Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới – WTO thì thị trường tài chính có những bước phát triển vượt bậc, sự sôi
động của thị trường chứng khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
tham gia. Mặc dù thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên trong
xu hướng phát triển của thị trường tài chính trên thế giới thì chứng khoán không phải
là một kênh đầu tư duy nhất. Ở các nước trên thế giới, sàn giao dịch hàng hóa đặc biệt
phát triển rất mạnh và phổ biến, trong đó vàng là một loại hàng hóa đặc biệt được
giao dịch với số lượng và chủng loại rất lớn, giới đầu tư trên toàn thế giới quan tâm,
và tìm đến với kênh đầu tư này ngoài mục đích bảo hiểm, còn là kênh doanh tìm kiếm
lợi nhuận. Cùng với xu hướng đó, ở Việt Nam ta cũng đã xuất hiện một mô hình sàn
giao dịch vàng với tên gọi là sàn giao dịch vàng sài gòn do ngân hàng Á Châu cùng
các thành viên khác sáng lập vào năm 2007. Tuy nhiên, vì mới ra đời trong thời gian
ngắn nên sàn giao dịch này vẫn chưa phát huy hết tiềm lực của mình, và vẫn còn
nhiều vấn đề phải làm thêm nữa để hoàn thiện hơn, và đặc biệt hơn là trở thành một
sân chơi cho các nhà đầu tư bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống khác, đó là lý do
chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam”
124 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh sách hình
Lời mở đầu
CHƯƠNG 1 :
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI ...................................................................... 1
1.1.1 Thị trường vàng .................................................................................................. 1
1.1.1.1 Tình hình sản xuất khai thác vàng trên thế giới .................................................. 1
1.1.1.2 Tình hình sử dụng vàng trên thế giới ................................................................... 1
1.1.2 Các sàn giao dịch vàng hiện nay ......................................................................... 2
1.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM .................................... 3
1.2.1 Cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Nhà nước (*) ............................. 3
1.2.2 Tình hình sản xuất vàng tại Việt Nam ................................................................. 4
1.2.3 Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng tại Việt Nam. ............................................... 5
1.2.4 Tình hình kinh doanh vàng tại các ngân hàng ...................................................... 6
1.2.4.1 Cách yết giá vàng tại ngân hàng .......................................................................... 7
1.2.4.2 Các hình thức đầu tư vàng của thị trường trong nước .......................................... 8
1.2.4.2.1 Kinh doanh vàng vật chất giao ngay.................................................................... 8
1.2.4.2.2 Đầu tư bằng các sản phẩm vàng phái sinh ........................................................... 8
CHƯƠNG 2:
SÀN GIAO DỊCH VÀNG – SÂN CHƠI CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT
NAM .................................................................................................................. 10
2.1 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN – SÀN GIAO DỊCH VÀNG ĐẦU TIÊN
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................ 10
2.1.1 Quá trình hình thành ........................................................................................... 10
2.1.2 Quy mô............................................................................................................... 11
2.1.3 Sàn giao dịch vàng và vấn đề luật pháp ............................................................... 12
2.1.4 Chức năng cơ bản của sàn giao dịch vàng ........................................................... 13
2.1.5 Những nguyên tắc hoạt động của sàn giao dịch vàng .......................................... 14
2.1.5.1 Cách thức hoạt động .......................................................................................... 14
2.1.5.2 Hàng hóa mua bán trên sàn ................................................................................. 14
2.1.5.3 Giá tham chiếu ................................................................................................... 14
