Trường Tiểu học có vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục. Là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục tạo tính tự giác
trong quá trình phát triển của trẻ. Là công trình văn hoá giáo dục bền vững,
nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ. Học sinh Tiểu học là những chủ nhân
tương lai của đất nước, mà bậc Tiểu học là những viên gạch đầu tiên đặt
nền móng để các em bước vào ngưỡng cửa của tương lai. Các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và tính toán là các kỹ năng cơ bản của bậc Tiểu học cần
đạt được.
36 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5865 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn phát âm tiếng việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN UYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổ chuyên môn Tiểu học
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"RÈN PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT
CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC MÔNG"
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Chức vụ: Cán bộ chuyên môn
TÂN UYÊN, th¸ng 3 n¨m 2013
2
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề
Trường Tiểu học có vị trí, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục. Là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục tạo tính tự giác
trong quá trình phát triển của trẻ. Là công trình văn hoá giáo dục bền vững,
nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ. Học sinh Tiểu học là những chủ nhân
tương lai của đất nước, mà bậc Tiểu học là những viên gạch đầu tiên đặt
nền móng để các em bước vào ngưỡng cửa của tương lai. Các kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và tính toán là các kỹ năng cơ bản của bậc Tiểu học cần
đạt được.
Để kết quả dạy và học có chất lượng cao đối với môn Tiếng Việt,
việc đầu tiên là phải giúp học sinh Tiểu học biết đọc, nói, viết đúng tiếng
Việt từ bậc Tiểu học nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó
nói, đọc tiếng Việt (tiếng phổ thông) là kỹ năng quan trọng nhất: đọc, nói
tiếng Việt có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học, đọc, nói tiếng Việt trở thành một
đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học; đọc, nói tiếng Việt là
công cụ để học tập các môn học, đọc, nói tiếng Việt tạo ra hứng thú và
động cơ học tập, nó là khả năng không thể thiếu của con người thời đại
công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. chính vì vậy trường học có nhiệm
vụ dạy đọc, nói tiếng Việt cho học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu số
một cách có kế hoạch, có hệ thống. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý giáo
dục và các thầy, cô giáo trăn trở trong nhiều năm qua với mong muốn tìm
ra các biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất, để đạt được mục đích giáo dục ở
bậc Tiểu học nói chung và ở môn Tiếng Việt nói riêng.
Trong năm học 2010-2011; 2011-2012 Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện Tân Uyên đã chỉ đạo 09 trường Tiểu học trong huyện thuộc các trường
vùng khó thực hiện chuyên đề “Rèn phát âm cho học sinh lớp 1 là người dân
tộc Thiểu số” đạt hiệu quả tốt đối với học sinh dân tộc Thái, Khơ mú, Dao....
nhưng với học sinh dân tộc Mông thì hiệu quả chưa cao. Trong năm học
2012-2013, ngoài một số trường dọc theo quốc lộ 32, các trường có chất lượng
đại trà tương đối ổn định thì đa số các trường có số lượng học sinh là người
dân tộc thiểu số tương đối đông trường đó dân tộc Thái chiếm đa số tỷ lệ là
75,9 %, còn lại là học sinh dân tộc Mông và một số dân tộc khác. Trong số học
sinh các dân tộc thiểu số thì học sinh dân tộc Mông phát âm tiếng Việt là khó
khăn nhất, bởi học sinh dân tộc thiểu số ngôn ngữ tiếng Việt của các em còn
nhiều hạn chế, các em đến trường học phải thường xuyên được rèn bốn kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Tuy nhiên hạn chế lớn là các em thường
phát âm sai, đọc lệch chuẩn tiếng Việt. Học sinh dân tộc Mông việc phát âm
của các em theo âm gió, phát âm giống như khi ta phát âm tiếng Anh, chính vì
3
vậy khi phát âm tiếng Việt các em phát âm sai và đọc lệch chuẩn trầm trọng, từ
việc đọc sai, nói sai dẫn đến việc viết sai theo đọc, nói nên khi người khác đọc
văn bản do các em viết đã hiểu sai nội dung văn bản đó.
