Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây sẽ viết tắt là Đài TNVN) ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công trên cả nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị ngay cho Bộ Tuyên truyền (do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng) và Bộ Nội vụ (do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng) thành lập ngay một Đài Phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân để nhân dân thế giới biết và ủng hộ một nước Việt Nam độc lập.
Tại thời điểm đó, khi cả nước còn đang trải qua chiến tranh ác liệt, mấy ai hiểu một “Đài Phát thanh” được tổ chức và hoạt động như thế nào, cần những ban ngành gì. Thế nhưng, trong thời gian gấp rút, từ 22/8/1945 đến 5/9/1945, mọi công tác chuẩn bị cho chương trình phát thanh đầu tiên đều đã sẵn sàng. 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, Đài TNVN mở đầu chương trình phát sóng bằng nhạc hiệu “Diệt phát xít” và lời xướng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là mốc đánh dấu cho sự ra đời của ngành Phát thanh Việt Nam, lần đầu tiên báo chí nước ta có thêm một loại hình mới: loại hình báo nói.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Đài TNVN hiện nay đã có diện mạo mới, khác hẳn so với thời kỳ mới thành lập. Điều kiện vật chất khi đất nước hòa bình cùng với nhu cầu thông tin của công chúng liên tục tăng cao là lí do chính làm nên sự thay đổi đó.
Tháng 4/2008, Ban lãnh đạo Đài TNVN chính thức ra quyết định thành lập Trung tâm Tin với vai trò là nơi “tổ chức sản xuất tin, bài cung cấp cho các hệ phát thanh, phát thanh có hình, Báo Tiếng Nói Việt Nam, Báo điện tử VOVNews của Đài TNVN về chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phản ánh nhanh nhạy kịp thời những vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong nước và quốc tế ”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung tâm Tin sẽ trở thành “đầu mối” thu nhận, xử lý và sản xuất tin bài của toàn bộ Đài TNVN.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các phương tiện truyền thông đại chúng, công chúng luôn luôn có xu thế lựa chọn phương tiện nào đưa tin nhanh nhất, phong phú nhất và chính xác nhất. Vì vậy, có thể nhận định rằng chất lượng cũng như tốc độ đưa tin của Trung tâm Tin sẽ là điểm quyết định vị trí của Đài TNVN trong lòng thính giả, nhất là khi chúng ta đặt Đài TNVN ở tư cách một Đài phát thanh tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra, việc nghiên cứu quy trình sản xuất của Trung tâm Tin cũng có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.
Về mặt lý luận, nghiên cứu này khẳng định lại những lý thuyết về tin và tin phát thanh. Trong đó đặc biệt lưu tâm đến những lý luận về tin phát thanh hiện đại. Nghiên cứu này là sự kế thừa và thực tế hóa những công trình nghiên cứu về tin phát thanh trước đó, làm tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sau.
Về mặt thực tiễn, đây sẽ là một công trình nghiên cứu chi tiết về hoạt động thực tế của một cơ quan báo chí cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN. Nghiên cứu góp phần cung cấp những thông tin thực tế, giúp người đọc (nhất là sinh viên báo chí) hình dung được hoạt động của một cơ quan báo chí mang tầm cỡ quốc gia, giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình liên hệ thực tập hay làm việc sau này. Bên cạnh đó, khóa luận cũng xin đóng góp một vài ý kiến nhận xét cũng như biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở Trung tâm Tin, nhằm hoàn thiện hơn “ngân hàng” tin tức của Đài Tiếng Nói Việt Nam trong tương lai.
Chính vì những lí do trên, khóa luận này lựa chọn đề tài “Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài TNVN” nhằm đưa ra một số đánh giá và nhận xét bước đầu về hoạt động của cơ quan quan trọng này.
