Đề tài So sánh ưu điểm kinh tế các quá trình trích ly H3PO4 (DH; HH; HDH) và việc tận dụng photphogip (PG)

Lựa chọn quy trình tối ưu cho một dựán sản xuất axit photphoric theo phương pháp hòa tan quặng photphat bằng axit sunfuric (phương pháp trích ly) là một công việc quan trọng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sựlựa chọn này trong đó chủyếu là nguồn quặng đầu vào. Bên cạnh đó, các yếu tốkinh tếliên quan khác như giá lưu huỳnh, chi phí điện, nước, hơi nước. và cơ sởhạtầng ởđịa phương cũng có tác động không nhỏ. Những yếu tốnày có thểvẫn còn thay đổi kểcảsau khi nhà máy đã đi vào hoạt động. Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu một sốquy trình cơ bản được áp dụng trong sản xuất axit photphoric trích ly với những yếu tốso sánh vềcác mặt công nghệvà kinh tế.

pdf56 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh ưu điểm kinh tế các quá trình trích ly H3PO4 (DH; HH; HDH) và việc tận dụng photphogip (PG), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI So sánh ưu điểm kinh tế các quá trình trích ly H3PO4 (DH; HH; HDH) và việc tận dụng photphogip (PG) MỤC LỤC Phần 1 SO SÁNH ƯU ĐIỂM KINH TẾ CÁC QUÁ TRÌNH TRÍCH LY H3PO4 (DH; HH; HDH) .....................................................................................................................3 I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 II. CÁC QUY TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG ..............................................................4 III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC QUY TRÌNH .....................................8 IV. CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN QUY TRÌNH...........................................................23 Phần 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ XỬ LÝ VÀ TẬN DỤNG PHOTPHOGIP (PG)..............28 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC LOẠI GIP VÀ QUAN ĐIỂM TẬN DỤNG GIP NHÂN TẠO .................................................................................................................28 II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỶ LÝ VÀ SỬ DỤNG PG................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54 Phần 1 SO SÁNH ƯU ĐIỂM KINH TẾ CÁC QUÁ TRÌNH TRÍCH LY H3PO4 (DH; HH; HDH) I. MỞ ĐẦU Lựa chọn quy trình tối ưu cho một dự án sản xuất axit photphoric theo phương pháp hòa tan quặng photphat bằng axit sunfuric (phương pháp trích ly) là một công việc quan trọng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn này trong đó chủ yếu là nguồn quặng đầu vào. Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế liên quan khác như giá lưu huỳnh, chi phí điện, nước, hơi nước... và cơ sở hạ tầng ở địa phương cũng có tác động không nhỏ. Những yếu tố này có thể vẫn còn thay đổi kể cả sau khi nhà máy đã đi vào hoạt động. Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu một số quy trình cơ bản được áp dụng trong sản xuất axit photphoric trích ly với những yếu tố so sánh về các mặt công nghệ và kinh tế. Các quy trình sản xuất axit photphoric theo phương pháp trích ly có thể được chia làm 5 dạng cơ bản dựa trên các đặc điểm hóa lý (điều kiện hòa tan và tái kết tinh, số lần lọc ...