Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền
(NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân
và vì dân ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu
những vấn đề về hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ có ý
nghĩa chính trị –xã hội và pháp lý to lớn, mà còn có
ý nghĩa khoa học –thực tiễn quan trọng trên các bình
diện dưới đây.
Một là, kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước trong NNPQ chính là một trong
các yếu tố quan trọng đảm bảo thực sự và trên thực tế
hiệu quả của một loạt các nguyên tắc cơ bản được
thừa nhận chung không thể thiếu đượctrong bất kỳ
một nhà nước nào muốn được gọi là NNPQ (như:
phân công quyền lực, tính tối thượng của luật trong
các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, tôn trọng và
bảo vệ các quyền và tự do của con người, v.v )
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2193 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự cần thiết của hệ thống kiểm tra,giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ CẦN THIẾT CỦA HỆ THỐNG KIỂM
TRA,GIÁM SÁT VIỆC TỔ CHỨC VÀ THỰC
HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ
NƯỚC PHÁP QUYỀN
LÊ CẢM
TSKH Luật ĐHQG Hà Nội
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền
(NNPQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân
và vì dân ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu
những vấn đề về hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ có ý
nghĩa chính trị – xã hội và pháp lý to lớn, mà còn có
ý nghĩa khoa học – thực tiễn quan trọng trên các bình
diện dưới đây.
Một là, kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước trong NNPQ chính là một trong
các yếu tố quan trọng đảm bảo thực sự và trên thực tế
hiệu quả của một loạt các nguyên tắc cơ bản được
thừa nhận chung không thể thiếu được trong bất kỳ
một nhà nước nào muốn được gọi là NNPQ (như:
phân công quyền lực, tính tối thượng của luật trong
các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, tôn trọng và
bảo vệ các quyền và tự do của con người, v.v…)
Hai là, đảm bảo tốt trong thực tiễn các cơ chế pháp lý
kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền
lực nhà nước sẽ chính là một hình thức thể hiện sự
kiểm tra của xã hội công dân (XHCD) đối với hoạt
động của bộ máy công quyền nói chung và của các
công chức nhà nước nói riêng và để hạn chế, tiến tới
loại trừ thói quan liêu, cửa quyền, tệ nạn tham nhũng,
cũng như tình trạng vô pháp luật, góp phần củng cố
pháp chế, bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự
do của công dân.
Ba là, bằng hoạt động thực tiễn và hữu hiệu của hệ
thống kiểm tra và giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước sẽ góp phần giúp cho nhà làm
luật phát hiện ra các nhược điểm của hệ thống pháp
luật hiện hành trong NNPQ để khắc phục và tiếp tục
hoàn thiện nó (như: những điểm còn bất cập, chồng
chéo hoặc chưa hợp lý của văn bản pháp luật nào đó
hay là sự không phù hợp với thực tiễn hoặc sự tồn tại
của các quy phạm pháp luật “chết” trong hệ thống
pháp luật, v.v…).
Và cuối cùng, bốn là, mặc dù việc nghiên cứu những
vấn đề về hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước có tầm quan trọng như
vậy, song cho đến nay trong khoa học pháp lý
(KHPL) nước ta vẫn chưa có một công trình lý luận
có tính chất chuyên khảo nào nghiên cứu một cách
đồng bộ, tương đối có hệ thống và toàn diện những
vấn đề đã nêu.
2. Như vậy, tất cả các bình diện được phân tích trên
đây không những cho phép khẳng định tính cấp bách
và sự cần thiết của việc phân tích và lý giải để làm
sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về hệ thống
kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền
lực nhà nước trong NNPQ nói chung, mà còn là lý do
luận chứng cho việc lựa chọn tên gọi của bài viết nói
riêng của chúng tôi. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp,
rộng lớn và nhiều khía cạnh của những vấn đề về hệ
thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước (vì ngay mỗi vấn đề hay mỗi chế
định trong hệ thống này như chế định kiểm tra Hiến
pháp, chế định giám sát của Quốc hội, chế định thanh
tra nhà nước, chế định kiểm tra của Tòa án, vấn đề
thanh tra chuyên ngành, v.v… cũng đều có thể trở
thành một đối tượng nghiên cứu khoa học riêng biệt
và được đề cập đến trong nhiều cuốn sách chuyên
khảo khác nhau), nên trong bài viết này chúng tôi chỉ
có thể cố gắng làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn
đề nào mà theo quan điểm của chúng tôi là chủ yếu
và quan trọng hơn cả liên quan đến sự cần thiết phải
có hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ.