79 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài tiếng nói Việt Nam (79trang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đài Tiếng nói Việt Nam (từ đây sẽ viết tắt là Đài TNVN) ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công trên cả nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị ngay cho Bộ Tuyên truyền (do đồng chí Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng) và Bộ Nội vụ (do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng) thành lập ngay một Đài Phát thanh Quốc gia để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân để nhân dân thế giới biết và ủng hộ một nước Việt Nam độc lập.
Tại thời điểm đó, khi cả nước còn đang trải qua chiến tranh ác liệt, mấy ai hiểu một “Đài Phát thanh” được tổ chức và hoạt động như thế nào, cần những ban ngành gì. Thế nhưng, trong thời gian gấp rút, từ 22/8/1945 đến 5/9/1945, mọi công tác chuẩn bị cho chương trình phát thanh đầu tiên đều đã sẵn sàng. 11 giờ 30 phút ngày 7/9/1945, Đài TNVN mở đầu chương trình phát sóng bằng nhạc hiệu “Diệt phát xít” và lời xướng “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là mốc đánh dấu cho sự ra đời của ngành Phát thanh Việt Nam, lần đầu tiên báo chí nước ta có thêm một loại hình mới: loại hình báo nói.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Đài TNVN hiện nay đã có diện mạo mới, khác hẳn so với thời kỳ mới thành lập. Điều kiện vật chất khi đất nước hòa bình cùng với nhu cầu thông tin của công chúng liên tục tăng cao là lí do chính làm nên sự thay đổi đó.
Tháng 4/2008, Ban lãnh đạo Đài TNVN chính thức ra quyết định thành lập Trung tâm Tin với vai trò là nơi “tổ chức sản xuất tin, bài cung cấp cho các hệ phát thanh, phát thanh có hình, Báo Tiếng Nói Việt Nam, Báo điện tử VOVNews của Đài TNVN về chủ trương, đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phản ánh nhanh nhạy kịp thời những vấn đề thời sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong nước và quốc tế…”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung tâm Tin sẽ trở thành “đầu mối” thu nhận, xử lý và sản xuất tin bài của toàn bộ Đài TNVN.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các phương tiện truyền thông đại chúng, công chúng luôn luôn có xu thế lựa chọn phương tiện nào đưa tin nhanh nhất, phong phú nhất và chính xác nhất. Vì vậy, có thể nhận định rằng chất lượng cũng như tốc độ đưa tin của Trung tâm Tin sẽ là điểm quyết định vị trí của Đài TNVN trong lòng thính giả, nhất là khi chúng ta đặt Đài TNVN ở tư cách một Đài phát thanh tầm cỡ quốc gia.
Ngoài ra, việc nghiên cứu quy trình sản xuất của Trung tâm Tin cũng có những ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhất định.
Về mặt lý luận, nghiên cứu này khẳng định lại những lý thuyết về tin và tin phát thanh. Trong đó đặc biệt lưu tâm đến những lý luận về tin phát thanh hiện đại. Nghiên cứu này là sự kế thừa và thực tế hóa những công trình nghiên cứu về tin phát thanh trước đó, làm tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sau.
Về mặt thực tiễn, đây sẽ là một công trình nghiên cứu chi tiết về hoạt động thực tế của một cơ quan báo chí cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN. Nghiên cứu góp phần cung cấp những thông tin thực tế, giúp người đọc (nhất là sinh viên báo chí) hình dung được hoạt động của một cơ quan báo chí mang tầm cỡ quốc gia, giúp các bạn dễ dàng hơn trong quá trình liên hệ thực tập hay làm việc sau này. Bên cạnh đó, khóa luận cũng xin đóng góp một vài ý kiến nhận xét cũng như biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở Trung tâm Tin, nhằm hoàn thiện hơn “ngân hàng” tin tức của Đài Tiếng Nói Việt Nam trong tương lai.