( tương đương với tên phụ phẩm photphogip như sau: 1/ Quy trình đihyđrat (DH) nồng độ sản phẩm 27 - 30% P2O5 2/ Quy trình tái kết tinh hemihyđrat (HRC), nồng độ sản phẩm 27 - 3 1% P2O5 3/ Quy trình đi/hemihyđrat (DHH), nồng độ sản phẩm 32 - 37% P2O5 4/ Quy trình hemihyđrat (HH), nồng độ sản phẩm 40 - 48% P2O5 5/ Quy trình hemi/dihyđrat (HDH), nồng độ sản phẩm 40 - 50 P2O5 II. CÁC QUY TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG 1 . QUY TRÌNH ĐIHYĐRAT (DH) Có hai loại quy trình DH là quy trình DH-is và DH-sg: a) Quy trình DH-is: Mục đích của quy trình DH-is (iso-sunfat) là đạt được môi trường phản ứng đồng nhất hoàn toàn bằng cách sử dụng các bể đơn và tăng cường tái tuần hoàn. Nếu quặng photphat rất mịn hoặc dễ bị hòa tan thì quy trình này có thể sẽ rất có hiệu quả do lọc tốt. Nhưng do chỉ sử dụng một bể hòa tan nên chu trình hòa tan photphat tương đối ngắn, các tinh thể photphogip (PG) chưa kết tinh xong đã được chuyển đến phần lọc. Mục đích đạt sự đồng nhất hóa hoàn toàn này cũng làm hạn chế dung lượng tối đa của từng mẻ. Vấn đề tồn tại chính của quy trình này là việc khó đạt được sự đồng nhất hóa ở gần các điểm nạp liệu. b) Quy trình građien sunfat (DH - Sg) Quy trình DH - sg đòi hỏi phải có hai bể hoặc hai khoang bể với lưu lượng tuần hoàn giới hạn giữa chúng. Điều này có thể tạo điều kiện cho quặng photphat được bổ sung vào điểm có nồng độ sunfat khác so với phần còn lại của hệ thống phản ứng hoặc vào điểm cách điểm bổ sung H2SO4 một khoảng cách nhất định. Tỷ lệ tuần hoàn và tốc độ phản ứng của quặng photphat sẽ là yếu tố xác định bậc gradien sunfat. So sánh: Hiệu quả tương đối của hai quy trình DH-is và DH-sg phụ thuộc vào tính chất của quặng photphat và giá trị mức độ thích ứng của quy trình DH-sg. Trong từng trường hợp cụ thể, 2 quy trình có thể giống nhau hoặc khác nhau rất nhiều. Trong nhiều trường hợp, các thay đồi về tính chất của quặng photphat có thể gây ảnh hưởng lớn hơn so với sự khác biệt giữa hai quy trình, trong khi ở một số trường hợp khác, sự khác biệt giữa 2 quy trình lại tỏ ra quan trọng hơn. c) Quy trình DH hai giai đoạn Người ta có thể hòa tan quặng photphat theo nguyên tắc quy trình DH thành 2 giai đoạn. Trong từng điều kiện cụ thể, việc áp dụng này có thể sẽ thuận lợi hơn. Hai quá trình hòa tan ở hai khu phản ứng nhất định mà không cần tái quay vòng giữa hai giai đoạn. Theo quy trình này có 2 kiểu: kiểu 1 là của Rhone - Poulenc Diplo và kiểu 2 là của Double Dihydrate Prayon Process của hãng Prayon (Bỉ). Quy trình Diplo có một giai đoạn và Prayon có hai giai đoạn lọc. 2. QUY TRÌNH TÁI KẾT TINH HEMLHYDRAT (HRC) Trước đây, nhất là ở Nhật Bản, quy trình này được áp dụng khá phổ biến. Nhật Bản đã xây dựng nhiều nhà máy nhỏ hoạt động theo quy trình HRC để sản xuất photphogip làm phụ gia xi măng. Nhưng quy trình NISSAN HRC duy nhất được áp dụng thành công ở quy mô thế giới. Quy trình này đòi hỏi phải nghiền mịn quặng photphat để tạo các điều kiện phản ứng có thể kiểm soát được trong công đoạn hemihydrat. Chi phí nghiền được bù đắp bởi PG được sản xuất ra có giá trị cao. Thông thường, quy trình này cho phép sản xuất axit photphoric nồng độ 28 - 30% P2O5 và 3% SO4. Một số nhà máy của Nhật Bản chạy theo công nghệ này đang dự kiến được cải tạo lại để vận hành theo quy trình HDH, vì quy trình này cho phép loại bỏ công đoạn nghiền mịn, đồng thời sản xuất axit photphoric đặc hơn mà vẫn đảm bản chất lượng PG. 3. QUY TRÌNH ĐI/ HEMLHYĐRAT (DHH) Công ty Nhật Bản Central - Glass và Công ty Bỉ Prayon đã cùng nhau phát triển quy trình DHH được gọi là quy trình CENTRAL - PRAYON. Quy trình CENTRAL - PRAYON đã được áp dụng để sản xuất trực tiếp đihyđrat cấp