Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ luỵ, con người cũng phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống thời @ của những người tuổi trẻ hiện nay, tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hoá phương tây mà “tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đẹp đẽ của nó.
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, những đôi trai gái chỉ được sống chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một hiện trạng hiện nay tại Việt Nam là một bộ phận giới trẻ sống chung như vợ chồng với nhau mà không cần kết hôn mà báo chí gọi đó là “ sống thử”. Vậy việc thực trạng của việc sống thử hiện nay ra sao, nguyên nhân, tác hại, phiện pháp cũng như hậu quả của sống thử hiện nay như thế nào? Câu trả lời không chỉ là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề lớn cho toàn xã hội.
25 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 37615 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sống thử ở giới trẻ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Đà Lạt
Khoa Luật học
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
SỐNG THỬ Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY
MỤC LỤC
Trang
I.LỜI MỞ ĐẦU 3
II. NỘI DUNG CHÍNH 4
Khái niệm “Sống thử” 4
Nguyên nhân “Sống thử” 5
Thực trạng “Sống thử” 9
Hậu quả “Sống thử” 11
Giải pháp “Sống thử” 17
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ “SỐNG THỬ” 21
III. KẾT LUẬN 22
LỜI CẢM ƠN 23
DANH SÁCH NHÓM 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo đó là cả một hệ luỵ, con người cũng phải hiện đại theo. Hiện đại về phong cách và lối sống để theo kịp với cuộc sống thời @ của những người tuổi trẻ hiện nay, tình yêu là thứ tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng của lứa đôi nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hiện đại của phong cách và lối sống, sự du nhập của văn hoá phương tây mà “tình yêu” đang dần mất đi ý nghĩa đẹp đẽ của nó.
Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, những đôi trai gái chỉ được sống chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một hiện trạng hiện nay tại Việt Nam là một bộ phận giới trẻ sống chung như vợ chồng với nhau mà không cần kết hôn mà báo chí gọi đó là “ sống thử”. Vậy việc thực trạng của việc sống thử hiện nay ra sao, nguyên nhân, tác hại, phiện pháp cũng như hậu quả của sống thử hiện nay như thế nào? Câu trả lời không chỉ là vấn đề của các nhà chức trách mà đang trở thành một vấn đề lớn cho toàn xã hội.
Đà Lạt, ngày 15 tháng 12 năm 2017
NỘI DUNG CHÍNH
Khái niệm “sống thử”
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được báo chí Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó các cặp nam nữ về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu khoa học, luật pháp...) thì sử dụng cụm từ có khái niệm tương tự là Chung sống như vợ chồng phi hôn nhân.
Tiến sĩ triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn Linh Khiếu cho rằng không nên dùng từ sống thử, mà phải là "Chung sống phi hôn nhân" thì mới thật chính xác. Các cặp đôi gặp, sống với nhau một thời gian rồi chia tay và sống với người khác. "Đấy không phải là sống thử mà là sống thật, sống hết sức nghiêm túc chứ không phải chuyện đùa. Tất cả từ tình cảm, tình dục, chi tiêu là đều thật". Có điều sự chung sống này thiên về thỏa mãn dục vọng, tình cảm tức thời, "chán thì chia tay" chứ không đi liền với các nghĩa vụ và trách nhiệm. So với những cặp vợ chồng thực thụ, Chung sống phi hôn nhân không được pháp luật cũng như xã hội thừa nhận, do đó các cặp đôi tham gia không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào với nhau về nghĩa vụ gia đình cũng như trách nhiệm trước các quy định của luật Hôn nhân
Phân biệt Sống thử với Quan hệ tình dục trước hôn nhân:
Về hình thức, sống thử nói về quan hệ tình dục với người yêu, còn QHTDTHN có thể xảy ra với nhiều đối tượng.