II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
1. Tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ có thể được hiểu là dạng hoạt động tổ chức –
hành chính và pháp lý quan trọng nhất của bộ máy
công quyền do Hiến pháp và các văn bản pháp luật
khác quy định để sắp xếp, phân công và phối hợp
thực hiện các chức năng theo thẩm quyền của các cơ
quan nhà nước thuộc ba nhánh quyền lực (lập pháp,
hành pháp và tư pháp) nhằm mục đích đưa các
nguyên tắc cơ bản được thừa nhận chung của NNPQ
vào đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc tổ chức và
thực hiện này không chỉ có ý nghĩa chính trị – xã hội,
pháp lý – hành chính quan trọng, mà còn phải dựa
trên những nguyên tắc cơ bản nhất định và cần tuân
theo đúng các trình tự do luật định.
2. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước trong các quốc gia
được coi là NNPQ trên thế giới cho phép khẳng định
rằng, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
trong bất kỳ quốc gia nào muốn được coi là NNPQ
nhất thiết phải đảm bảo được những nguyên tắc cơ
bản sau đây: a) Dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ
của nền văn minh nhân loại – công bằng, nhân đạo,
dân chủ và pháp chế, cũng như các nguyên tắc và các
quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc
tế; b) Tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con
người như là các giá trị xã hội cao quý nhất; c) Chủ
quyền của nhân dân; d) Tính tối thượng của luật
trong các lĩnh vực hoạt động của bộ máy công quyền;
đ) Phân công, phối hợp và chế ước của các cơ quan
nhà nước tương ứng với ba nhánh quyền lực – lập
pháp, hành pháp và tư pháp; e) Tính chuyên nghiệp
của các công chức nhà nước và tính khoa học, tính hệ
thống và sự đồng bộ của bộ máy công quyền.
3. Kinh nghiệm của các NNPQ trên thế giới, cũng
như thực tiễn hoạt động của bộ máy nhà nước Việt
Nam đã cho thấy một cách xác đáng và khách quan,
có căn cứ và đảm bảo tính thuyết phục rằng: để cho
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ đạt được hiệu quả cao, thì nhất thiết phải có
một hệ thống kiểm tra, giám sát được tổ chức khoa
học. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào phân tích hệ
thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước trong NNPQ là gì (?), cũng như
các mối quan hệ của các bộ phận trong hệ thống đó ra
sao (?), chúng ta cần phải nghiên cứu để trả lời cho
được một trong những vấn đề cơ bản là: Tại sao trong
NNPQ lại cần phải có hệ thống kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước (?), hay
nói một cách khác – Những nhu cầu tất yếu để lý giải
cho việc phải có hệ thống đó là gì (?).
4. Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ,
chúng ta có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái
niệm Những nhu cầu tất yếu của sự cần thiết phải có
hệ thống kiểm tra giám sát việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước trong NNPQ là các đòi hỏi khách
quan và chủ quan như là kết quả cuối cùng mà hoạt
động của hệ thống ấy phải đạt được để đảm bảo cho
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước được
tuân thủ theo đúng những nguyên tắc cơ bản của nó.
5. Như vậy, từ khái niệm này cho thấy, những nhu
cầu tất yếu của sự cần thiết phải có hệ thống kiểm tra,
giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước trong NNPQ được chia thành hai nhóm –
Khách quan và chủ quan – mà chúng ta sẽ lần lượt
xem xét dưới đây.
6. Khái niệm về nhu cầu khách quan tất yếu của sự
cần thiết phải có hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ
để có thể được hiểu là đòi hỏi bên ngoài hệ thống ấy
như là kết quả cuối cùng mà hoạt động của hệ thống
ấy phải đạt được để đảm bảo cho việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước được tuân thủ theo đúng
một số nguyên tắc cơ bản của nó.
7. Đối với việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước trong NNPQ - đối tượng của hệ thống kiểm tra,
giám sát - chúng ta có thể nhận thấy ba nhu cầu
khách quan tất yếu mà hoạt động của hệ thống ấy
phải đạt được là: a) Phải dựa trên các tư tưởng pháp
lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại – công bằng,
nhân đạo, dân chủ và pháp chế, cũng như các nguyên
tắc được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế; b)
Phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con
người như là các giá trị xã hội cao quý nhất; c) Phải
đảm bảo chủ quyền của nhân dân. Như vậy, dưới đây
chúng ta sẽ lần lượt phân tích để thấy rõ nội dung,
bản chất và các đặc điểm cơ bản của ba nhu cầu
khách quan tất yếu này.
