Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử rất lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoại thương. Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau. Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá. Đến thế kỷ thứ XII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa các nước phát triển. Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì khối lượng và giá trị của hàng hoá ngày càng tăng, do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển. gây ra làm cho giới thương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dẫn tới phá sản họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắn thành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao. Lãi suất cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo hiểm.
Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời, trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong đơn. Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như là một nghề riêng độc lập.
Năm 1468 tại Venise nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời. Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloyd's 1776 và Luật bảo hiểm của Anh năm 1906 (MiA - Marine insurance Act 1906), công ước Brucxen năm 1924, Hague Visby 1986, Hămbua năm 1978, Incoterms 1953,1980,1990,2000 . Các điều khoản về bảo hiểm hàng hải cũng ra đời và ngày càng hoàn thiện .
Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và Lloyd's. Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và hàng hải lớn nhất trên thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và thương mại thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới. Do đó nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến 1982.Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Không chỉ riêng bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các loại hình bảo hiểm cũng phát triển hết sức mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, văn hoá và giao lưu quốc tế.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Bộ Tài chính ban hành 1990, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TẮC CHUNG VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH 1990
Tổng quan về QTC-1990:
1. Lịch sử hình thành:
a. Trên thế giới: Bảo hiểm hàng hải đã có lịch sử rất lâu đời. Nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của hàng hoá và ngoại thương. Khoảng thế kỷ V trước công nguyên, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã ra đời và phát triển người ta biết tránh tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách chia nhỏ, phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau. Đây có thể nói là hình thức sơ khai của bảo hiểm hàng hoá. Đến thế kỷ thứ XII thương mại và giao lưu hàng hoá bằng đường biển giữa các nước phát triển. Nhiều tổn thất lớn xảy ra trên biển vì khối lượng và giá trị của hàng hoá ngày càng tăng, do thiên tai, tai nạn bất ngờ, cướp biển... gây ra làm cho giới thương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dẫn tới phá sản họ đã đi vay vốn để buôn bán kinh doanh. Nếu hành trình gặp phải rủi ro gây ra tổn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắn thành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suất rất cao. Lãi suất cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo hiểm.Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời, trong đó người bán đơn này cam kết với khách hàng sẽ thực hiện nội dung đã ghi trong đơn. Từ đó hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm đã ra đời với tư cách như là một nghề riêng độc lập. Năm 1468 tại Venise nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời. Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại và hàng hải như: Mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloyd's 1776 và Luật bảo hiểm của Anh năm 1906 (MiA - Marine insurance Act 1906), công ước Brucxen năm 1924, Hague Visby 1986, Hămbua năm 1978, Incoterms 1953,1980,1990,2000 ... Các điều khoản về bảo hiểm hàng hải cũng ra đời và ngày càng hoàn thiện . Nói về bảo hiểm hàng hải không thể không nói tới nước Anh và Lloyd's. Nước Anh là một trong những nước có sự phát triển hiện đại về thương mại và hàng hải lớn nhất trên thế giới. Có thể nói lịch sử phát triển của ngành hàng hải và thương mại thế giới gắn liền với sự phát triển của nước Anh, thế kỷ XVII nước Anh đã có nền ngoại thương phát triển với đội tàu buôn mạnh nhất thế giới và trở thành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới. Do đó nước Anh cũng là nước sớm có những nguyên tắc, thể lệ hàng hải và bảo hiểm hàng hải. Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's. Hợp đồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều nước cho đến 1982.Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay. Không chỉ riêng bảo hiểm hàng hải, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các loại hình bảo hiểm cũng phát triển hết sức mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội, văn hoá và giao lưu quốc tế.b. Ở Việt Nam:
Còn ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ... đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước và ngoại quốc.
Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương.
Thời kỳ đầu, nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ Tài chính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt Nam nay là Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt). Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965.Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, CIF và bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm.Từ năm 1965 – 1975, Bảo Việt mới triển khai ba nghiệp vụ bảo hiểm đối ngoại trong đó có bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Từ sau 1970 Bảo Việt có quan hệ tái bảo hiểm với Liên Xô (cũ), Ba Lan, Triều Tiên. Trước đó Bảo Việt chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với Trung Quốc.Từ năm 1975 - 1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng phạm vi hoạt động. Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước xã hội chủ nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám định, tái bảo hiểm với hơn 40 nước trên thế giới. Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Gần đây, để phù hợp với sự phát triển thương mại và ngành hàng hải của đất nước, Bộ Tài chính đã ban hành quy tắc chung mới - Quy tắc chung 1990 (QTC-1990) cùng với Luật Hàng hải Việt Nam. Quy tắc chung này là cơ sở pháp lý chủ yếu điều chỉnh các vấn đề về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.
