Đề tài Sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa

Từ xa xưa, người nông dân đã sử dụng các loại phân phân chuồng, phân xanh, phân ủ để bón cho cây trồng. Với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, phân hoá học đã dần thay thế các loại phân bón truyền thống. Mặc dù cũng mang lại những tiện ích, giảm bớt sức lao động cho bà con nhưng chỉ một thời gian đưa vào sử dụng đã làm cho đất dần dần bạc màu, chai cứng lại, không còn khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

ppt16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm : 6 Lớp : ĐHHD7ALTTH GV: T.S Nguyễn Mạnh Huấn Sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa Đề Tài Nội Dung Mở Đầu Đặt Vấn Đề Nguyên Liệu Công Nghệ Kết Luận Từ xa xưa, người nông dân đã sử dụng các loại phân phân chuồng, phân xanh, phân ủ để bón cho cây trồng. Với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật, phân hoá học đã dần thay thế các loại phân bón truyền thống. Mặc dù cũng mang lại những tiện ích, giảm bớt sức lao động cho bà con nhưng chỉ một thời gian đưa vào sử dụng đã làm cho đất dần dần bạc màu, chai cứng lại, không còn khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây… I. Mở Đầu Việc phát triển nông nghiệp bền vững không thể tách rời việc nuôi dưỡng và cải tạo đất, do vậy, việc thay dùng phân bón hữu cơ thay thế dần cho phân bón hoá học là rất yêu cẩu rất cần thiết hiện nay. Do vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài này vì khả năng ứng dụng trong thực tế và nhu cầu bảo vệ môi trường hiện nay. Thanh Hoá là tỉnh miền trung, nằm ở toạ độ địa lý 19,180 - 20,400 vĩ Bắc; 104,220 - 106,050 kinh Ðông, cách thủ đô 153km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 11.106 km2, chiếm 3,37% diện tích cả nước. Tỉnh Thanh Hóa có 1.110.609 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 239.842 ha, chiếm 21,59%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 430.424 ha, chiếm 38,75%; diện tích đất chuyên dùng là 67.111 ha, chiếm 6,04%; diện tích đất ở là 19.293 ha, chiếm 1,73%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá 353.939 ha, chiếm 31,86%. II. Đặt Vấn Đề Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 193.499, chiếm 80,67%, riêng đất lúa và hoa màu có 141.735 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 10.583 ha, chiếm 4,41%.   Với phần lớn dân số làm nông nghiệp (khoảng 75%) thì nguồn phế phẩm nông nghiệp khá là dồi dào. Và việc tận dụng các phế thải nông nghiệp này đang được quan tâm và phát triển nhằm tận dụng được lượng rác thải nông nghiệp này và chống quá trình chua hóa đất do sử dụng phân hóa học. - Nguyên liệu: Có thể tận dụng nguồn dư thừa thực vật trong sản xuất nông nghiệp như: rơm rạ, thân vỏ đậu, thân cùi bắp, vỏ trái nhãn (ở các lò sấy cơm nhãn), cành, lá rụng trong vườn, rác thải thực phẩm… Chi phí, giá cả: Rất rẻ do tận dụng được nguồn phế thải nông nghiệp. III. Nguyên liệu Tiêu chuẩn chất lượng: Thành phần: - Mật độ vi sinh vật hữu ích: 1,0 x 109 tb/gr. - Hàm lượng Chất Hữu Cơ: 30% - Acid Humic: 9% - NPK %: 2,5: 2,5: 1,5 - Ngoài ra còn có một số nguyên tố Trung, Vi lượng cần thiết cho cây trồng. Công dụng: - Tăng cường khản năng phân giải chất hữu cơ có sẵn trong đất, chuyển hoá các chất dinh dưỡng dạng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây trồng hấp thu. - Tạo kết cấu tốt cho đất, ngăn ngừa rửa trôi, giữ ẩm tốt. - Tăng cường phân giải Lân, cố định Đạm cung cấp cho cây trồng. - Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Đa dạng sinh học trong đất. - Diệt các mầm bệnh có trong đất, tăng cường sức chống chịu cho cây với các loại nấm và sâu bệnh. - Khử các độc tố lưu tồn trong đất, giúp thu hoạch nông sản sạch. Thích hợp cho các loại đất và cây trồng. Hàm lượng các thành phần dinh dưỡng trong phân bón hữu cơ vi sinh (%): (Nguồn: Số liệu phân tích của Trung tâm phân tích môi trường- Viện Hóa học công nghiệp) Cơ sở lý thuyết: IV. Công nghệ Sơ đồ khối sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần cải tạo đất, tăng chất dinh dưỡng, đồng thời bảo vệ khỏi ô nhiễm môi trường,... Tuy nhiên việc phát triển theo hướng sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại Thanh Hóa còn khá mới mẻ do người nông dân chưa được tiếp cận công nghệ. Hy vọng qua những gì trình bày ở trên các bạn sẽ có cái nhìn khái quát về vấn đề này. V. Kết Luận Tài liệu tham khảo: www.tailieu.vn www.hoinongdan.org.vn www.google.com
Luận văn liên quan