8. Phải dựa trên các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền
văn minh nhân loại – công bằng, nhân đạo, dân chủ
và pháp chế, cũng như các nguyên tắc được thừa
nhận chung của pháp luật quốc tế – là nhu cầu khách
quan tất yếu đầu tiên để lý giải cho sự cần thiết phải
có hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ. Bởi lẽ:
- Công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế trước
tiên là những ước mơ và sau đó là các giá trị tinh thần
quý báu được thừa nhận chung của loài người mà các
dân tộc đã giành được trong cuộc đấu tranh hàng thế
kỷ để chống lại các chế độ bất công và bạo quyền, áp
bức và độc tài, đồng thời các giá trị ấy với tính chất là
các tư tưởng pháp lý tiến bộ đã trở thành những nền
tảng chủ yếu cho việc xây dựng NNPQ và đến lượt
mình, bất kỳ nhà nước nào muốn được coi là NNPQ
cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ chúng. Mặt khác, đối
với NNPQ, thì công bằng nhân đạo, dân chủ và pháp
chế là các tiêu chuẩn, các đòi hỏi, đồng thời là những
nguyên tắc được thừa nhận chung của pháp luật quốc
tế, cũng như của pháp luật quốc gia muốn được coi là
NNPQ và được thể hiện rõ trên ba bình diện chủ yếu
của chính sách pháp luật – lập pháp, áp dụng pháp
luật, giáo dục và tuyên truyền ý thức pháp luật cho
các thành viên của XHCD.
- Bằng hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ sẽ góp phần làm cho công bằng, nhân đạo,
dân chủ và pháp chế: không chỉ thực sự trở thành các
giá trị xã hội có liên quan chặt chẽ với pháp luật và
các giá trị xã hội khác; mà còn là định hướng cơ bản
đối với hoạt động thực tiễn của các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp trong NNPQ vì mục đích cao
quý chung là lợi ích của toàn thể các thành viên trong
XHCD (chứ không phải chỉ là của một nhóm người,
tổ chức, giai cấp hay tầng lớp xã hội riêng biệt “ăn
trên, ngồi trốc” có đặc quyền đặc lợi nào).
9. Phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của
con người như là các giá trị xã hội cao quý nhất là
nhu cầu khách quan tất yếu quan trọng nhất để lý giải
cho sự cần thiết phải có hệ thống kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ. Bởi lẽ:
- Trong bất kỳ NNPQ nào việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước chính là nhằm thực hiện mục
đích cao cả nhất – phục vụ cho XHCD, vì nếu như
không có XHCD, thì cũng không thể có NNPQ. Một
khi con người đã là thành viên của XHCD thì đồng
thời cũng là công dân của NNPQ vì hai phạm trù
chính trị – pháp lý “XHCD” và “NNPQ” là không thể
tách rời, chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ và chặt
chẽ, tương hỗ và bổ sung cho nhau.
- Các quyền và tự do của con người không chỉ là các
giá trị tinh thần cao quý nhất được thừa nhận chung
của nền văn minh nhân loại, có những cội nguồn xã
hội, đạo đức và tư tưởng từ rất lâu đời trong quá trình
phát triển của lịch sử hàng nghìn năm qua, mà chúng
còn là khát vọng, ước mơ và lý tưởng của các dân tộc
trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh lâu dài và bền
bỉ để chống lại bất kỳ chế độ bất công và tàn bạo,
chuyên chế và cực quyền nào. Mặt khác, NNPQ được
hình thành là để bảo vệ các quyền và tự do của con
người – để phục vụ XHCD, nó (NNPQ) chỉ có thể
phát triển, tồn tại và ổn định trong một XHCD.
- Bằng hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ sẽ không chỉ đảm bảo cho sự an toàn của các
quyền và tự do của con người tránh khỏi nguy cơ độc
đoán, tùy tiện và lạm dụng quyền lực nhà nước từ
phía các quan chức của bộ máy công quyền, mà còn
góp phần làm cho sự tôn trọng và bảo vệ các quyền
và tự do của con người – sự ghi nhận về mặt lập
pháp, sự tuân thủ về mặt hành pháp và sự bảo vệ về
mặt tư pháp các quyền và tự do của con người bằng
các cơ chế pháp lý hữu hiệu trong thực tiễn – thực sự
là một trong những nhiệm vụ, chức năng và phương
hướng hoạt động thường xuyên của NNPQ.
