Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường đổi mới, chuyển đổi sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể. Trong mấy năm gần đây nền
kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam
đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001
đạt 15 tỷ USD, năm 2002 đạt 16,7 tỷ USD chiếm khoảng 50% GDP của cả nước.
Và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là một định hướng phát triển chiến lược
của chúng ta.
Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá khu
vựchoá, hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cũng hình
thành các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới. Trong
kỷ nguyên này, thế giới sẽ là một thị trường thống nhất, mà chủ thể kinh tế là các
khối mậu dịch tựdo, đơn vị kinh tế chủ yếu chi phối thị trường là các tập đoàn đa
quốc gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra gay gắt trên quy mô toàn cầu. Các quốc
gia sẽ không thể phát triển tốt và sẽ bị tụt hậu nếu đứng ngoài cuộc.
Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế
giớivà khu vực. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và đang
trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO.
102 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3041 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp Việt Nam vượt rào cản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC
CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN
VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Bùi Thị Lý
Sinh viên thực hiện : Đào Thị Thu Hương
Lớp : Anh 10 – K38
Hà Nội, năm 2003
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI .............. 8
I. Rào cản kỹ thuật trong thương mại .....................................................8
1. Khái niệm và các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại........8
1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì? .............................................8
1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thuương mại quốc tế ............9
1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm..........................................10
1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng .................. 12
1.2.3. Tiêu chuẩn về môi trường ............................................................................14
2. Quy định của WTO về rào cản kỹ thuật trong thương mại ....................17
2.1. Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại của WTO...................17
2.2. Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động vật của WTO ...20
II. Các hệ thống quản lý chất lượng thường được sử
dụng trên thế giới ...............................................................................22
1. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 .................................................22
2. Hệ thống quản trị môi trường ISO 14000 ..............................................24
3. Hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM)........................................27
4. Hệ thống HACCP .................................................................................28
III. Tác động của rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế .............30
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG
MẠI Ở MỘT SỐ NƯỚC CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN ............................ 35
I. Liên minh châu Âu – EU.....................................................................35
1. Khái quát chung về thị trường EU.........................................................35
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường EU....36
II. Mỹ ........................................................................................................46
1. Khái quát chung về thị trường Mỹ.........................................................46
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ....47
III. Nhật Bản .............................................................................................54
1. Khái quát về thị trường Nhật Bản..........................................................54
2. Một số quy định kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu vào thị trường Nhật .56
IV. Rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp
phát triển khác .....................................................................................62
1. Canada ..................................................................................................62
2. Australia................................................................................................64
3. Hàn Quốc..............................................................................................67
CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP GIÚP VIỆT NAM VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT
TRONG THƯƠNG MẠI.............................................................................. 72
I. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trước rào cản kỹ thuật từ
các nước công nghiệp phát triển..........................................................72
1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ 1986 đến nay..............................72
2. Những thách thức đối với xuất khẩu của Việt Nam trước rào cản
kỹ thuật từ các nước công nghiệp phát triển ...........................................74
II. Các giải pháp giúp Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật
trong thương mại .................................................................................79
1. Các giải pháp cấp Nhà nước..................................................................79
1.1. Ký kết các hiệp định song phương và đa phương về rào cản
kỹ thuật trong thương mại ......................................................................80
1.2. Tuyên tryền giới thiệu cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật
của các nước...........................................................................................82
1.3. Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về chất lượng và kỹ
thuật cho các doanh nghiệp.....................................................................84
1.4. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm và thành
lập các cơ quan kiểm tra chất lượng đối với hàng xuất khẩu ..................85
2. Các giải pháp ở cấp độ doanh nghiệp ........................................................88
2.1. Nâng cao nhận thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại ....................88
2.2. Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ............................................89
2.3. Gắn “nhãn sinh thái” cho hàng hoá ......................................................91
2.4. Đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật để
nâng cao chất lượng sản phẩm................................................................92
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đường đổi mới, chuyển đổi sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể. Trong mấy năm gần đây nền
kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam
đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2001
đạt 15 tỷ USD, năm 2002 đạt 16,7 tỷ USD chiếm khoảng 50% GDP của cả nước.
Và trong những năm tới, xuất khẩu vẫn là một định hướng phát triển chiến lược
của chúng ta.
Nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá khu
vực hoá, hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới cũng hình
thành các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới. Trong
kỷ nguyên này, thế giới sẽ là một thị trường thống nhất, mà chủ thể kinh tế là các
khối mậu dịch tự do, đơn vị kinh tế chủ yếu chi phối thị trường là các tập đoàn đa
quốc gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn ra gay gắt trên quy mô toàn cầu. Các quốc
gia sẽ không thể phát triển tốt và sẽ bị tụt hậu nếu đứng ngoài cuộc.
Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế
giớivà khu vực. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và đang
trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO.
Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam: các
rào cản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia
thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được
cung cấp đầy đủ hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức:
các quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… để bảo
vệ thị trường đã dựng nên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua
hơn nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho
các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp, các doanh
nghiệp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cản đó. Do vậy, các
doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và xuất khẩu hàng sang
các thị trường có sử dụng rào cản kỹ thuật. Vậy rào cản kỹ thuật trong thương mại
là gì, có tác động thế nào tới thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu của Việt
Nam nói riêng, thực tiễn áp dụng các rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới
như thế nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản đó
để thâm nhập thị trường các nước? Đề tài “Rào cản kỹ thuật trong thương mại của
một số nước công nghiệp phát triển và các biện pháp để Việt Nam vượt rào cản”
được chọn lựa để làm rõ vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số
nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia… và
đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản đó.
II. Mục đích nghiên cứu của khoá luận:
Nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận chung về rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế.
Phân tích thực tiễn áp dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số
nước công nghiệp phát triển.
Kiến nghị một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt rào cản.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề khái quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế.
Nghiên cứu về tình hình sử dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại của
một số nước công nghiệp phát triển.
Đánh giá thực trạng của thương mại Việt Nam trước các rào cản kỹ thuật
và đưa ra các kiến nghị về các biện pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam
vượt rào cản.
IV. Phương pháp nghiên cứu của khoá luận:
Khoá luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, phân tích, tổng
hợp, chứng minh kết hợp lý luận với những hiện tượng thực tế để làm sáng tỏ vấn
đề.
V. Những đóng góp của khoá luận:
Khoá luận chứng minh rằng trong thương mại quốc tế hiện nay, rào cản kỹ
thuật có tác động rất to lớn tới thương mại giữa các nước và việc sử dụng
rào cản kỹ thuật ngày càng phổ biến.
Khoá luận đưa ra những rào cản mà một số nước công nghiệp phát triển
hiện nay đang áp dụng để giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về
rào cản kỹ thuật từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm khi xuất khẩu sang các
nước đó.
Khoá luận đưa ra những kiến nghị về các giải pháp để các doanh nghiệp
Việt Nam có thể vượt qua được các rào cản kỹ thuật đó khi tham gia
thương mại quốc tế.
VI. Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
Chương I : Khái quát về rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Chương II : Thực tiễn áp dụng rào cản kỹ thuật trong thương mại của một
số nước công nghiệp phát triển.
Chương III : Các giải pháp giúp Việt Nam vượt rào cản kỹ thuật trong
thương mại.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Bùi Thị Lý, giảng viên
môn Quan hệ kinh tế quốc tế, Khoa Kinh tế Ngoại thương đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khoá luận này
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
I. RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại
1.1. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì?
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, không chỉ giới hạn ở thương mại hàng
hoá mà còn mở rộng ra các lĩnh vực khác như dịch vụ, sở hữu trí tuệ…, đem lại
lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì thế phấn đấu cho nền thương mại
tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân khác nhau mà cụ thể là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội không
đồng đều mà các biện pháp bảo hộ thuế quan và phi thuế quan ra đời nhằm bảo hộ
nền sản xuất nội địa. Do đó, trong thương mại quốc tế hiện nay, để thâm nhập vào
một thị trường, các doanh nghiệp cần phải vượt qua hai loại rào cản, đó là:
Hàng rào thuế quan ( Custom duties barriers )
Hàng rào phi thuế quan (Non tariff-Trade barriers )
Tuy nhiên, hiện nay với xu hướng tự do hoá thương mại, hàng rào thuế quan giữa
các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi và tiến tới xoá bỏ hoàn
toàn. Do đó, dù thuế quan là một công cụ bảo hộ thị trường quan trọng nhất và đã
từng có hiệu quả tốt trước đây nhưng hiện nay vai trò của nó đã bị suy giảm. Bên
cạnh hàng rào thuế quan, một số rào cản phi thuế khác như quota, quy định giá
tính thuế… cũng sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các nhà
xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào các thị trường khác mà việc tiếp cận và
thâm nhập thị trường càng trở nên khó khăn hơn do việc các quốc gia tăng cường
sử dụng những quy định và các yêu cầu thị trường trong các khía cạnh về an toàn,
sức khoẻ, chất lượng và các vấn đề môi trường và xã hội. Các quy định này được
gọi chung là các rào cản kỹ thuật trong thương mại.
Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (Technical Barriers to International
Trade – TBT) là một hình thức bảo vệ mậu dịch thông qua việc các nước nhập
khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu vào nước mình
hết sức khắt khe. Nếu hàng nhập khẩu không đạt một trong các tiêu chuẩn được
đưa ra đều không được nhập khẩu vào lãnh thổ nước nhập hàng.
Rào cản kỹ thuật chính là các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn cho người tiêu
dùng của hàng hoá mà các nước đưa ra để hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào nước
mình.
Khi chưa hội nhập với tổ chức thương mại khu vực hay quốc tế, các nước thường
áp dụng ba loại hàng rào : thuế quan, hạn ngạch và rào cản kỹ thuật để hạn chế
sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài với hàng hoá trong nước. Nhưng sau khi
hội nhập, tham gia vào các tổ chức thương mại tự do của khu vực và thế giới thì
các nước sẽ phải xoá bỏ hạn ngạch, thuế xuất nhập khẩu bằng không hoặc áp
dụng cùng một loại thuế suất đối với một loại hay một nhóm hàng. Do đó, hiện
nay, rào cản kỹ thuật là biện pháp rất quan trọng và được các nước sử dụng ngày
càng nhiều. Các quốc gia khi áp dụng rào cản kỹ thuật thường đưa ra những quy
định rất nghiêm ngặt và khó vượt qua về chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật
của hàng hoá vì vậy, rào cản kỹ thuật là một biện pháp hết sức tinh vi và hiệu quả.
Sự khác biệt giữa các hàng rào kỹ thuật với các loại rào cản trước đây là những
quy định và yêu cầu của thị trường được phát triển từ những mối quan tâm chung
của cả Chính phủ và người tiêu dùng về an toàn, sức khoẻ, chất lượng và môi
trường. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trước đây nhìn chung là nhằm
bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Ngày nay, bảo vệ môi trường và bảo vệ
người tiêu dùng ngày càng được quan tâm và thay thế cho việc bảo vệ nhà sản
xuất và lao động.
1.2. Các hình thức của rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Rào cản kỹ thuật trong thương mại là một hình thức bảo hộ hết sức phức tạp và
tinh vi. Các yêu cầu của các thị trường đặt ra cho hàng hoá nhập khẩu liên quan
đến nhiều khía cạnh như tiêu chuẩn về quy cách, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, về
chất lượng, về vệ sinh, về an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao
động, về mức độ gây ô nhiễm môi sinh, môi trường… Tuy nhiên, chúng ta có thể
chia những rào cản đó thành 3 loại cơ bản sau :
Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách của sản phẩm
Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
Tiêu chuẩn về môi trường
1.2.1. Tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách sản phẩm.
Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để hàng hoá có thể thâm nhập vào thị
trường các nước. Người tiêu dùng các nước, đặc biệt là người tiêu dùng ở những
nước phát triển đều có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng
thường ưa chuộng và đánh giá cao những hàng hoá được cấp giấy chứng nhận
chất lượng. Và các nước cũng đưa ra nhiều các quy định về chất lượng sản phẩm
đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng nước mình. Tuy
nhiên, chất lượng là một khái niệm rất rộng và phức tạp do đó có nhiều nước đã
lợi dụng việc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng để dựng lên những rào cản về chất
lượng đối với hàng nhập khẩu.
Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối
với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vì nhiều thị trường nhập khẩu bây
giờ đều yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng
quốc tế. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của những
doanh nghiệp này. Nói cách khác, ISO 9000 có thể được coi như một ngôn ngữ
xác định chữ tín giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp
với nhau. Và thực tế cho thấy rằng ở mọi thị trường nhập khẩu hàng hoá của
những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thì dễ thâm nhập thị trường
hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp khác. Đối với một số chủng loại
sản phẩm thì chỉ những hàng hoá nào có đủ các giấy chứng nhận chất lượng nhất
định và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu thì mới được nhập vào
lãnh thổ nước đó. Ví dụ EU quy định rằng những sản phẩm nào chịu sự chi phối
của các chỉ thị có liên quan đến “cách tiếp cận mới với hệ thống hài hoà kỹ thuật”
phải có nhãn CE chứng tỏ những sản phẩm này tuân thủ các yêu cầu đã được quy
định trong tất cả các chỉ thị đó mới được phép bán trên thị trường EU.
Trong các tiêu chuẩn về chất lượng có tiêu chuẩn về hàm lượng và các thành phần
cấu tạo nên sản phẩm. Đối với các chất không có lợi cho sức khoẻ của con người
và cho môi trường sinh thái thì các nước quy định hàm lượng tối thiểu của các
chất đó. Ví dụ, đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU thì phải đáp ứng các tiêu
chuẩn về hàm lượng nitơ dưới dạng amoniac và độ PH trong 1 gam sảm phẩm.
Về quy cách sản phẩm, các quốc gia cũng đưa ra các quy định rất chặt chẽ liên
quan đến kích thước, hình dáng thiết kế, độ dài, các chức năng của sản phẩm. Ví
dụ, đối với một số loại rau quả và hạt nhất định muốn xuất sang thị trường Mỹ
phải đáp ứng các quy định của Mỹ về phẩm cấp, kích thước, chất lượng và độ
chín.
Bao bì, nhãn mác của sản phẩm cũng được quy định chặt chẽ. Bao bì sản phẩm
ngoài các yêu cầu phải phù hợp với việc tái sinh, sử dụng lại và không gây ô
nhiễm môi trường, còn phải đáp ứng các quy định về mẫu mã và kích cỡ bao bì.
Việc bao gói và bảo quản phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền để có thể
đảm bảo chất lượng của hàng hoá. Trên bao bì phải ghi rõ các hướng dẫn vận
chuyển, lưu kho và các hướng dẫn chuyên môn khác bằng các ngôn ngữ cần thiết.
Luật pháp của các nước thường quy định hết sức nghiêm ngặt về việc ghi nhãn
đối với hàng hoá. Các nước yêu cầu trên nhãn hàng hoá phải ghi đủ những thông
tin cần thiết về sản phẩm và nhà sản xuất bằng các ngôn ngữ theo quy định của
từng nước để giúp khách hàng lựa chọn và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi
sử dụng. Nhãn hàng phải đáp ứng đúng quy định thì sản phẩm mới được lưu
thông trên thị trường.
Mục đích của các quy định và tiêu chuẩn này là nhằm bảo vệ an toàn và sức khoẻ
cho con người, cho động thực vật và môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên
do sự chênh lệch về trình độ phát triển nên những quy định này của các nước phát
triển đã tạo ra một rào cản rất khó vượt đối với hàng hoá của các nước đang và
kém phát triển vì những nước này chưa có trình độ khoa học công nghệ cao nên
khó có thể đáp ứng được những yêu cầu này.
1.2.2. Tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng
Vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng là những vấn đề được người
tiêu dùng và Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến
sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng. Từ cuối những năm 1990 cho đến gần
đây, vì nguy cơ truyền nhiễm bọt não bò vẫn được gọi là bệnh bò điên người tiêu
dùng các nước đã tẩy chay những sản phẩm có nguy cơ lây bệnh. Còn các nước
thì cấm nhập khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật từ các nước có bệnh
bò điên và tiêu huỷ các sản phẩm đã được nhập khẩu có nghi ngờ mang mầm
bệnh.
Tháng 2-2002, EU đã loại bỏ Trung Quốc ra khỏi danh sách các nước xuất khẩu
thuỷ sản sang EU do Trung Quốc không đáp ứng được các yêu cầu về kiểm soát
dư lượng kháng sinh chloramphenicol của EU và quyết định kiểm tra tất cả các lô
hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Myanmar và Thái Lan vì