Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay , đặc biệt là sau khi Việt Nam gia
nhập WTO sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt
hơn. Các doanh nghiệp buộc phải tự đổi mới mình để tồn tại và phát triển. Do
vậy họ đã không ngừng áp dụng những chiến lược Marketing khác nhau nhằm
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng, mở rộng thị
trường, khẳng định sức sống của doanh nghiệp mình. Không nằm ngoài cuộc
cạnh tranh đó, với việc vận dụng lí thuyết về Marketing (chiến lược
Marketing tập trung, chiến lược kênh phân phối, vòng đời sản phẩm.), lí
thuyết nhượng quyền thương hiệu (Franchise Theory), tiếp thị bên lề (Outside
Marketing) và xu hướng về thế giới phẳng (The World is Flat), nhóm tác giả
đã phân đoạn thị trường và xác định khách hàng mục tiêu là thế hệ 8X, 9X -những người luôn có nhu cầu học tập, giao lưu, luôn muốn khẳng định bản
thân, thể hiện cá tính, cái tôi của mình. Để cung cấp cho họ những dịch vụ
nhằm thoả mãn tốt nhất những nhu cầu đó đồng thời cũng để mở ra một
hướng kinh doanh mới.
Theo ước tính, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam không ngừng
tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình trên 7%/năm. Kinh tế phát triển, thu
nhập người dân được nâng cao. Bên cạnh đó là sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đặc biệt là sự phát triển của hệ thống mạng Internet toàn cầu đã thu
hẹp khoảng cáchđịa lý giữa các vùng, miền, quốc gia. Điềunày đã ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến thế hệ 8X, 9X – Công dân @. Họ đã sớm bộc lộ là những
con người của xã hội, của thời đại giaolưu, hội nhập. Thời gian dành cho việc
học tập, vui chơi, giải trí ở bên ngoài của họ ngày càng nhiều hơn thời gian ở
nhà. Dovậy họ luôn cần một môitrường để giao tiếp, để khẳng định bản thân,
thể hiện cá tính, và cũng cần một địa điểm để bổ sung năng lượng. Với nhịp
sống năng động, những giờ học chồng chất, quỹ thời gian học sinh dành cho
việc ăn uống ngày càng ngắn lại. Những bữa ăn vội vàng ở những quán cổng
trường hay trên đường đến trường ít được để ý đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, việc tụ tập ăn hàng quán trên đường hay ở cổng trường cũng là
nguyên nhân gâyáchtắc giao thông mỗigiờ tan học.
Mặt khác, cùng với nhịp sống sôi động của nền kinh tế thời mở cửa,
những phụ huynh học sinh cũng dần sao nhãng việc làm bữa sáng, bữa trưa
cho con em mình. Mọi người đều có tâm lý ăn ngoài tiệm sẽ đỡ tốn kém thời
gian, công sức. Điều này đã tạo chỗ đứng cho các quán ăn nhanh bên đường
ngày một phát triển. Tuy nhiên, hiện nay , với sự xuất hiện của nhiều dịch
bệnh và sự làm ăn vô trách nhiệm của không ít người vì chạy theo lợi nhuận
mà không quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm thì món ăn đường phố đã
bộc lộ rõ những hạnchế của nó.
70 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sky'teen - Bước đột phá trong canteen trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia
nhập WTO sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt
hơn. Các doanh nghiệp buộc phải tự đổi mới mình để tồn tại và phát triển. Do
vậy họ đã không ngừng áp dụng những chiến lược Marketing khác nhau nhằm
đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng, mở rộng thị
trường, khẳng định sức sống của doanh nghiệp mình. Không nằm ngoài cuộc
cạnh tranh đó, với việc vận dụng lí thuyết về Marketing (chiến lược
Marketing tập trung, chiến lược kênh phân phối, vòng đời sản phẩm...), lí
thuyết nhượng quyền thương hiệu (Franchise Theory), tiếp thị bên lề (Outside
Marketing) và xu hướng về thế giới phẳng (The World is Flat), nhóm tác giả
đã phân đoạn thị trường và xác định khách hàng mục tiêu là thế hệ 8X, 9X -
những người luôn có nhu cầu học tập, giao lưu, luôn muốn khẳng định bản
thân, thể hiện cá tính, cái tôi của mình. Để cung cấp cho họ những dịch vụ
nhằm thoả mãn tốt nhất những nhu cầu đó đồng thời cũng để mở ra một
hướng kinh doanh mới.