Về bản chất, sống thử được hình thành xuất phát từ mong muốn được chia sẻ không chỉ là nhu cầu về sinh lí mà còn là tình cảm từ hai phía, còn QHTDTHN có thể chỉ xuất phát từ nhu cầu sinh lí.
Nguyên nhân “ sống thử”
Nguyên nhân bản thân
-Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi và đi theo não trạng sai lạc do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá dưới mọi hình thức trong đời sống xã hội. Một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy". Tư tưởng mạnh mẽ giúp họ cởi mở hơn trong quan niệm tình dục và không còn e dè dư luận xã hội trước kia. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giới trẻ sống trước hôn nhân là các bạn sống quá tự do, sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, sống buông thả”.
Hơn nữa, nhiều bạn đã tự nguyện sống thử, đặc biệt là các bạn nữ sinh viên và công nhân. Các bạn thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng, không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất nhiều bạn không những coi thường luật pháp và giáo luật mà còn tự hạ thấp nhân phẩm của mình, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là sai trái với chuẩn mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình bước vào.
-Do ảnh hưởng của "yêu nhanh sống gấp", một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu "rất hiện đại" hay còn gọi "tình yêu tốc độ", rằng yêu thì cần "hết mình". Họ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai. Họ thích một cuộc sống hưởng thụ, không cần tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, không coi trọng giá trị của đời sống gia đình. Theo TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà: "Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, sự du nhập văn hoá thực dụng làm giới trẻ chạy theo "tây hoá" mà không còn biết đến nền tảng đạọ đức của con người.
+Sống thử để tiết kiệm: Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra. Đa số sinh viên đều sống xa gia đình thiếu sự quản lí của gia đình nên buông thả, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý, sức ép kinh tế trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gắng nặng kinh tế cũng là một việc hết sức hợp lý. Câu hỏi được đặt ra là thay vì lựa chọn sống với người mình yêu, các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tìm những người bạn cùng giới của mình để chia sẻ gánh nặng đó. Lí do này để biện minh và tránh được sự xăm soi của người đời với lí do đó có vẻ như sẽ được những người nhìn vào và thông cảm cho họ.
+Sống thử với nhau “Vì cần nhiều thời gian bên nhau”: Sống chung để được "bên nhau" Đây là nhu cầu cao nhất của động cơ muốn "sống chung trước khi cưới". Nhất là phía con trai. Có một thực tế đến mức "thực dụng" là không ít các bạn trai "muốn" sống chung vì mình "được lợi" hơn nếu kết quả "thử" cho ra "sản phẩm thí nghiệm" bị lỗi, họ sẽ cho nó vào sọt rác kí ức, bản thân họ chẳng mất gì. Thực tế cho thấy, con trai chẳng mất gì cả. Họ được rất nhiều, nếu nói phần lớn con trai muốn sống chung để được "yêu" thoải mái khi có nhu cầu, được "cơm canh" ngon miệng, quần áo thơm tho thì họ chẳng mất gì cả. Có đem ra cân đo, đong đếm tất cả cho và nhận thì con trai vẫn được hơn nhiều.
- Để thử xem chàng hay nàng có “hợp tông” với mình không. Các cặp yêu nhau “test trước” cho chắc ăn. Lý do này nghe qua dường như là nguyên nhân chính để “hợp lý hóa” nhu cầu của tự thân con người trong xã hội hiện đại, song động cơ thật sự vẫn nằm ở nhu cầu thúc đẩy của “tình dục” . Tình yêu phát sinh tình dục. Thực tế, những cặp quyết định "sống chung trước hôn nhân", phần lớn có nhu cầu muốn luôn được "bên nhau" rất cao. Điều trước tiên khiến họ quyết định "sống thử" là họ muốn được thỏa mãn nhu cầu tình dục.
- Ngoài những nguyên nhân cơ bản trên “Họ sợ trách nhiệm, sợ kết hôn.