thương phẩm, nhờ các đặc tính "tự khô" của bã hemihyđrat. Mục tiêu quy trình hai bậc này là tách công đoạn sản xuất axit khỏi công đoạn sản xuất canxi sunfat, tạo điều kiện sản xuất axiit đặc hơn và PG tinh khiết hơn. Ở giai đoạn đầu của quy trình CENTRAL - PRAYON , người ta chỉ cần loại bỏ một phần axit photphoric ra khỏi hỗn hợp bùn bằng cách lọc hoặc ly tâm. Bã PG không rửa được bùn hóa trước khi đưa vào bể tách nước. Sản phẩm axit có thể đạt nồng độ 37% P2O5, tùy theo chất lượng quặng photphat sử dụng. Sản phẩm axit này luôn có hàm lượng sunfat thấp, đồng thời hiệu quả cao của quy trình sẽ đảm bảo mức tiêu hao H2SO4 thấp. Trong bể tách nước, axit H2SO4 được bổ sung vào sẽ làm tăng nhiệt độ và nồng độ sunfat, làm tăng tốc độ chuyển hóa đihyđrat thành hemihyđrat. Người ta cũng cho thêm một lượng nhỏ hơi nước để khống chế nhiệt độ. Sự chuyển hóa từ đihyđrat thành hemihyđrat diễn ra tương đối dễ dàng. Quy trình này tạo ra bã hemihyđrat tinh khiết dễ lọc nhờ nồng dộ sunfat cao, hàm lượng P2O5 thấp. Do tốc độ chuyển hóa nhanh nên tạo ra hemihyđrat tương đối kém bền, do đó người ta đã phải sửa đổi thiết kế lại bộ lọc. Các thiết bị mới nhất của Bird - Prayon (bộ lọc nghiêng) và Prayon - EIMCO (hệ thống lọc băng chuyền) đã được sản xuất để đáp ứng quy trình hemihyđrat, vận hành cho 11 nhà máy suốt 20 năm qua. 4. QUY TRÌNH HEMLHYĐRAT (HH) Trong nhiều năm qua, người ta đã cố gắng sản xuất axit photphoric đặc (đến nồng độ 48% P2O5) trực tiếp từ ngay sau bộ lọc. Cái giá phải trả cho yêu cầu này là hiệu suất thu hồi thấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ưu điểm của cách làm trên vẫn lớn hơn so với nhược điểm của nó nhất là khi có nguồn quặng photphat và axit sunfuric rẻ và khi các điều kiện cung ứng hơi, điện và nước bị hạn chế. Tại Liên Xô cũ, axit photphoric được sản xuất theo quy trình hemihyđrat từ quặng photphat Kola đã chiếm thị phần lớn nhất. Nhưng tại các nước khác, quy trình này không được áp dụng phổ biến như vậy. Hiện nay, công, nghệ HH đang được vận hành ở quy mô công nghiệp là các quy trình NORSK - HYDRO HH, OXY HH và PRAYON HH. 5. QUY TRÌNH HEMI- ĐIHYĐRAT (HDH) Quy trình hemihyđrat/ đihyđrat (hai công đoạn) là quy trình sản xuất axit đặc (đến 50% P2O5) và PG tinh khiết cao, với mức tiêu hao H2SO4 thấp . Tuy nhiên chi phí đầu tư cho quy trình này khá cao. Nhược điểm chính của quy trình là phải vận hành 2 bộ lọc, điều này làm giảm khả năng vận hành liên tục và vải lọc của bộ lọc đầu tiên (HH) phải được rửa bằng nước lọc từ bộ lọc thứ hai để cân bằng lượng nước. Đây đang là chủ đề cho sự thay đổi công nghệ nhằm tránh hiện tượng trên. Ngoài ra công nghệ còn có một số nhược điểm khác nữa. Một số quy trình HDH hiện đang được áp dụng là quy trình của các công ty Norsk Hydro , Nissan và Prayon PH2 & PH3. III. ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC QUY TRÌNH Khi đánh giá các quy trình sản xuất axit photphoric theo phương pháp trích ly, cần xét đến những khía cạnh sau: - Nguyên liệu quặng photphat có thích hợp không. - Hiệu quả thu hồi PG. - Các thất thoát khác (thất thoát khi nạp quặng photphat, thất thoát do chảy tràn, thất thoát trong quá trình khởi động, ngừng dây chuyền,....). - Định mức tiêu hao quặng photphat. - Định mức tiêu hao axit sunfuric. - Khả năng sử dụng axit sunfuric nồng độ thấp hơn. - Nhu cầu nghiền quặng photphat. - Khả năng sử dụng quặng photphat khô, ẩm hoặc dạng bùn. - Định mức tiêu hao nước. - Định mức