Chính vì những lí do trên, khóa luận này lựa chọn đề tài “Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài TNVN” nhằm đưa ra một số đánh giá và nhận xét bước đầu về hoạt động của cơ quan quan trọng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, loại hình báo Phát thanh cũng như thể loại tin tức đã không còn là đối tượng nghiên cứu mới mẻ, xa lạ gì với những người nghiên cứu báo chí nói riêng và những người ham thích tìm hiểu về truyền thông nói chung. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt cùng xu hướng toàn cầu hóa báo chí như hiện nay, khi mà tất cả các cơ quan báo chí lẫn các hãng thông tấn đều coi tin tức như “vũ khí chiến lược” thì việc nghiên cứu tin tức theo hướng tìm biện pháp thay đổi, làm cho phương thức đưa tin hiện đại hơn vẫn còn là một yêu cầu bức thiết.
Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát thanh. Ví như cuốn “Nghiệp vụ phóng viên biên tập Đài Phát thanh” của Đoàn Quang Long hay “Lý luận báo phát thanh” do tác giả Đức Dũng viết. Tuy vậy cả hai cuốn sách này mới chỉ đề cập đến phát thanh ở mặt lý luận với những đặc điểm chung nhất, chưa đi sâu vào phân tích thể loại tin cũng như đặt ra yêu cầu thay đổi cách làm tin theo xu hướng hiện đại.
Một số cuốn sách khác đã có đào sâu nghiên cứu về thể loại tin như “Các thể loại báo chí thông tấn” (Đinh Văn Hường), “Báo Phát thanh” (Vũ Đình Hòe chủ biên) nhưng cũng chỉ đề cập đến tin theo hướng phân loại và đặt ra một hệ thống yêu cầu chung, gần như có thể áp dụng được cả cho tin báo in và tin báo nói.
Riêng về mặt quy trình sản xuất tin phát thanh cũng như chất lượng tin phát thanh ở một cơ quan cụ thể là Trung tâm Tin – Đài TNVN thì hiện nay mới chỉ có một cuốn luận văn thạc sĩ với đề tài “Trung tâm Tin – một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại” do Giang Trung Sơn viết. Tuy nhiên, đề tài đó được triển khai nghiên cứu vào năm 2006, khi Trung tâm Tin chưa được thành lập chính thức và mới ở dạng quy mô nhỏ. Do vậy, hướng nghiên cứu của luận văn là xây dựng một mô hình quản lý của Trung tâm Tin trong tương lai dựa trên các lý thuyết hệ thống mở chứ chưa có những tiền đề thực tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát tin lưu trữ và tập hợp các kiến thức lý luận và thực tiễn, khóa luận này trước hết nhằm đưa ra một số nhận xét bước đầu về ưu nhược điểm của quá trình sản xuất cũng như chất lượng tin ở Trung tâm Tin – Đài TNVN. Từ đó đưa ra một vài biện pháp hướng tới nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của cơ quan này.
Với mục đích nghiên cứu như đã nêu trên, nhiệm vụ của nghiên cứu này là khảo sát tình hình viết tin của Trung tâm Tin, tình hình khai thác tin từ Trung tâm của các hệ khác trong Đài TNVN nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho những đánh giá mà tác giả đưa ra.
Đồng thời khóa luận cũng có nhiệm vụ chỉ ra mối liên hệ giữa quy trình sản xuất và chất lượng tin, từ đó tạo cơ sở lý luận nhằm đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế mà Trung tâm đang mắc phải.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận này tập trung vào các tin tức được sản xuất bởi Trung tâm Tin và hiện còn lưu giữ trên hệ thống máy tính ở đây. Bên cạnh đó còn có các tài liệu lý luận về phát thanh, tin phát thanh và tài liệu về quy trình sản xuất tin tức chung ở một số cơ quan báo chí. Ngoài ra, một phần nội dung khóa luận còn tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin, do vậy các kiến thức thực tế về quy trình cũng như cách thức làm việc ở Trung tâm cũng là đối tượng nghiên cứu của khóa luận này.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là các tin tức được lưu trữ ở Trung tâm Tin trong năm 2009 và 3 tháng đầu năm 2010. Trong đó tập trung nghiên cứu kỹ những tin đã được sản xuất trong vòng 3 tháng đầu năm 2010. Số lượng tin lưu trữ năm 2009 được nghiên cứu trên cơ sở khảo sát lấy số liệu và lấy mẫu ngẫu nhiên để so sánh.