- Nghiên cứu của nhóm tiểu luận từ việc điều tra ở hầu hết các sinh
viên đã chỉ ra rằng, việc quyết định có sống chung hay không, không phải bị chi phối chủ yếu bởi lý do kinh tế, hay bởi đòi hỏi của phái mạnh như nhiều người nghĩ, mà chủ yếu là do sự chấp thuận hay không của người phụ nữ trẻ về việc người nam giới sống chung của mình.
- Nghiên cứu cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, sống chung là hệ quả của tình yêu hơn là một sự tò mò đơn thuần. Sống thử được giới trẻ ủng hộ vì nó phù hợp với tâm lý tò mò, háo hức khám phá cái mới của giới trẻ.
- Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi họ đã
vượt qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng ban đầu. Vấn đề này đôi khi là do quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy.
Sống thử theo trào lưu: Sống thử gần đây xuất hiện rất nhiều ở giới sinh viên và công nhân. Sống thử còn được coi là mốt, hay còn là phong trào sống thử. Phân tích nguyên nhân của lối sống mới mẻ này nhiều chuyên gia đã khẳng định đó là kết quả của sự vận động xã hội, là xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện đại, không cưỡng lại được. Phải thừa nhận rằng, việc sống thử chỉ vì chạy theo trào lưu của các sinh viên như hiện nay là một việc hết sức sai lầm trong suy nghĩ và thật đáng lo ngại. Chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn rằng việc sống thử chỉ mang lại hiệu quả tích cực khi chúng ta biết cách khai thác nó một cách hợp lý.
Nguyên nhân từ gia đình
-Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ như cơ hội để người ta lợi dụng nhau. Đồng thời, do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột, muốn “tìm của lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo con cái được.
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường. Theo thạc sĩ tâm lý nữ tu Hồ Thị Hạnh cho biết: “Do cha mẹ chỉ biết kiếm tiền, không quan tâm đến đời sống của con cái. Mà thực ra, cha mẹ đâu chỉ có kiếm tiền cho con là đủ mà còn phải biết đồng hành với con cái, nhất là ở lứa tuổi đang chập chững biết yêu”. Còn theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM thì cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ” .
Nguyên nhân từ xã hội
-Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Nhiều bạn trẻ thật dễ dãi, cho rằng “việc đó” là bình thường, không ảnh hưởng gì. Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền: “Việc các bạn trẻ “sống thử” trước hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi của các bạn. Đồng thời, do ảnh hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”.
Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”. Theo TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà: “Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời. Mặt khác, do hội nhập văn hoá làm cho giới trẻ sống “tây hoá” không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người”.
Thực trạng “ sống thử”
Khi ta tìm kiếm trên google về từ khóa thực trạng sống thử thì nó cho ta vô vàn kết quả về vấn đề này.
-Rất lớn phần đông sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra những lý do của việc sống thử như: Sống thử là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về mặt sinh lý và tình cảm, sự chia xẻ về vật chất cũng như về tiền bạc và khó khăn giữa hai bên; Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân.
- Trong xã hội mang đậm nét truyền thống Á Đông như Việt Nam, sống thử vẫn chưa được đồng tình, nếu không muốn nói là còn rất nhiều ý kiến phê phán.
-Một số người khác cho rằng sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm.
-Ở nhà trọ, sinh viên sống thử khá nhiều. Mỗi khi đến một khu nhà trọ sinh viên nào chúng ta đều dễ dàng nghe được những câu chuyện về các cặp sinh viên sống thử. Số đông khác các sinh viên thì cho rằng sống thử là để tự khẳng định mình.
- Giữa một xã hội như hiện nay phản ứng tâm lý buông thả của số đông sinh viên đang trở nên tăng hơn cộng thêm yếu tố xã hội và môi trường chung quanh đang thấm dần dần vào tâm trí và cũng như đi vào những cái nhìn cởi mở và buông túng như lớp người trẻ. Mặt khác, “sống thử” đa phần là học đòi theo mốt của lối Âu-Mỹ chứ chưa có định hướng tương lai là có lấy nhau hay không. Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì “sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.
-Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi họ đã vượt qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng ban đầu. Vấn đề này đôi khi là do quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy.
Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó đang có nguy cơ lan rộng mạnh mẽ không khác gì như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến cách phổ biến, lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn chải vào đời. Chuyện “sống thử” trước khi quyết định tiến tới hôn nhân có thực sự là một giải pháp tốt để tiến tới một cuộc hôn nhân hoàn hảo hay nó chỉ là "cái bẫy của một quan niệm suy đồi trong lãnh vực hôn nhân"?
Chúng em dựa theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra. Tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh. Có 47,1% sinh viên “sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử” trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 48% có sử dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai 43,% chọn giải pháp nạo phá thai, chỉ có 36% sẽ cưới.
Hậu quả sống thử
Học hành, công việc sa sút khi đang ngồi trên ghế nhà trường, vấn đề quan trọng đầu tiên chính là học tập. Khi hai người yêu nhau sống chung trong một căn phòng, chuyện tình cảm sẽ chi phối hoạt động học tập, nghiên cứu của bạn. Bạn cần dành nhiều thời gian để chăm sóc cho đối phương cũng như cho 'ngôi nhà' của mình. Giữa việc học và tình cảm, nhiều người nói sẽ biết cách cân đối cả hai nhưng trên thực tế một khi đã quyết định 'góp gạo' thì điều đó chứng tỏ lý trí bạn chưa chiến thắng trước con tim. Thời gian học tập bị san sẻ đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Còn đối với những người đi làm, khi đã quyết định về ở chung, họ phải dành toàn phần thời gian cho nhau, nhưng một khi người phụ nữ đã mang danh là 'vợ' thì họ là người mang trọng trách nhiều hơn, giặt đồ, nấu ăn, lo cho những lần 'chồng' dẫn bạn về ăn nhậu, lo toan mọi thứ từ việc nhỏ đến việc lớn... Đa số, họ sẽ không có thời gian chăm sóc cho bản thân, sức khỏe yếu dần, dẫn đến việc làm sa sút, kém hiệu quả. Chưa kể đến việc hai bên phải 'phục vụ' nhu cầu thiết yếu của đối phương, nếu không biết cách phòng ngừa còn để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Không phù hợp với văn hóa Việt Nam Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một đất nước có truyền thống lâu đời về văn hóa. Chính bản sắc văn hóa tốt đẹp đã giúp đất nước ta vượt qua bao khó khăn, thách thức. Trong cuộc sống hiện đại, hội nhập và học hỏi thế giới là điều đương nhiên song bên cạnh tinh thần học hỏi cũng cần duy trì và tôn vinh nền văn hóa nước nhà. Sống thử là lối sống du nhập văn hóa phương Tây, nhưng khi được chúng ta tiếp nhận thì lại càng làm xấu đi mặt tốt của vấn đề này, đặc biệt là về phía người lớn, họ là người phản đối kịch liệt. Không phải người lớn họ bảo thủ mà cấm đoán con cháu, cũng không phải do họ lạc hậu khi vấn đề 'sống thử' đang được giới trẻ áp dụng tràn lan, ngược lại, những người đi trước chỉ muốn 'khuyên dạy' một bộ phận giới trẻ những triết lý sâu sắc hay những hình ảnh đẹp của tình yêu đôi lứa mà từ ngàn xưa cha ông ta vẫn nâng niu, trân trọng.