- Bằng hoạt động của hệ thống kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ: a) sẽ tạo điều kiện thuận lợi và động lực tinh
thần rất quan trọng đảm bảo cho sự hình thành, phát
triển và ổn định của nền kinh tế thị trường tự do – hạ
tầng cơ sở chính tạo nên những giá trị vật chất của
XHCD và NNPQ như là những giá trị tinh thần của
nền văn minh nhân loại; b) góp phần giải quyết tốt
mối quan hệ giữa NNPQ và địa vị pháp lý của cá
nhân trong XHCD, vì giải quyết mối quan hệ này suy
cho cùng chính là giải quyết mối quan hệ vô cùng
phức tạp và đa dạng giữa hai bên – một bên là quyền
lực nhà nước, và bên kia là các quyền và tự do của
công dân, để làm sao xác lập cho được mối quan hệ
hài hòa và bình đẳng về các quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý của hai bên đối với nhau, nhằm loại
trừ xu hướng vô chính phủ từ phía công dân, cũng
như nguy cơ tùy tiện và độc đoán từ phía quyền lực
nhà nước.
10. Phải đảm bảo chủ quyền của nhân dân là nhu cầu
khách quan tất yếu quan trọng để lý giải cho sự cần
thiết phải có hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ. Bởi
lẽ:
- Với bản chất nhân đạo, dân chủ và tiến bộ của
NNPQ nên trong nhà nước ấy chủ quyền của nhân
dân là hình thức thể hiện cao nhất của dân chủ –
quyền lực thực sự của nhân dân, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ quá trình tổ chức bộ máy công quyền và
phối hợp hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà
nước. Quyền lực nhà nước trong NNPQ là thống nhất
vì nguồn gốc của nó chỉ là một và là duy nhất - nhân
dân, nhưng nó được thực hiện trên nguyên tắc phân
công quyền lực.
- Bằng hoạt động của hệ thống kiểm tra giám sát việc
tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong
NNPQ: a) sẽ làm cho tính công khai và dân chủ của
nguyên tắc phân công quyền lực tạo ra được các cơ
chế pháp lý hữu hiệu để ý chí và quyền lực của nhân
dân được biến thành hiện thực trong cuộc sống (như
các quyền và tự do của công dân được đảm bảo, chế
định trưng cầu dân ý đối với các vấn đề của nhà nước
được áp dụng rộng rãi, nhân dân trực tiếp bầu nguyên
thủ quốc gia, v.v…); b) sẽ giúp cho nhân dân thấy rõ
mức độ dân chủ trong việc thực hiện các quy phạm
hiến định liên quan đến nguyên tắc chủ quyền trong
Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sửa đổi (như: đoạn 1
Điều 2 ghi nhận về “Nhà nước pháp quyền XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Điều 3 về
“không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân
dân”, Điều 8 về “phải tôn trọng nhân dân, tận tụy
phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân”,
v.v…).
- Chính thực tiễn sinh động của các nước văn minh
và phát triển cao trên thế giới đã chứng minh một
cách xác đáng rằng, bằng hệ thống kiểm tra giám sát
việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước sẽ hỗ
trợ tích cực cho nguyên tắc chủ quyền của nhân dân
trong NNPQ được đảm bảo thực sự, bên cạnh đó còn
có hai nguyên nhân cơ bản và quan trọng khác là: a)
đại đa số các quan chức của bộ máy NNPQ thường
nhận thức được rằng, con người, các quyền và tự do
của nó là những giá trị xã hội cao quý nhất nên cần
phải tôn trọng và bảo vệ chúng, chủ quyền của nhân
dân bao giờ cũng cao hơn chủ quyền của nhà nước,
nhà nước là công cụ để bảo vệ pháp luật và không thể
đứng trên mà phải đứng dưới pháp luật, v.v…; b)
NNPQ thường có cơ chế pháp lý hữu hiệu để đảm
bảo thực sự chủ quyền của nhân dân, hạn chế đến
mức thấp nhất những mầm mống sinh ra tệ nạn tham
nhũng, đồng thời xử lý kiên quyết nhằm loại trừ ra
khỏi bộ máy Nhà nước những phần tử tham nhũng,
có chế định kiểm tra Hiến pháp, có Luật khiếu nại
đến Tòa án các hành vi và quyết định của các cơ quan
Nhà nước hoặc các quan chức Nhà nước gây thiệt hại
cho các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công
dân, v.v…).