tiêu hao điện. - Định mức tiêu hao hơi nước/ Nồng độ cần thiết của axit sử dụng. - Yêu cầu về vật liệu hợp kim cao cấp dành cho thiết bị. - Thời gian vận hành thực tế trong năm. - Khả năng thao tác dây chuyền có dễ dàng không. - Hàm lượng chất rắn trong sản phẩm axit photphoric. - Chất lượng sản phẩm axit photphoric. - Chất lượng PG. 1 . Quy trình DH Quy trình DH có thể được coi như quy trình cơ bản (làm chuẩn) để đánh giá xếp loại. Các quy trình khác có thể được đánh giá so sánh tương đối với quy trình DH. Quy trình DH là quy trình đã được vận hành từ lâu với nhiều loại quặng photphat khác nhau, nhờ đó người ta đã có nhiều kinh nghiệm về quy trình này. Hiệu suất thu hồi PG đạt 94,5 - 97%. Hiệu suất thu hồi chung của quy trình đạt 93,5 - 96,5% (tính theo lượng tiêu hao quặng photphat so với lượng quặng photphat được nhập vào nhà máy). Thất thoát do chảy tràn, khởi động và ngừng sản xuất, các chu kỳ rửa, thời gian làm sạch bể... làm giảm 0,5-1% hiệu quả chung. Ngoài ra còn thất thoát quặng photphat do quá trình bốc dỡ, vận chuyển, nghiền khô... Nhưng nếu trực tiếp tính theo photphat mịn từ hệ thống nghiền ướt hoặc sử dụng bùn photphat nạp vào quy trình thì thất thoát quặng gần như bằng không. Quy trình DH có thể chấp nhận axit sunfuric loãng làm nguyên liệu. Trước đây, người ta còn dùng dung dịch amoni sunfat thải để làm nguyên liệu. Mức tiêu hao H2SO4 phụ thuộc vào kết quả phân tích quặng photphat (chủ yếu là tỷ lệ CaO/P2O5 trong quặng) và vào hiệu suất của quy trình. Kích thước chuẩn của hạt quặng dùng trong quy trình DH phải đảm bảo sao cho không đến 40% số hạt nằm lại trên sàng 100 mesh, nhưng cỡ hạt có thể thay đổi nhiều tùy theo tính chất của quặng. Nếu cần nghiền quặng, có thể sử dụng quy trình nghiền ướt để giảm tiêu hao điện và thất thoát khác. Nguyên liệu photphat với cỡ hạt theo yêu cầu có thể đước nạp ở dạng khô, ẩm hoặc dạng bùn mà không làm giảm hiệu suất thu hồi. Mức tiêu hao nước sạch là vấn đề cần cân nhắc nhiều mặt vì khi hệ thống nước được đầu tư tốt, có thể giảm tối thiểu định mức tiêu hao nước sạch. Nước để làm lạnh là nước tận dụng từ ao, hồ, sông, biển, thường được sử dụng quay vòng nên chi phí cho nó không đang kể (ngoài chi phí bơm) so với các chi phí khác. Tiêu thụ điện thường được coi là yếu tố rất quan trọng trong chi phí vận hành. Tuy nhiên, thông thường mức tiêu hao điện ở các quy trình sản xuất axit photphoric không khác nhau nhiều. Trên thực tế, tiêu hao điện lớn nhất được dành cho công đoạn nghiền và cho quạt của hệ thống làm lạnh không khí. Tiêu hao điện cho khuấy, lọc, bay hơi . . . tương đối thấp . Mức tiêu hao hơi nước thường được coi là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chung của nhà máy. Trong yêu cầu sử dụng axit photphoric (sản xuất MAP, DAP, supephotphat kép, NPK...) thì nồng độ axit photphoric giữ vai trò quyết định và nồng độ axit lại liên quan đến mức tiêu hao hơi nước. Tất nhiên, nếu yêu cầu đối với axit photphoric là trên 30% P2O5 thì nhà máy sản xuất axit photphoric theo quy trình DH phải có công đoạn cô đặc. Nếu nhà máy sản xuất axit sunfuric nằm bên cạnh lại có nguồn hơi nước sử dụng cho các mục đích khác hoặc cho sản xuất điện thì có thể kết hợp để đun cô axit photphonc đến 42% P2O5. Nếu nhà máy không có nguồn cung cấp hơi nước dưới dạng sản phẩm phụ của phân xưởng sản xuất axit sunfuric hoặc của nhà máy khác, mà cũng không có đủ nguồn nước nóng hồi lưu từ các công đoạn khác thì bắt buộc