Theo ước tính, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam không ngừng
tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình trên 7%/năm. Kinh tế phát triển, thu
nhập người dân được nâng cao. Bên cạnh đó là sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đặc biệt là sự phát triển của hệ thống mạng Internet toàn cầu đã thu
hẹp khoảng cách địa lý giữa các vùng, miền, quốc gia. Điều này đã ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến thế hệ 8X, 9X – Công dân @. Họ đã sớm bộc lộ là những
con người của xã hội, của thời đại giao lưu, hội nhập. Thời gian dành cho việc
học tập, vui chơi, giải trí ở bên ngoài của họ ngày càng nhiều hơn thời gian ở
nhà. Do vậy họ luôn cần một môi trường để giao tiếp, để khẳng định bản thân,
thể hiện cá tính, và cũng cần một địa điểm để bổ sung năng lượng. Với nhịp
5
sống năng động, những giờ học chồng chất, quỹ thời gian học sinh dành cho
việc ăn uống ngày càng ngắn lại. Những bữa ăn vội vàng ở những quán cổng
trường hay trên đường đến trường ít được để ý đến vấn đề an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, việc tụ tập ăn hàng quán trên đường hay ở cổng trường cũng là
nguyên nhân gây ách tắc giao thông mỗi giờ tan học.
Mặt khác, cùng với nhịp sống sôi động của nền kinh tế thời mở cửa,
những phụ huynh học sinh cũng dần sao nhãng việc làm bữa sáng, bữa trưa
cho con em mình. Mọi người đều có tâm lý ăn ngoài tiệm sẽ đỡ tốn kém thời
gian, công sức. Điều này đã tạo chỗ đứng cho các quán ăn nhanh bên đường
ngày một phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, với sự xuất hiện của nhiều dịch
bệnh và sự làm ăn vô trách nhiệm của không ít người vì chạy theo lợi nhuận
mà không quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm thì món ăn đường phố đã
bộc lộ rõ những hạn chế của nó.
Bên cạnh đó, hiện nay các trường học cũng chưa thật chú trọng đến vấn
đề sinh hoạt, ăn uống của học sinh. Không ít trường học vẫn coi đó là vấn đề
ngoài nhà trường, do vậy họ không nghĩ đến sự cần thiết phải có một canteen
trong trường cho những học sinh của mình.
Nhằm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, nhóm sinh
viên lớp Quản trị kinh doanh K6 - Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh -
Trường Đại học Hải Phòng (nhóm E-Mast) đã quyết định chọn đề tài:
“Sky’teen - bước đột phá trong canteen trường học” trong chương trình
“sinh viên nghiên cứu khoa học” năm 2008.
2. Tình hình nghiên cứu
Thị trường đồ ăn nhanh và đồ uống đã có nhiều đề tài nghiên cứu trước
đây nhưng chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu vấn đề canteen trường
học một cách có hệ thống.