11. Khái niệm nhu cầu chủ quan tất yếu của sự cần
thiết phải có hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ có thể
được hiểu là đòi hỏi bên trong (nội tại) hệ thống ấy
như là kết quả cuối cùng mà hoạt động của hệ thống
ấy phải đạt được để đảm bảo cho việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước được tuân thủ theo đúng
một số nguyên tắc cơ bản của nó.
12. Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ
chúng ta có thể nhận thấy ba nhu cầu chủ quan tất
yếu của sự cần thiết phải có hệ thống kiểm tra, giám
sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước mà
hoạt động của hệ thống ấy phải đạt được là: a) Phải
đảm bảo tính tối thượng của luật trong các lĩnh vực
hoạt động của nhà nước; đ) Phải đảm bảo sự phân
công, phối hợp và chế ước của các cơ quan nhà nước
tương ứng với ba nhánh quyền lực – lập pháp, hành
pháp và tư pháp; e) Phải đảm bảo tính chuyên nghiệp
của các công chức và tính khoa học, hệ thống và
đồng bộ của bộ máy nhà nước. Như vậy, dưới đây
chúng ta sẽ lần lượt phân tích để thấy rõ nội dung,
bản chất và các đặc điểm cơ bản của ba nhu cầu
khách quan tất yếu này.
13. Phải đảm bảo tính tối thượng của luật trong các
lĩnh vực hoạt động của bộ máy công quyền là nhu
cầu chủ quan rất quan trọng để lý giải cho sự cần
thiết phải có một hệ thống kiểm tra, giám sát việc tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong NNPQ.
Bởi lẽ:
- Đối với NNPQ, luật (mà trước hết là Hiến pháp với
tính chất là Luật cơ bản của nhà nước) chứ không thể
là văn bản nào khác, phải là tối thượng trong các lĩnh
vực hoạt động thực tiễn của nó; đồng thời tất cả các
cơ quan nhà nước và các quan chức của bộ máy công
quyền từ trung ương (TW) đến các địa phương phải
thực sự coi các quy định của luật là “linh hồn”, là
cuốn cẩm nang quan trọng nhất để định hướng khi
thừa hành công vụ.
- Như vậy, bằng hoạt động của hệ thống kiểm tra,
giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước trong NNPQ sẽ giúp cho nhân dân nhận thấy: a)
mức độ pháp chế với tính chất là nguyên tắc hiến
định đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam
năm 1992 sửa đổi (Điều 12) được thể hiện trong đời
sống thực tế đến đâu (?); b) các cơ quan công quyền
trong quá trình thực hiện các chức năng và thẩm
quyền của ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp
và tư pháp có thực sự (hay chỉ là hình thức) đảm bảo
sức mạnh và hiệu lực của các luật hay không (?); c)
Hiến pháp có phải là thực sự có hiệu lực pháp lý cao
nhất và trực tiếp, còn các luật khác có phù hợp với
Hiến pháp và tất cả các văn bản dưới luật có trái với
luật hay không (?). Và chính thông qua kết quả đó sẽ
góp phần loại trừ được tính chất mâu thuẫn của pháp
luật như là trở ngại chính cho việc áp dụng các luật
đã được thông qua, môi trường thuận lợi cho tệ nạn
tham nhũng và lạm quyền của các quan chức trong bộ
máy công quyền.
- Mặt khác, bằng hoạt động của hệ thống kiểm tra,
giám sát việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước trong NNPQ một loạt các cơ chế pháp lý để
đảm bảo cho tính tối thượng của luật trong các lĩnh
vực hoạt động của nhà nước sẽ được vận hành một
cách hữu hiệu như: a) Cơ quan lập pháp chuyên
nghiệp để ban hành một cách nhanh chóng và kịp
thời các luật để cụ thể hóa các quy định của Hiến
pháp, cũng như các văn bản dưới luật để cụ thể hóa
các quy định của các luật; b) Cơ quan chuyên môn
kiểm tra Hiến pháp (Ủy ban Giám sát Hiến pháp, Tòa
án Hiến pháp hoặc Tòa Hiến pháp thuộc Tòa án Tối
cao) phán xét tính vi hiến của các văn bản pháp luật,
các hành vi được thực hiện trên cơ sở các văn bản vi
hiến và đưa ra những giải thích thống nhất có tính bắt
buộc chung về Hiến pháp; c) Chế định kiểm tra của
Tòa án đối với những hành vi (quyết định) trái pháp
luật của các cơ quan nhà nước và những người có
chức vụ trong bộ máy công quyền; v.v…
- Đồng thời, để cho luật đạt được tính tối thượng