Nhận thức được sự phổ biến và vai trò của Internet,cũng như tác động của Internet đến
việc làm thay đổi hành vi và nhu cầu của KH, từ đầunhững năm 2000, các nhà hoạt
động thực tiễn đã nghiên cứu và phát triển cách thức ứng dụng Internet vào hoạt động
Marketing (MKT), sau đó các nhà nghiên cứu đã tổng kết và khái quát hóa những cách
thức ứng dụng này, từ đó làm xuất hiện một nhánh mới trong khoa học Marketing hiện
đại với tên gọi là Internet Marketing (hay còn gọi là Online Marketing hoặc Marketing
trực tuyến). Ngay từ khi ra đời tại các nước phát triển, Internet Marketing (IM) đã trở
thành một hình thức marketing phổ biến và đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ
cho các doanh nghiệp vận dụng nó. Nhờ những lợi thếcơ bản của Internet mang lại cho
hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng – như khả năng cập nhật, tốc độ
phản ứng rất nhanh và chi phí thấp, hiệu quả cao –IM đã được thực tế chứng minh
và được công nhận là rất hiệu quả.
Việt Nam (VN) được đánh giá là một nước có tiềm năng cao trong việc phát triển hoạt
động thương mại điện tử (TMĐT) nói chung cũng như các hoạt động kinh doanh trực
tuyến nói riêng, với hơn 31 triệu người dùng – tương đương 33.9% dân số. Cùng với
định hướng đầu tư của Chính phủ thì có thể nói rằng chắc chắn trong một tương lai
không xa, người tiêu dùng (NTD) VN sẽ hoàn toàn quen thuộc với việc sử dụng
Internet. Theo cùng với đó, đời sống, hành vi và nhu cầu của họ chịu sự tác động của
Internet cũng đã và đang có những sự thay đổi rất mạnh. Thích nghi với điều này, các
doanh nghiệp (DN) VN cũng đã tự điều chỉnh các hoạt động Marketing (MKT) của
mình theo hướng mà họ cho là phù hợp.
Tuy nhiên, do bản thân lý thuyết về IM trên thế giới quá mới và cũng chưa được đưa
vào giảng dạy chính thức ở VN, quá trình tự phát ứng dụng IM của các DN VN không
mang lại kết quả tốt, chịu ảnh hưởng từ góc nhìn kỹthuật công nghệ thông tin của các
công ty cung ứng dịch vụ IM, nên quá trình này có một số đặc điểm:
- Các DN có nhiều quan niệm sai lầm về hoạt động IM: ví dụ như coi Internet chỉ là
công cụ hay phương tiện truyền thông, bán hàng trênmạng, hay cho rằng hoạt động
IM là một vấn đề kỹ thuật rất khó khăn, phải có nhân sự được đào tạo chuyên sâu
về công nghệ thông tin hoặc phải thuê ngoài thực hiện với chi phí đắt đỏ
- Do quan niệm không đúng như vậy nên các doanh nghiệp đã có cách thức vận dụng
không đúng đắn về IM: Họ thường chỉ nghĩ đến một vài công cụ quảng cáo trên
Internet khi có nhu cầu truyền thông; Thực hiện rấtít và không đồng bộ các công
cụ của IM và của MKT trong môi trường thực tế; Nếu thực hiện thì thường là đi
thuê ngoài thực hiện một lần rồi “bỏ đấy” hoặc cũngkhông biết cách quản lý như
thế nào; Tách biệt việc quản lý các hoạt động IM rakhỏi các hoạt động của chiến
lược MKT
- Với cách ứng dụng như thế nên thực sự đã gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực của
DN, không tận dụng được các tài nguyên của DN và xãhội; đồng thời, hiệu quả
tính trên chi phí đầu tư cho IM là rất thấp vì không phát huy được các tiềm năng
vốn có của IM – vốn được đánh giá là cách thức làm MKT hiệu quả, nhiều lợi ích
cho DN và xã hội với chi phí đầu tư thấp.