6
“Sky’teen - bước đột phá trong canteen trường học” chính là một bước
đi mới trong việc nghiên cứu áp dụng mô hình canteen chuẩn trong hệ thống
trường học Việt Nam do doanh nghiệp kết hợp với nhà trường xây dựng.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nhằm mục đích triển khai xây dựng một mô hình canteen chuẩn
cho các trường phổ thông, trường đại học, cao đẳng, nơi mà học sinh có thể
ăn uống, giao lưu, giải trí, tìm kiếm thông tin, trao đổi kiến thức. . . Mục tiêu
của đề tài, trong giai đoạn đầu, đề xuất ý tưởng và giải pháp xây dựng mô
hình canteen thí điểm ở một số trường phổ thông trong nội thành thành phố
lớn, sau đó sẽ nhân rộng mô hình canteen cho các trường học theo phương
thức nhượng quyền thương hiệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng canteen trong các trường học ở
Việt Nam, phạm vi nghiên cứu là một số trường tại nội thành Hà Nội, Hải
Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời nghiên cứu tâm sinh lý, nhu cầu
của học sinh, sinh viên thế hệ 8X, 9X (những người sinh ra trong thập kỷ 80
và 90 của thế kỷ XX), từ đó xây dựng một mô hình canteen theo hướng mở,
hiện đại, phù hợp với nhu cầu của học sinh, sinh viên trong thời kỳ hội nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thông qua phương pháp nghiên cứu điều tra chọn mẫu, phương pháp
phân tích hệ thống, tổng hợp so sánh, nghiên cứu thực tiễn đề tài đã đánh giá
được nhu cầu và xu hướng của giới trẻ hiện nay để cho thấy việc đưa ra mô
hình canteen chuẩn trong các trường học là rất cần thiết và đưa ra giải pháp
xây dựng, chuyển giao chuỗi canteen trường học.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài cho thấy tính hữu ích của việc có một hệ thống canteen chuẩn
trong các trường học. Bởi vì, canteen sẽ không chỉ đơn thuần là nơi ăn uống
7
của học sinh mà nó còn là nơi để học sinh có thể giải trí, giao lưu, tìm kiếm
thông tin, trao đổi kiến thức. . . Bên cạnh đó, khi hệ thống canteen này ra đời
nó cũng góp phần làm giảm nỗi lo về bữa ăn, về an toàn thực phẩm cho học
sinh của các bậc phụ huynh có con em đến trường, góp phần cùng nhà trường
hướng các em đến với những hoạt động ngoại khoá thiết thực và bổ ích. Mặt
khác, đứng từ phía doanh nghiệp, sự ra đời, phát triển của canteen còn hứa
hẹn mang lại doanh thu, lợi nhuận và sự thành công của một hướng kinh
doanh mới.
Chính vì những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đã đặt ra ở trên, nhóm tác
giả E- Mast đã chọn “Sky’teen - bước đột phá trong canteen trường học”
làm đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp về mô hình canteen chuẩn trong
trường học.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham
khảo... đề tài có kết cấu thành 2 chương:
Chương 1 : Marketing và thị trường đồ ăn nhanh trong trường học
Chương 2 : Sky’teen - bước đột phá trong canteen trường học
8
CHƯƠNG 1
MARKETING VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỒ ĂN NHANH TẠI VIỆT NAM
1.1. Một số lý thuyết cơ bản
1.1.1. Tổng quan về marketing
1.1.1.1. Sự ra đời của Marketing
Marketing xuất hiện từ khá lâu khi có sự cạnh tranh trong việc trao đổi,
mua bán hàng hoá. Đặc biệt khi nền đại công nghiệp cơ khí phát triển, thúc
đẩy sản xuất tăng nhanh và làm cho cung hàng hoá có chiều hướng vượt cầu
thì hành vi Marketing mới xuất hiện một cách rõ nét nhất. Tuy nhiên, phải đến
những năm đầu của thế kỉ XIX lý thuyết marketing mới xuất hiện lần đầu tại
Mỹ. Đầu tiên chỉ là những bài giảng liên quan đến vấn đề tiêu thụ, sau đó
ngày càng trở nên hoàn chỉnh và bao quát cả những hoạt động có trước tiêu
thụ như: Nghiên cứu thị trường, khách hàng, thiết kế và sản xuất sản phẩm
theo đúng yêu cầu của khách hàng, định giá và tổ chức hệ thống tiêu thụ.[3,7]
Trên thế giới, ban đầu marketing chỉ chú ý đến việc tiêu thụ sản phẩm
theo khả năng sản xuất chứ chưa thực sự chú ý đến nhu cầu của khách hàng
và chỉ được vận dụng trong các công ty sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói,
hàng tiêu dùng lâu bền và các công ty sản xuất thiết bị công nghiệp. Tiếp
theo, marketing được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất vật liệu như: thép, hoá
chất, giấy và được đánh giá cao bởi các ngành hàng kinh doanh dịch vụ tiêu
dùng, hàng không, ngân hàng, bảo hiểm. Ngày nay, marketing được áp dụng
không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn được áp dụng cả trong lĩnh vực chính
trị, xã hội. Đó là marketing hiện đại, với những quan niệm và mục tiêu khác
hẳn quan niệm của marketing truyền thống: chỉ bán những cái thị trường cần
chứ không chỉ bán những cái mình có thể sản xuất.
