Năm 1945, một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại có ý nghĩa quyết định đối với cả vận mệnh của dân tộc ta: cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945 tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể nhân dân và chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Cuối cùng một dân tộc có đức tính kiên trì, một dân tộc luôn đấu tranh vì chính nghĩa, một dân tộc luôn bị áp bức bóc lột một cách nặng nề nhưng không bao giờ bỏ cuộc, không tiếc hi sinh sương máu của chính mình để đánh đổi lại một nền độc lập. Cuối cùng thì biết bao nhiêu sương máu của chính nhân dân ta, của chính đồng đội ta cũng được trả lại một cái giá xứng đáng
29 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự chuyển hướng chỉ đạo của đảng và cao trào cách mạng đến đỉnh cao cách mạng tháng tám vĩ đại (1939-1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Sự Chuyển Hướng Chỉ Đạo Của Đảng Và Cao Trào Cách Mạng Đến Đỉnh Cao Cách Mạng Tháng Tám Vĩ Đại (1939-1945).
Lý do chọn đề tài:
Thông qua quá trình từ chuẩn bị và tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám ta có thể thấy được quá trình phát triền dần lớn mạnh của Đảng, Nhà Nước cũng như phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của quân và dân ta. Cũng như qua đó ta có thể thấy được sự tài tình của Bác Hồ của Đảng ta trong quá trình nắm bắt thời cơ một cách hợp lý trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo qua từng thời kì của cuộc kháng chiến để tiến tới giải phóng cho toàn dân tộc và xây dựng một chế độ Xã Hôi Chủ Nghĩa ở nước ta.
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 1945, một sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại có ý nghĩa quyết định đối với cả vận mệnh của dân tộc ta: cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2-9-1945 tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt toàn thể nhân dân và chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước toàn thể quốc dân và thế giới: nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Cuối cùng một dân tộc có đức tính kiên trì, một dân tộc luôn đấu tranh vì chính nghĩa, một dân tộc luôn bị áp bức bóc lột một cách nặng nề nhưng không bao giờ bỏ cuộc, không tiếc hi sinh sương máu của chính mình để đánh đổi lại một nền độc lập. Cuối cùng thì biết bao nhiêu sương máu của chính nhân dân ta, của chính đồng đội ta cũng được trả lại một cái giá xứng đáng
Đôi nét về hoàn cảnh lịch sử:
Tình hình thế giới:
Từ giữa những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít đã bành trướng ở nhiều quốc gia. Chúng câu kết với nhau, tiến hành chạy đua vũ trang, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới. Ngày 25 – 11 – 1936, Đức và Nhật Bản kí kết “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng Sản”. Một năm sau ngày 6 – 11 – 1937, Italia tuyên bố tham gia Hiệp ước này. Trục Beclin – Rome – Tokyo hình thành. Liên minh phát xít đã mở rộng từ Châu Âu sang Châu Á.
Ở nước Pháp, chính phủ Daladie lợi dụng tình hình chiến tranh thi hành các biện pháp đàn áp Đảng cộng sản và lực lượng tiến bộ trong nước cũng như các nước thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ.
Ở đông Dương, toàn quyền Catơru bắt tay vào chiến dịch khủng bố. Ngày 8 – 9 – 1939, Catơru cấm mọi hoạt động chính trị, trước hết nhằm đánh vào Đảng Cộng sản Đông Dương và các tổ chức quần chúng của Đảng. Cấm hết thảy mọi hoạt động có tính chất trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền các khẩu hiệu của Quốc Tế Cổng Sản hay những tổ chức do Quốc Tế Cổng Sản kiểm soát. Giải tán hết thảy các hội hữu ái hay cá nhân nào có liên hệ với Đảng Cộng Sản mà hoạt động theo khẩu hiệu của Đệ tam Quốc tế cũng bị giải tán... Cấm hết thảy những đồ in, phát hành, tặng bán hay trưng bày, những đồ in hay tranh vẽ, nói chung là cấm hết thảy những tài liệu tuyên truyền của Đệ tam Quốc tế.