2
Trong khi đó, trên thế giới có khá nhiều cách thức ứng dụng và các công cụ IM khác
nhau được giới thiệu, mỗi cách đều có những ưu điểm, hạn chế và điều kiện để nó phát
huy tác dụng. Do đó, rất cần phải có sự đánh giá vàlựa chọn xem lý thuyết nào, cách
thức ứng dụng hoạt động IM như thế nào là phù hợp với các điều kiện ở VN; đặc biệt là
với khả năng ứng dụng của các DN vừa và nhỏ (DNVVN)- chiếm đến hơn 90% số DN
trong cả nước nhưng lại có rất nhiều hạn chế về nguồn lực. Đó cũng chính là điều thôi
thúc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này: “Quy trình ứng dụng Internet Marketing
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quy trình ứng dụng Internet Marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
*****
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhận thức được sự phổ biến và vai trò của Internet, cũng như tác động của Internet đến
việc làm thay đổi hành vi và nhu cầu của KH, từ đầu những năm 2000, các nhà hoạt
động thực tiễn đã nghiên cứu và phát triển cách thức ứng dụng Internet vào hoạt động
Marketing (MKT), sau đó các nhà nghiên cứu đã tổng kết và khái quát hóa những cách
thức ứng dụng này, từ đó làm xuất hiện một nhánh mới trong khoa học Marketing hiện
đại với tên gọi là Internet Marketing (hay còn gọi là Online Marketing hoặc Marketing
trực tuyến). Ngay từ khi ra đời tại các nước phát triển, Internet Marketing (IM) đã trở
thành một hình thức marketing phổ biến và đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ
cho các doanh nghiệp vận dụng nó. Nhờ những lợi thế cơ bản của Internet mang lại cho
hoạt động kinh doanh nói chung và marketing nói riêng – như khả năng cập nhật, tốc độ
phản ứng rất nhanh và chi phí thấp, hiệu quả cao… – IM đã được thực tế chứng minh
và được công nhận là rất hiệu quả.
Việt Nam (VN) được đánh giá là một nước có tiềm năng cao trong việc phát triển hoạt
động thương mại điện tử (TMĐT) nói chung cũng như các hoạt động kinh doanh trực
tuyến nói riêng, với hơn 31 triệu người dùng – tương đương 33.9% dân số. Cùng với
định hướng đầu tư của Chính phủ thì có thể nói rằng chắc chắn trong một tương lai
không xa, người tiêu dùng (NTD) VN sẽ hoàn toàn quen thuộc với việc sử dụng
Internet. Theo cùng với đó, đời sống, hành vi và nhu cầu của họ chịu sự tác động của
Internet cũng đã và đang có những sự thay đổi rất mạnh. Thích nghi với điều này, các
doanh nghiệp (DN) VN cũng đã tự điều chỉnh các hoạt động Marketing (MKT) của
mình theo hướng mà họ cho là phù hợp.
Tuy nhiên, do bản thân lý thuyết về IM trên thế giới quá mới và cũng chưa được đưa
vào giảng dạy chính thức ở VN, quá trình tự phát ứng dụng IM của các DN VN không
mang lại kết quả tốt, chịu ảnh hưởng từ góc nhìn kỹ thuật công nghệ thông tin của các
công ty cung ứng dịch vụ IM, nên quá trình này có một số đặc điểm:
- Các DN có nhiều quan niệm sai lầm về hoạt động IM: ví dụ như coi Internet chỉ là
công cụ hay phương tiện truyền thông, bán hàng trên mạng, hay cho rằng hoạt động
IM là một vấn đề kỹ thuật rất khó khăn, phải có nhân sự được đào tạo chuyên sâu
về công nghệ thông tin hoặc phải thuê ngoài thực hiện với chi phí đắt đỏ…
- Do quan niệm không đúng như vậy nên các doanh nghiệp đã có cách thức vận dụng
không đúng đắn về IM: Họ thường chỉ nghĩ đến một vài công cụ quảng cáo trên
Internet khi có nhu cầu truyền thông; Thực hiện rất ít và không đồng bộ các công
cụ của IM và của MKT trong môi trường thực tế; Nếu thực hiện thì thường là đi
thuê ngoài thực hiện một lần rồi “bỏ đấy” hoặc cũng không biết cách quản lý như
thế nào; Tách biệt việc quản lý các hoạt động IM ra khỏi các hoạt động của chiến
lược MKT…
- Với cách ứng dụng như thế nên thực sự đã gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực của
DN, không tận dụng được các tài nguyên của DN và xã hội; đồng thời, hiệu quả
tính trên chi phí đầu tư cho IM là rất thấp vì không phát huy được các tiềm năng
vốn có của IM – vốn được đánh giá là cách thức làm MKT hiệu quả, nhiều lợi ích
cho DN và xã hội với chi phí đầu tư thấp.
