Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Ông lấy vợ là bạn học đại học và hai người mở một câu lạc bộ nhạc jazz tại Tokyo mang tên Peter Cat. Thành công lớn của cuốn tiểu thuyết Rừng Nauy ( 1987) đã khiến ông trở thành nhà văn danh tiếng Nhật Bản. Ông ra nước ngoài sống và trở về vào năm 1995. Một số sách đã xuất bản của ông: Sau động đất, Nhảy nhảy nhảy, Xứ sở kỳ diệu vô tình và nơi tận cùng thế giới, Cuộc săn cừu hoang, Biên niên ký chim vặn dây cót, Ngầm dưới đất ( Cuốn sách phi giả tưởng đầu tiên của ông), Người tình Sputnik, và Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời. Sách của ông đã được dịch ra mười sáu thứ tiếng và xuất bản khắp thế giới. Ông cũng là người đã dịch ra tiếng Nhật nhiều tác phẩm của F. Scott Fitzgerald, Truman Capote, John Irving và Raymond Carver.
409 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3341 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rừng nauy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Với Rừng Na-uy, Murakami đã kể một câu chuyện cay đắng pha lẫn ngọt ngào về tuổi trẻ... Xuất bản lần đầu tại Nhật vào năm 1987, cuốn tiểu thuyết đã là một hiện tượng kỳ lạ với 4 triệu bản sách được bán ra. Hai mưi năm nay, nó luôn nằm trong danh sách 10 tiểu thuyết được giới trẻ Nhật Bản và Hàn Quốc tìm đọc nhiều nhất.”
-Publisher Weekly-
“Rừng Na-uy sẽ là cuốn sách thanh xuân bất diệt, bầu bạn với hết thế hệ này qua thế hệ khác.”
-Báo Đọc sách Trung Hoa-
“Trong mười cuốn sách văn học có ảnh hưởng lớn nhất tới Trung Quốc trong thế kỷ 20, xếp thứ mười chính là Rừng Na-uy.” – Giáo sư Lâm Thiếu Hoa, dịch giả Rừng Na-uy ở Trung Quốc
“Nắm bắt sự đam mê và gấp gáp của ái tình tuổi trẻ… Lặng lẽ lôi cuốn người đọc và cuối cùng lay động tâm can.”
-Time Literary Supplement-
“Khêu gợi, thú vị, sexy và hài hước, nếu không Murakami đã chẳng là một trong những nhà văn hay nhất.”
-Time Out-
“Một câu chuyện xúc động đến ngạt thở…. Không nghi ngờ gì, Murakami là một trong những tiểu thuyết gia tinh tế nhất thế giới.”
-Glasgow Herald-
“Murakami, cách này hay cách khác, chính là hình vóc của văn chưng thế kỷ 21... Văn ông không thuộc trường phái nào, nhưng lại có chất gây nghiện của loại văn chưng tuyệt ho nhất.”
-New Statesman-
“Murakami đã phi được xếp hạng là một trong những nhà tiểu thuyết đưng đại lớn nhất thế giới.”
-Guardian-
“Cuốn sách chắc chắn là sành điệu, đầy những trò quậy sinh viên, tình ái cởi mở, rượu và văn hoá pop những năm 1960. Nó chân xác và cm động, miêu t mọi cung bậc thăng trầm thời tuổi trẻ.”
-Independent on Sunday-
“Một cuốn tiểu thuyết bậc thầy về tình yêu kiểu những năm 1960.”
-The New York Times Book Review-
"Murakami đã nắm bắt được nhịp đập của thời đại ông, lôi cuốn người đọc hoàn toàn, khiến bạn phi bật khóc khi câu chuyện đã xong."
-The Baltimore Sun-
"Câu chuyện cổ điển này của Murakami rõ ràng là gợi cm nhất trong các tiểu thuyết của ông."