phải sử dụng nồi hơi để sản xuất hơi. Chi phí sản xuất hơi như vậy phụ thuộc vào giá nhiên liệu ở địa phương. Quy trình DH là quy trình thực sự ít gây ăn mòn nhất. Ở các quy trình khác, như HH và HDH, do nhiệt độ cao hơn nên vấn đề ăn mòn thiết bị rõ rệt hơn. Quy trình DH là quy trình dễ vận hành nếu chỉ sử dụng chọn lọc mọt số loại quặng photphat. Nếu thay đổi nguồn cung cấp quặng thì cần có một thời gian thích nghi để người vận hành điều chỉnh sang chế độ vận hành tối ưu. Chất lượng sản phẩm axit photphoric của quy trình DH tương đối cao, có thể làm chuẩn cho các quy trình khác. Chất lượng PG phụ thuộc nhiều vào nguồn quặng photphat. Tuy nhiên dư lượng P2O5 thường khá cao nên việc xử lý thành PG hạng thương phẩm sẽ khá tốn kém. 2. Quy trình HRC Quy trình này được sử dụng ở Nhật Bản (nơi không có nguồn thạch cao tự nhiên với trữ lượng đáng kể) để sản xuất phụ gia đóng rắn xi măng. PG này được sản xuất trực tiếp từ bã lọc, chỉ qua công đoạn sấy, nhờ đó giảm nhiều chi phí tinh chế. So với quy trình DH cơ bản, chỉ một số loại quặng photphat nhất định mới có thể được xử lý bằng quy trình HRC. Sự có mặt của các tạp chất như stronti trong quặng photphat thường gây khó khăn cho sự chuyển hóa HH thành DH. Hiệu quả thu hồi PG ở quy trình này thường cao hơn so với quy trình DH tiêu chuẩn. Hàm lượng sunfat của sản phẩm axit (nói chính xác là tỷ lệ SO3/P2O5), thường cao hơn so với quy trình DH, mức tiêu hao H2SO4 lớn hơn, nhưng hiệu suất thu hồi axit photphoric cũng cao hơn. Axit sunfuric thường được nạp vào trực tiếp ở dạng loãng (khoảng 60%) để khống chế nhiệt độ của công đoạn HH. Quặng photphat cho quy tnnh HRC cần được nghiền mịn hơn so với quy trình DH: Đây là một công đoạn có chi phí rất cao, vì vậy nên nhiều nhà máy áp dụng quy trình NISSAN H đang xem xét chuyển sang quy trình HDH. Quặng photphat có thể được nạp vào ở dạng khô hoặc ẩm, nhưng không được ở dạng bùn (vì yêu cầu nhiệt độ của công đoạn HH), do đó không tận dụng được ưu điểm của công đoạn nghiền ướt. Do yêu cầu nghiền mịn hơn và do có nhiều bể hòa tan và tái kết tinh cần khuấy nên tiêu hao điện ở quy trình HRC cũng cao hơn so với quy trình DH. Công đoạn HH của quy trình HRC có tính ăn mòn đặc biệt mạnh do làm việc ở nhiệt độ cao, vì vậy, người ta thường sử dụng cách khuấy bọc cao su hoặc thép không gỉ. Thời gian vận hành thực tế trong năm của nhà máy áp dụng quy trình HRC tương tự như nhà máy áp dụng quy trình DH. Nhưng do mức khuấy thấp hơn trong các bể tái kết tinh nên các bể này phải được rửa sạch thường xuyên hơn so với bể hòa tan của quy trình DH, khiến thời gian làm việc giảm đi một ít (310 - 320 ngày/ năm). Quy trình HRC là quy trình tương đối dễ vận hành với điều kiện ổn định thành phần quặng photphat. Hàm lượng chất rắn trong sản phẩm axit photphoric của quy trình HRC thấp hơn so với mức trung bình của quy trình DH. Chất lượng axit thành phẩm kém hơn so với quy trình DH do PG không hấp thụ một số chất hữu cơ. Hàm lượng chất hữu cơ trong axit cao hơn, nhưng chất lượng PG lại tốt hơn. Mục đích của quy trình HRC là tiến hành xử lý PG ngay trong nhà máy axit photphoric mà không phải xử lý bổ sung sau khi phụ phẩm ra khỏi nhà máy. PG được sản xuất theo quy trình này từ các nguồn quặng photphat thông thường sẽ được sử dụng trực tiếp làm phụ gia đóng rắn xi măng mà không cần xử lý tiếp bằng hóa chất (chỉ cần sấy khô). Nhưng nếu sử dụng cho các mục đích khác như làm vữa PG, tấm lati trát vữa thì đối