2.4.5.4 Cơ chế khớp lệnh ................................................................................................ 14
2.4.5.5 Quy định chung trên sàn ..................................................................................... 15
2.1.6 Mối quan hệ giữa sàn giao dịch vàng và sở giao dịch chứng khoán ..................... 16
2.1.6.1 Kênh đầu tư nào “hấp dẫn” hơn?......................................................................... 16
2.1.6.2 Từ “tâm lý bầy đàn” trên sàn chứng khoán đến hiện tượng “lướt sóng” trên sàn
giao dịch vàng .................................................................................................... 17
2.1.7 Sản phẩm “Đầu tư vàng tại ACB” ...................................................................... 18
2.1.7.1 Đối tượng khách hàng ........................................................................................ 18
2.1.7.2 Cách thức tham gia ............................................................................................. 18
2.1.7.3 Đặc điểm loại hình .............................................................................................. 19
2.1.7.4 Quy chế về hạn mức tín dụng.............................................................................. 20
2.1.7.4.1 Một số khái niệm liên quan đến tín dụng ............................................................. 20
2.1.7.4.2 Điều kiện đảm bảo tài sản ròng / dư nợ ............................................................... 20
2.1.7.4.3 Giá trị đặt lệch tối đa và giá trị được rút tối đa .................................................... 21
2.1.7.4.4 Ví dụ minh họa ................................................................................................... 21
2.1.7.4.5 Các mức lãi suất áp dụng cho giao dịch đầu tư vàng tại ACB .............................. 23
2.1.7.4.6 So sánh các hình thức đầu tư vàng ...................................................................... 24
2.1.8 Rủi ro từ sàn giao dịch vàng ............................................................................... 24
2.1.8.1 Rủi ro thị trường ................................................................................................. 24
2.1.8.2 Rủi ro đối với ACB – Nhà tổ chức và nhà quản lý Sàn giao dịch vàng ................ 24
2.1.8.3 Rủi ro đối với nhà đầu tư .................................................................................... 25
2.2 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN- NHÌN LẠI SAU GẦN MỘT NĂM
HOẠT ĐỘNG .................................................................................................... 28
2.2.1 Bước khởi đầu thành công .................................................................................. 28
2.2.2 Đối mặt với những thách thức ............................................................................. 30
2.2.2.1 Đánh giá thực tế từ các thành viên và nhà đầu tư................................................. 30
2.2.2.2 Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trong tương lai .................................. 31
CHƯƠNG 3:
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SÀN GIAO DỊCH VÀNG TRONG
TƯƠNG LAI VÀ CƠ HỘI TIẾP CẬN CHO NHÀ ĐẦU TƯ ......................... 33
3.1 TỪ SÀN GIAO DịCH VÀNG SÀI GÒN ĐẾN MÔ HÌNH CÔNG TY CỔ
PHẦN GIAO DỊCH VÀNG................................................................................ 33
3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH VÀNG TRONG TƯƠNG LAI ....... 35
3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện sàn giao dịch vàng tập trung - Sàn giao chính ........... 36
3.2.1.1 Nâng cao vai trò của nhà nước đối với hoạt động của Sàn giao dịch tập trung ..... 36
3.2.1.2 Hoàn thiện mô hình tổ chức ................................................................................ 37
3.2.1.3 Hoàn thiện hệ thống công nghệ ........................................................................... 37
3.2.1.4 Kết nạp các thành viên mới có thực lực............................................................... 38
3.2.1.5 Đa dạng hóa hàng hóa giao dịch trên sàn giao dịch ............................................. 38
3.2.1.6 Đa dạng hóa hình thức giao dịch ......................................................................... 39