-Los Angeles Times-
Về tác giả
Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Ông lấy vợ là bạn học đại học và hai người mở một câu lạc bộ nhạc jazz tại Tokyo mang tên Peter Cat. Thành công lớn của cuốn tiểu thuyết Rừng Nauy ( 1987) đã khiến ông trở thành nhà văn danh tiếng Nhật Bản. Ông ra nước ngoài sống và trở về vào năm 1995. Một số sách đã xuất bản của ông: Sau động đất, Nhảy nhảy nhảy, Xứ sở kỳ diệu vô tình và nơi tận cùng thế giới, Cuộc săn cừu hoang, Biên niên ký chim vặn dây cót, Ngầm dưới đất ( Cuốn sách phi giả tưởng đầu tiên của ông), Người tình Sputnik, và Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời. Sách của ông đã được dịch ra mười sáu thứ tiếng và xuất bản khắp thế giới. Ông cũng là người đã dịch ra tiếng Nhật nhiều tác phẩm của F. Scott Fitzgerald, Truman Capote, John Irving và Raymond Carver.
Về tác phẩm
Tên nguyên gốc của tác phẩm, Noruwei no mori, là cách dịch tiêu chuẩn trong tiếng Nhật cho tựa bài hát Norwegian Wood được John Lennon viết khi còn trong nhóm The Beatles (và cũng thường được nhắc đến trong cốt truyện); đây là cách dịch sai, vì mori là wood với nghĩa "rừng", không phải là "gỗ" vốn được đề cập trong bài hát.
Tóm tắt nội dung:
Bất chợt lắng nghe bài hát mà nàng vẫn ưa thích nhất của Beatles, Toru Watanabe hồi tưởng lại mối tình đầu của mình với Naoko, người yêu của người bạn thân nhất là Kizuki. Ký ức ngay lập tức mang anh trở về những ngày sinh viên của 20 năm trước, ở Tokyo, những ngày chỉ vi trong một thế giới của tình bạn khó khăn, của tình dục buông thả, của đam mê và mất mát, trở về cái thời mà một cô gái mạnh mẽ tên là Midori đã bước vào cuộc đời anh, khiến anh phi chọn lựa, hoặc tưng lai, hoặc quá khứ...
Cùng thoát thai từ nỗi buồn thương trong sáng về tồn tại, Rừng Na-uy, bài hát năm nào của Beatles, được lấy làm tên gọi cho cuốn tiểu thuyết tình yêu ngọt ngào sexy u sầu của Haruki Murakami. Bước vào Rừng Na-uy, để khám phá ra nỗi buồn Nhật Bản thời hiện đại. Trong nỗi ưu tư và cô đơn như một định mệnh sẵn có nơi những người mới lớn, trong sự tuyệt vọng của những tâm hồn trong trắng sẵn sàng hy sinh thân mình để khỏi thoả hiệp với cuộc sống thế gian. Và tình yêu là ni trú ngụ duy nhất. Tình yêu và sự giải phóng của xác thân bao bọc lấy nó, làm cho người đàn ông và người đàn bà có thể yêu nhau với tất cả những gì có thể trước cuộc đời ngắn ngủi và quý giá. Với ý nghĩa đó, mối tình tay ba Naoko-Toru-Midori đã lay động hàng chục triệu độc giả trên toàn thế giới trong một tác phẩm được coi là tuyệt bút của Murakami.
Lời người dịch
Mối tình sâu sắc nhất của bạn có gắn liền với một bài hát nào không? Một cảnh trí nào không? Như một căn phòng trong đêm mưa mùa hạ? Một chiều thu ngoài bìa rừng hoang vắng? Rừng Na-uy là tên một bài hát của nhóm nhạc Beatles nổi tiếng. Lời cả có những câu "Tôi từng có một cô gái, mà có lẽ đúng hơn là cô ấy đã từng có tôi… Cô dẫn tôi vào phòng và bảo tôi ngồi đâu cũng được, nhưng tôi thấy chẳng có chiếc ghế nào… Khi tỉnh dậy tôi chỉ có một mình, con chim ấy đã bay đi rồi…" Giai điệu và cấu trúc bài hát rất giản dị. Những sự kiện làm biến đổi cả cuộc đời ta thường gắn liền với những cái ngẫu nhiên giản dị. Ký ức khi đã trưởng thành thường cũng chỉ xúc động vì những điều giản dị. Và Rừng Na-uy là một câu chuyện tình yêu giản dị.
Giản dị như sự thật.
Như bốn mùa.
Như Sống Chết.
