Đề tài Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thứ nhất, quyền con người là một trong những vấn đề có tính chất vĩnh cửu, nhu cầu nghiên cứu về quyền con người trong TPHS là nhu cầu tự thân và mang tính tất yếu trong thực hiện mục tiêu xây dựng NNPQ với đặc điểm quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng và đề cao. Thứ hai, pháp luật hình sự và TTHS VN và cả hệ thống TPHS thế giới đang có sự mất cân đối lớn giữa địa vị pháp lý của NBH (một trong hai chủ thể chính trong TTHS) với sự quan tâm ghi nhận và bảo vệ quyền của NBH, xét trên cả 3 bình diện: lập pháp, thi hành PLTTHS và phong trào nghiên cứu về NBH, quyền của NBH. Thứ ba, lý luận về quyền của NBH vẫn còn là một vấn đề mới và chưa phát triển. Trên thế giới, nghiên cứu về quyền của NBH mới được chú ý trong lịch sử gần 30 năm trở lại đây. Ở VN, các nghiên cứu về QCN mới được chú ý từ sau Chỉ thị 12 về QCN (1992) và nghiên cứu về NBH mới được chú ý từ năm 2005 (9 năm). Trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền con người trong TPHS vẫn là người bị buộc tội. Thứ tư, NBH có vị trí rất mờ nhạt trong BLTTHS, các qui định về quyền của NBH trong luật thực định VN đang tồn tại nhiều bất cập. Quyền của NBH chưa được hiến pháp thừa nhận, NBH và quyền của họ chỉ được nhắc đến khiêm tốn trong BLTTHS VN với các qui định về quyền và nghĩa vụ của NBH (Đ.51), Lời khai của NBH (Đ.68), khởi tố theo yêu cầu của NBH (Đ.105), sự có mặt của NBH tại phiên tòa (Đ.191) và được nhắc đến không đáng kể trong một số điều luật khác. Thứ năm, thực trạng thực hiện quyền của NBH còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Vị trí, vai trò của NBH chưa được các cơ quan THTT xem là một mắt xích quan trọng của TTHS. Ngay chính NBH cũng không hoặc chưa ý thức được đầy đủ quyền năng tố tụng của mình. Chính vì vậy, nghiên cứu về “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” là hết sức cấp thiết.

docx24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, quyền con người là một trong những vấn đề có tính chất vĩnh cửu, nhu cầu nghiên cứu về quyền con người trong TPHS là nhu cầu tự thân và mang tính tất yếu trong thực hiện mục tiêu xây dựng NNPQ với đặc điểm quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng và đề cao. Thứ hai, pháp luật hình sự và TTHS VN và cả hệ thống TPHS thế giới đang có sự mất cân đối lớn giữa địa vị pháp lý của NBH (một trong hai chủ thể chính trong TTHS) với sự quan tâm ghi nhận và bảo vệ quyền của NBH, xét trên cả 3 bình diện: lập pháp, thi hành PLTTHS và phong trào nghiên cứu về NBH, quyền của NBH. Thứ ba, lý luận về quyền của NBH vẫn còn là một vấn đề mới và chưa phát triển. Trên thế giới, nghiên cứu về quyền của NBH mới được chú ý trong lịch sử gần 30 năm trở lại đây. Ở VN, các nghiên cứu về QCN mới được chú ý từ sau Chỉ thị 12 về QCN (1992) và nghiên cứu về NBH mới được chú ý từ năm 2005 (9 năm). Trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền con người trong TPHS vẫn là người bị buộc tội. Thứ tư, NBH có vị trí rất mờ nhạt trong BLTTHS, các qui định về quyền của NBH trong luật thực định VN đang tồn tại nhiều bất cập. Quyền của NBH chưa được hiến pháp thừa nhận, NBH và quyền của họ chỉ được nhắc đến khiêm tốn trong BLTTHS VN với các qui định về quyền và nghĩa vụ của NBH (Đ.51), Lời khai của NBH (Đ.68), khởi tố theo yêu cầu của NBH (Đ.105), sự có mặt của NBH tại phiên tòa (Đ.191) và được nhắc đến không đáng kể trong một số điều luật khác. Thứ năm, thực trạng thực hiện quyền của NBH còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Vị trí, vai trò của NBH chưa được các cơ quan THTT xem là một mắt xích quan trọng của TTHS. Ngay chính NBH cũng không hoặc chưa ý thức được đầy đủ quyền năng tố tụng của mình. Chính vì vậy, nghiên cứu về “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” là hết sức cấp thiết. 