Ngày 1-9-1939, phát xít Đức nổ sung tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới bùng nổ. Phát xít Đức lần lượt chiếm các nước châu Âu. Đế quốc Pháp đã lao vào vòng chiến. Chính phủ pháp đã thi hành biện pháp đàn áp các lược lượng dân chủ ở trong nước cũng như các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, Đảng Cộng Sản Pháp bị đặt ngoài vòng pháp luật. Tháng 6-1940, Đức tấn công Pháp, chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Từ đây cuộc chiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh chống pháp xít do Liên Xô làm trụ cột.
Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai không chỉ là làm thay đổi cục diện chính trị trên thế giới mà còn tác dụng trực tiếp đến các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam.
Tình hình nước ta:
Chính quyền thực dân Pháp thực hiện chính sách “Kinh tế chỉ huy”, tăng cường vơ vét tài nguyên, nhân lực của Đông Dương phục vụ cho chiến tranh ở nước Pháp.Trong diễn văn khai mạc đại hội đồng kinh tế và tài chính Đông Dương, tháng 11 – 1939, toàn quyền Catơru nói “Dù có tham gia trực tiếp hay không vào cuộc chiến Đông Dương cũng không được tự do có khuynh hướng riêng của nên kinh tế và tài chính của mình mà phải quy tụ nó vào những mục đích do mẫu quốc chỉ định. Đông Dương phải xác nhập hệ thống mậu dịch của mình vào hệ thống mẫu quốc, phát triển sản xuất của mình vì lợi ích của mẫu quốc, cung cấp những sản phẩm của đất đai và trong lòng đất mà nước Pháp đòi hỏi. Đồng thời Đông Dương phải để cho nước Pháp sử dụng nguồn nhân lực của mình, hoặc làm trong các công, binh xưởng, hoặc cung cấp những quân số quan trọng được tổ chức và biên chế để điều đến các chiến trường ở phương Tây.
Trong thực tế đó ở nước ta và Đông Dương thực dân pháp thi hành các chính sách rất trắng trợn. Chúng phát xít hóa bộ máy thông trị, thẳng tay đàn áp các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân. Một số quyền tự do dân chủ giành được ở giai đoạn 1936 – 1939 đã bị chúng thủ tiêu. Chúng ban bố lệnh tổng động viên, thực hiến chính sách “kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cho chiến tranh đế quốc.
Ngày 22-9-1940 lợi dụng Pháp thua Đức, phát xít Nhật đã tiến vào Lạng Sơn và đổ bộ vào Hải Phòng. Ngày 23-9-1940, tại Hà Nội Pháp kí hiệp định đầu hàng Nhật từ đó dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng” áp bức, bóc lột của Pháp – Nhật. Mâu thuẫn giữa dân tộc ta và chủ nghĩa để quốc và phát xít Nhật được đẩy thành cao trào và gay gắt hơn bao giờ hết.
Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9 – 1939 tới tháng 3 – 1945.
Sự chuyển hướng và chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng:
Hội nghị trung ưng Đảng lần VI (11-1939)
Tổ chức vào tháng 11 – 1939 tại Bà Điểm (Hooc Môn) do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì.
Hoàn cảnh:
Thế giới: sau khi thế chiến thứ hai bùng nổ 9 - 1939. Ở Châu Âu Pháp bị phát xít Đức tấn công và nhanh chóng đầu hàng. Trong khí đó ở châu Á phát xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc tiến sát tới biên giới Việt - Trung nhăm nhe xâm lược nước ta.
Trong nước: Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, bọn thực dân Pháp đang đứng trước hai nguy cơ:
Một là: phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương đang dâng cao có thể thiêu sống chúng.