Như đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore đã viết về con tim biết yêu: "Cái giàu cái nghèo của nó là vô biên, niềm vui nỗi buồn của nó là trường cửu." Cái giản dị của Rừng Na-uy là cái giản dị chỉ có được khi người viết đã vượt lên hết những làm dáng có bản chất kĩ thuật vốn rất khó tránh trong sáng tác để chỉ bồi hồi kể lại những gì đang tuôn trào từ sâu thẳm cõi lòng mình.
Rừng Na-uy không lãng mạn. Nó không lí tưởng hoá và do vậy không bị lừa mị bởi chính những lí tưởng ấy của mình. Nó dũng mãnh như mũi tên vừa bay ra khỏi cánh cung. Thẳng từ cõi lòng bộc trực và chân xác của kiếp người. Đọc lời thoại trong Rừng Na-uy, tôi chỉ mong mình cũng nói được như thế với người mình yêu mến. Bị lôi cuốn theo những ý nghĩ và xúc cảm trong Rừng Na-uy, tôi cũng chỉ mong mình dám nghĩ được thành lời những gì vẫn cuộn tròn trong lòng mình như vậy. Đọc Rừng Na-uy, tôi chợt nhớ ra rằng hình như mình đã chỉ quen lừa mị bản thân, lừa mị người khác, để bôi trơn mọi mối quan hệ xã hội vốn chỉ xoay quanh và bị chi phối bởi tiền bạc, quyền lợi, danh vọng… Hình như tôi đã quên mất, hoặc đã luôn có ý thức đè nén tất cả những gì gọi là tự nhiên và cao cả của chính mình, hình như tất cả những "người bạn", "người yêu" kia chẳng phải vậy chút nào, vì đã có bao giờ tôi dám nói thẳng lòng mình với họ và biết chắc rằng họ cũng đã nói thẳng lòng họ với mình. Hình như tôi cũng đã chẳng phải là mình, vì đã khi nào tôi thực sự dám nhìn nhận những khiếm khuyết méo mó của mình, có ý thức công nhận chúng và biết vui với chúng, cũng như công nhận và vui với những khiếm khuyết của mọi người.
Con chim sắp chết, tiếng hót bi thương; con người hấp hối, lời nói chân thành. Tại sao vậy? Chỉ có sự chết mới cứu vãn được loài người khỏi nghiệp chướng dối trá hay chăng? Đọc Rừng Na-uy, tôi thấm thía được một chân lí giản đơn, rằng "sự chết không là đối nghịch của sự sống, mà là một phần của sự sống". Sống, tức là nuôi dưỡng Chết. Sự chết không phải là chấm dứt, cũng chẳng phải là bắt đầu. Nó ở ngay đây rồi, được chính sự sống nuôi dưỡng.
Và tôi hiểu được tại sao chỉ những nhân vật trung thực trong trắng và dũng cảm trong Rừng Na-uy mới tự kết liễu cuộc đời mình. Họ còn quá trẻ và không đủ kiên nhẫn để hy vọng cuộc đời này sẽ nuôi dưỡng được một cái chết tự nhiên xứng đáng. Và tôi cũng hiểu tại sao nhiều nhà văn lớn của Nhật Bản như Osamu Dazai và Yasunari Kawabata cũng đã chọn cái chết để khỏi phải chứng kiến cái đẹp và cái cao cả đang bị thời cuộc làm nhục.
Cuộc khủng hoảng của thế hệ trẻ Nhật Bản cuối thập kỷ 1960 trong Rừng Na-uy không phải chỉ là sự đớn đau của linh hồn và thân xác đang phải vượt ngưỡng ngây thơ, mà còn là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi ngu xuẩn của thờỉ cuộc: phép lạ kinh tế của một đế quốc quân chủ thất trận đang khiến cho lòng tin mù quáng vào Thiên Hoàng bị thay thế bởi tín ngưỡng có tính toán vào sức mạnh của đồng tiền và những ước lệ xã hội kèm theo.