3.2.1.7 Mở rộng phạm vi, địa lý hoạt động của sàn ......................................................... 39
3.2.1.8 Liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới .......................................... 40
3.2.1.9 Tăng cường các tiện ích cho thành viên .............................................................. 40
3.2.2 Giải pháp nhằm thu hút nhà đầu tư đến với sàn của thành viên – Sàn phụ ........... 41
3.2.2.1 Thay đổi quan điểm của nhà đầu tư về Sàn giao dịch vàng .................................. 41
3.2.2.2 Thay đổi nhận thức về rủi ro ............................................................................... 42
3.2.2.3 Mở rộng sản phẩm đầu tư vàng với các công cụ phòng ngừa đến các địa điểm
giao dịch ............................................................................................................. 42
3.2.2.3.1 Các công cụ phòng ngừa hiện có ......................................................................... 42
3.2.2.3.2 Đưa các công cụ phòng ngừa đến gần với nhà đầu tư hơn ................................... 44
3.3 GIẢI PHÁP GIÚP NHÀ ĐẦU TƯ TRỞ NÊN CHUYÊN NGHIỆP HƠN TRÊN
NHIỀU KHÍA CẠNH ......................................................................................... 45
3.3.1 Phân tích cơ bản - phân tích kỹ thuật để có một chiến lược kinh doanh tối ưu .... 45
3.3.2 Dự báo giá vàng trong thời gian tới ..................................................................... 47
3.3.3 Nhà đầu tư nên có một quyết định đúng lúc trong quá trình kinh doanh .............. 48
3.3.4 Thay đổi quan điểm về thị trường công cụ phái sinh ........................................... 48
3.3.5 Kinh doanh kết hợp các sản phẩm phái sinh ........................................................ 49
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH SÁCH ĐỒ THỊ - HÌNH
Đồ thị
Biến động giá vàng và khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch vàng ACB
Hình
1. Cấu trúc sàn giao dịch vàng Sài Gòn
2. Mô hình công ty cổ phần giao dịch vàng
3. Cấu trúc Trung tâm giao dịch vàng trong tương lai tại Việt Nam
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn một năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới – WTO thì thị trường tài chính có những bước phát triển vượt bậc, sự sôi
động của thị trường chứng khoán đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước
tham gia. Mặc dù thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên trong
xu hướng phát triển của thị trường tài chính trên thế giới thì chứng khoán không phải
là một kênh đầu tư duy nhất. Ở các nước trên thế giới, sàn giao dịch hàng hóa đặc biệt
phát triển rất mạnh và phổ biến, trong đó vàng là một loại hàng hóa đặc biệt được
giao dịch với số lượng và chủng loại rất lớn, giới đầu tư trên toàn thế giới quan tâm,
và tìm đến với kênh đầu tư này ngoài mục đích bảo hiểm, còn là kênh doanh tìm kiếm
lợi nhuận. Cùng với xu hướng đó, ở Việt Nam ta cũng đã xuất hiện một mô hình sàn
giao dịch vàng với tên gọi là sàn giao dịch vàng sài gòn do ngân hàng Á Châu cùng
các thành viên khác sáng lập vào năm 2007. Tuy nhiên, vì mới ra đời trong thời gian
ngắn nên sàn giao dịch này vẫn chưa phát huy hết tiềm lực của mình, và vẫn còn
nhiều vấn đề phải làm thêm nữa để hoàn thiện hơn, và đặc biệt hơn là trở thành một
sân chơi cho các nhà đầu tư bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống khác, đó là lý do
chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về các hình thức đầu tư vàng truyền thống hiện nay
Nghiên cứu về sàn giao dịch vàng Sài Gòn
Nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sản phẩm mới tại ngân hàng Á Châu – “Đầu tư vàng
tại ACB”
Nghiên cứu để Việt Nam có một sàn giao dịch vàng tập trung trong thời gian tới
Có thể giúp được nhiều nhà đầu tư đến với kênh đầu tư này khi đã có được hiểu biết
và hiểu rõ khi tham gia sản phẩm “đầu tư vàng tại ACB”
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập tài liệu từ đó phân tích
4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1 : Tổng quan về thị trường vàng
Chương 2 : Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam
Chương 3 : Định hướng phát triển cho sàn giao dịch vàng trong tương lai và cơ hội
tiếp cận cho nhà đầu tư
LỜI MỞ ĐẦU
Trong khoảng thời gian bắt đầu từ năm 2000 đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đã
chứng kiến những cột mốc ngoạn mục, đánh dấu sự hội nhập của kinh tế Việt Nam vào