5. Phương pháp nghiên cứu
Mọi kết quả nghiên cứu của khóa luận này đều được thực hiện bằng các phương pháp:
Nghiên cứu, tham khảo các sách, tài liệu, giáo trình trong và ngoài nước có liên quan đến báo Phát thanh nói chung và tin Phát thanh nói riêng.
Khảo sát, thông kê tình hình sản xuất và sử dụng tin tức bằng kho tin lưu trữ của Trung tâm Tin.
Trao đổi, hỏi ý kiến một số cán bộ của Trung tâm nhằm có được những thông tin thực tế, tạo căn cứ khoa học cho các nhận xét trong nội dung khóa luận.
Phân tích, tổng hợp ý kiến và tài liệu để rút ra kết luận.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Mục lục, Kết luận và Phụ lục, khóa luận này gồm 2 phần nội dung chính:
Chương 1: Quy trình sản xuất tin ở Trung tâm Tin – Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chương 2: Đánh giá chất lượng tin của Trung tâm Tin – Đài Tiếng Nói Việt Nam
CHƯƠNG I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TIN Ở TRUNG TÂM TIN – ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
1.1. Tin và tin phát thanh
1.1.1. Khái niệm tin và tin phát thanh
Bên cạnh những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, nhu cầu thông tin và được thông tin cũng đóng một vai trò quan trọng bậc nhất trong đời sống con người. Chính bởi nhu cầu này mà báo chí ra đời – trước hết và trên hết là phương tiện thông tin từ người này đến người khác, từ nơi này đến nơi khác. Đây cũng là lí do biến tin tức trở thành thể loại báo chí không những đầu tiên, mà còn là thể loại xung kích nhất.
Không ai biết tin tức đầu tiên được truyền tải là gì, ở đâu, bởi nơi nào trên thế giới cũng xuất hiện người hát rong hay các câu chuyện truyền miệng như một hình thức thông tin sơ khai. Các ghi chép lịch sử cho thấy, tờ báo đầu tiên trên thế giới là Acta Diurna được Julius Ceasar cho dán ở nơi công cộng, đông người qua lại cũng đơn thuần chỉ là những ghi chép về những sự kiện đang diễn ra trong thành phố lớn, hoặc các thông báo mới của giới cầm quyền khi đó. Trải qua mấy trăm năm phát triển, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng và nhiều loại hình báo chí mới ra đời, tuy nhiên định nghĩa chính thức về thể loại này vẫn chưa được thống nhất.
Trong các cuốn sách dạy về nghề báo ở phương Tây có lưu truyền một định nghĩa: “Khi con chó ngoạm chiếc giày, đó không phải là tin, bởi đó là chuyện bình thường. Nhưng khi chiếc giày ngoạm con chó thì đó là tin”. Định nghĩa này cho thấy một trong những yêu cầu quan trọng nhất để một thông tin bình thường trở thành một tin tức được đăng tải trên báo chí chính là tính mới lạ. Có lẽ vì lí do này mà từ “tin tức” trong tiếng Anh là “News” (có nguồn gốc từ tính từ “new” trong tiếng Anh hay “nouvelle” trong tiếng Pháp có nghĩa là “mới”). Tuy nhiên, việc định nghĩa thể loại tin cũng có nhiều ý kiến. Một trong những ý kiến mang tính thực tế nhất là của tác giả cuốn sách “Sau đây là bản tin chi tiết”.
Tập thể tác giả gồm Maray Masternon và Roger Patching viết:
“Cố định nghĩa tin là gì không có ích gì lắm. Có hàng trăm thậm chí hàng nghìn cách định nghĩa về tin. Ví dụ:
Tin là bất cứ thứ gì hấp dẫn hay tác động đến công chúng.
Tin là bất cứ thứ gì kịp thời và thu hút một lượng người nào đó, những tin hay nhất là tin có sức hấp dẫn với nhiều ng nhất.