Tôi đọc Rừng Na-uy và nhớ đến Hemingway, Paul Bowls, Kerouac… đến những thế hệ trí thức trẻ tuổi Âu Mỹ sau hai cuộc thế chiến vẫn được gọi là The lost generations - những thế hệ bị tha hoá với chính sự thắng thế và hưng thịnh vật chất của phương Tây, không tìm thấy chỗ đứng của mình trong chốn phồn thực hãnh tiến ấy. Tôi nhớ đến Kundera và cái nhẹ bỗng không thể chịu đựng nổi của kiếp người trong vòng xoáy của những cuộc đổi thay bạo lực. Và tôi cũng nhớ đến câu nói của Alexei Tolstoi: "Những cuộc chiến tranh rồi sẽ chấm dứt, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét, và sẽ chỉ còn lại mãi mãi tấm lòng dịu dàng và êm ái của em."
Trong Rừng Na-uy, thân xác là nơi trú ngụ và phương tiện biểu cảm tự nhiên nhất của tình yêu. Không những hoàn toàn không phải là một "dâm thư", mà ngược lại, Rừng Na-uy là cuốn tiểu thuyết bắt người đọc phải nhận thức được sự ngu xuẩn của mọi thứ dâm tính trong thị trường văn chương, phim ảnh, và trong chính ý nghĩ của con người. Rừng Na-uy chinh phục được độc giả toàn thế giới vì nó đã giúp giới trẻ (và cả những người không còn trẻ nữa) nhận ra cái cao cả theo nghĩa triết học và tự nhiên của tình yêu. Cái cao cả không còn núp bóng lí tưởng và lãng mạn, mà công khai trực tiếp trong tấm lòng trung thực dũng mãnh của tuổi trẻ.
Đọc Rừng Na-uy rồi, tôi chắc bạn sẽ nghĩ nhiều về bản thân mình. Về người mình yêu. Về bạn bè. Về bố mẹ anh chị em trong nhà. Bạn sẽ nghĩ, và sẽ nhớ đến lời những nhân vật trong Rừng Na-uy, và thực sự cảm thấy sung sướng vì máu nóng đang chảy trong huyết quản bạn, vì bạn đang sống, vì tình yêu là có thực. Và bạn sẽ muốn chạy đến với người mình yêu mến nhất để nói rằng bạn hỡi, chúng ta hãy trung thực với nhau, cùng làm quen và chấp nhận những bất toàn của nhau, vì chỉ có vậy chúng ta mới có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc.
Nhân vật chính trong Rừng Na-uy tên là Toru Wantanabe.
Tôi đã thấy cái tên Toru và Watanabe này ở vài tác phẩm khác của Murakami. Tự nhiên tôi giật mình: Murakami tuổi Kỷ Sửu, mà trong tử vi Tây Phương thì tuổi Sửu là Taurus - vị thần bò dũng mãnh đầy nhục cảm trong thần thoại Hy Lạp mà tôi vẫn bắt gặp trong tranh vẽ của Picasso. Toru phải chăng là một biến âm dí dỏm của Taurus theo lối Murakami? (Rừng Na-uy dí dỏm lắm, bạn cứ đọc mà xem).
Và Watanabe phải chăng là âm thanh vọng lại từ mấy từ tiếng Anh: "Want to be" - muốn được tồn tại, muốn sống, muốn thành được như thế? Có lẽ sự chân thực và tình yêu dũng mãnh của nhân vật Toru Watanabe đối với cả bản ngã và tha nhân trong Rừng Na-uy cũng chính là mơ ước của tác giả. Thế mới thật là tiểu thuyết! Đọc Rừng Na-uy rồi, tự nhiên ta thấy mình tự nhủ rằng nào, hãy mạnh mẽ lên như thần bò huyền thoại, và hãy biết "want to be". Ấy là một vài xúc cảm riêng tư của tôi khi đọc và dịch Rừng Na-uy.
Còn bạn, cuộc đời của bạn là cả một cõi riêng tư khác biệt, và bạn sẽ còn tìm được nhiều cái hay cái lạ nữa khi đọc Rừng Na-uy. Từng nghĩa trong tiểu thuyết cũng như xiêm y mỹ nhân, lớp lang của nó hấp dẫn đến đâu là tuỳ ở lòng người lần mở, và khi ta tưởng đã đến nơi thì hoá ra mới chỉ là bắt đầu. Cái duyên của Murakami là ông động được đến tơ lòng sâu kín của tất cả mọi người. Mong rằng những ân hưởng văn chương và cuộc đời mà tôi đã nhận được từ ông vẫn nguyên vẹn trong từng con chữ Việt mà tôi đã lựa chọn để kể lại Rừng Na-uy cho bạn nghe với tấm lòng bồi hồi trân trọng của mình.