1.1.1.2. Khái niệm marketing
9
Marketing không phải là bán hàng, không phải là tiếp thị (chào hàng)
như nhiều người lầm tưởng. Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động như
nghiên cứu marketing, sản xuất ra hàng hoá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu
của khách hàng, quy định giá cả, tổ chức và quản lý hệ thống tiêu thụ, quảng
cáo, khuyến mại và sau đó đưa sản phẩm cho người tiêu dùng. Đó chính là
các bộ phận của marketing – mix: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Kênh
phân phối (Place), Xúc tiến thương mại (Promotion).
Theo định nghĩa marketing của Philip Kotler:
Marketing là sự phân tích, tổ chức, kế hoạch và kiểm tra những khả
năng câu khách của một công ty cũng như những chính sách và hoạt động với
quan điểm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đã chọn.
[1,4]
Theo định nghĩa của John H Crighton (Australia)
Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng
hàng, đúng thời gian và đúng vị trí. [1,4]
Theo giáo sư, tiến sĩ Trần Minh Đạo (Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân)
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc
trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người. Cũng
có thể hiểu, marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ
chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.[1,10]
Theo Abraham Maslow, có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể,
chúng cạnh tranh với nhau trong việc thoả mãn và các cá nhân sẽ thiết lập một
trật tự ưu tiên cho các nhu cầu này theo mức độ quan trọng đối với việc thoả
mãn chúng. Có năm thứ bậc nhu cầu: Nhu cầu sinh lý (đói khát...); Nhu cầu
an toàn (muốn được bảo vệ, được yên ổn...); Nhu cầu xã hội (cảm giác thân
10
mật, tình yêu, giao lưu); Nhu cầu được tôn trọng, được công nhận có địa vị xã
hội; Nhu cầu tự hoàn thiện.[3,115]
Người làm marketing phải hiểu được khách hàng của mình, nghĩa là tìm
ra được nhu cầu và mong muốn thực sự của họ để từ đó cung ứng sản phẩm,
dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó trong những điều kiện cụ thể của
thị trường, xã hội. Nhưng nhu cầu tự nhiên và mong muốn của con người là
vô hạn, nó chỉ giúp nhà làm marketing xác định được chủng loại, đặc tính sản
phẩm, dịch vụ, chứ chưa cho họ biết được quy mô thị trường cho loại sản
phẩm, dịch vụ đó. Do vậy, khi đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách
hàng người làm marketing phải quan tâm đến một khía cạnh khác của nhu cầu
thị trường – nhu cầu có khả năng thanh toán, “ở đâu có nhu cầu hợp lý, hợp
pháp và có khả năng thanh toán thì nhu cầu đó phải được đáp ứng”.[10]
Marketing có vai trò ngày càng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự
kết nối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là
đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường,
biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững
chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
Chức năng của marketing là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp. Trong
thời đại ngày nay, marketing hiện đại và quản trị kinh doanh theo quan điểm
marketing là một phương pháp cốt yếu và phổ biến trong quản trị kinh doanh
của các doanh nghiệp. Và đặc biệt để có được thành công các doanh nghiệp
nên áp dụng quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: người tiêu
dùng, nhà kinh doanh và xã hội (quan điểm marketing đạo đức – xã hội).
Theo quan điểm này, nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác định đúng đắn những
nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu trên cơ sở đó đảm
bảo thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn
11
các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc củng cố mức sống sung túc
của người tiêu dùng và xã hội.[3,31]
1.1.3. Khái niệm thị trường mục tiêu, định vị thị trường
Thị trường, theo quan điểm của marketing, bao gồm tất cả những khách
hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng trao đổi
để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó[3,16].
Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược định vị
thị trường được coi là nội dung quan trọng nhất của lý thuyết marketing và là
khâu không thể thiếu của tiến trình hoạch định chiến lược marketing.
