực hiện tương đối hữu dụng đã được tìm ra để hướng dẫn quy hoạch. Mỗi bước đại diện cho một hoạt động chuyên biệt cho những hoạt động trong một hệ thống và những thông tin đạt được của từng bước sẽ cung cấp cho các bước kế tiếp tạo thành một chuỗi thực hiện liên hoàn (FAO, 1993) có 10 bước gồm: Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các dữ liệu có liên quan. Bước 2: Tổ chức công việc. Bước 3: Phân tích vấn đề. Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi. Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai. Bước 6: Đánh giá sự chọn lựa khả năng. Bước 7: Lọc ra những chọn lựa tốt nhất. Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai. Bước 9: Thực hiện quy hoạch. Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch. 3. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện và xã ở Việt Nam. 3.1 Các bước thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và huyện. Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn mười (10) năm trước. Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của địa phương. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy họach sử dụng đất kỳ trước Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế họach sử dụng đất kỳ trước. Bước 6: Định hướng dài hạn về sử dụng đất của địa phương. Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch. Bước 8: Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất. Bước 9: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất. Bước 10: Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Bước 11: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất. Bước 12: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Bước 13: Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu. Bước 14: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Bước 15: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất( Thông Tư 30. Luật đất đai 2003). 3.2 Các bước lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là quy hoạch vi mô,là khâu cuối cùng của quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của Huyện, Tỉnh. Mặt khác, quy họach sử dụng đất đai cấp Xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô. Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Viện quy hoạch điều tra Quy họach sử dụng đất đai, 2001). Trình tự, nội dung và kế hoạch sử dụng đất cấp Xã bao gồm các bước: Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đọan mười (10) năm trước. Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của địa phương. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước. Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước. Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy họach sử dụng đất. Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Bước 10: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất. Bước 11: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết. Bước 12: Lập kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu. Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy họach sử dụng đất chi tiết, kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu ( Thông Tư 30. Luật đất đai 2003). 3.3 Cơ sở để tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Để tiến hành lập quy hoạch cấp xã phải dựa trên các cơ sở sau: - Phải có chỉ đạo của Nhà nước (Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, huyện). - Phải có đề nghị của cơ quan chuyên môn (Ngành Địa Chính). - Phải có yêu cầu của Ủy ban Nhân dân xã. - Quy hoạch sử dụng đất đai phải được thực hiện theo thông tư hướng dẫn số 106/QH-KH/RĐ ngày 15/04/1991 và công văn số 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998 Tổng cục Địa chính, Nghị định số 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất đai (ngày 01/10/2001) (Dương Văn Long, 2000). 3.4 Các sản phẩm của dự án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. - Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai kèm theo phụ biểu số liệu, các bản đồ hiện trạng, quy hoạch và chuyên đề có liên quan. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ đánh giá thích nghi đất đai...). - Quy định về giao nộp sản phẩm: sau khi có quyết định phê duyệt của UBND cấp huyện, hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được nhân sao thành 3 bộ và giao nộp tại: + UBND cấp xã 1 bộ. + Cơ quan Địa chính cấp huyện 1 bộ. + Sở Địa chính cấp tỉnh 1 bộ (Dương Văn Long, 2000). 4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác lập quy
Luận văn liên quan