Chương 1
Lúc ấy tôi đã ba mươi bảy tuổi, đang ngồi thắt chặt dây an toàn khi chiếc 747 kềnh càng nhào xuống qua tầng mây dày dặc về phía sân bay Hamburg. Những trận mưa tháng mười một lạnh lẽo thấm đâm mặt đất, khiến mọi vật ảm đạm như trong một bức tranh phong cảnh Hà Lan ngày xưa: đám nhân viên mặt đất trùm áo mưa, mảnh cờ u rũ trên nóc một toà nhà vuông vức trong sân bay, một tấm biển quảng cáo xe BMW. Chao ôi, lại nước Đức đây rồi.
Khi máy bay đang lăn bánh trên mặt đất, tiếng nhạc nhè nhẹ bắt đầu trôi ra từ hệ thống loa trên trần: một bản hoà tấu không lời ca khúc "Rừng Na-uy" của nhóm Beatles. Giai điệu ấy bao giờ cũng khiến toàn thân tôi run rẩy, nhưng lần này, nó làm tôi choáng váng hơn bao giờ hết.
Tôi cúi xuống, hai tay ôm mặt, cố giữ cho đầu mình khỏi nứt ra. Chẳng mấy chốc một chiêu đãi viên người Đức đến hỏi bằng tiếng Anh xem tôi có sao không.
- "Không sao," tôi nói, "tôi chỉ hơi chóng mặt."
- "Ông chắc vậy không?"
- "Vâng, chỉ vậy thôi. Cám ơn cô."
Cô ta mỉm cười bỏ đi, và âm nhạc chuyển sang một điệu hát của Billy Joel. Tôi ngồi thẳng lên và nhìn qua cửa sổ về phía những đám mây đen đang lơ lửng trên Biển Bắc, nghĩ đến những mất mát trong cuộc đời mình: những thời đã qua không bao giờ trở lại, những bạn bè đã chết hoặc biệt vô âm tín, những cảm xúc mãi mãi không còn nữa.
Máy bay đã đến cửa lên xuống. Người ta bắt đầu tháo dây an toàn và kéo hành lý xuống từ khoang trên ghế ngồi, trong khi đó tôi chỉ thấy mình ngoài đồng cỏ. Tôi ngửi thấy cả mùi cỏ, cảm thấy gió mơn man trên mặt, nghe thấy tiếng chim kêu. Mùa thu 1969, lúc ấy tôi sắp hai mươi.
Cô chiêu đãi viên trở lại. Lần này thì cô ngồi xuống cạnh tôi và hỏi xem tôi có ổn cả không.
"Tôi không sao, cám ơn cô, "tôi nói và mỉm cười. "Chỉ thấy hơi bâng khuâng vậy thôi."
"Tôi hiểu chuyện đó," cô nói. "Tôi cũng thế, lâu lâu lại bị một lần."
Cô đứng lên và mỉm cười với tôi, vẻ thật đáng yêu.
"Vậy nhé, xin chúc ông một chuyến đi tốt đẹp. Auf Wiedersehen"
"Auf Wiederseben." (Tạm biệt - tiếng Đức)
Mười tám năm đã trôi qua, nhưng tôi vẫn có thể nhớ lại từng chi tiết của ngày hôm đó trên đồng cỏ. Được tắm rửa sạch sẽ bởi những ngày mưa nhẹ nhàng mùa hạ, những rặng núi xanh thăm như rõ ràng hăn lên. Làn gió nhẹ tháng Mười thổi đung đưa những ngọn cỏ trắng cao lút đầu người. Một dải mây dài lửng lơ vắt ngang vòm trời xanh im phăng phắc. Chỉ nhìn bầu trời thăm thăm ấy thôi cũng đã thấy nao núng cả cõi lòng. Một cơn gió ào qua đồng cỏ, qua mái tóc nàng, rồi lẻn vào rừng khiến cây lá xào xạc và gửi lại những âm dội ngắn của tiếng chó sủa ở rất xa - một âm thanh lung linh mờ ảo có vẻ đã vọng đến chúng tôi từ ngưỡng cửa của một thế giới khác. Chúng tôi không gặp ai. Chỉ thấy hai con chim màu đỏ giật mình nhảy lên từ giữa đồng có và bay vụt vào rừng. Trong khi chúng tôi lững thững bên nhau, Naoko nói với tôi về những cái giếng.