Đoạn thị trường là sự phân loại khách hàng tiềm năng thành nhiều nhóm
khách hàng theo nguyên tắc chỉ tiêu rõ ràng. [3,40]
Phân đoạn thị trường nhằm mục đích giúp doanh nghiệp xác định những
đoạn thị trường mục tiêu hay thị trường trọng điểm đạt hiệu quả cao trong
kinh doanh. Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có
cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng
thời các hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thế so với
đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định. [3,188]
Tuy nhiên, khi nhu cầu của con người càng đa dạng, cạnh tranh càng gay
gắt thì những phân đoạn thị trường càng trở nên hẹp hơn, sự điều chỉnh về sản
phẩm, dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu đó càng nhiều hơn, doanh nghiệp
thường mạo hiểm với việc tạo ra những thị trường mục tiêu quá nhỏ. Do vậy,
theo W.Chan Kim và Reneé Mauborgne trình bày trong “Chiến lược đại
dương xanh”, doanh nghiệp cần phải: vươn ra bên ngoài nhu cầu hiện tại.
Thay vì tập trung vào khách hàng hiện tại, cần quan tâm đến những người
chưa mua hàng. Thay vì tập trung vào sự khác biệt giữa các khách hàng, cần
tìm hiểu một sự tương đồng trong đánh giá về giá trị của khách hàng. Và hãy
nghĩ đến hướng mở rộng hơn là phân nhỏ các phân đoạn thị trường. Điều đó
12
cho phép các công ty vươn ra ngoài nhu cầu hiện tại để tìm đến với những
khách hàng mới.[14,123]
Sau khi đã xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải định vị
sản phẩm của mình nhằm phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp
nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng
mục tiêu. Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch
trương bao nhiêu điểm khác biệt và những điểm khác biệt nào giành cho
khách hàng mục tiêu. [3,196]
Thực chất của việc triển khai chiến lược định vị thị trường là xác định
cho sản phẩm và doanh nghiệp một vị trí nhất định trên thị trường mục tiêu
sao cho nó có một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng và có khả năng
cạnh tranh với các đối thủ trên cùng một thị trường mục tiêu.
1.1.1.4. Chiến lược Marketing
Chiến lược marketing về cơ bản được triển khai xoay quanh bốn yếu tố
của marketing – mix (4P): Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Kênh phân
phối (Place), Xúc tiến thương mại hay truyền thông (Promotion). Tuy nhiên
do đặc thù của kinh doanh dịch vụ mà có thể triển khai bốn yếu tố này thành
bảy yếu tố: Sản phẩm, Giá cả, Kênh phân phối, Xúc tiến thương mại, Con
người (People), Quy trình (Process), Chứng minh thực tế (Physical evidence).
Ngoài ra, khi nghiên cứu chúng ta cần trả lời thêm các câu hỏi theo dạng sau:
What, Why, Where, Who, How, For Whom.
Sau khi phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp
phải lựa chọn cho mình một chiến lược marketing phù hợp để phục vụ thị
trường đó. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba kiểu chiến lược:
marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung. Mỗi
13
chiến lược marketing có những ưu, nhược điểm riêng phù hợp với đặc điểm
riêng của từng doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp
muốn “bao phủ toàn bộ thị trường” thì chiến lược marketing tập trung được
áp dụng nhiều nhất. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ dồn sức tập trung
vào một đoạn thị trường hay một phần thị trường nhỏ mà doanh nghiệp cho là
quan trọng nhất và giành cho được vị trí vững chắc trên đoạn thị trường đó.
Vị thế này trở thành bàn đạp tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Khi triển khai chiến lược marketing doanh nghiệp cần chú ý phát triển tất
cả các yếu tố của marketing – mix để có thể cung cấp cho khách hàng những
sản phẩm dịch vụ tốt nhất.
Trong hệ thống marketing – mix, sản phẩm là yếu tố đầu tiên, quan trọng
nhất. Mỗi sản phẩm được chào bán đều được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác
nhau sắp xếp thành ba cấp độ cơ bản: sản phẩm ý tưởng, sản phẩm hiện thực
và sản phẩm bổ sung. Mỗi cấp độ có vai trò riêng nhưng cả ba cấp độ mới tạo
thành một sản phẩm hoàn chỉnh.
