Đề tài Quyết định liên quan đến sáng chế của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (PCT)

Hơn mươi năm nay, Chính phủ Lào đã chủ trương đứng ra bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu trí tuệ thông qua việc áp dụng công cụ như ban hành pháp luật về sở hữu trí tuệ áp dụng trong nước và hợp tác với bên ngoài thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, thỏa ước quốc tế để ngăn chặn những bất lợi có thể xảy ra trong việc xâm phạm quyền sở hữu của nhau giữa các chủ thể trên thị trường cả trong và ngoài nước. Kể từ tháng 1 năm 1995, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (viết tắt: CHDCND Lào) đã trở thành một thành viên của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (The World Intellectual Property Organization_WIPO). Đây được coi là một thể hiện của Chính phủ Lào nhằm bảo vệ quyền lợi liên quan đến sở hữu trí tuệ cho người dân Lào trên trường quốc tế. Sang đến tháng 10 năm 1998, Nước CHDCND Lào đã tham gia vào một công ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, đó là Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (The Paris Convention for Protection of Industrial Property). Và đến tháng 6 năm 2006, nước CHDCND Lào đã tham gia vào Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (The Patent Cooperation Treaty). Văn bản pháp luật có hiệu lực trong nước hiện này là Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007. Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế mà Lào đã là thành viên có quy định nhiều liên quan đến vấn đề sáng chế.

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quyết định liên quan đến sáng chế của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (PCT), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài 4: Quyết định liên quan đến sáng chế của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (PCT). Hơn mươi năm nay, Chính phủ Lào đã chủ trương đứng ra bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu trí tuệ thông qua việc áp dụng công cụ như ban hành pháp luật về sở hữu trí tuệ áp dụng trong nước và hợp tác với bên ngoài thông qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế, thỏa ước quốc tế để ngăn chặn những bất lợi có thể xảy ra trong việc xâm phạm quyền sở hữu của nhau giữa các chủ thể trên thị trường cả trong và ngoài nước. Kể từ tháng 1 năm 1995, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (viết tắt: CHDCND Lào) đã trở thành một thành viên của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (The World Intellectual Property Organization_WIPO). Đây được coi là một thể hiện của Chính phủ Lào nhằm bảo vệ quyền lợi liên quan đến sở hữu trí tuệ cho người dân Lào trên trường quốc tế. Sang đến tháng 10 năm 1998, Nước CHDCND Lào đã tham gia vào một công ước quốc tế liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ, đó là Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (The Paris Convention for Protection of Industrial Property). Và đến tháng 6 năm 2006, nước CHDCND Lào đã tham gia vào Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế (The Patent Cooperation Treaty). Văn bản pháp luật có hiệu lực trong nước hiện này là Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007. Theo Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế mà Lào đã là thành viên có quy định nhiều liên quan đến vấn đề sáng chế. So sánh các quy định liên quan đến sáng chế giữa Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế. Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 có đề cập đến “Sáng Chế”, là một nội dụng nằm trong quy định về sở hữu công nghiệp. Tại Phần II, nhóm I, Điều 13 chỉ quy định về điều kiện được cấp bằng sang chế như: Phải là sự sáng tạo, tức là chưa bao giờ có sự sáng tạo này xuất hiện, chưa bao giờ được công khai cho xã hội biết đến thông qua mạng quảng cáo hoặc thông qua việc sử dụng sáng chế này cả trong lãnh thổ nước Lào hoặc ở nước ngoài trước khi đăng ký hoặc ngày ưu tiên đăng ký sáng chế. Sáng chế phải có trình tự, tức là có mỗi quan hệ với sáng chế trước đây và có chuyên gia lĩnh vực liên quan hiểu biết rõ ràng. Có thể áp dụng trong quá trình sản xuất, tức là sáng chế này có thể đưa vào sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tay nghề, lâm sản, dịch vụ và các lĩnh vực khác nhằm đạt được lợi ích. Như vậy, để đạt được bằng sáng chế thì ít nhất cũng phải có đủ cả ba điều kiện trên do pháp luật quy định. Một điểm đáng lưu ý là, theo Luật sở hữu trí tuệ có quy định thêm về “tiểu sáng chế”. Điều kiện để đạt được tiểu sáng chế không khác gì với điều kiện đạt được sáng chế, nhưng đối với sáng chế nào có trình độ kỹ thuật thấp thì sẽ được xếp vào loại tiểu sáng chế. Còn thời hạn bảo hộ đối với sáng chế theo quy định là hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký và chủ sáng chế có nghĩa vụ phải trả lệ phí trước từng năm để được bảo hộ sáng chế. Riêng đối với tiểu sáng chế thì có thời hạn bảo hộ là mười năm và được tiếp tục kéo dài thời hạn bảo hộ một lần không quá hai năm, giống trường hợp của sáng chế, chủ tiểu sáng chế có nghĩa vụ trả lệ phí trước từng năm để được bảo hộ tiểu sáng chế. Qua hai quy định trên thấy được Luật Sở Hữu Trí Tuệ Lào năm 2007 không quy định nhiều liên quan đến vấn đề sáng chế. Do Lào đã là thành viên Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế, cho nên quy chế do Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế quy định cũng có thể áp dụng đối với sự sáng chế đăng ký tại Lào. Đối với Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế lại quy định rất cụ thể và chi tiết liên quan đến sáng chế. Quy định từ bắt đầu đăng ký, tờ khai xin bảo hộ, các cơ quan văn phòng quốc tế nhận đơn, việc tra cứu, hoàn thành thủ tục và công bố quốc tế và hiệu lực của công bố quốc tế, vấn đề bí mật trong đơn quốc tế. Một điểm cần phải nhắc đến ở đây là, do sáng chế là một nội dung quan trọng của sở hữu công nghiệp, cho nên mới có mỗi quan hệ giữa Công Ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế. Ngày trong quy định của Hiệp Ước Hợp Tác Sáng Chế có đề cập nhiều đến Công ước Paris như: bất kỳ Nước thành viên nào của Hiệp hội quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia vào Hiệp ước này bằng cách ký kết và nôp chứng thư phê chuẩn hoặc nộp lưu văn bản gia nhập và sau đó Tổng giám đốc Hiệp ước hợp tác sáng chế sẽ thông báo cho Chính phủ của tất cả các nước tham gia Công ước Paris biết đến. Ngoài ra đối với việc yêu cầu quyền ưu tiên của Hiệp ước hợp tác sáng chế cung có dẫn chiếu đến Điều 4 của Định ước Stockholm của Công ước Paris. Liên hệ trường hợpthực tế liên quan đến đăng ký sáng chế các quốc gia khu vực ASEAN. Một doanh nghiệp khá nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và phân phối chất dinh dưỡng, khám bệnh, tăng giảm cân và vấn đề liên khác liên quan đế sức khỏe, đây là công ty Agel Laos. Hiện nay, công ty không chỉ hoạt động kinh doanh trong thị trường Lào mà còn kinh doanh tại các thị trường khác trên thế giới. Sau khi doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm mới, có tính mới và đặc biệt hơn so với sản phẩm cùng loại đã và đang được mua bán trên thị trường. vấn đề hàng đầu doanh nghiệp phải nghĩ đến là việc bắt chước của người khác về tính chất sáng chế do bên mình đã sáng tạo ra, khiến cho doanh nghiệp