Ký ức thật ngộ. Khi còn ở trong cảnh thực thì tôi chẳng đề ý gì đến nó. Không bao giờ tôi nghĩ đến nó như một cái gì đó sẽ để lại một ấn tượng lâu dài, và chắc chắn là không thể tưởng tượng rằng mười tám năm sau tôi sẽ nhớ lại nó đến từng chi tiết. Ngày hôm đó tôi không quan tâm gì đến cảnh vật xung quanh. Tôi còn nghĩ đến bản thân mình, đến cô gái đẹp đang sánh bước với mình. Tôi đang nghĩ đến chuyện hai đứa với nhau, rồi lại đến bản thân mình. Tôi vẫn còn ở cái tuổi, ở cái đoạn của cuộc đời khi mọi cảnh trí, mọi cảm xúc, mọi ý nghĩ đều chỉ quay về chính bản thân mình như một chiếc boomerang.
Và tệ hơn nữa, tôi đang yêu. Mối tình đầy khúc mắc. Đầu óc tôi không thể để ý đến cảnh vật xung quanh được. Ấy vậy mà giờ đây cái đầu tiên trở lại với tôi lại là cảnh trí đồng cỏ ngày hôm đó. Mùi cỏ, cảm giác hơi giá lạnh của ngọn gió, đường viền của những dải đồi, tiếng sủa của một con chó: đó là những thứ đầu tiên, và chúng hiện ra cực kì rõ ràng, tưởng như tôi có thể giơ tay ra và vuốt ve chúng. Thế nhưng, cho dù cảnh trí có rõ ràng đến mấy, vẫn không có ai trong đó cả. Không ai hết. Naoko không có ở đó, và cả tôi cũng vậy. Chúng tôi có thể biến đi đâu được chứ? Làm sao chuyện đó có thể xảy ra được?
Tất cả những gì ngày đó còn có vẻ quan trọng - Naoko, cái bản ngã tôi có lúc bấy giờ, và cái thế giới tôi có lúc ấy: chúng có thế biến đi đâu được chứ? Thật sự là ngay cả gương mặt nàng tôi cũng không thể nhớ lại được - không ngay lập tức, ít nhất là thế. Tôi chỉ còn nắm giữ được một cái phông, đơn thuần cảnh trí, không có một người nào ở cận cảnh hết.
Nói thật là nếu có thời gian, tôi vẫn có thể nhớ lại gương mặt nàng. Tôi phải chắp nối các hình ảnh vào với nhau - bàn tay lạnh tí xíu của nàng; mái tóc đen và duỗi thẳng của nàng, sờ vào thật mịn và thật mát; một cái thuỳ châu tròn trịa mềm mại và một nốt ruồi bé tí tẹo ngay bên dưới; chiếc áo khoác lông lạc đà nàng mặc mùa đông; thói quen nhìn thẳng vào mắt tôi mỗi khi nàng hỏi; giọng nói thỉnh thoầng lại hơi run run của nàng (như thể nàng đang nói trên một đỉnh đồi lộng gió) - và rồi gương mặt nàng bỗng ở đó, lúc nào cũng bắt đầu trong tư thế nhìn nghiêng, vì Naoko với tôi luôn có lối sánh bước bên nhau. Rồi nàng sẽ quay sang tôi, mỉm cười, hơi nghiêng đầu một chút, bắt đầu nói, và nhìn sâu vào mắt tôi như đang cố dõi theo một con cá nhỏ vừa bơi vụt qua một vùng nước của một con suối trong vắt.