Căn cứ vào thực tế, thực trạng phát âm tiếng Việt của học sinh lớp 1
dân tộc Mông khi học tiếng Việt và căn cứ vào văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu về công tác nâng cao chất lượng
nhất là những lớp đầu cấp và việc cần thiết thực hiện rèn học sinh dân tộc
Mông đọc đúng, tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu chuyên đề "Rèn phát âm
tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông” từ đó đưa ra một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc, hiệu quả học môn Tiếng Việt cho học
sinh dân tộc Mông.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 1, giáo viên dạy lớp 1 của 02 trường Tiểu học (Tiểu học
xã Hố Mít và Tiểu học Hô Be xã Phúc Khoa)
2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông.
III. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng và tìm ra biện pháp hữu hiệu khắc phục, giải
quyết triệt để lỗi phát âm sai tiếng Việt của học sinh lớp 1dân tộc Mông.
Từ đó góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, nâng cao
chất lượng đọc của học sinh nhất là đọc hiểu tiếng Việt, dần dần nâng cao
chất lượng môn học Tiếng Việt của 02 trường Tiểu học, góp phần đưa chất
lượng giáo dục ngày một tốt hơn. Đồng thời đổi mới quan điểm chỉ đạo
của các nhà quản lý giáo dục trong các trường Tiểu học về việc rèn đọc
phát âm đúng tiếng Việt cho học sinh là rất quan trọng nhưng với những
học sinh là người dân tộc Mông thì càng quan trọng hơn vì chỉ có ở bậc
Tiểu học các em mới được rèn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. Các kỹ năng
này của học sinh có phát triển tốt hay không phụ thuộc vào quá trình rèn
luyện của người giáo viên tiểu học.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Tìm ra được biện pháp sửa sai trong quá trình phát âm tiếng Việt
cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông, chủ yếu là nắm được quy tắc chính âm,
chính tả kết hợp với sử dụng khẩu hình để uốn nắn học sinh.
- Tính sáng tạo khắc phục được những lỗi mà học sinh thường mắc
phải để mỗi giáo viên có hướng rèn luyện, bồi dưỡng hiệu quả việc phát âm
sai tiếng Việt của học sinh dân tộc Mông khi bắt đầu bước vào lớp đầu cấp.
4
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học
Học sinh Tiểu học, con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của
một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển
mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới
theo chức năng của chúng: chức năng phát âm-tập đọc.
Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân
cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang
phát triển.
Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò
mò, thích hoạt động, thích khám phá, thường độc lập, tự lực làm việc
theo hứng thú của mình.
Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi
điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu
học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy, cô
trong nhà trường.
Rèn phát âm cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động
khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ đem đến những
tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc,
hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành
động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn học khác là điều
kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ
thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó phương tiện chủ
yếu là nghe, nói, đọc, viết có được trong quá trình học tập. Dạy đọc đặc
biệt là chú trọng việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc
Mông, đòi hỏi người thầy phải phát âm chuẩn và có phương pháp dạy học
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học. Ngày nay với sự
phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, giáo dục cần đáp ứng nhu cầu ham
hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân
cách, rèn kỹ năng sống cho trẻ.