2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp luận Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng là phương pháp luận của khoa học LHS, TTHS và Tội phạm học có thu hút tri thức của Nhân quyền học. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của chuyên ngành Luật HS và luật TTHS, Tội phạm học và tuân thủ cách tiếp cận đa ngành, liên ngành luật học có kết hợp với phương pháp mới: tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án này là xác lập luận cứ khoa học về quyền của NBH trong TTHS, góp phần phát triển và hoàn thiện một chế định quan trọng của pháp luật HS và TTHS: chế định quyền của NBH trong TTHS. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về NBH và quyền của NBH trong TTHS VN. - Khái quát lịch sử phát triển về quyền của NBH trong hệ thống pháp luật TTHS VN (1042 đến 2013) và đưa ra kết luận, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về quyền của NBH. - Khảo sát, đánh giá (định lượng và định tính) về thực trạng thực hiện quyền của NBH ở VN hiện nay (2007 đến 2012). - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của NBH ở VN hiện nay. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài luận án được giới hạn trong phạm vi của chuyên ngành Luật HS và TTHS; NBH được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân con người và cơ quan tổ chức (có pháp nhân hoặc không pháp nhân). Luận án nghiên cứu số liệu thống kê từ năm 2007 đến năm 2012 của TANDTC và nghiên cứu 312 bản án HSST, 91 hồ sơ VAHS của CQĐT và VKS cấp tỉnh. Luận án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc. 3.4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quy luật vận động của khách thể nghiên cứu, chính là bản chất pháp lý của quyền, quyền của NBH trong TTHS Việt Nam. 4. Những điểm mới của luận án 4.1. Điểm mới về quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu - Luận án đã tiếp cận nghiên cứu quyền của NBH bằng một phương pháp mới, đó là phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người. Đây là cách tiếp cận mới với điểm là chỉ rõ được chủ thể mang quyền, chủ thể có nghĩa vụ thực thi quyền và do vậy có ý nghĩa thiết thực trong đánh giá việc bảo đảm thực hiện quyền của NBH trên thực tế. - Không chỉ dừng lại đánh giá thực trạng thực hiện quyền của NBH bằng định tính, chúng tôi đã khảo sát, phân tích số liệu của các hồ sơ VAHS và các bản án STHS và lần đầu tiên công bố kết quả thực hiện quyền của NBH bằng định lượng (tỉ lệ % thực hiện 26 quyền và 2 nghĩa vụ của NBH). 4.2. Điểm mới về một số vấn đề cơ bản của luận án - Thứ nhất, lịch sử hình thành và xu hướng phát triển về quyền của NBH trong hệ thống pháp luật VN (từ 1042 đến 2013) đã được khái quát và mô tả khá rõ nét. Quyền của NBH ở VN đã được đề cập từ khi có “Quốc triều hình luật” (1482). Tuy nhiên phải đến khi Nghị quyết 49/NQ-BCT ra đời (2005) thì vấn đề này mới được quan tâm thúc đẩy. Các thành quả gồm: Bộ luật TTHS 2003, BLHS 2010, Luật phòng, chống mua bán người và một số văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, VN chưa có cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền của NBH. Mức độ ghi nhận và bảo vệ quyền của NBH ở VN hiện nay là chưa đầy đủ và chưa xứng tầm. - Thứ hai, luận án đã tìm hiểu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận về NBH và quyền của NBH trong TTHSVN, đưa ra định nghĩa tương đối toàn diện về NBH và quyền của NBH, đặc điểm NBH, phân loại NBH và giải thích rõ về chủ thể của quyền, nghĩa vụ thực thi quyền, cơ chế thực hiện quyền. Các công trình ở VN hầu hết chỉ phân loại quyền của NBH dựa theo qui định tại Đ.51, BLTTHS 2003 (bao gồm 14 quyền cụ thể). Tuy nhiên, dựa vào phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, NBH trong TTHSVN được ghi nhận và bảo đảm 26 quyền và 2 nghĩa vụ, được chia làm 8 nhóm. - Thứ ba, thông qua số liệu phong phú, có độ tin cậy cao từ việc nghiên cứu thực tế và khảo sát (định lượng và định tính) về thực trạng thực hiện quyền của người bị hại ở VN hiện nay (từ 2007 đến 2012), Luận án đã khái quát một bức tranh khá cụ thể và toàn cảnh về thực trạng thực hiện quyền của người bị hại trong phạm vi toàn quốc - Thứ tư, luận án đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của NBH, bao gồm cả nhóm giải pháp trước mắt và nhóm giải pháp bền vững cùng với các chỉ dẫn thực hiện quyền mang tính thực hành dành cho NBH. Có thể xem đây là đóng góp mới và mang tính tiên phong của luận án khi hướng vào những giải pháp mang tính ứng dụng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Về mặt khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung lý luận về quyền con người trong TPHS, phát triển lý luận về quyền của NBH trong TTHS và xây dựng, hoàn thiện chế định quyền của NBH trong TTHS. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án có thể sử dụng cho các cơ quan lập pháp xem xét, là nguồn tham khảo đối với việc sửa đổi, bổ sung BLHS 1999 và BLTTHS 2003. Các cơ quan THTT, và chính NBH, luật sư của NBH có thể dùng luận án (đặc biệt là phần chương 4, mục 4.2.1.3) như là một tài liệu hướng dẫn thực hành trong thực hiện và bảo đảm quyền dành cho NBH. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, và 2 phụ lục, luận án gồm 04 chương. Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu về quyền con người đã và đang là một chủ đề nghiên cứu được quan tâm. Tuy nhiên, quyền của NBH mới được thế giới đề cập và quan tâm nghiên cứu với lịch sử gần 30 năm trở lại đây tính từ mốc lịch sử năm 1982 lần đầu tiên trên thế giới quyền của NBH được hiến định (tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã đề xuất bổ sung quyền của NBH vào chương 6 của Hiến pháp Hoà Kỳ năm 1982). Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về quyền của NBH đã được chúng tôi giới thiệu và sắp xếp các công trình gắn với phong trào nghiên cứu về quyền của NBH và gắn với các mô hình TTHS điển hình ở một số quốc gia. Cụ thể, đại diện cho Châu Mỹ (gồm Mỹ và Canada), Châu Âu (gồm Phần Lan, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan), Châu Úc (gồm Australia và NewZealand) và Châu Á (đại diện là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc (Hồng Kông và Đài Loan). Các kết quả nghiên cứu tổng quan này là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng làm nền tảng lý luận và cơ sở so sánh để tác giả có thể nghiên cứu về quyền của NBH trong TTHSVN. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở VN Ở VN trong nhiều thập kỷ đương đại và cho đến thời điểm hiện nay, NBH, quyền của NBH trong TTHS rất ít được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến quyền con người nói chung và quyền con người trong TTHS nói riêng. Đây chính là cơ sở để tác giả nghiên cứu kế thừa và phát triển lý luận về quyền của NBH trong TTHS. Luận án đã tổng quan tình hình nghiên cứu về quyền của NBH ở VN theo 3 nhóm: (1) Các công trình nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền con người nói chung (7 giáo trình, sách chuyên khảo); (2) Các công trình nghiên cứu về bảo vệ quyền con người trong TPHS (gồm 8 chuyên khảo); (3) Các công trình nghiên cứu trực tiếp về NBH và quyền của NBH trong TTHS (gồm 2 Luận án, sách chuyên khảo và 20 bài báo khoa học). 