2. Mục tiêu:
Hàng hoá vận chuyển bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro.
- Trách nhiệm của người chuyên chở rất hạn chế và việc khiếu nại đòi bồi thường rất khó khăn
- Mua bảo hiểm bảo vệ được lợi ích của doanh nghiệp khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh
- Mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK là một tập quán thương mại quốc tế
Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm:
Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm là một văn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm bị tổn thất do những rủi ro đã thoả thuận gây nên, còn người được bảo hiểm cam kết nộp phí bảo hiểm
Tính chất
- Là một văn bản bồi thường (contract of indemnity)
- Là một hợp đồng tín nhiệm (contract of goodfaith)
- Là một văn bản có thể chuyển nhượng được (Negotiable contract)
. Phân loại
* Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy): là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng hoặc một lô hàng được vận chuyển từ một cảng này đến một cảng khác
+ Hiệu lực: luôn tuân theo điều khoản từ kho đến kho
+ Chỉ có giá trị đối với từng chuyến hàng
+ Được thể hiện bằng đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm
Đơn bảo hiểm: nội dung gồm 2 mặt:
- Mặt 1: ghi các chi tiết về hàng hoá, tàu, hành trình, người bảo hiểm và người được bảo hiểm:
+ Tên, địa chỉ của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
+ Tên hàng, số lượng, trọng lượng, số vận đơn
+ Tên tàu, ngày khởi hành
+ Cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải
+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
+ Điều kiện bảo hiểm
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm
+ Nơi và cơ quan giám định tổn thất
+ Nơi và cách thức bồi thường
+ Ngày, tháng, chứ ký của công ty bảo hiểm
- Mặt 2: in sẵn Quy tắc, thể lệ của công ty bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm: là một đơn bảo hiểm vắn tắt, chỉ có nội dung như mặt 1 của đơn bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm bao (Floating Policy): là hợp đồng dùng để bảo hiểm cho nhiều chuyến, nhiều lô hàng trong một khoảng thời gian nhất định
Có giá trị tự động linh hoạt, giúp giảm được thời gian và chi phí đàm phán và tránh được việc quên không ký hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm định giá (Valued Policy): là loại hợp đồng khi ký người ta ghi rõ trị giá hoặc số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm không định giá (Unvalued Policy): là loại hợp đồng khi ký kết người ta không ghi rõ số tiền bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm mà chỉ nêu ra nguyên tắc để tính số tiền hay giá trị bảo hiểm: căn cứ vào giá trị hàng hoá ở bến đến vào ngày tàu đến hoặc ngày tàu đăng ký phải đến hoặc trị giá hàng hoá lúc xảy ra tổn thất, lúc bồi thường hoặc lúc chấp nhận bồi thường
Việt Nam: không sử dụng hợp đồng bảo hiểm không định giá
Những thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm:
Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.
- Người bảo hiểm: (insurer, underwriter) là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổng thất xảy ra.
- Người được bảo hiểm (the insured): là người có lợi ích bảo hiểm (insurable interest), là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người nộp phí bảo hiểm.
- Đối tượng bảo hiểm (subject - matter insured) là tài sản (property)
- Rủi ro được bảo hiểm (risk insured againt) là rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng, người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra mà thôi. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển như tàu mắc cạn, đâm vào nhau, hàng hư hỏng, thiếu hụt, mất trộm......
- Giá trị bảo hiểm: trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là giá trị của hàng hóa lúc bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển nơi đến. Như vậy giá trị bảo hiểm có thể bằng giá CIF của hàng hóa.
Tuy nhiên, trong kinh doanh xuất nhập khẩu các thươgn nhân đều mong chờ ở một khoản lãi nhất định, khoản lãi đó cũng là một lợi ích bảo hiểm hợp pháp, khoản lãi này không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị do người được bảo hiểm khai báo và được người bảo hiểm thừa nhận. Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm (premium): là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổng th6át xảy ra. Mức phí bảo hiểm thường do người bảo hiểm định ra trên cơ sở tính xác xuất xảy ra rủi ro hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về để bồi thường và bù đắp các chi phí khác đồng thời có lãi
Phí bảo hiểm được tính trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm
Tỷ lệ phí bảo hiểm là một tỷ lệ phần trăm của số tiền bảo hiểm, tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào loại hàng, cách đóng gói bao bì, phương tiện vận chuyển, tuyến đường ...
Nếu ký hiệu Phí bảo hiểm (I), số tiền bảo hiểm là (A), tỷ lệ phí bảo hiểm ( R) thì công thức tính phí bảo hiểm là I = R x A.
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến: HĐBH chuyến là HĐBH một chuyến hàng từ một cảng này đến một cảng khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm này là Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm yêu cầu mua bảo hiểm từng chuyến trước khi bảo hiểm có hiệu lực
Ngay sau khi ký hợp đồng mua bán các nhà XNK phải nghĩ ngay đến việc bảo hiểm.