phải bảo hộ sáng chế qua mình thông qua việc đăng ký sáng chế qua đó có thể bảo hộ sáng chế của mình bằng hiệu lực của pháp luật và hiệp ước quốc tế có quy định liên quan đến vấn đề sáng chế. Cụ thể hơn, công ty Agel Laos đã đăng ký bảo hộ sáng chế của mình (thực chất là tiểu sáng chế) trong thời gian mười năm. Bên cạnh hiệu lực của pháp luật, công ty không lo sợ rằng sản phẩm mình sẽ phải bị người khác bắt chước để đi đăng ký và lạm dụng tính sáng chế của mình để kiếm lời. Bên cạnh đó, nếu như có chủ thể khác mong muốn sử dụng sáng chế của công ty để hoạt động kinh doanh hợp pháp, họ có thể đề nghị mua sáng chế này từ phía công ty, và lúc đó bên công ty cũng có thể thu được lợi trong việc bán sáng chế này cho người khác, còn người mua cũng có thể hoạt động kinh doanh sản phẩm này một cách bình thương do không trái pháp luật. Giống với trường hợp của Trung Quốc sản xuất máy bay cho Hãng hàng không Lào( Lao Airline). Chiếc máy bay MA-60 do nhà sản xuất Xian của Trung Quốc sản xuất cho Hãng hàng không Lào nhìn rất giống loại máy bay Antonov AN-24 của Nước Nga, tức là loại máy bay Antonov AN-24 là do Nước Nga sáng tạo ra và đăng ký sáng chế. Sau đó, Trung Quốc mua lại sáng chế về máy bay để tự sản xuất ra loại máy bay MA-60 (gần giống với loại Antonov An -24). Và chiếc máy bay MA-60 này được Hãng hàng không Lào đăng ký với mã RDPL-34169. Hiện tại, chiếc máy bay mã RDPL-34169 đang được Hãng hàng không Lào sử hữu và sử dụng cho các chuyến bay được xuất phát từ sân bay Luang Pha Bang tại Lào. Hình: Máy bay MA60 (bên trái) và Antonov AN-24 (bên phải). Nhìn hình hai chiếc máy bay trên là rất giống nhau, nhưng thực chất cấu trúc, kỹ thuật và hình dáng bề ngoài bắt nguồn được sáng tạo ra từ nước Nga. Sau đó, Trung Quốc mới mua lại sự sáng chế này từ phía Nga đề tự sản xuất cho mình. Riêng trong năm 2009, tổng số đơn đăng ký sáng chế trong khu vự ASEAN có đến hơn 30000 và chỉ có hơn 14000 đã hoàn thiện thủ tục đăng ký và được chấp nhận và bảo hộ sáng chế. Như vậy, nếu xét theo số tương đối thì việc đăng ký sáng chế tại khu vực ASEAN năm 2009 đạt được thành công 47,76%. Vậy thì còn tới hơn 50% các đơn đăng ký chưa hoàn thiện xong và được chấp nhận bảo hộ trong năm 2009. Bảng: số lượng đăng ký sáng chế và được chấp nhận tại các nước ASEAN năm 2009. Nation Applications Registration Brunei Darussalam 42 42 Cambodia 26 0 Indonesia 4518 2384 Laos PDR 18 0 Myanmar 0 0 Malaysia 5676 3428 Philippines 2997 1697 Singapore 8736 5609 Thailand 5857 846 Vietnam 2890 706 ASEAN (total) 30760 14694 Nguồn: Thống kê AMSs và ASEC. Theo thống kê năm 2009, tại nước CHDCND Lào đã nhận được 18 đơn đăng ký sáng chế nhưng chưa được chấp nhận, có thể là do đang trong quá trình tra cứu hoặc còn thiếu sót trong thủ tục đăng ký. Dưới đây là bảng thống kê số lượng đăng ký và số lượng được chấp nhận của năm 2009 đối với các quốc gia khu vực ASEAN. Nhìn chung cả khu vực ASEAN, quốc gia đứng thứ nhất cả về số lượng nộp đơn đăng ký sáng chế và số lượng đã được chấp nhận là một sáng chế chính là nước Singapore. Còn Việt Nam thì đứng thứ sau trong khu vực. Quốc gia đứng sau cùng trong khu vực về số lượng đăng ký sáng chế là nước Myanmar, theo thống kê quốc gia này chưa có một đơn đăng ký sáng chế. Kiến nghị. Nhằm tăng cường sự sáng tạo được tạo nên từ người dân, cần phải có kế hoạch thúc đẩy sự bảo hộ từ phía chính phủ và các tổ chức quốc tế. Còn đối với người dân cũng nên phải tìm hiểu thông tin cần thiết để đảm bảo được lợi ích của mình do sản phẩm sáng tạo ra. Sau đây là các biên pháp đối với người dân, chính phủ và tổ chức quốc tế. 