Bởi người lớn luôn hy vọng giới trẻ không bồng bột, chạy theo xu thế của cuộc sống công nghiệp mà bỏ quên những giá trị nhân văn vô cùng to lớn mà thôi'. Đánh mất tuổi trẻ Khi bạn quyết định sống thử, bạn đang đánh rơi tuổi trẻ của mình một cách lãng phí. Lúc bạn bè đang tận hưởng những hương vị ngọt ngào của tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống, những chuyến du lịch hay tụ tập bạn bè làm những chuyến 'phượt' thú vị, thì bạn lại phải quần quật lo cách kiếm tiền hay phải thu vén việc nhà vì bạn đang sống trong cảnh 'vợ chồng'. Khoảng trời tự do bị chôn vùi vào những suy nghĩ, lo toan cho đối phương, sợ người ấy sẽ ghen, sợ người ấy không muốn đi, hay sợ họ không muốn bạn phải giao lưu quá nhiều với nhũng đám bạn, những người mà họ không thích... Bạn sẽ đánh mất đi quãng 'Khi chưa về sống chung, tình cảm của hai bên rất tốt, nhưng khi đã dọn về ở rồi thì phát sinh rất nhiều thứ, cô người yêu mình ghen tuông đủ điều
Tình yêu là một quả bong bóng thủy tinh, nếu người không biết trân trọng, nâng niu thì nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. Sống thử là bạn không biết cách bảo vệ tình yêu của mình. Vì sao ư? Yêu nhau thì nhất định sẽ về sống với nhau nhưng đó phải là khi các bạn đã nhận được sự ủng hộ của gia đình và là khi bạn thật sự trưởng thành. Còn khi đang đi học, đang làm việc, chưa thật sự làm chủ về kinh tế? Thứ nhất là tính cách còn bồng bột, suy nghĩ chưa thật sự chính chắn. Thứ hai là cả hai chưa có nhiều kinh nghiệm sống và thứ ba là vẫn còn phụ thuộc nguồn tài chính từ nhiều phía. Một cuộc sống như vậy liệu có thể bền lâu hay chỉ là tạm bợ. Bên cạnh đó, nhiều bạn nữ không biết bảo vệ mình dẫn đến những tình huống đáng thương thì ít, đáng trách thì nhiều, những thai nhi bị bỏ đi ngày càng tăng lên bởi sự thiếu suy nghĩ ấy. Người con trai khi ấy nếu có trách nhiệm còn cưới nhưng nếu người không có trách nhiệm sẽ bỏ bạn ra đi. Bạn gái sẽ vô cùng tuyệt vọng và sẽ có vô vàn những cái kết bi thương. Hệ lụy khôn lường Không ai không thừa nhận rằng, việc hai người khác giới ở chung với nhau sẽ không gặp nhiều vấn đề xung đột. Yêu thì có yêu đấy, nhưng vì yêu mà ghen tuông, vì yêu mà bất chấp làm những việc trái với lương tâm: đánh ghen, giết người... Những vấn đề mà hằng ngày, hằng giờ báo giới vẫn đề cập đến, nạn phá thai, vô sinh,.. nguyên nhân cũng từ nhận thức của chúng ta mà ra. Vẫn thừa nhận rằng, 'sống thử' tuy không phải là việc làm sai trái, nhưng ít ai có thể xoay chuyển nó theo hướng tốt hơn. 'Sống thử', chúng ta luôn phải mang danh là 'người vợ hờ', hay 'người chồng hờ', tại sao chúng ta lại muốn chấp nhận điều đó? Thay vì là người vợ, người chồng chính thức, con cái sinh ra được hưởng trọn tình yêu từ hai người? Vậy, tại sao chúng ta cứ phải chôn vùi tuổi trẻ của mình vào việc 'sống thử', thay vào đó, hãy tìm hiểu một người yêu mình thật lòng. Nếu họ yêu thật lòng, họ sẽ biết cách đối xử với người mình yêu của họ như thế nào là tốt, chứ không nhất thiết phải 'sống thử' mới biết.
Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng về nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với nhau hơn. “Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp bênh, thiếu một mục đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có thể giải quyết được, thì hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Tâm lý “không hợp thì bỏ” khiến nhiều bạn trẻ thiếu trách nhiệm với bản thân, người yêu và tình yêu của mình, “cả thèm chóng chán” và mối