Các chi tiết của lô hàng sẽ được bổ sung sau
- Hợp đồng bảo hiểm bao là HĐBH nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định thường là một năm. Đây là một loại hợp đồng nguyên tắc mà người bảo hiểm và người được bảo hiểm ký kết vào đầu mỗi năm, theo đó thì người bảo hiểm cam kết sẽ bảo hiểm cho tất cả các lô hàng xuất khẩu trong năm đó của người được bảo hiểm. Trong hợp đồng ghi rõ tên hàng được bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm của hàng, số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến hàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điểm liên quan khác đã được thỏa thuận giữa 02 bên. (theo khoản 1 - Điều 17 - QTC-1990).
Loại hợp đồng bảo hiểm dùng chung cho nhiều chuyến một năm hoặc bao cho một hợp đồng mua bán. Trong đó ghi rõ
Tên hàng hóa được bảo hiểm,
Loại tàu chở hàng,
Cách tính giá trị bảo hiểm của hàng,
Số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến,
Điều kiện bảo hiểm,
Tỷ lệ phí bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm v.v
Ưu điểm của loại hợp đồng này là thủ tục đơn gian , phí bảo hiểm rẻ hơn và hàng sẽ được tự động bảo hiểm cho dù người được bảo hiểm mua bảo hiểm muộn (sau khi tàu đã rời bến) với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết càng sớm càng tốt và thông báo này không được làm chậm quá sau khi tàu bắt đầu dỡ lô hàng đầu tiên tại cảng đến cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm ( theo khoản 2 điều 17 - QTC 1990) .
- Bảo hiểm trùng: Nếu cùng một số hàng mà đem bảo hiểm với nhiều người bảo hiểm và nếu tổng của những số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì trách nhiệm của tất cả những người bảo hiểm cũng chỉ giới hạn ở giá trị bảo hiểm và trách nhiệm của mỗi người bảo hiểm được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm riêng và tổng của những số tiền bảo hiểm. (theo khoản 1 - Điều 16 - QTC-1990)
Nếu trách nhiệm bảo hiểm chưa bắt đầu thì người được bảo hiểm có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc giảm bớt số tiền bảo hiểm và đòi hoàn lại phần phí bảo hiểm tương ứng, với điều kiện trong trường hợp huỷ hợp đồng người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm nộp thủ tục phí.
Là trường hợp một tài sản được mua bảo hiểm hai hoặc nhiều lần cho cùng một lợi ích bảo hiểm và rủi ro. Thí dụ: một người mua nhận được điện của người bán báo hàng đã được gửi đi, nhưng qua bức điện này, không thể biết được người bán đã mua bảo hiểm cho mình hay chưa, vì vậy phải ký hợp đồng bảo hiểm. Đến khi chứng từ giao hàng đến nơi, người mua mới biết người bán đã mua bảo hiểm cho mình. Trường hợp này gọi là bảo hiểm trùng.Cần lưu ý: có trường hợp mua nhiều lần bảo hiểm cho một món hàng, vẫn không phải là bảo hiểm trùng, khi các lần bảo hiểm đó được mua cho những quyền lợi khác nhau. Thí dụ: trong trường hợp bán hàng trả tiền sau, theo điều kiện FOB, người mua đương nhiên mua bảo hiểm cho mình, còn người bán vì có thể lo không thu được tiền hàng, nên đã mua riêng bảo hiểm vì lợi ích cho bản thân mình. Như vậy, hai hợp đồng bảo hiểm đó bảo hiểm cho hai quyền lợi riêng biệt.Nếu bảo hiểm trùng tại cùng một hãng bảo hiểm, có thể hủy một hợp đồng bảo hiểm, nhưng nếu bảo hiểm tại hai hãng khác nhau, sẽ giải quyết bằng cách là mỗi hãng gách chịu 50%. Nếu xảy ra tổn thất, chủ hàng có thể đòi một hãng bồi thường toàn bộ hoặc đòi mỗi hãng bồi thường bồi thường một nửa. Nếu đòi toàn bộ ở một hãng bảo hiểm, chủ hàng phải ủy quyền cho hãng này đòi lại hãng kia một nửa.
Bồi thường bảo hiểm trùng:Nghiêm cấm việc bồi thường vượt quá giá trị tổn thất. Khi một người được bảo hiểm có từ hai đơn bảo hiểm trở lên cùng bảo hiểm một rủi ro, nếu tổn thất xảy ra, mỗi một đơn bảo hiểm không thể bồi thường toàn bộ giá trị tổn thất. Phần bồi thường nhiều nhất từ mỗi đơn bảo hiểm được tính theo tỉ lệ của mỗi đơn bảo hiểm đối với tổn thất. Ví dụ, ngôi nhà được bảo hiểm theo hai đơn bảo hiểm với giá trị bảo hiểm 100.000 USD của mỗi đơn bảo hiểm. Nếu tổn thất cháy là 100.000USD, khoản bồi thường nhiều nhất theo mỗi đơn chỉ có thể là 50.000 USD.