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 1.3.1 Về những ưu điểm, những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển - Các công trình nghiên cứu (đặc biệt là ở nước ngoài) đã đề cập và phân tích cơ sở lý luận của việc bảo đảm quyền con người trong TTHS, trước hết là xuất phát từ mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân và những bảo đảm quyền con người trong các quan hệ phát sinh trong TTHS. Đây là cơ sở lý luận mang tính tiền đề để tác giả luận án tiếp tục đi sâu phân tích cơ sở lý luận về quyền của NBH trong TTHS và các biện pháp mang tính xuất phát điểm về mặt lý luận nhằm bảo đảm quyền của NBH trong TTHSVN. - Các công trình nghiên cứu nước ngoài và ở VN đã cung cấp cho tác giả một cái nhìn toàn diện và đa chiều về khái niệm NBH. Tổng quan cho thấy, các nhà nghiên cứu ở VN cũng như thế giới đã khá thống nhất quan điểm về thiệt hại: thiệt hại phải là trực tiếp, về nguồn gốc thiệt hại phải do tội phạm hoặc do hành vi phạm tội gây ra. Bên cạnh đó lại tồn tại sự khác biệt rất lớn, thậm chí là đối lập trong quan niệm về chủ thể (NBH chỉ có thể là cá nhân hay có thể là cá nhân hoặc tổ chức?) và quan niệm về hình thức, thủ tục pháp lý để xác định NBH/ nạn nhân của tội phạm. - Mặc dù các nước với các hệ thống pháp luật khác nhau tiếp cận khái niệm NBH dưới các góc độ khác nhau nhưng tổng quan các tài liệu này cho phép tác giả có cơ sở khái quát khái niệm NBH trong TTHS một cách đa chiều và có tính so sánh, đối chiếu. (phản ánh trong chương 2, mục 2.1). - Một trong những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng đối với Luận án là đã khái quát được một cách khá đầy đủ thực trạng pháp luật quốc tế về quyền của NBH, từ đó giúp tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh với thực trạng pháp luật VN về quyền của NBH và có thể luận giải đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật VN. - Các công trình nghiên cứu ở VN cũng đã bước đầu tiếp cận và phân tích một số quyền cơ bản của NBH trong TTHSVN dưới góc độ luật thực định. Các phân tích này tiếp tục được tác giả luận án đánh giá, bình luận và từ đó đưa ra nhận định riêng của mình về khái niệm quyền của NBH cũng như phân tích các quyền của NBH trong TTHSVN với cách tiếp cận mới. 1.3.2 Về những vấn đề còn chưa được giải quyết thấu đáo hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu - Khái niệm NBH, quyền của NBH, mặc dù có được đề cập nghiên cứu ở VN nhưng chưa giải quyết được thấu đáo về nội hàm cũng như các đặc điểm của NBH. - Khái niệm NBH trong TTHSVN, khái niệm quyền của NBH trong TTHSVN chưa được đề cập nghiên cứu. - Vị trí, vai trò của NBH trong hệ thống TPHS (thế giới và VN) cần được so sánh, phân tích và luận giải vì sao có sự khác biệt. - Thực trạng bảo vệ quyền của NBH trong các hoạt động TTHS ở VN hiện nay (định tính và định lượng)? nhận thức về quyền của NBH? thực tế việc sử dụng quyền của NBH? vai trò của NBH trong giải quyết VAHS?… vẫn là những vấn đề còn bỏ ngỏ. - Các cơ chế bảo đảm quyền của NBH ở VN chưa được đề cập nghiên cứu ở mức độ cần thiết. - Các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của NBH phù hợp với tình hình của VN hiện nay và hướng phát triển đến năm 2030 chưa được đề cập. 1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Cơ sở lý thuyết Luận án sử dụng Học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; các quan điểm về “Công tác nhân quyền trong tình hình mới” theo Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí Thư. 