Dù sao, nhớ lại gương mặt Naoko là một việc mất thời gian. Và khi năm tháng cứ qua đi, quãng thời gian ấy cứ kéo dài mãi ra. Sự thật đáng buồn là cái mà tôi có thể nhớ lại được trong năm giây chẳng mấy chốc đã phải mất mười, rồi ba mươi giây, rồi trọn cả một phút - giống như bóng đổ cứ dài mãi ra cùng hoàng hôn vậy. Sẽ đến ngày, tôi nghĩ vậy, những bóng đổ ấy sẽ bị màn đêm nuốt chửng hết. Không có cách gì khác: kí ức tôi đang ngày càng xa cách cái điểm mà Naoko thường đứng - nơi cái bản ngã xưa cũ của tôi cũng thường ở đó. Và chỉ còn có cảnh trí, cái cảnh đồng cỏ tháng Mười ấy, là còn trơ lại với tôi, lần này qua lần khác, như khuôn hình tiêu biểu của một bộ phim. Mỗi lần xuất hiện, nó lại kích dộng một chỗ nào đó trong tâm trí tôi. Tỉnh dậy đi, nó nói, tôi vẫn ở đây mà. Hãy tỉnh dậy và suy nghĩ: Hãy nghĩ xem tại sao tôi vẫn ở đây. Những kích động ấy không bao giờ làm tôi đau đớn. Không có tí đau đớn nào. Chỉ có một âm thanh trống rỗng vọng lại tử mỗi lần kích động ấy. Và thậm chí cả cái đó nữa cũng sẽ phôi pha một ngày nào đó. Nhưng ở sân bay Hamburg, những kích động ấy lại mạnh hơn và lâu hơn thường lệ. Và đó chính là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này. Để suy nghĩ. Để hiểu. Chẳng qua là cái tạng tôi nó thế. Tôi phải viết hết mọi thứ ra giấy để cảm thấy rằng mình thực thấu hiểu chúng.
Bây giờ, hay xem hôm đó Naoko đang nói những chuyện gì?
Phải rồi, chuyện "giếng đồng". Tôi chịu không thể biết liệu có một cái giếng như thế hay không. Có thể nó là một hình ảnh hoặc một dấu hiệu chỉ tồn tại trong con người Naoko, cũng như mọi thứ khác mà nàng thường thêu dệt thành sự thật trong tâm trí mình trong suốt những tháng ngày đen tối ấy. Vậy mà một khi nàng đã tả nó cho tôi nghe, tôi không thể nghĩ đến cảnh trí đồng có ấy mà không có cái giếng. Từ ngày ấy trở đi, hình ảnh của một thứ mà tôi chưa bao giờ nhìn thấy đã hoà quyện khăng khít với cảnh trí thực của cánh đồng nằm ngay trước mắt tôi. Tôi có thể mô tả cái giếng đến từng chi tiết nhỏ. Nó nằm ngay ở nơi đồng cỏ kết thúc và rừng cây bắt đầu một lỗ mở đen ngòm vào lòng đất, đường kính tới một thước, cỏ mọc che đầy. Chẳng có gì đánh dấu chu vi của nó - không hàng rào, không thành giếng bằng đá (ít nhất là không có thành xây cao lên khỏi mặt đất). Nó chỉ là một cái lỗ, một cái miệng rộng ngoác. Những phiến đá quanh miệng giếng đã bị thời gian bào mòn, ngả một màu trắng nhem nhuốc lạ lùng. Chúng nứt nẻ, vỡ nát, và một con thằn lằn nhỏ xanh lét vừa trườn vào một kẽ nứt sâu hoắm. Ta có thể nghiêng người bên mép giếng và nhìn xuống để chẳng thấy gì hết. Điều duy nhất tôi biết về cái giếng là nó sâu khủng khiếp. Nó sâu đến độ không thể đo được, và đầy chặt bóng tối, như thể toàn bộ bóng tối của thế giới đã được nấu chảy và lèn vào đó đến tận cùng đậm đặc của chúng.
"Nó sâu lắm, thực vậy," Naoko nói, cẩn thận lựa từng lời. Đôi khi nàng nói kiểu đó, chậm hẳn lại để tìm từng lời chính xác mình cần. "Nhưng không ai biết nó ở đâu," nàng nói tiếp. "Mình chỉ biết chắc một điều là nó ở đâu đó quanh đây."
Hai tay đút sâu trong túi áo chen bằng vải tuýt, nàng mỉm cười với tôi như có ý "nói thật đấy!"
"Nếu vậy thì nguy hiểm vô cùng." tôi nói. "Một cái giếng sâu, nhưng không ai biết nó ở đâu. Ta có thể ngã vào nó và thế là hết đời."
"Hết đời. Aaaaaaaaaaaaa! Tũm một cái. Hế