Hai là: sự lăm le đe dọa của phát xít Nhật, chúng sẽ hất cẳng Pháp. Để đối phó lại, bọn thực dân Pháp thực hiện chính sách hai mặt: Một mặt chúng thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta, mặt khác chúng thỏa hiệp bắt tay câu kết với phát xít Nhật để cùng bóc lột nhân dân Đông Dương. Còn bọn phát xít Nhật một mặt ép thực dân Pháp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, mặt khác lại lôi kéo một số phần tử trong địa chủ và tư sản bất mãn với Pháp lập chính quyền tay sai để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương đã triệu tập hội nghị lần thứ VI (11/1939) để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.
Nội dung hội nghị:
Nhận định kẻ thù: Kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn đế quốc phát xít Pháp Nhật.
Xác định nhiệm vụ: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách của cách mạng Đông Dương lúc này.
Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”,thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày.
Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc Đông Dương chỉ mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xit.
Hình thức và phương pháp đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.
Ý nghĩa lịch sử của hội nghị trung ương Đảng lần VI(11-1939):
Hội nghị TW Đảng lần VI (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn.
Đảng ta đã dương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết được rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, dân tộc Đông Dương trong một mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung.
Sự chuyển hướng này đã mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp mở đường tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
Hội nghị trung ương Đảng lần VII (11-1940):
Hội nghị trung ương họp tại Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), có các đồng chí Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh,... tham dự.
hoàn cảnh:
Trong bối cảnh phát xít Nhật đổ bộ chiếm đóng Đông Dương, thực dân Pháp từng bước nhượng bộ và đầu hàng Nhật, nhân dân Việt Nam chịu cảnh "một cổ hai tròng" thống trị của Pháp - Nhật. Khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra (ngày 27-9-1940), Xứ uỷ Nam Kỳ sau nhiều lần thảo luận đã chủ trương phát động nhân dân vũ trang khởi nghĩa.
Nội dung:
Khẳng định chủ trương của hội nghị lần VI là hoàn toàn đúng đắn.
Quyết định duy trì củng cố lực lượng du kích Bắc Sơn đồng thời đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
Hội nghị nhấn mạnh vấn đề khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền và coi đây là nội dung trung tâm từ đó đề ra nhiệm vụ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Hội nghị xác định kẻ thù của nhân dân Đông Dương đó là phát xít Nhật.
Ngày 13-1-1941 cuộc binh biến Đô Lương do đội Cung dẫn đầu nổ ra.
Ý nghĩa lịch sử của hội nghị trung ương Đảng lần VII (11-1940)
Hội nghị đã chuẩn bị điều kiện để chuyển hình thức đấu tranh và đã có chủ trương đúng đắn.
Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang khi thời cơ đến.
Hội nghị trung ương Đảng lần VIII (5-1941):
Diễn ra từ ngày 10 tới 19-5-1941 tại Pắc Pó - Hà Quang - Cao Bằng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc đại diện cho Quốc Tế Cộng Sản chủ trì.
Nội dung:
Phân tích diễn biến tình hình trong nước và thế giới từ đó đặt ra mâu thuẫn cấp bách cần giải quyết đó là mâu thuẫn giữa nhân dân ta và đế quốc - phát xít Pháp - Nhật.
Hội nghị tán thành chủ trương chuyển hướng chiến lược của Đảng trong 2 lần hội nghị trung ương VI và trung ương VII.
Hội nghị xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là hàng đầu. Quyền lợi của bộ phận giai cấp đặt dưới sự sinh tử tồn vong của dân tộc. Trong lúc này nếu không đòi tự do cho toàn thể thì quốc gia dân tộc mãi chịu kiếp trâu ngựa mà quyền lợi giai cấp đến ngàn vạn năm cũng không đạt được.
Thực hiện chủ trương tịch thu ruộng đất của Việt gian chia cho dân nghèo, thực hiện giảm tô, giảm tức chia lại ruộng công tiến đến dân cày phải có ruộng.