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu 1.4.2.1. Kế thừa và sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của LHS và TTHS, tuân thủ cách tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học. 1.4.2.2. Sử dụng phương pháp mới: tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền Ngoài các phương pháp nghiên cứu truyền thống nói trên, luận án còn sử dụng phương pháp tiếp cận mới: Phương pháp tiếp cận nghiên cứu dựa trên quyền con người (tiếp cận dựa trên quyền). Kết luận chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy quyền của NBH trong TTHS đến nay còn là một vấn đề mới và chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Ở ngoài nước, phong trào này mới được khởi xướng và phát triển từ năm 1982 (hơn 30 năm). Ở VN, các nghiên cứu về quyền con người nói chung mới được chú ý từ năm 1992 (sau Chỉ thị 12 về QCN) và các nghiên cứu về NBH và quyền của NBH mới được chú ý từ năm 2005 (9 năm) chủ yếu dưới dạng bài báo khoa học. Đến nay, chỉ có 02 công trình, gồm “Người bị thiệt hại do tội phạm gây ra trong TTHSVN” (2013, luận án, Lê Nguyên Thanh) và “Nạn nhân của tội phạm” (2011, sách chuyên khảo, Trần Hữu Tráng) là nghiên cứu khá trực tiếp về NBH. Tuy nhiên các công trình này lại chỉ chủ yếu phân tích về vai trò và quyền của NBH (lý luận và luật thực định) mà chưa phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các quyền của NBH (định tính và định lượng). Đây cũng chính là những nội dung chính đang bị “bỏ trống” trong nghiên cứu về quyền con người trong TPHS, cũng chính là những nội dung chính mà luận án sẽ tập trung xem xét, luận giải và làm sáng tỏ về cả lý luận và thực tiễn. Để giải quyết các vấn đề đó, ngoài các phương pháp nghiên cứu và tiếp cận truyền thống, luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu mới: tiếp cận dựa trên quyền. Các ứng dụng về phương pháp mới này gợi mở một hướng tiếp cận mới về NBH và quyền NBH trong TTHS. Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Lý luận chung về người bị hại 2.1.1 Khái niệm người bị hại 2.1.1.1. Tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ, NBH được hiểu là người bị thiệt hại do sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động nào khác. Theo cách hiểu này, khái niệm NBH được hiểu theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với khái niệm nạn nhân, và dùng để chỉ cả cá nhân (con người) và tổ chức – những đối tượng phải gánh chịu thiệt hại từ bên ngoài đưa đến. 2.1.1.2. Tiếp cận dưới góc độ luật học so sánh, cho thấy, pháp luật của các nước không có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ NBH. Các nước theo hệ thống luật Common Law sử dụng thuật ngữ “nạn nhân” (victims), hệ thống pháp luật của các nước thuộc hệ thống luật Civil Law dùng thuật ngữ “NBH”, “người tố cáo” [67]. Ngoài ra, NBH còn được gọi là “bị hại”, “người bị thiệt hại”, “nạn nhân” hoặc thậm chí là “dân sự nguyên cáo” (NBH trong tố tụng dân sựCần viết dài hơn (khoảng 1tr) ). 2.1.1.3. Tiếp cận dưới góc độ luật hình sự và luật TTHS (truyền thống) a) Thời kỳ trước 1945 NBH lần đầu tiên được ghi nhận trong Quốc triều hình luật (1428) và được gọi là người được bồi thường. NBH còn được gọi là người khống tố (người làm đơn tố giác) hoặc người cáo giáo (tố cáo bằng miệng) (Đ.9, Đ.39, BLTTHS Bắc kỳ 1884 – 1945). b) Từ 1945 đến nay Khái niệm“NBH” lần đầu tiên được quy định trong Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TAND tối cao. Tiếp đó, BLTTHS năm 1988 đã ghi nhận khái niệm pháp lý về NBH tại K.1 Đ.39. Luật Phòng chống mua bán người ra đời năm 2011 là một bước tiến trong lịch sử lập pháp bảo đảm quyền của NBH trong TTHS, đã đưa ra định nghĩa về nạn nhân của mua bán người tại K4, Đ2. Như vậy, dưới góc độ Luật HS và luật TTHS (truyền thống), khái niệm NBH được sử dụng phổ biến: “NBH là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra”. Trường hợp bị thiệt hại do vi phạm hành chính hoặc vi phạm pháp luật dân sự gây ra thì thông thường không gọi là “NBH” mà dùng khái niệm “người bị thiệt hại”. 