14
[3, 236]
Khi cung ứng sản phẩm ra thị trường các doanh nghiệp phải biết được
diễn biến chu kì sống của sản phẩm, đặc điểm của nó, đồng thời có những
điều chỉnh chiến lược marketing cho phù hợp. Về mặt lý thuyết, chu kì sống
của sản phẩm có năm giai đoạn: giai đoạn tung sản phẩm vào thị trường
(Thâm nhập); giai đoạn phát triển; giai đoạn chín muồi, giai đoạn bão hòa và
giai đoạn suy thoái.
Các doanh nghiệp để bán được nhiều sản phẩm thu được lợi nhuận cao
thì phải đẩy mạnh và kéo dài giai đoạn chín muồi của sản phẩm, bằng cách
ngày một hoàn thiện về sản phẩm, bằng chiến lược giá, kênh phân phối và
chương trình xúc tiến thương mại phù hợp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ thì vấn đề xúc tiến thương mại hay truyền thông
(Promotion), con người (People), qui trình (Process) và chứng minh thực tế
(Physical evidence) phải được đặc biệt quan tâm để tạo ra cho doanh nghiệp
mình những lợi thế hơn hẳn đối thủ cạnh tranh.
Thâm
nhập Phát triển
Chín
muồi Bão hòa Suy thoái
Doanh
số
Lợi
nhuận
Lợi nhuận
Doanh số
15
Sơ đồ 1.2 Các giai đoạn chu kì sống của sản phẩm[10]
Thời gian
Như vậy, việc nắm bắt và vận dụng những chiến lược marketing – mix và
năm câu hỏi WH questions ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh, nó là chìa khoá dẫn các doanh nghiệp đến với
thành công một cách nhanh chóng và bền vững nhất.
1.1.2. Kênh phân phối
1.1.2.1. Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay tư nhân tự gánh vác
hoặc chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hoá cụ thể
hay dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. [4]
1.1.2.2. Mô hình chung của kênh phân phối
Nếu các nhà sản xuất tự mình tiến hành hoạt động phân phối sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ của mình ra thị trường thì họ sẽ không thu được hiệu quả
cao cho công việc này. Bởi lẽ doanh nghiệp ngoài lo đầu vào cho sản xuất còn
phải tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, tức là tự tìm lấy thị trường khách hàng
đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghệp sẽ được tiêu thụ.
Mặt khác hệ thống phân phối đều là cơ cấu cứng, cần rất nhiều thời
gian để có thể xây dựng và khó thay đổi. Ngoài ra, các nhà sản xuất khó kiểm
soát được hoạt động của hệ thống kênh phân phối do các nhà phân phối trung
gian thường bị lôi kéo, mời chào bởi các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp.
Như vậy, vai trò của các cấp trung gian là hết sức quan trọng.
Hiểu một cách đơn giản là: kênh phân phối giúp thực hiện quá trình
chuyển sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá từ nơi sản xuất tới tận tay người tiêu
16
Sơ đồ 1.3: Mô hình kênh phân phối
dùng cuối cùng thông qua các trung gian như cửa hàng, đại lý bán buôn bán
lẻ…
Hiện nay theo ước tính, tại Việt Nam, đặc biệt là tại TP.HCM, bán lẻ
hiện đại dưói hình thức là các siêu thị tự chọn, các cửa hàng, trung tâm
thương mại… xuất hiện từ những năm 1994 và phát triển mạnh trong những
năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng của kênh phân phối hiện đại này khoảng 15
– 20 %, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khoảng từ 7 – 8 %. Từ
chỗ chỉ chiếm dưới 3 % thị trường bán lẻ, tỷ trọng kênh phân phối này đã tăng
lên 10 – 25 % và tốc độ này đang ngày càng tăng cao(khoảng 30 – 40 %).[9]
Như vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chiến
lược kênh phân phối phù hợp với phương trâm làm cho khách hàng biết và sử
dụng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp mình. Phát triển kênh phân phối phù
hợp với xu hướng chung của thị trường để t