2
Trong khi đó, trên thế giới có khá nhiều cách thức ứng dụng và các công cụ IM khác
nhau được giới thiệu, mỗi cách đều có những ưu điểm, hạn chế và điều kiện để nó phát
huy tác dụng. Do đó, rất cần phải có sự đánh giá và lựa chọn xem lý thuyết nào, cách
thức ứng dụng hoạt động IM như thế nào là phù hợp với các điều kiện ở VN; đặc biệt là
với khả năng ứng dụng của các DN vừa và nhỏ (DNVVN) - chiếm đến hơn 90% số DN
trong cả nước nhưng lại có rất nhiều hạn chế về nguồn lực. Đó cũng chính là điều thôi
thúc tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này: “Quy trình ứng dụng Internet Marketing
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam”
2. Bối cảnh nghiên cứu
Để có thể đưa ra được các đánh giá khách quan, hợp lý và khả thi, cần nhìn nhận bối
cảnh thực hiện đề tài, với những nội dung chính sau đây:
- Việc ứng dụng IM trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, do IM thực sự mang lại
rất nhiều lợi ích cho các DN ứng dụng.
- Ở VN, Chính phủ có định hướng rõ ràng về phát triển TMĐT nói chung và hoạt
động kinh doanh trên Internet nói riêng, tạo ra sự bùng nổ trong những năm gần
đây và hứa hẹn tiếp tục duy trì đà phát triển mạnh mẽ của các hoạt động này
trong những năm tới.
- Các điều kiện hạ tầng cho sự phát triển của IM tại VN, mặc dù chưa được đánh
giá là tốt, tuy nhiên hoàn toàn đáp ứng đủ cho việc ứng dụng các hoạt động IM
của các DNVVN ở mức cơ bản. Đồng thời, các DN khi ứng dụng cũng cần để ý
khắc phục những khó khăn do những điều kiện hạ tầng còn chưa tốt này.
- Người sử dụng Internet tại VN vừa có những đặc điểm giống như người sử dụng
Internet trên thế giới, đồng thời có những điểm khác biệt đặc thù riêng do tác
động của môi trường văn hoá, xã hội, kinh tế…và cả ngôn ngữ sử dụng. Những
đặc điểm này cũng hứa hẹn việc áp dụng IM tại VN là hoàn toàn có cơ hội, đồng
thời các DN cũng cần có sự thích nghi nhất định khi ứng dụng các công cụ IM
trên thế giới vào VN – đặc biệt là những đặc điểm văn hoá trong hành vi sử dụng
Internet và hành vi tiêu dùng.
- Các DNVVN của VN chiếm khoảng hơn 90% số các DN trong cả nước; có nhiều
hạn chế về nguồn lực kinh doanh, trình độ công nghệ, quy mô hoạt động. Hoạt
động MKT của các DN này thường bị hạn chế bởi chi phí đầu tư thấp, không có
lực lượng làm MKT chuyên nghiệp mà thường được thực hiện bởi nhân viên kinh
doanh hay bán hàng kiêm nhiệm. Các hoạt động thiếu chiến lược lâu dài, cũng
thường được thực hiện rời rạc và manh mún, thường chỉ tập trung vào những hoạt
động nhằm trực tiếp hỗ trợ và thúc đẩy bán hàng.