2. Cơ sở ngôn ngữ của việc rèn phát âm
Môn Tiếng Việt lớp 1 là một hệ thống khái niệm ngữ âm, được định
nghĩa bằng cấu trúc ngữ âm của tiếng. Ở điểm xuất phát cấu trúc ngữ âm
của tiếng là một khối liền, một thể đồng nhất (triết học gọi là thể đồng nhất
trừu tượng). Rời khỏi điểm xuất phát, tư duy đi sâu vào bên trong, nhưng
mới đạt đến mức độ thô, phân giải cấu trúc ngữ âm ra làm ba bộ phận cấu
thành: thanh-phần đầu-phần vần. Trong ba bộ phận ấy thanh thì đã rõ ràng
5
gồm 6 thanh là thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh ngã,
thanh ngang (trên chữ không ghi dấu khi viết). Với hai bộ phận âm đầu
vần, còn phải tiếp tục phân giải, khi nào đến đơn vị ngữ âm nhỏ nhất (các
âm vị) thì mới dừng lại. Có thể mô tả một cấu trúc đầy đủ như sau: Hệ
thống ngữ âm của âm tiết Tiếng Việt có 5 thành phần được sắp xếp theo sơ
đồ sau:
Thanh điệu
5
Vần
Âm đầu
1
Âm đệm
2
Âm chính
3
Âm cuối
4
* Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.
* Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữ viết,
được thể hiện bằng chữ o chẳng hạn (Loan); bằng chữ u (Xuân)
* Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt nhân của âm tiết.
* Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối, do các phụ âm bán nguyên âm (i,
y, u, o) đảm nhiệm.
* Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận
gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí
còn lại có thể có hoặc không.
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc: Bậc thứ nhất bao gồm các
thành tố của thành phần vần.
Âm tiết
Bậc 1: Thanh điệu Âm đầu Phần vần
Bậc 2: Âm đệm Âm chính Âm cuối
6
* Thanh điệu là sự thay đổi của những âm tiết: ma, má, mã đối lập với
mà, mả, mạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm
tiết sau phát âm với cao độ thấp.
* Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì
những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ
cao, trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng
phẳng; còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng, âm
điệu là những đường nét biến thiên về cao độ.
* Nguyên âm trong tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi
nói âm vị phát ra luồng hơi không có gì cản trở.
VD: Khi phát âm “a, á, â” hơi thoát ra tự do không bị cản trở ở chỗ
nào cho nên “” cũng là nguyên âm. Xét về mặt cấu tạo người ta phân chia
phân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
+ Nguyên âm đôi là âm vị gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi
phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia đầu mạnh sau yếu
hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định.
Có 3 nguyên âm đôi đó là: uô, ươ, iê. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên
âm ngắn và nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài,
nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nghĩa.
+ Phụ âm: Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng
Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát ra luồng hơi đi
ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm còn lại bị cản trở ở
môi; có loại bị cản ở răng; có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu.
Về phương thức phát âm người ta chia âm phụ thành:
- Phụ âm tắc: Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t,
s, k, m, p, ng.
- Phụ âm sát: Hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h.
- Phụ âm vang: Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh.
- Phụ âm ồn: Hơi thoát ra đường miệng có tiếng ồn: b, d, t, k, p, f, v, x,
z, y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây
thanh có rung hay không rung người ta chia ra:
+ Phụ âm hữu thanh: Dây thanh rung (d, v, y).
+ Phụ âm vô thanh: Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h).
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành:
+ Phụ âm môi: p, b, m, f, v,
+ Phụ âm lưỡi: d, t, s, z, l, n
7
+ Phụ âm hầu: h
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp: r, t, s, z, l, n; đầu
lưỡi quật: đ, a.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với
nhau thành một bộ phận gọi là phần vần.
Ví dụ: Âm tiết Loan:
O là âm đệm
A là âm chính
N là âm cuối
Oan là phần vần.
Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn
ngữ như chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ
điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ, Đó là những vấn đề gắn bó trong
việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc Tiểu học.
Ngoài ra khi phát âm các âm tiếng Việt cũng chú trọng đến khẩu hình
như sau: Nguyên âm tiếng Việt có nhiều dạng khẩu hình rộng, hẹp khác
nhau, có nhiều nguyên âm đòi hỏi khẩu hình tròn nhiều, tròn ít hoặc tròn
to, tròn nhỏ chẳng hạn:
- Nguyên âm a-khẩu hình mở rộng hơi tròn răng cửa trên hơi lộ ra,
mặt lưỡi bằng, đầu dưới tiếp giáp nhẹ với răng hàm dưới-tính chất âm
không sắc nhọn như i, e, cũng không tối như o, u.