Tin là những gì một ai đó ở đâu đó muốn ỉm đi. Tất cả những thứ khác chỉ là quảng cáo (định nghĩa của Nortchliffe).
Tin là bất kỳ thứ gì kịp thời, thú vị và đáng chú ý đối với ng đọc liên quan đến cá nhân họ hay quan hệ của họ đối với xã hội.
Tin là kết quả cuối cùng của bản năng nhà báo.
Tin là thuật lại sự thay đổi (định nghĩa học thuật đơn giản).
Tin là điều mà biên tập viên cho là như vậy ( định nghĩa mang tính hoài nghi của nhà báo).
Tin là bất cứ cái gì được đưa vào báo ( định nghĩa mang tính hoài nghi của ng đọc).
Tin là những gì các phương tiện truyền thông cho là đáng đưa (định nghĩa của nhà phê bình truyền thông).
Theo các tác giả này, cái quan trọng nhất không phải là định nghĩa tin như thế nào, mà là cách chúng ta viết tin và làm tin như thế nào. Mặc dù ý kiến này được đánh giá cao ở cách đặt ra vấn đề, nhưng dưới góc độ của một người đang học nghề (tức là sinh viên báo chí hoặc những người đang có ý định muốn làm báo) thì có một nền tảng lý luận bao giờ cũng khiến họ thấy mọi thứ rõ ràng hơn. Tóm lại, có thể định nghĩa một cách tương đối về tin như sau:
“Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác và nhanh chóng nhất về sự kiện, vấn đề, con người đã, đang và sẽ xảy ra trong đời sống, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định”. [6, 23]
So với lịch sử phát triển chung của báo chí thế giới, phát thanh là một trong những loại hình báo chí ra đời sớm nhất. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập ngành phát thanh, tin tức đã chiếm một dung lượng lớn thời gian phát sóng của các Đài. Vào giữa những thập niên 50, các Đài phát thanh bắt đầu giới thiệu bản tin hàng giờ. Cùng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật về thu phát sóng, tin tức trên Đài phát thanh có điều kiện truyền đi sâu rộng hơn và từ đó cũng bắt đầu hình thành nên những tiền đề cho các nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm cho thể loại tin trên phát thanh.
Cũng giống như việc định nghĩa các khái niệm khác, có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề trả lời câu hỏi “Tin phát thanh là gì?”. Ở góc độ nhấn mạnh sự vận động không ngừng của sự vật, sự việc trên thế giới, có ý kiến cho rằng “Tin phát thanh là sự khác biệt giữa cái đã qua và cái đang qua”. Cách định nghĩa này tuy có hơi mơ hồ, nhưng cũng đã phần nào thể hiện được tính chất của tin phát thanh. Ngoài ra, đứng dưới góc độ là nhà báo, là những người thực hiện tin phát thanh bằng những thao tác nghiệp vụ, có ý kiến cho rằng “tin tức phát thanh là nói súc tích, rõ ràng trong một thời gian khá ngắn diễn tả được cái gì đã xảy ra, cái gì đang tiếp diễn và nếu có thể là cái gì sắp xảy ra dựa trên những suy đoán độc lập” Lois Braird, Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh, trường Phát thanh truyền hình Ôxtrâylia, Đài Tiếng Nói Việt Nam dịch, 1999.
.
Kết hợp cả hai góc độ tiếp cận trên, các tác giả cuốn “Báo Phát thanh”
(Phân viện báo chí và tuyên truyền) đưa ra một định nghĩa tổng hợp như sau:
“Tin phát thanh là sự kiện mới, biến cố mới, tình hình mới về con người, sự vật, hiện tượng đã xảy ra, đang tiếp diễn được truyền đạt một cách ngắn gọn, trực tiếp, dễ hiểu tới người nghe bằng phương tiện truyền thông radio”.
Hay nói ngắn gọn và dễ hiểu hơn, tin phát thanh là tin được đọc và qua sóng radio đến với người nghe.