Hội nghị trung ương VIII chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, từ đó thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh gọi tắt là Việt Minh. Hội bao gồm hội cứu quốc, các tổ chức trong mặt trận Việt Minh đều có tên là Cứu Quốc.
Chủ trương khởi nghĩa vũ trang và đồng thời khẳng định cách mạng ở Đông Dương kết thức bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Hình thức khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Hội nghị chủ trương xây dựng Đảng gấp rút đào tạo cán bộ chuyên môn.
Ý nghĩa:
Phản ánh sự nhạy bén trước sự thay đổi của tình hình của Đảng.
Kế thừa phát huy cương lĩnh của Hồ Chí Minh.
Phát triển chủ trương hàng đầu là giải phóng dân tộc của hội nghị trung ương VI và VII.
Chuyển hướng mới và tự giải quyết vấn đề dân tộc
Từ hội nghị VI tới hội nghị thứ VIII đã dần hoàn thiện chiến lược nhằm mục tiêu giành độc lập.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc và tập hợp quần chúng, phương pháp cách mạng từ khởi nghĩ vũ trang và đề ra được quyền dân tộc tự quyết.
Sự chuyển hướng của Đảng ta là đúng đắn trong giai đoạn cách mạng sắp tới tiến đến thắng lợi của cách mạng tháng 8-1945.
Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới:
Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940)
Nhận thấy sự tan rã của chính quyền thực dân sau khi phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, quân Pháp thất bại và đầu hàng, Đảng bộ Bắc Sơn đã phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, tấn công các đồn bốt và các đơn vị lính Pháp đang rút chạy, cướp vũ khí, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
20 giờ ngày 27-9-1940, hơn 600 quân khởi nghĩa, gồm đủ các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Kinh đã tấn công đồn Mỏ Nhài (Châu Lỵ-Bắc Sơn). Trước tình hình đó, Pháp và Nhật đã thỏa hiệp với nhau để tập trung đàn áp cuộc khởi nghĩa. Thực dân Pháp đưa quân lên chiếm lại các đồn và đàn áp dữ dội.
Cuộc khởi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại nhưng đã để lại những bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng chính quyền, hơn nữa nó đặt được nền móng cho việc xây dựng căn cứ địa cách mạng với những lực lượng vũ trang đầu tiên mà sau này phát triển thành Việt Nam Cứu quốc quân.
Cuộc khởi nghĩa Nam kì (23-11-1940):
Cùng với việc quân Nhật kéo vào Bắc Bộ, thừa cơ quân Pháp bối rối, tháng 11 năm 1940, bọn quân phiệt Thái Lan theo lệnh phát xít Nhật tiến đánh Campuchia. Thực dân Pháp bắt lính người Nam bộ và người Khơme ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng. Căm thù thực dân Pháp và được cổ vũ bởi tiếng súng của khởi nghĩa Bắc Sơn, nhân dân Nam bộ sục sôi tranh đấu. Mặc dù trong quá trình nổi dậy gặp không ít khó khăn như một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bị bắt, bọn mật thám kéo đến bắt cán bộ, khó khăn từ việc không có vũ khí nhưng vẫn diễn ra rất lớn mạnh.
Trước tình hình quần chúng sôi sục và chiến tranh Pháp - Thái sắp nổ ra, tháng 7-1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng đã thông qua đề cương chuẩn bị khởi nghĩa do thường vụ Xứ ủy khởi thảo Đồng chí Phan Đăng Lưu, đại diện Trung ương Đảng, sau khi dự hội nghị này được cử ra Bắc họp Hội nghị Trung ương lần thứ VII để báo cáo và xin chỉ thị. Sau khi nghe đồng chí Phan Đăng Lưu báo cáo cặn kẽ việc chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị Trung ương nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam Kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, vì vậy đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa Ngày 22 tháng 10 năm 1940, vừa về đến Sài Gòn, đồng chí Phan Đăng Lưu đã bị bắt. Lệnh khởi nghĩa lúc đó đã phát đi khắp nơi không thể thu hồi lại.