- Nguyên âm e -khẩu hình không rộng, răng trên hơi lộ phần lưng lưỡi
hơi nhô lên tính chất sáng sủa.
- Nguyên âm i-khẩu hình hẹp, răng trên hơi lộ càng ít hơn e, lưng lưỡi
càng tiếp cận lên phía vòm miệng trên. Tính chất sáng nhưng sắc nhọn.
- Nguyên âm o-khẩu hình tròn, nhưng không rộng bằng a, phần giữa
của môi trên nhô ra phía trước một chút tính chất âm u.
- Nguyên âm u-là khẩu hình ô thu nhỏ lại, môi thu gọn và nhô ra ngoài
như khẩu hình huýt sáo, tính chất âm u hơn o.
Trong phát âm tiếng Việt ta cũng cần lưu ý đến phương pháp nhả chữ:
Chữ tiếng Việt là hình thức đơn âm đa thanh, mỗi chữ phát ra một âm nếu
âm thanh khác ta hiểu sang một nghĩa khác.
Rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông thực chất là
dạy cho học sinh biết đọc, nói đúng chính âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, bài,
đọc, nói đúng ngữ điệu, nhịp điệu, dần biết tư duy, tưởng tượng, hình thành
ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa là học sinh biết
chuẩn ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao
8
động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Rèn phát âm phải tinh tế,
sáng tạo, hiệu quả nhưng phải gần gũi với thực tế cuộc sống của các em
chính là đã nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn
học để chuyển thành văn bản viết tiếng Việt đúng, chính xác.
3. Cơ sở giáo dục và phát triển
Rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông là một
phần thực hành trong các giờ học (đặc biệt là dạy học Tiếng Việt).
Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc, nói cho học
sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý
thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm), nói đúng chuẩn. Cần phải
hiểu kĩ năng đọc, nói có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
Đầu tiên là giải mã chữ - âm tiếng Việt một cách sơ bộ, đọc, nói
đúng âm, vần, tiếng, từ tiếp theo đọc, nói là phải hiểu được nghĩa của từ,
tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm tắt
nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và
đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết
đọc tiếng Việt đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản tiếng Việt,
chiếm lĩnh được văn bản tiếng Việt ở các tầng bậc khác nhau. Người giáo
viên dạy cho học sinh học nói thông qua một số hoạt động kể lại, hỏi-đáp,
đối thoại...; học đọc thông qua các hoạt động luyện tập, phát âm, đọc theo
người lớn, đọc theo tranh có sự hướng dẫn của người lớn,...
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng của việc rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số nói chung
Rèn phát âm tiếng Việt là nhiệm vụ rất quan trọng đối với giáo viên
Tiểu học. Do đó, vấn đề dạy rèn phát âm tiếng Việt hiện nay đang được
quan tâm, chú trọng. Có nhiều chuyên đề, phương pháp đặt ra nhằm nâng
cao chất lượng phát âm tiếng Việt, chất lượng đọc cho sinh lớp 1.
Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là
ngôn ngữ duy nhất để các em tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới
xung quanh, các em đến trường với một ngôn ngữ hoàn toàn khác
ngôn ngữ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi vậy tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng
nhiều đến quá trình học tiếng Việt của trẻ. Một số giáo viên chưa chú
ý đến việc rèn phát âm cho học sinh, chưa thấy được tầm quan trọng
của việc đọc đúng, đọc tốt có tác dụng cao trong quá trình dạy học và
chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn học Tiếng Việt trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Một số giáo viên thì đã thực hiện tuy nhiên việc
thực hiện chưa đúng cách, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả
đạt được chưa cao.