Nếu đối với báo in, con đường để công chúng tiếp nhận thông tin là đọc bằng mắt với cơ hội được đọc đi đọc lại thì phát thanh khác hẳn. Người nghe đài phải tiếp nhận thông tin qua cơ quan thính giác và không có điều kiện được nghe lại những gì Đài phát thanh đã phát sóng. Do đó, tin tức được cập nhật trên sóng phát thanh cũng mang những đặc điểm hoàn toàn khác so với tin tức được đăng tải ở các loại hình báo chí như báo in hay truyền hình. Chính đặc điểm về con đường tiếp nhận thông tin của công chúng quyết định những nét đặc thù của tin phát thanh.
Có hai đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất đối với tất cả các loại tin phát thanh, đó là đặc điểm súc tích về mặt nội dung và ngắn gọn về mặt hình thức. Người nghe đài được cập nhật tin tức thường xuyên bằng các bản tin đầu mỗi giờ trong ngày, có thể là các tin cùng phản ánh về một sự kiện, tin phát sóng sau bao giờ cũng chi tiết hơn tin phát sóng trước. Cuối ngày, thường có tóm tin để điểm lại những nét chính về sự kiện mới diễn ra đó. Trong khi đó, người đọc báo giấy phải đợi sang ngày mai mới có thể đọc tiếp những tin tức mà họ đã thu nhận được trong số báo ra sáng ngày hôm nay. Rõ ràng, tin phát thanh tức thời hơn, do đó cũng mới mẻ hơn.
Cũng vì lí do tiếp nhận thông tin bằng tai nghe nên tin phát thanh phải ngắn gọn và dễ hiểu. Nếu tin tức chứa quá nhiều thông tin hay diễn đạt khó hiểu, thính giả sẽ không thể nhớ được họ vừa mới được nghe những gì, dẫn đến hiệu quả thông tin kém. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, một tin tức được phát sóng trên Đài phát thanh nên có thời lượng từ 30 – 40 giây. Đây được coi là thời lượng lý tưởng cho các tin tức vì nó là ngưỡng thời gian mà não bộ người nghe ghi nhận tốt nhất các thông tin được phát sóng. Làm tốt những điều này chính là bí quyết tạo nên sức hấp dẫn của tin phát thanh.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của tin phát thanh hiện đại
Những người làm báo phát thanh luôn có một quy tắc, “viết cho tai nghe chứ không phải viết cho mắt nhìn”. Hay nói một cách khác đi “vấn đề luôn được đặt ra trước các nhà báo phát thanh truyền hình là phải hiểu được họ đang nói với ai, làm sao để vươn tới khán thính giả một cách tốt nhất” [8,9]
Phần lớn mọi người tiếp nhận thông tin bằng mắt hiệu quả hơn bằng tai. Mắt có thể tiếp nhận được hơn 250 từ trong một phút, ngay cả đối với những người có khả năng đọc bình thường. Nhưng nếu nói với tốc độ như thế thì ko ai hiểu. Những người đọc nhanh có thể đọc được 1000 hoặc hơn 1000 từ trong 1 phút mà vẫn hiểu được, nhưng phát thanh không cho phép đọc như thế.
Đặc điểm tiếp nhận thông tin qua thính giác của công chúng như trên đặt ra yêu cầu đối với phát thanh nói chung và tin phát thanh nói riêng. Không có gì phải băn khoăn khi nói rằng, tuyệt đại đa số người nghe đài nghe tin tức. Vậy thì tin trên phát thanh phải tuân thủ những nguyên lý tiếp nhận thông tin qua đường thính giác nhằm đem lại hiệu quả thông tin cao nhất đối với công chúng của mình.
Như vậy, thông tin càng được sắp xếp khoa học, phù hợp với tai nghe bao nhiêu thì tin đấy càng có giá trị và càng được lưu giữ lâu hơn trong não bộ người nghe. Đó là tiêu chuẩn cho khái niệm “tin phát thanh hiện đại”.