Do sự chi phối của tất cả các điều kiện và đặc điểm nói trên mà các DNVVN VN rất
khó có thể “bê nguyên” mô hình hay cách thức ứng dụng IM theo các mô hình của các
nước tiên tiến về để ứng dụng, mà cần thiết phải có những nghiên cứu để xây dựng được
cách thức hoạt động phù hợp với các điều kiện môi trường và đặc điểm hoạt động riêng
có của các DNVVN VN.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Luận án tập trung nghiên cứu nhằm đề xuất quy trình và cách thức hoạt động Internet
marketing phù hợp với điều kiện môi trường và khả năng ứng dụng của các DNVVN
3
của VN, được thể hiện dưới dạng mô hình hóa ngắn gọn, giúp các DN dễ hình dung và
tiếp thu, sao cho khi họ nhìn vào đó thì sẽ:
- Có một cái nhìn tổng quan đúng đắn nhất về hoạt động IM: hiểu về bản chất, vai trò
và nhiệm vụ của IM, cũng như mối quan hệ giữa IM với các hoạt động chiến lược
khác của DN, hiểu về quy trình và các công cụ của IM, mối quan hệ giữa bản thân
các công cụ này với nhau và với các công cụ MKT môi trường thực tế trong việc
phối hợp để thực hiện một chiến lược IM.
- Biết cách vận dụng IM, quy trình, các bước tiến hành và các công cụ áp dụng trong
từng bước của quy trình đó.
3.2 Nhiệm vụ và các câu hỏi nghiên cứu cụ thể
Để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên đây, luận án sẽ cần phải trả lời
được các mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu như sau đây:
(1) Phân tích các cách thức hoạt động IM điển hình hiện có làm cơ sở lý luận cho
việc đề xuất quy trình ứng dụng IM tại VN:
- Hiện nay trên thế giới có các cách thức ứng dụng hoạt động IM điển hình nào?
- Mỗi cách thức ứng dụng trong quá trình vận hành của nó đã bộc lộ những ưu điểm
và hạn chế nào?
- Nếu áp dụng tại VN thì có phù hợp hay không? Sẽ gặp những khó khăn và trở ngại
nào khi vận dụng tại VN?
(2) Phân tích các điều kiện thực tế của VN để làm cơ sở thực tiễn của việc đề xuất
quy trình ứng dụng IM cho các DNVVN VN:
a. Các điều kiện khách quan, bên ngoài DN:
- Môi trường kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý…có các đặc điểm nào ảnh
hưởng đến việc thực thi các giải pháp IM, ảnh hưởng như thế nào?
- KH/ người tiêu dùng có thói quen và hành vi đối với việc sử dụng và tiếp xúc với
Internet như thế nào?
b. Các điều kiện chủ quan, bên trong DN:
- Hiện tại các DN đã và đang làm IM như thế nào?
- Các DN hiểu như thế nào là IM, họ đã áp dụng những giải pháp IM nào và như thế
nào? Tại sao lại làm như vậy? Có hiệu quả hay không? Nếu không thì vì sao?
- Đặc thù trong hoạt động của các DNVVN VN khi tiếp cận đến lý thuyết IM là gì?
Những DN nào là thực sự cần sự hỗ trợ về mặt cơ sở lý luận và cần phải hỗ trợ họ
cái gì, như thế nào?
- Các DNVVN có phải chỉ thiếu nhận thức về quy trình chiến lược, hay là cần cả giải
pháp về các công cụ cụ thể? Họ có khả năng thực hiện được các công cụ nào, với
mức độ nào?
- DNVVN VN có khả năng đến đâu trong việc xây dựng chiến lược và thực hiện các
giải pháp IM: về con người, nguồn lực tài chính và các vấn đề khác?
(3) Đề xuất quy trình ứng dụng hoạt động IM cho các DNVVN VN:
- Đề xuất quy trình ứng dụng IM phù hợp
- Đề xuất các giải pháp cụ thể theo điều kiện áp dụng của các DNVVN VN (nội dung
cụ thể của từng bước trong mô hình)
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về quy trình ứng dụng IM trong DN
4
Khách thể nghiên cứu: Các DNVVN của VN được xác định theo NĐ 56/2009/NĐ-CP
Phạm vi nghiên cứu:
Liên quan đến đối tượng nghiên cứu:
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về IM; không tập trung vào các nhánh phát sinh của
nó, tức là các thiết bị có kết nối và trao đổi dữ liệu trên nền Internet, như mobile-internet
MKT, MKT truyền hình tương tác...
- Luận án tiếp cận từ góc độ nguyên lý ứng dụng IM, không đề cập đến các vấn đề công
nghệ và kỹ thuật làm IM; không nghiên cứu trong một ngành hay lĩnh vực chuyên biệt
cụ thể nào như MKT tới KH tổ chức, MKT dịch vụ….