9
2. Thực trạng việc rèn phát âm tiếng Việt cho HS lớp 1 dân tộc
Mông ở 02 đơn vị trường tiểu học
Kết quả khảo sát về phát âm tiếng Việt đầu năm
TT Trường
TS
HS
Giỏi
Khá TB Yếu
1 TH Hô Be xã Phúc Khoa 45 02 08 20 15
2 Tiểu học xã Hố Mít 41 00 07 15 19
- Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng, tổ chức hội thảo, trao đổi,
thảo luận với các giáo viên chủ nhiệm và BGH thống nhất đưa ra một số
thực trạng phát âm sai tiếng Việt ở một số lỗi cơ bản của 86 học sinh lớp 1
dân tộc Mông của hai trường như sau:
Khi học các em thường phát âm sai:
+ 73 em khi phát âm (nói, đọc) bị khuyết âm ví dụ: thuồng luồng
thường phát âm thành thuồn luồn, chín điểm thành chí đỉa...
+ 39 em khi phát âm (nói, đọc) thay đổi âm cuối: xà beng biến đổi
thành xà bem, vần em lẫn sang vần eng, nhầm eo/oe, ưu/ươu, eng/anh,
ua/ươ, êch/êc,
+ 27 em khi phát âm (nói, đọc) lẫn các thanh điệu, nhầm thanh điệu.
+ 24 em khi phát âm (nói, đọc) bị bỏ đi mất nguyên âm o, ơ, ư, e
+ 31 em khi phát âm (nói, đọc) sai l thành đ, b thành v, t thành th...
Từ kết quả trên tôi nhận thấy các nguyên nhân chủ yếu:
* Nguyên nhân về phía học sinh:
Thứ nhất khác với học sinh người kinh, trước khi đến trường, đa số
học sinh dân tộc Mông chưa biết sử dụng tiếng Việt. Thực tế các em cũng
được trải qua sự chăm sóc của lớp Mầm non, nhưng vốn kiến thức ban đầu
về tiếng Việt, như những mẫu hội thoại đơn giản mang tính bắt đầu, những
kỹ năng cơ bản như nghe, nói mà trường Mầm non đã trang bị cho các em,
vì những lý do khách quan khác nhau đã không còn theo các em bước vào
lớp1. Bởi trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, người dân ở đây, cũng như
các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi bước ra thế giới bên ngoài, vào
môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai
của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và
cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học
khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Đến
trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn xa
10
lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làm giảm tốc độ bước
chân các em đến trường.
Thứ hai học sinh Tiểu học dân tộc Mông học tiếng Việt là học ngôn
ngữ thứ hai. Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối
với các em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng
Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong
đời sống các em là do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt
cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên, bản năng.
Những buổi sinh hoạt cộng đồng, những lần hội họp, người địa phương chỉ
sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ. Họ ngại sử dụng tiếng Việt, có lẽ vì vốn kiến
thức về tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng ngôn ngữ mẹ đẻ
thường trực trong họ. Chính vì thế, mỗi lần các cán bộ xã, huyện về chủ trì
một cuộc họp nào đó ở làng, bản, họ phát biểu bằng tiếng Việt rất khó
khăn. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời
sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời
trường, rời lớp. Dần dà các em không thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay
những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp, từ đó, đã khiến cho các em
thụ động, thiếu linh hoạt khi ở môi trường giao tiếp lớn hơn, vượt khỏi môi
trường cộng đồng dân cư nhỏ hẹp.
Thứ ba mặc cảm của học sinh dân tộc Mông khi đến trường học tiếng
Việt. Tiếp xúc, quan sát học sinh dân tộc Mông tại hai đơn vị trường, tôi
nhận thấy rằng, các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc của
mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khốn cùng cần
hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân.
Nghèo đã giúp con người ta vươn lên nhưng nghèo cũng làm cho con
người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số
phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật