Đề tài Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến đầu tư quốc tế vào Việt Nam

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa trên thế giới đang diễn ra vô cùng sôi động. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng chặt chẽ theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia đã làm cho hoạt động đầu tư của một nước không còn bó hẹp trong phạm vi nội địa mà đã vươn ra thế giới rộng lớn bên ngoài. Hàng loạt các cường quốc như Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Anh, Pháp, Hà Lan.đã tìm kiếm cơ hội thu lợi nhuận bằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội đó, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác có lợi với các nước thông qua hoạt động đầu tư quốc tế. Có thể nói rằng, vốn và công nghệ là những điều kiện hàng đầu, tiên quyết để tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc gia. Riêng đối với các nước đang phát triển, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất lớn và nền tảng công nghệ hiện đại. Điều này càng được khẳng định chắc chắn khi nghiên cứu vai trò của đầu tư quốc tế với tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, khởi đầu ở Mĩ đã nhanh chóng lan rộng như một dịch bệnh, đe dọa nhiều nền kinh tế trên thế giới trong nhiều lĩnh vực và đầu tư quốc tế là một trong số các lĩnh vức đó. Vậy đầu tư quốc tế vào Việt Nam đã có những thay đổi và chuyển biến gì, thay đổi đó là tốt hay xấu? Đây chính là vấn đề mà nhóm chúng tôi quan tâm và nghiên cứu trong bài tiểu luận này

pdf38 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến đầu tư quốc tế vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Khoa *************** Bài tập nhóm: Tài Chính Quốc Tế Đề tài: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2008 ĐẾN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ****** Huế, 3.4.2013 Mục lục I. Giới thiệu về đầu tư quốc tế: ................................................................................................ 3 II. Những vấn đề cơ bản về đầu tư quốc tế: ............................................................................ 3 1. Khái niệm: .......................................................................................................................... 3 2. Đặc điểm: ............................................................................................................................ 4 3. Nguyên nhân hình thành và phát triển: ........................................................................... 4 4. Các hình thức đầu tư quốc tế: .......................................................................................... 5 5. Các hình thức vốn đầu tư: ................................................................................................. 8 6. Những xu hướng chủ yếu trong đầu tư quốc tế: ............................................................. 8 7. Tác động của đầu tư quốc tế đến nền kinh tế: ................................................................ 9 III. Đầu tư quốc tế tại Việt Nam trước , trong và sau khủng hoảng: ................................ 14 1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi thu hút đầu tư nước ngoài: ....................... 14 a. Các đặc điểm thuận lợi của thị trường Việt Nam: ................................................... 15 b. Những khó khăn của Việt Nam trong đầu tư quốc tế: ............................................. 18 2. Đầu tư quốc tế tại Việt Nam trước khủng hoảng: ........................................................ 20 a. Đầu tư trực tiếp FDI: ................................................................................................. 20 b. Đầu tư gián tiếp FPI: ................................................................................................. 22 c. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): ..................................................... 23 3. Đầu tư quốc tế tại Việt Nam trong và sau khủng hoảng: ............................................. 25 a. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng: ...................................................................... 25 b. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI): ........................................................................... 25 c. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI): ........................................................................... 32 d. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): ..................................................... 34 IV. Nhận xét và giải pháp: ..................................................................................................... 35 I. Giới thiệu về đầu tư quốc tế: Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập hóa trên thế giới đang diễn ra vô cùng sôi động. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng chặt chẽ theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia đã làm cho hoạt động đầu tư của một nước không còn bó hẹp trong phạm vi nội địa mà đã vươn ra thế giới rộng lớn bên ngoài. Hàng loạt các cường quốc như Hoa Kì, Nhật Bản, EU, Anh, Pháp, Hà Lan...đã tìm kiếm cơ hội thu lợi nhuận bằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Nắm bắt được cơ hội đó, Việt Nam đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác có lợi với các nước thông qua hoạt động đầu tư quốc tế. Có thể nói rằng, vốn và công nghệ là những điều kiện hàng đầu, tiên quyết để tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc gia. Riêng đối với các nước đang phát triển, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất lớn và nền tảng công nghệ hiện đại. Điều này càng được khẳng định chắc chắn khi nghiên cứu vai trò của đầu tư quốc tế với tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, khởi đầu ở Mĩ đã nhanh chóng lan rộng như một dịch bệnh, đe dọa nhiều nền kinh tế trên thế giới trong nhiều lĩnh vực và đầu tư quốc tế là một trong số các lĩnh vức đó. Vậy đầu tư quốc tế vào Việt Nam đã có những thay đổi và chuyển biến gì, thay đổi đó là tốt hay xấu? Đây chính là vấn đề mà nhóm chúng tôi quan tâm và nghiên cứu trong bài tiểu luận này. II. Những vấn đề cơ bản về đầu tư quốc tế: 1. Khái niệm: Đầu tư quốc tế là một quá trình di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia. Về bản chất kinh tế, đầu tư quốc tế chính là hoạt động xuất nhập vốn. Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan bởi sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, để tìm nơi kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp cũng như đảm bảolợi ích giữa các bên, để tránh hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như các nguyên nhân chính trị, kinh tế - xã hội khác. 2. Đặc điểm: Đầu tư quốc tế mang đặc điểm của đầu tư nói chung, đó là tính sinh lãi và tính rủi ro cao. Ngoài ra nó có thêm một số đặc điểm riêng quan trọng khác để phân biệt với đầu tư nội địa như: Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài: tăng tính rủi ro và chi phí đầu tư cho chủ đầu tư. Các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới: liên quan đến khía cạnh chính sách, pháp luật, hải quan, cước phí vận chuyển. Vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ, liên quan đến vấn đề tỉ giá hối đoái, chính sách tài chính tiền tệ của các nước tham gia đầu tư. Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, đồng thời đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ. Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về chính sách cũng như đưa đến nhiều tác động. Việc nghiên cứu đặc điểm cơ bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với một quốc gia. 3. Nguyên nhân hình thành và phát triển:  Thứ nhất, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự chênh lệch về giá cả các yếu tố, đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạt được lợi ích từ sự chênh lệch đó.  Thứ hai, do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, cụ thể là: Đối với các bên có vốn đầu tư: Cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch cũng như sự kiểm soát hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuếch trương thị trường, uy tín, tăng cường vị thế và mở rộng quy mô kinh doanh. Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên tiến để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho lao động trong nước, đầu tư quốc tế được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu đó. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, thực hiện tiếp nhận đầu tư quốc tế còn nhằm mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp và khu công nghiệp cao, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa đất nước.  Thứ ba, do cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, để chiếm lĩnh thị trường, chiếm nguồn nguyên liệu và mở rộng quan hệ do đó các nhà đầu tư, các TNCs phải nhanh chóng nắm bắt các cơ hội đầu tư.  Thứ tư, trong nhiều trường hợp, đầu tư quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều quốc gia hay các nước ký kết hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp cải thiện quan hệ chính trị giữa các nước. 4. Các hình thức đầu tư quốc tế:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là hoạt động đầu tư dài hạn, dòng vốn có tính ổn định cao, thời gian đầu tư thường dài, do chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Các hình thức đầu tư trực tiếp: + Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. + Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. + Đầu tư bằng hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. + Đầu tư phát triển kinh doanh. + Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. + Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. + Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.  Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Các hình thức đầu tư gián tiếp: + Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; + Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; + Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.  Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): là hoạt động hợp tác phát triển, khoản vốn được các chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất trong thời gian dài với mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước nhận đầu tư như xóa đói giảm nghèo, nông nghiệp và phát triển nông thôn, CSHT kinh tế kĩ thuật, CSHT xã hội....Được phân loại như sau: - Theo tính chất tài trợ có: + ODA không hoàn lại. + ODA vay ưu đãi: lãi suất ưu đãi (<2%), thời gian ân hạn và trả nợ dài. Yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có ràng buộc và 25% với khoản vay không có ràng buộc. + ODA vay hỗn hợp. - Theo mục đích sử dụng có: + ODA hỗ trợ cơ bản: thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật như đường sá, cầu cống... + ODA hỗ trợ kĩ thuật: chuyển giao tri thức, công nghệ, phát triển năng lực..... - Theo điều kiện nhận có: + ODA không ràng buộc + ODA có ràng buộc - Theo nhà tài trợ có: + ODA song phương: được chính phủ một nước tài trợ trực tiếp cho chính phủ nước khác + ODA đa phương: do các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức liên chính phủ tài trợ cho chính phủ một nước. + ODA của tổ chức phi chính phủ: do các tổ chức phi chính phủ cung cấp.  Hình thức tín dụng thương mại quốc tế: đi vay và cho vay với lãi suất thị trường giữa hai chủ thể khác quốc gia. Tín dụng thương mại rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là loại tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, không có sự tham gia của ngân hàng. Cũng có thể hiểu là loại tín dụng được cấp bằng hàng hóa chứ không phải bằng tiền. Có ba loại tín dụng thương mại: + Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu: còn gọi là tín dụng xuất khẩu, do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản. Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu: người nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản: người xuất và nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay. + Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu: còn gọi là tín dụng nhập khẩu, do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng. Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng. + Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Mọi tín dụng của người môi giới đều là tín dụng ngắn hạn. 5. Các hình thức vốn đầu tư: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư. Gồm các loại sau:  Vốn đầu tư là tiền bao gồm đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi.  Vốn đầu tư là tài sản hợp pháp gồm: + Cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác. + Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác. + Các quyền theo hợp đồng, bao gồm cả hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lí, hợp đồng phan chia sản phẩm hoặc doanh thu. + Các quyền đòi nợ và quyền có giá trị kinh tế theo hợp đồng. + Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ. + Các quyền chuyển nhượng, cả quyền thăm dò và khai thác tài nguyên. + Bất động sản, quyền với bất động sản. + Các khoản lợi tức phát sinh từ các khoản đầu tư. 6. Những xu hướng chủ yếu trong đầu tư quốc tế:  Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng phát triển. Tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia.  M & A sẽ vẫn phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. M & A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). Mua bán sáp nhập giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với thị trường tại nước muốn đầu tư. Đó là bởi vì người dân đã quen thương hiệu, doanh nghiệp nội địa hiểu được văn hóa mua sắm, ứng xử của người dân bản địa… Sáp nhập đang là một hình thức hợp tác đang được các TNC ưa thích hiện nay. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều lần các công ty đã phải liên doanh, hợp nhất với nhau để tăng sức cạnh tranh của mình. 7. Tác động của đầu tư quốc tế đến nền kinh tế:  Mặt tích cực. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất.  Về mặt kinh tế: - ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16%. Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991- 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% ; (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% . Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001- 2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5; (iv) Năm 2006 đạt 8,17% và (v) Năm 2007 đạt 8,48% . - ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu... Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể, tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp. ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ. - ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ: ĐTNN đã thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v) Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ. Trong nông-lâm-ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới. - Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. - ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô: Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996- 2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996- 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... - ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế: Tốc độ tăng kim n
Luận văn liên quan