- Luận án không tập trung giới thiệu các công cụ của IM và kỹ thuật ứng dụng chúng
trong những tình huống cụ thể, chẳng hạn như kỹ thuật làm Marketing qua công cụ tìm
kiếm - SEM (Search Engine Marketing), Marketing trên mạng xã hội SMM (Social
Media Marketing)…; mà chỉ tập trung nghiên cứu quy trình hoạt động IM nói chung, từ
việc phân tích thông tin, lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, lựa chọn công cụ rồi thực
thi kế hoạch và kiểm tra hiệu chỉnh.
Liên quan đến đối tượng khảo sát:
- Khảo sát các DNVVN, thoả mãn các điều kiện:
o Có phục vụ đối tượng khách hàng NTD; Không có yếu tố đầu tư nước ngoài.
o Chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp moving-online, tức là những DN đã và đang
hoạt động trong môi trường thực, chỉ chuyển một phần những hoạt động MKT và kinh
doanh của mình lên mạng Internet để đáp ứng sự thay đổi trong hành vi của NTD
o Không phải là những DN làm chuyên về truyền thông, công nghệ thông tin hoặc có quá
nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này
Lý do lựa chọn đối tượng khảo sát này: đây là nhóm DN có nhiều hạn chế về nguồn lực
KD, không hoặc ít có điều kiện tiếp cận với thông tin về những phương tiện, công cụ hay
hình thức KD mới và hiện đại. Những đặc điểm này làm cho hiệu quả hoạt động KD của họ
bị hạn chế. Do đó, luận án xác định đây là nhóm DN cần sự hỗ trợ về mặt lý luận khoa học
để tìm ra một cách thức phù hợp với điều kiện và khả năng hiện có của mình, nâng cao hiệu
quả hoạt động để phát triển. Đồng thời, cũng loại bỏ ra khỏi mẫu điều tra những DN đặc thù
mà không có tính điển hình hay đại diện cho những DN thông thường khác.
Liên quan đến thời gian và không gian nghiên cứu và khảo sát:
- Về mặt không gian: nghiên cứu tập trung trên địa bàn Hà Nội và mở rộng sang các DN
ở địa bàn khác, nhưng được xác định không ảnh hưởng đến tính đại diện của mẫu cho
tổng thể nghiên cứu.
- Thời gian: Do đề tài rất mới nên tác giả gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình nghiên
cứu, khiến cho toàn bộ quá trình nghiên cứu bị kéo dài trong thời gian hơn 6 năm từ
tháng 9 năm từ 2006 đến tháng 10 năm 2012. Tuy nhiên, hoạt động điều tra xã hội học
đối với mẫu chính thức được thực hiện trong vòng 7 tháng từ tháng 4/2012 đến tháng
11/2012. Điều này nhằm đảm bảo tính thời sự cho kết quả nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
5.1. Phương pháp luận tiếp cận nghiên cứu: Quan điểm thực tiễn; Quan điểm hệ thống;
Quan điểm lịch sử.
5.2. Nguồn dữ liệu của luận án
5
5.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp
- Lý thuyết IM: sưu tầm từ giáo trình và tài liệu tham khảo của nhiều trường đại học lớn
trên thế giới.
- Dữ liệu về điều kiện môi trường kinh doanh tại VN và điều kiện ứng dụng TMĐT nói
chung, IM nói riêng: các ấn bản được công bố chính thức bởi các tổ chức và cơ quan uy
tín của VN và quốc tế; các đề tài nghiên cứu và luận án đã được công nhận.
- Dữ liệu về nguồn lực KD và khả năng DN: lấy từ dữ liệu đã công bố của hiệp hội
DNVVN VN và các báo cáo khảo sát DN đã công bố chính thức.
5.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp
Để có cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất quy trình IM, luận án đã áp dụng phương pháp điều
tra xã hội học ứng dụng trong nghiên cứu marketing được áp dụng để mô hành vi ứng dụng
IM của các DNVVN VN, được thực hiện qua 3 bước:
- Bước 1: Tổng hợp các nguồn dữ liệu thứ cấp
- Bước 2: Thiết kế và thực hiện nghiên cứu định tính (phỏng vấn cá nhân chuyên sâu, bán
cấu trúc), với 28 lãnh đạo và quản lý DN.