xu thế chung của thế giới. Sự kiện nổi bật đầu tiên chính là sự xuất hiện của thị trường
chứng khoán – một thị trường đã và đang hoạt động hết sức sôi nổi và mạnh mẽ trên thế
giới. Liên tiếp đó là sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, việc gia nhập WTO là một trong những nỗ
lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị
trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Cùng với sự
phát triển đi lên của thị trường tài chính, thị trường vàng Việt Nam đã có những bước tiến
mạnh mẽ, nổi bật là sự ra đời của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn vào tháng 5/2007, tạo thêm
một kênh đầu tư đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư Việt Nam bên cạnh các kênh đầu tư
truyền thống là chứng khoán và bất động sản. Sân chơi này được mở ra không chỉ đánh
dấu sự hội nhập vào thị trường tiền tệ thế giới của Việt Nam mà còn tạo cơ hội cho các
nhà đầu tư Việt Nam tiếp cận với xu hướng đầu tư chung của thế giới. Từ đó cuộc chơi
của các nhà đầu tư vàng Việt Nam sẽ mở rộng hơn với nhiều lựa chọn và đa dạng hơn về
công cụ đầu tư. Bước sang năm 2008, thị trường vàng đã liên tục chứng kiến sự biến
động ngoạn mục của giá vàng, những cơn bão giá vàng thay đổi xoay chiều mạnh mẽ làm
cho giới đầu tư vàng trên thế giới phải nhiều lần “lên cơn sốt” vì kim loại quý này. Bắt
kịp theo xu hướng chung của thế giới, các nhà đầu tư Việt Nam cũng không thể thờ ơ
trước cơ hội cực kỳ hấp dẫn này và năm 2008 cũng đồng thời chứng kiến sự sôi động của
cả thị trường vàng Việt Nam nói chung và Sàn giao dịch vàng Sài Gòn nói riêng. Tuy
nhiên đằng sau sự thành công đó, vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro và bất cập mà bản thân nhà
đầu tư không thể lường trước được. Với mong muốn giúp nhà đầu tư Việt Nam có một
cái nhìn tổng quan hơn về kênh đầu tư này, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài tìm
hiểu về sàn giao dịch vàng cũng như cách thức tham gia giao dịch trên sàn, từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò, chức năng của sàn giao dịch vàng, góp phần đưa
mô hình này tiếp cận gần hơn với nhà đầu tư Việt Nam, từ đó giúp họ có những cái nhìn
đúng đắn hơn về sân chơi mới này.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
1.1 THỊ TRƯỜNG VÀNG THẾ GIỚI
1.1.1 Thị trường vàng
1.1.1.1 Tình hình sản xuất khai thác vàng trên thế giới
Trung Quốc trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới năm 2007 Sản lượng vàng của
Trung Quốc trong năm 2007 đạt 274 tấn, lần đầu tiên vượt lên Nam Phi trở thành nước
sản xuất vàng lớn nhất thế giới.
Trong 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng. Tuy
nhiên, theo Hiệp hội khoáng sản Nam Phi, trong 10 năm qua tốc độ tăng trưởng bình
quân sản lượng vàng hàng năm của nước này giảm mạnh từ chiếm 70% sản lượng thế
giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Năm 2007, sản lượng
vàng của nước này chỉ đạt 255 tấn.
1.1.1.2 Tình hình sử dụng vàng trên thế giới
Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng cao nhất thế giới.
Hiệp hội vàng thế giới cho biết nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn Độ cao nhất thế giới,
khoảng 722 tấn/năm, tăng 7%. Mỹ là thị trường tiêu thụ vàng đứng thứ 3 thế giới với nhu
cầu hàng năm là 278 tấn, giảm 18%. Thị trường vàng ở Italia và Anh cũng đều sụt giảm.
Số liệu mới nhất của WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc đã đạt
mức cao kỷ lục trong năm 2007, tăng 34% lên 302,2 tấn, chỉ đứng thứ hai thế giới sau Ấn
Độ. Trưởng bộ phận tiếp thị của WGC, Philip Olden, cho biết 2007 là năm thị trường
vàng thế giới được thúc đẩy mạnh nhờ vai trò quan trọng của Trung Quốc
Trong quý IV/07, doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc so với cùng kỳ năm trước
đó tăng 20%.
Các quan chức WGC cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc hiện đã có những sự lựa chọn
khác nhau đối với các mặt hàng trang sức, do thị trường vàng nước này hiện rất phong
phú. Trong tháng 1/08, giá vàng kỳ hạn của Trung Quốc đã tăng mạnh tại Sở giao dịch
Kỳ hạn Thượng Hải do giá vàng thế giới liên tục ghi mức cao kỷ lục mới.
Giá vàng toàn cầu đã tăng hơn 30% trong năm 2007- mức tăng lớn nhất kể từ năm 1979.
WGC, trụ sở ở London, hiện là tổ chức tiếp thị thúc đẩy các hoạt động giao dịch vàng
trên khắp thế giới.