Đồng thời, như đã phân tích ở phần trên, tiếng động trong phát thanh đóng vai trò quan trọng, bổ trợ cho hiệu quả thông tin. Nó tác động đến tâm lý tiếp nhận thông tin của thính giả theo hướng tích cực.
Từ những điều trên, có thể hiểu tin phát thanh hiện đại là tin được viết theo mô hình, kết cấu phù hợp với tai nghe và sử dụng tối đa hiệu quả của tiếng động.
Ngược lại, tin phát thanh truyền thống là những tin được kết cấu, sắp xếp thông tin không phù hợp với tai nghe và hạn chế sử dụng tiếng động. Với thực tế của các Đài phát thanh hiện nay, tin phát thanh truyền thống đa phần là những tin khai thác lại từ báo in, báo điện tử và các hãng thông tấn. Tin phát thanh viết theo kiểu truyền thống gần như giống hệt với tin tức đăng tải trên báo in và các bản tin thông tấn.
Theo nghiên cứu của thạc sĩ Lê Huy Nam (Đài TNVN), tin phát thanh hiện đại có những đặc điểm sau đây:
Mức độ đề cập, dung lượng chi tiết trong một tin phát thanh hiện đại thường có quy mô nhỏ hơn tin trên báo in. Đây là đặc điểm phù hợp với lý thuyết về tin phát thanh, tức tin phát thanh lựa chọn thời điểm để phản ánh sự kiện, sự việc chứ không chọn quá trình như báo in.
Sử dụng cấu trúc hình tam giác ngược
Sử dụng văn nói
Khai thác triệt để thế mạnh âm thanh (tiếng động)
Sự khác biệt giữa tin phát thanh truyền thống và tin phát thanh hiện đại trên phương diện lý thuyết được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Tin phát thanh truyền thống
Tin phát thanh hiện đại
Nội dung
- phản ánh quá trình
- dung lượng dài
- phản ánh thời điểm
- dung lượng ngắn
Cấu trúc viết tin
- hình tam giác thường
- hình chữ nhật
- hình tam giác ngược
Ngôn ngữ
- câu văn dài, câu phức
- nhiều số
- văn nói
- ít số
Tiếng động
- không có
- có tiếng động
Bảng 1.1 Bảng so sánh các đặc điểm chính giữa tin phát thanh hiện đại và tin phát thanh truyền thống
Ở Trung tâm Tin – với vai trò là nơi cung cấp tin cho tất cả các Hệ và cơ quan báo chí trực thuộc Đài TNVN, yêu cầu viết tin theo lối hiện đại đã là một yêu cầu mang tính bức thiết và nhất định phải thực hiện. Trong quá trình vừa phát triển, vừa tự ý thức nhược điểm và hoàn thiện chính mình, đội ngũ phóng viên, biên tập viên của Trung tâm đang hết sức cố gắng thoát ly khỏi cách viết và tư duy làm tin truyền thống, và đến nay đã có một số thay đổi rõ rệt.
1.2. Xu thế phát triển của tin phát thanh trong giai đoạn hiện nay
1.2.1. Thông tin đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa
Nếu như chừng 10 năm trước đây, thế giới còn tỏ ra khá “rụt rè” khi nhắc đến khái niệm “toàn cầu hóa”, thậm chí có những nơi còn cực lực phê phán xu hướng này, thì nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, khái niệm “toàn cầu hóa” đã trở nên phổ biến hơn và công chúng cũng dần chấp nhận nó như một điều tất yếu.
Khắp nơi trên thế giới, các Nhà nước không phân biệt chế độ chính trị đều cố gắng hòa nhập với xu thế phát triển chung của nhân loại. Họ toàn cầu hóa công nghệ bằng những hợp đồng chuyển giao, những thỏa thuận đào tạo, toàn cầu hóa kinh tế bằng cách mở rộng các tập đoàn đa quốc gia, những sản phẩm mang thương hiệu toàn cầu…Báo chí và thông tin trên báo chí cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Sự ra đời của Internet