- Bước 3: Thiết kế và thực hiện nghiên cứu định lượng, với quy mô mẫu thực hiện là 491
đơn vị (thoả mãn điều kiện ≥ 400 phần tử mẫu, tính theo công thức tính mẫu suy diễn
về tỷ lệ và áp dụng phép chọn không lặp, độ tin cậy 95.44% và phạm vi sai số chọn mẫu
≤ 5%); phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phương pháp thuận tiện kết hợp với lấy
mẫu tích luỹ); phương pháp tiếp xúc với đối tượng là trực tiếp hoặc gián tiếp (gửi phiếu
để đáp viên tự điền).
5.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
5.3.1. Phân tích dữ liệu thứ cấp
- Dữ liệu là lý thuyết và quy trình ứng dụng IM, áp dụng các phương pháp: (1) Phân tích
và tổng hợp lý thuyết; (2) Phân loại và hệ thống hoá lý thuyết; (3) Mô hình hoá; (4) Tư
duy khoa học diễn dịch và quy nạp.
- Dữ liệu về thực tiễn môi trường và điều kiện thực hiện IM của các DN, áp dụng các
phương pháp: (1) Quan sát khoa học, (2) Chuyên gia.
5.3.2. Phân tích dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu định tính: gỡ băng và xử lý thủ công (tổng hợp ý kiến, đếm tần suất từ quan
trọng, xây dựng cây ý tưởng…).
- Dữ liệu định lượng: các biến dùng thang đo định danh và thang đó thứ bậc được xử lý
bằng các phép toán thống kê mô tả căn bản (phân tích tần suất, xử lý tách nhóm, tính
mode), với các biến dùng thang đo khoảng cách được xử lý thêm một số phép toán về
tính trung bình số học và độ lệch chuẩn. Áp dụng thống kê suy diễn là phép kiểm định
tỷ lệ nhằm kiểm định kết quả từ mẫu đối với tổng thể. Phần mềm sử dụng là SPSS 20.0
for MacOS.
6. Kết quả và những đóng góp mới của Luận án
6.1. Những kết quả đạt được của luận án:
- Hệ thống hoá và có đóng góp bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về khái niệm,
bản chất, lợi ích của IM.
- Nghiên cứu các mô hình ứng dụng IM trên thế giới làm cơ sở để vận dụng vào quá
trình xây dựng mô hình quy trình hoạt động IM ở VN.
6
- Đã tiến hành thu thập, khảo sát, phân tích và đánh giá có hệ thống về nhận thức, điều
kiện, khả năng ứng dụng và thực trạng ứng dụng của IM ở các DNVVN VN.
- Luận án đã đưa ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm ứng dụng của IM ở các
DNVVN VN.
6.2. Những đóng góp mới của Luận án:
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận và thực tiễn:
- Tổng hợp và xác định được 4 quy trình ứng dụng IM điển hình trên thế giới hiện nay,
bao gồm (1) e-marketing thương mại điện tử; (2) 4S web – marketing; (3) hành vi người
tiêu dùng trên Internet và marketing – mix; (4) mô hình chiến lược IM. Trong đó mỗi
quy trình đã xác định các bước, các công cụ sử dụng, mối quan tâm chủ yếu, đồng thời
phân tích ưu điểm và hạn chế về khả năng triển khai ứng dụng quy trình đó tại Việt
Nam.
- Dựa trên điều tra thực tế, phát hiện được những nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hưởng
đến sự hạn chế trong ứng dụng IM tại đa số các DNVVN VN, bao gồm:
o Hiểu sai lệch hoặc không đầy đủ về bản chất, vai trò, tác dụng, điều kiện ứng dụng và
các công cụ của IM.
o Hạn chế về khả năng tự thực hiện hoạt động IM, cũng như khả năng quản lý trong
trường hợp thuê bên ngoài thực hiện.
o Xu hướng tách rời việc quản lý hoạt động IM ra khỏi chiến lược Marketing và các
hoạt động Marketing trong môi trường thực tế.
- Từ kết quả điều tra, phát hiện rằng DN nào càng hiểu đúng và đủ về IM thì càng ứng
dụng đúng và mang lại kết quả cao hơn, do đó càng sẵn sàng đầu tư cho hoạt động này
và ngược lại.
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
- Quy trình ứng dụng IM phù hợp với đặc thù của các DNVVN và bối cảnh của VN trong
đó có các điểm mới so với các quy trình hiện tại là:
o Ứng dụng sự thấu hiểu về khách hàng và hành vi khách hàng vào tất cả các bước
trong quy trình.
o Phối hợp các bước và công cụ của MKT truyền thống với các bước và công cụ MKT
trên Internet.
o Chiến lược nội dung và quản lý sự hiện diện điện tử.
- Cách thức xây dựng, sắp xếp và khai thác hệ thống thông tin MKT điện tử, trong đó
nhấn mạnh vào 2 nội dung quan trọng: (1) sử dụng Internet để thu thập thông tin về
hành vi KH ở tất cả các điểm tiếp xúc; (2) sử dụng các biện pháp nghiên cứu MKT
trong môi trường Internet.
7. Kết cấu của luận án:
Luận án gồm các phần sau đây
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu lý thuyết về quy trình và cách thức ứng
dụng IM
- Chương 2: Khảo sát thực trạng làm cơ sở đề xuất quy trình IM cho các DNVVN VN
- Chương 3: Đề xuất quy trình ứng dụng IM tại các DNVVN VN
- Phần kết luận
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH VÀ
CÁCH THỨC ỨNG DỤNG INTERNET MARKETING
*****
1.1 Các cách hiểu về Internet Marketing và phạm vi của Internet Marketing
Có nhiều cách gọi và cách hiểu liên quan đến IM đã được giới thiệu trên thế giới, từ những
cách gọi mang nghĩa khá rộng như e-MKT, MKT điện tử, MKT trên mạng Internet hay
MKT trực tuyến, TMĐT, kinh doanh điện tử…cho đến những cách gọi mang nghĩa hẹp
hơn và rất thiển cận như email MKT, quảng cáo và tiếp thị trực tuyến. Cũng như các
cách hiểu sai lầm về MKT tại Việt Nam trong thời gian trước đây, các cách gọi và cách
hiểu như trên đưa đến những cách thức áp dụng khác nhau, dẫn đến hiệu quả và khả
năng ứng dụng hình thức MKT này là rất khác nhau ở các DN.
Từ các cách hiểu này, có thể nhận thấy rằng, trước hết về mặt hình thức thì mặc dù xuất
hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau là IM, MKT điện tử, MKT trực tuyến, MKT kỹ thuật
số (digital MKT)…, nhưng nội dung thì đều đề cập đến việc áp dụng các công nghệ số
có kết nối và trao đổi dữ liệu trên nền Internet để làm MKT, bao gồm máy tính, truyền
hình tương tác, điện thoại, thiết bị số.... Tuy nhiên, như đã đề cập, phạm vi của đề tài
này sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về cạnh chính là Internet, không tập trung vào các nhánh
phát sinh của nó, tức là các thiết bị có kết nối và trao đổi dữ liệu trên nền Internet, hay
nói cách khác sẽ không nghiên cứu về các vấn đề cụ thể như làm MKT qua điện thoại di
động, MKT trên truyền hình tương tác hay MKT dựa trên địa điểm của KH (location
based MKT) như thế nào.
Bản chất và nguyên lý MKT không thay đổi, vẫn là một quá trình quá trình trao đổi
thông tin và hành vi kinh tế, từ việc xác định nhu cầu, lập kế hoạch đến tiến hành và
kiểm tra việc sử dụng các công cụ MKTphù hợp để đưa SP, dịch vụ, ý tưởng đến với
KH/TTr. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt cơ bản:
- Phương thức tiến hành IM khác với MKT trong môi trường thực: về quy trình, công
cụ, nội dung trọng tâm của chiến lược, các nguyên tắc chỉ đạo…
- Các yếu tố thuộc môi trường hoạt động MKT trên Internet được thay đổi, mở rộng
và có những sự thay đổi về khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động IM của DN.
- Thị trường người mua hiện tại và tiềm năng có sự thay đổi do khả năng tiếp cận của
Internet; Phương thức và quy tắc giao dịch với KH cũng có sự th