với đa số các loại quặng photphat cần phải có công đoạn rửa ướt trước khi sấy khô. 3. Quy trình DHH. Như đã nêu trên, 2 công ty Nhật Bản và Bỉ đã cùng phát triển quy trình DHH được gọi là quy trình CENTRAL - PRAYON. Phía Nhật Bản muốn sản xuất chất thay thế thạch cao tự nhiên chất lượng cao, còn phía Bỉ muốn giải quyết vấn dề tiêu hủy phế thải do diện tích đất đổ phế thải ngày càng eo hẹp. Quy trình DHH đã được vận hnh đối với nhiều loại quặng photphat. Công ty này đã sử dụng một phụ gia vô cơ để sản xuất axit photphoric 37% P2O5 đồng thời vẫn duy trì sự kết tinh theo hình thức DH. Yếu tố để quyết định sử dụng phụ gia dựa trên kết quả phân tích quặng photphat và yêu cầu về nồng độ của sản phẩm axit, có xét đến chi phí phụ gia. Người ta cũng sử dụng quặng photphat hỗn hợp để tăng nồng độ axit thành phẩm mà không cần sử dụng phụ gia. Quy trình DHH là quy trình kết tinh kép hoàn toàn, có thể tách sản phẩm axit sau đợt hòa tan đầu tiên, thực hiện tái kết tinh, PG có độ tinh khiết cao, thất thoát photphat thấp và hiệu suất quá trình cao (98 - 98,5%). Hàm lượng P2O5 trong bùn nạp giai đoạn hai vào bộ lọc HH cuối cùng nằm trong khoảng 23 - 26%. Thất thoát do khởi động và ngừng vận hành được giảm nhiều. Hiệu suất thu hồi chung cao (ở mức 98%) có nghĩa là định mức tiêu hao photphat thuộc vào loại thấp nhất trong các quy trình sản xuất axit photphoric trích ly. Sản phẩm axit photphoric tạo ra ở giai đoạn đầu (DH) có hàm lượng sunfat rất thấp, vì vậy đã làm giảm nồng độ axit sunfuric trong dòng chất này. Cùng với hiệu suất thu hồi chung cao, yếu tố trên làm cho quy trình DHH là một trong những quy trình tiêu hao ít axit sunfuric nhất. Tuy nhiên có một điểm hạn chế là do cần sự cân bằng nước chặt chẽ nên người ta phải sử dụng axit sunfuric đặc (> 70% H2SO4). Do điều kiện hòa tan tốt và hàm lượng sunfat ở phần DH thấp nên có thể dùng nhiều loại quặng photphat khác nhau với cỡ hạt dưới 0,5mm. Hàm lượng nước trong PG từ quy trình này thuộc vào loại thấp nhất trong các quy trình sản xuất H3PO4 trích ly. Hemihyđrat ở đây có hàm lượng nước tự do rất thấp và một phân tử hemihyđrat chỉ chứa nửa phân tử nước. Tiêu thụ điện cho thiết bị khuấy ở quy trình DHH có mức tương đương với quy trình DH. Do điều kiện hòa tan thuận lợi nên phần hòa tan ở quy trình DHH có thể được giảm bớt về thể tích. Công đoạn tách nước nhanh nên đòi hỏi thể tích tương ứng nhỏ hơn nhiều so với công đoạn chuyển hóa từ HH sang DH. Điều này có nghĩa là nếu sử dụng quặng photphat nghiền thô hơn mà quy trình có thể chấp nhận thì mức tiêu thụ điện chung của cả quy trình thấp hơn nhiều so với ở quy trình DH. Nồng độ axit thành phẩm (37% P2O5) có thể được điều chỉnh nhằm giảm tối đa lượng hơi tiêu thụ. Chỉ những hợp kim đặc biệt hoặc thép bọc cao su mới có thể dùng làm cánh khuấy cho bể tái kết tinh. Thiết bị phản ứng thường được bố trí sao cho dung dịch có thể chảy qua lỗ tràn vào thiết bị lọc mà không cần bơm ly tâm. Quy trình DHH là quy trình dễ vận hành khi đã xác định được các thông số tối ưu của công đoạn tái kết tinh đối với loại quặng photphat cụ thể. Hàm lượng chất rắn trong sản phẩm axit thay đổi tùy theo thiết bị tách nước cái ở giai đoạn trung gian. Nếu sử dụng bơm ly tâm, hàm lượng chất rắn có thể lên đến 3%, nếu sử dụng bộ lọc có thể giảm hàm lượng này xuống 0,5%. Sản phẩm axit photphoric có nồng độ sunfat thấp và hàm lượng chất hữu cơ thấp, trong khi đó PG là sản phẩm dạng he
Luận văn liên quan