2.1.1.4. Tiếp cận dựa trên quyền. NBH không chỉ là người bị tội phạm gây thiệt hại. NBH còn là một chủ thể của quan hệ pháp luật HS, quan hệ pháp luật TTHS. Hơn nữa, NBH còn là chủ thể của quyền con người trong TPHS. Khái niệm NBH vì vậy không chỉ là khái niệm mang tính định nghĩa về mặt nội dung: “khi nào thì một người/ tổ chức trở thành NBH” (NBH là ai?) mà khái niệm NBH (theo cách tiếp cận dựa trên quyền) phải luôn gắn liền với quyền và nghĩa vụ pháp lý của NBH (NBH có quyền và nghĩa vụ gì?). Chúng tôi cho rằng khái niệm NBH theo cách tiếp cận dựa trên quyền: “NBH là thể nhân hoặc pháp nhân bị tội phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản và có các quyền, nghĩa vụ pháp lý được bảo đảm thực hiện theo qui định của luật hình sự và luật TTHS VN”. 2.1.2. Đặc điểm của người bị hại 2.1.2.1. Đặc điểm về chủ thể Chủ thể của NBH bao gồm cả cá nhân và pháp nhân. Ngoài ra, luận án còn đề cập tới xu hướng hiện nay nên mở rộng nội hàm của khái niệm NBH bao gồm cả loại “nạn nhân trừu tượng”, gồm cả nhóm người, một cộng đồng hay một tôn giáo, một sắc tộc. (ví dụ như tội khủng bố (NBH có thể là 1 nhóm người, 1 sắc tộc), tội đàn áp tôn giáo (NBH có thể là 1 nhóm người hoặc 1 tôn giáo), tội chia rẽ chủng tộc (NBH có thể là một cộng đồng người), tội diệt chủng (NBH có thể là một tộc người).v.v... 2.1.2.2. Đặc điểm về thiệt hại NBH bị tội phạm xâm phạm đến thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác. Mặc dù BLTTHS không qui định rõ nhưng cần khẳng định thiệt hại ở đây là thiệt hại trực tiếp. 2.1.2.3. Đặc điểm về nguồn gốc của thiệt hại Sự thiệt hại này phải do chính hành vi phạm tội của người phạm tội trực tiếp gây ra cho NBH và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi phạm tội, thiệt hại là kết quả của hành động “gây thiệt hại” hoặc kết quả của hành động “đe dọa gây ra thiệt hại”. 2.1.2.4. Đặc điểm về hình thức pháp lý NBH cần được công nhận bằng một hình thức pháp lý phù hợp, theo chúng tôi, hình thức phù hợp nhất là: “Quyết định công nhận NBH”. Tuy nhiên, ở VN hiện nay NBH chỉ được “gián tiếp” thừa nhận thông qua: Biên bản ghi lời khai, giấy triệu tập, biên bản đối chất (giai đoạn khởi tố, điều tra); Cáo trạng, Quyết định truy tố hoặc Danh sách những người cần triệu tập tham gia phiên tòa (giai đoạn truy tố); Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Giấy triệu tập tham gia phiên tòa hoặc Bản án (giai đoạn xét xử) 2.1.3. Phân loại người bị hại 2.1.3.1. Căn cứ vào yếu tố chủ thể. Phân loại thành NBH là cá nhân và NBH là pháp nhân. 2.1.3.2. Căn cứ vào độ tuổi và sự phát triển về nhận thức. Phân chia thành hai nhóm: nhóm NBH là người đã thành niên, có năng lực TNHS và nhóm NBH là người chưa thành niên, NBH có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Kết quả khảo sát phản ánh: mỗi năm trung bình VN có 1.600-1.800 vụ được phát hiện có NBH là trẻ em, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57, 46%), tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm tới 13, 2%. 2.1.3.3. Căn cứ vào cơ chế tác động của hành vi phạm tội đến NBH Phân loại NBH thành 3 nhóm: NBH trực tiếp, NBH gián tiếp và nhóm NBH mở rộng. 2.1.3.4. Căn cứ vào quyền năng tố tụng của NBH Đây là phương pháp tiếp cận mới, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền (lấy tiêu chí các quyền của NBH làm thước đo, làm cơ sở để xác định tiêu chí phân loại). Có
Luận văn liên quan