Mặc dầu vậy, đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng có Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên trước nhà làm việc của chính quyền cách mạng. nhưng cũng như Xô Viết Nghệ Tĩnh ngót 10 năm trước Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp, và quan trọng nhất là tiêu diệt chính quyền cách mạng. Máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Cùng với quần chúng, quân du kích Nam Kỳ đã chiến đấu vô cùng anh dũng. Giặc Pháp khủng bố rất khốc liệt, dã man. Chỉ trong 40 ngày, riêng bốn tỉnh Gia định, Mỹ Tho, Long Xuyên và Cần Thơ có tới 5.640 người bị giặc lấy dây thép xâu tay rồi phơi nắng cho đến chết khô, hoặc chất lên sà lan đưa ra biển nhận chìm...
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dập tắt. Bọn đế quốc vẫn chưa hết hoảng sợ. Một bãi bắn được dựng lên vội vã ngay tại thị trấn Hóc Môn (Gia Định). Ngày 28-8-1941, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng ViệtNam có một cuộc tàn sát quy mô lớn. Các đồng chí lãnh đạo, những người con ưu tú của dân tộc, của Đảng, trong đó có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... đã bị giặc Pháp giết. Tấm gương hy sinh dũng cảm của các đồng chí mãi mãi sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Khởi nghĩa Nam kỳ là trang sử oanh liệt của đất Đồng Nai, của miền Nam "đi trước về sau" trên suốt chặng đường cách mạng của đất nước. Khởi nghĩa Nam Kỳ là một tấm gương sáng chói về tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Qua trận thử lửa này, quần chúng càng gắn bó với Đảng, càng tôi luyện chí khí cách mạng, củng cố nhận thức: Con đường sống duy nhất của dân tộc là phải dùng bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản cách mạng của bọn đế quốc và phong kiến, giành lại độc lập tự do.
Binh biến Đô Lương (13-1-1941):
Cuộc binh biến của lính khố xanh ở Chợ Rạng (Đô Lương, Nghệ An), do Nguyễn Văn Cung (Đội Cung) lãnh đạo. Ngày 8-1-1941, Đội Cung từ Vinh lên chỉ huy đồn Chợ Rạng thay viên chỉ huy người Pháp. Đêm 13-1-1941, Đội Cung cùng 11 lính đồn Chợ Rạng tiến chiếm Đô Lương, giết đồn trưởng rồi cùng 25 lính ở đây, tiến đánh Vinh ngay trong đêm. Không chiếm được trại giám binh vì bị lộ, nghĩa quân bị đàn áp, binh biến chấm dứt.
Cuộc Binh Biến Đô Lương là dấu hiệu về tinh thần quật khởi, ý thức dân tộc của nhiều binh lính người Việt trong quân đội Pháp ở Đông Dương, quyết vùng dậy chống ách thống trị của thực dân Pháp và tay sai trong hoàn cảnh mới.
Như vậy từ khởi nghĩa Bắc Sơn đến khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương, quần chúng yêu nước trước thời cơ chiến tranh từ Bắc đến Nam dù trong hoàn cảnh và điều kiện nào, cũng có một nhận thức và hành động thiết thực là phải đứng lên chống bọn áp bức dân tộc. Những cuộc khởi nghĩa đầu tiên này tuy sớm bị đàn áp và thất bại nhưng sức quật khởi của khối quân thù của toàn dân tộc thì không có gì có thể dập tắt được, nó sẽ được hướng vào chẩn bị cho cuộc tổng nổi dậy của toàn dân tộc dưới ngọn cờ chung của những người cộng sản.
Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng:
Tháng 28-1-1941 Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp cùng những người Cộng sản Đông Dương tổ chức phong trào, lãnh đạo đấu tranh.