𝖋. Giải pháp đối với chủ sáng chế. Thông thường, người dân cũng như tổ chức sáng tạo ra sản phẩm trước và sau đó mới nghĩ đến làm sao để có thể bảo hộ sản phẩm sáng chế của mình trước sự lạm dụng của người khác. Vì hành vi lạm dụng sự sáng tạo đó sẽ làm giảm quyền lợi mình đáng được hưởng, đồng thời tăng thêm ích lợi cho bên kia. Nhằm bảo hộ được sự sáng tạo đó, chủ sáng tạo (cá nhân hoặc tổ chức) nên tìm hiểu kỹ càng liên quan đến luật pháp trong nước, công ước bảo hộ của các tổ chức quốc tế, qua đó mới biệt được bằng cách nào để có thể thực hiện đăng ký bảo hộ sáng chế cho sản phẩm mình. Một khi xảy ra tranh chấp hoặc phát hiện có chủ thể khác đã vi phạm theo quy định luật pháp cũng như quy chế do các công ước quốc tế liên quan quy định, thì mình có thê dựa vào đó để cấm đoán hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến chủ sáng chế, còn bên vi phạm có thể trả giá bằng cách bị phạt, bồi thường thiệt hại hoặc bằng cách khác theo quy định. Ví dụ như trường hợp máy bay nêu ở trên, nếu như Nga sáng tạo ra loại máy bay Antonov AN-24 nhưng lại không chủ động hoặc nhanh chóng đăng ký sáng chế, đến khi Trung Quốc tự sản xuất ra máy bay MA60 (có thể là do bắt chước hoặc ngẫu nhiên Trung Quốc tự sáng tạo MA60 rất giống với Antonov AN-24) thì lúc này nước Nga sẽ có quyền đòi bổi thường hoặc phạt bên Trung Quốc được. Ngược lại, thực tế nước Nga bán sáng chế cho Trung Quốc cũng thu được một khoản tiền, đó chính là lợi ích đáng lẽ được hưởng do nước Nga đã đăng ký bảo hộ sáng chế. 𝖋. Giải pháp đối với chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế. Bao nhiêu năm nay, đã xuất hiện khá nhiều các liên minh, tổ chức quốc tế đứng ra bảo hộ sở hữu trí tuệ và được các quốc gia ủng hộ, tham gia. Một khi quốc gia nào trở thành thành viên của tổ chức quốc tế, lúc đó quốc gia đó đương nhiên đã có luật sở hữu trí tuệ trong nước và được bảo hộ sở hữu trí tuệ thêm thông qua các quy chế đã thông nhất do tổ chức ban hành sử dụng. Một quốc gia nào có xuất hiện nhiều sáng tạo từ nhân dân sẽ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Vì sản phẩm được sáng tạo ra có tính mới và có thể sử dụng vào cuộc sống hàng ngày, cho nên nếu càng có nhiều sản phẩm được sáng tạo ra thì xã hội càng được hưởng nhiều lợi ích. Thực tế, có thể có rất nhiều cá nhân có đầu óc sáng tạo nhưng có thể không chủ động sáng tạo sản phẩm mới, còn hạn chế về cơ hội hoặc tài chính. Để tạo phong trao, tăng cường sản phẩm có tính mới. Chính phủ nên có cơ quan quản lý riêng về lĩnh vực này; thường xuyên tạo cơ hội cho người luôn có đầu óc sáng tạo; có phần thưởng đối với sản phẩm sáng tạo ra hoặc tạo sân chơi cho những người dân có đầu óc sáng tạo thông qua việc lập chương trình thi đấu sản phẩm sáng tạo. Các cơ quan liên quan đến sở hữu trí tuệ, cụ thể là việc bảo hộ sáng chế cần phải có chương trình phổ biến cách thức bảo hộ đăng ký và bảo hộ sáng chế cho nhân dân, lợi ích sẽ được đảm bảo đối với chủ sáng chế và khuyến cáo về nguy cơ có thể gặp phải từ việc lạm dụng sáng chế nếu không đăng ký và bảo hộ sáng chế. Cả cá nhân và tổ chức cần phải chủ động tìm hiểu pháp luật, công ước liên quan nhằm đăng ký và bảo hộ cho sáng chế của mình. Còn phí cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cũng phải tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký bảo hộ sáng chế, phổ biến thông tin cho người dân hoặc tổ chức biết đến, qua đó mới giảm thiểu khó khăn đối với việc đăng ký và kích thích tính sáng tạo của còn người cho phát triển và mở rộng hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Luật Sở hữu trí tuệ Lào năm 2007. Hiệp ước hợp tác sáng chế (Hiệp ước PCT). Tài liệu qua các trang web:
Luận văn liên quan