- Bảo hiểm giá trị tăng thêm: Nếu người được bảo hiểm tiến hành bảo hiểm giá trị tăng thêm cho hàng hoá được bảo hiểm thuộc hợp đồng bảo hiểm này thì giá trị thoả thuận của hàng hoá phải được coi như đã gia tăng thành tổng số tiền bảo hiểm theo bảo hiểm này cộng với tất cả các khoản bảo hiểm về giá trị tăng thêm để bảo hiểm tổn thất; và trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm này phải được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm thuộc hợp đồng bảo hiểm này và tổng số tiền bảo hiểm nói trên. (theo khoản 2 - Điều 16 - QTC-1990)
Trường hợp có khiếu nại, người được bảo hiểm phải cung cấp cho người bảo hiểm bằng chứng về những số tiền bảo hiểm thuộc tất cả các bảo hiểm khác
Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
Về mặt không gian và thời gian
- Quy định trong điều khoản “hành trình”: người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với hàng hoá từ kho đến kho – “Transit Clause: from warehouse to warehouse”
Quãng đường từ cảng đến đến kho đến: bảo hiểm chịu trách nhiệm trong vòng 60 ngày
- Bảo hiểm sẽ hết hiệu lực tuỳ thuộc vào một trong 2 điều kiện:
+ Hàng đã được cho vào kho an toàn (không cần chờ đến hết 60 ngày nữa)
+ Sau 60 ngày kể từ khi dỡ hàng xong
- Kho đi: là kho ở đó hàng hoá đã được đóng gói một cách hoàn chỉnh chờ xếp lên phương tiện vận chuyển đường bộ, đường sông để mang ra cảng biển hoặc là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo hiểm
- Kho đến: là kho cuối cùng thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của người được bảo hiểm hoặc là kho nằm ngoài hành trình vận chuyển bình thường của tàu hoặc là kho mà hàng hoá được gửi nhầm đến hoặc là kho mà người được bảo hiểm dùng làm nơi lưu kho, lưu bãi hay phân phối hàng hoá hay là kho được ghi tên trên hợp đồng bảo hiểm
Phạm vi Bảo hiểm :
- ICC 1982:
+ C: phạm vi bảo hiểm tương đương với FPA (Free from Particular Average): điều kiện miễn tổn thất riêng
+ B: phạm vi bảo hiểm tương đương với WA (With Particular Average): điều kiện bảo hiểm tổn thất riêng
+ A: phạm vi bảo hiểm tương đương với AR (All Risk): điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro
+ WR (War Risk): điều kiện bảo hiểm các rủi ro chiến tranh
+ SRCC: điều kiện bảo hiểm rủi ro đình công
3.1 Các điều kiện bảo hiểm của Việt nam
- Sử dụng các quy tắc chung (QTC) do Bộ Tài chính ban hành, nội dung chủ yếu của các QTC cũng dựa trên nội dung của các ICC:
+) QTC 1965: FPA, WA, AR tương tự như ICC 1963, chưa đề cập đến WR và SRCC
+) QTC 1990: C, B, A tương tự như ICC 1982
3.2 Trách nhiệm của người bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm:
3.2.1 Những tổn thất và rủi ro được bảo hiểm theo từng điều kiện theo QTC 1990:
* Điều kiện C: bảo hiểm bồi thường trong 7 trường hợp:
a> Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau đây:
Cháy hoặc nổ
Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp
Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận tải đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước.
Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
Phương tiện vận tải đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh
b> Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:
Hy sinh tổn thất chung
Ném hàng khỏi tàu
c> Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.
* Điều kiện B: bảo hiểm bồi thường trong 11 trường hợp:
C
Động đất, núi lửa phun, sét đánh
Nước cuốn khỏi tàu
Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận tải công-ten-nơ hoặc nơi chứa hàng
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào rơi ra khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.
* Điều kiện A:
Theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ
3.2.2 Những tổn thất và rủi ro bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm theo QTC 1990:
* Ðiều 6:
Trừ khi có thoả thuận khác, Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với:
Những mất mát, hu hỏng hay chi phí gây ra bởi:
Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó.
Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển và trong mọi trường hợp đang áp dụng điều kiện “A”) và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này.
Mìn, thủy lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt.
Những mất mát hư hỏng hay chi phí:
Những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo động gây ra.
Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng, những vụ gây rối trong lao động, phản động hoặc bạo động.
Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người n