8-2-1941 người đặt cơ quan tại Pắc Pó (Cao Bằng)
Sau một thời gian hoạt động thì từ ngày 10 tới ngày 19-5-194, sau khi thí điểm xây dựng Mặt Trận Việt Minh ở Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ VIII tại Pắc-Pó (Cao Bằng), Với những dự đoán sáng suốt của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về diễn biến của chiến tranh đế quốc và triển vọng của phong trào dân tộc, Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hội nghị lịch sử này đã tiếp tục đề ra nhiều chủ trương và chính sách cụ thể có ý nghĩa hoàn chỉnh đường lối và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn mới.
Trong hội nghị lần VIII này cùng với việc công bố Tuyên ngôn, Điều lệ Việt Minh xác định cụ thể chương trình cứu nước. Chương trình cứu nước của Việt Minh “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong muốn”:
Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập.
Làm cho dân Việt Nam được sung sướng tự do.
Trong suốt quá trình vận động các mạng từ Hội nghị lần VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng đến ngày cách mạng tháng Tám thành công chủ trương của Đảng cũng như Nguyễn Ái Quốc đều nhắm đến xây dựng một mặt trận Việt Minh đều được nhất quán trong văn kiện của Mặt trận Việt Minh.
Trong hội nghị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức đều thống nhất là khi đánh đuổi được đế quốc, phát xít Pháp, Nhật sẽ thành lập một “chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”.
Sau hội nghị này thì nhân dân Việt Nam bước vào một thời kì đấu tranh mới: “thời kì chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang”.
Chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa:
Hưởng ướng lời kêu gọi của Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ VII (11-1940) và lần VIII (5-1941) về việc xây dựng lực lượng vũ trang và đẩy mạnh các hoạt động hưởng ứng, ủng hộ hai cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9-1940) và Bắc Kỳ (11-1940), khắp nơi tập trung thảo luận các vấn đề, củng cố phát triển các tổ chức chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang, xắm sửa vũ khí sẵn sàng đón thời cơ để khởi nghĩa vũ trang.
Xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang:
Xây dựng lực lượng vũ trang:
Tại Bắc Sơn – Võ Nhai, mặc dù bị địch khủng bố đàn áp nhưng lá cờ khởi nghĩa nơi đây vẫn không hề bị dập tắt cũng như quân du kích Bắc Sơn vẫn tồn tại và sau Hội nghị lần VII thì lực lượng vũ trang Bắc Sơn ngày càng được củng cố và mở rộng.
Tháng 1-1941 Trung ương Đảng còn quyết định cử người của Ban chỉ đạo giúp xây dựng thêm khu căn cứ và bổ sung đội du kích đồng thời chuẩn bị lực lượng cho các cơ sở trên khắp Bắc Kì. Và ngày 14-2-1941 đồng chí Hoàng Văn Thụ thay mặt Trung ưng Đảng đã thành lập đội du kích Bắc Sơn ( tiền thân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam) tại khu rừng Khuổi Nọi thuộc xã Vũ Lễ, châu Bắc Sơn (Lạng Sơn) ở đây đội du kích Bắc Sơn đã được trao nhiệm vụ cứu nước và cờ đỏ sao vàng, ban đầu đội chỉ có 32 người nhưng đây là một lực lượng ưu tú, kiên quyết, chất lượng cao. Đây là một bước tiến trong việc chuẩn bị lực lướng tiến tới tổng khởi nghĩa vũ trang của Đảng, Nhà Nước cũng như quân và dân ta.
Sau Hội nghị lần VIII Trung ương Đảng quyết định tăng cường các tổ chức vũ trang nửa vũ trang (độ du kích, đội tự vệ vũ trang), Trung ương Đảng còn cho chỉ đạo xây dựng cũng như củng cố căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Ngay sau đó đội du kích Bắc Sơn đã được đổi tên thành Cứu Quốc Quân Bắc Sơn.
Cuối tháng 6-1941 do sự càn quét cũng như đàn áp của thực dân Pháp vào cá