1.1.2 Các sàn giao dịch vàng hiện nay
Các thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu như không thành lập một sàn giao dịch
vàng riêng biệt như ở Việt Nam mà được hoạt động giao dịch cùng với nhiều hàng hóa
khác như dầu (dầu thô, xăng dầu, dầu cặn…), nông sản( đường, cà phê, cacao…), năng
lượng, các kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim…) và kim loại màu( nhôm, kẽm, thiếc…)
được biết đến với tên gọi là Sàn giao dịch hàng hóa.
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange)
Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo được thành lập vào 1/11/1984, là một sự kết hợp giữa Sàn
giao dịch dệt may Tokyo (thành lập năm 1951), Sàn giao dịch cao su Tokyo (thành lập
năm 1952) và Sàn giao dịch vàng Tokyo (thành lập năm 1982). Sàn giao dịch hàng hóa
Tokyo ( gọi tắt là TOCOM) là một tổ chức đi tiên phong trong hoạt động hối đoái, được
biết đến như là một ngành thương mại điện tử cao cấp trong năm 1991. Theo sau đó là sự
tham gia của thị trường nhôm năm 1997 và thị trường dầu vào năm 1999, TOCOM đã tạo
ra một thị trường hoạt động giao sau đầy đủ dựa trên cốt lõi là các hoạt động kinh doanh
thuộc về công nghiệp, mà những hoạt động này có mối tương quan rất cao với xu hướng
thị trường thuộc về vật chất, và đã phát triển thành một thị trường giao sau thật sự. Tại
TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa, đều là những ngành công nghiệp mạnh của
nền kinh tế, để giao dịch giao sau và quyền chọn trong 4 thị trường khác nhau như các
kim loại (phổ biến gồm vàng, bạc, bạch kim…),dầu (dầu thô,xăng dầu và dầu cặn), cao
su và nhôm.
Sàn giao dịch hàng hóa NewYork (New York Mercantile Exchange - NYMEX)
Sàn giao dịch hàng hóa New York là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới,
nằm trong thành phố New York. Hai chi nhánh từ ban đầu của Sàn là New York
Mercantile Exchange và New York Commodities Exchange (COMEX), nhưng hiện tại
hai chi nhánh (công ty) đã sáp nhập. Công ty New York Merchantile Exchange, Inc. là
công ty đại chúng bởi vì công ty mẹ của nó là NYMEX Holdings, Inc được niêm yết trên
Sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 11 năm 2006, mã chứng khoán NMX. Sàn
giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng
hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc
thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch
trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Sàn của NYMEX được điều hành
bởi Ủy ban giao dịch hàng hóa giao sau (Commodity Futures Trading Commission), một
cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ. NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới
còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu
bằng tay trên sàn giao dịch. Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT)
kí vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài
chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001.
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade - CBOT)
Sàn giao dịch Chicago (CBOT) được thành lập năm 1848, là 1 thị trường giao sau và
quyền chọn hối đoái dẫn đầu. Hơn 3.600 thành viên, cổ đông giao dịch với 50 sản phẩm
giao sau và quyền chọn khác nhau tại CBOT bằng việc mở đấu giá. Trước đây , CBOT
chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như ngũ cốc, lúa mì, yến mạch và đậu tương. Năm
1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng được thành lập. Sàn giao dịch Chicago đã đưa vào thêm một loại sản
phẩm mới trong hỗn hợp các sản phẩm khác nhau được giao dịch tại sàn vào năm 2001 bằng việc khai trương các hợp
đồng giao sau vàng và bạc bằng điện tử.
Ngoài ra còn có các sàn giao dịch khác như Sàn giao dịch hàng hóa London, Sàn giao dịch vàng kỳ hạn Thượng Hải
(Trung Quốc)…Mới đây, theo thông báo của Sàn giao dịch hàng hóa Ấn Độ thì sàn giao dịch này đã quyết định mở
thêm một trương mục mới đó là Sàn vàng OTC. Sàn vàng này sẽ được giao dịch theo phương thức là theo sự biến
động của giá thế giới, sàn này cũng được cập nhật và giao dịch qua mạng.
1