Thị trường Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang trong quá trình phát triển, việc xác định được giá trị của các tài sản tài chính như: Cổ phiếu, Trái phiếu. trên thị trường và rủi ro của nó khi đầu tư hay nắm giữ các tài sản này, và đặc biệt là rủi ro của cả hệ thống thị trường. Điều này rất có ý nghĩa đối công tác phát hành, quản lý và đầu tư trong thị trường chứng khoán.
Trong thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán với vai trò rất quan trọng là một định chế tài chính trung gian nhằm thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, nơi mà các đòi hỏi đối với đội ngũ Cán bộ, Nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao, bộ mày tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian môi giới mua và bán chứng khoán, đồng thời tư vấn cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trước khi tham gia vào thị trường. Nhờ có như vậy mà chứng khoán được lưu thông trên thị trường từ nhà phát hành tới nhà đầu tư, nơi mà người mua - người bán có thể gặp nhau, chao đổi làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán để từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Việc đưa trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động 7/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Đảng và Chính phủ trong tiến trình đổi mới. Và tính đến 5/2007 đã có trên 50 công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường và đi vào hoạt động với đầy đủ các nghiệp vụ, trang thiết bị. để đảm bảo có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường, và trong đó phải kể đến những nghiệp vụ rất quan trọng như là: quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro.
Về thực chất, quản lý danh mục đầu tư hay xác định rủi ro để từ đó có thể định giá được chứng khoán là việc áp dụng những chiến lược đầu tư hiện đại, những kiến thức trên ghế nhà trường và các công cụ phân tích chuyên nghiệp vào việc lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán sao cho lợi tức là tối đa, mà rủi ro là tối thiểu nhờ đa dạng hoá danh mục đầu tư “không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Thiết lập một danh mục đầu tư cần phải xem xét hai khía cạnh đó là giá hoặc lợi suất của từng tài sản và mối quan hệ giữa giá và lợi suất của các tài sản .Trên cơ sở kết hợp các nguyên lý trong hoạt động đầu tư xác định các thái độ của nhà đầu tư ta có thể phân tích và định giá các loại tài sản.
Lý thuyết và thực tiễn của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đã được đúc kết và phát triển qua nhiều năm qua trên thị trường chứng khoán trong nước cũng như trên thế giới. Việc khai thác những kiến thức này nhằm áp dụng có chọn lọc vào thị trường chứng khoán Việt Nam góp phần làm ổn định và phát triển một cách có hiệu quả của thị trường. Đó cũng chính lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng các mô hình Kinh Tế Lượng để phân tích và định giá cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam”.
89 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4174 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng các mô hình Kinh Tế Lượng để phân tích và định giá cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
A. Giới thiệu 2
B. Nội dung 4
Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán 4
1. Khái niệm thị trường chứng khoán 4
2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán 4
3. Chức năng của thị trường chứng khoán 5
4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 6
5. Thành phần tham gia vào thị trường chứng khoán 7
6. Hàng hoá tham gia vào thị trường chứng khoán 8
Chương 2: Những lý luận chung về danh mục đầu tư
và quản lý danh mục đầu tư 11
1. Khái niệm Danh mục và danh mục đầu tư 11
2. Quản lý danh mục đầu tư 11
3. vai trò của quản lý danh mục đầu tư 12
4. Xây dựng mô hình quản lý danh mục đầu tư 12
Chương 3: Các mô hình phân tích biến động và dự báo lợi suất
của các cổ phiếu 15
1. Chuỗi lợi suất của các cổ phiếu 17
2. Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất các cổ phiếu 18
3. Kiểm định sự thay đổi của lợi suất và dao động của lợi suất các CP 21
3.1 Cổ phiếu DHA 21
3.2 Cổ phiếu BBT 25
3.3 Cổ phiếu HAP 36
3.4 Cổ phiếu BPC 44
3.5 Chỉ số thị trường VNINDEX 49
Chương 4: Mô hình CAPM 52
Giới thiệu chung về mô hình CAPM 52
1. Danh mục thị trường (Market Portfolio) 53
2. Quản lý lợi suất kỳ vọng của thị trường E( Rm) 53
3. Đường thị trường vốn ( Capital Market Line) 56
4. Đường thị trường Chứng khoán (Stock Market Line) 56
5. Mô hình CAPM 58
Chương 5: Vận dụng mô hình CAPM để phân tích
và quản lý danh mục đầu tư 58
1. Xác định danh mục tối ưu 58
2. Ước lượng các tham số của mô hình CAPM 58
2.1 Ước lượng hệ số beta(() 58
2.2 Ước lượng hệ số phi rủi ro Rf 72
3. ứng dụng mô hình CAPM 75
3.1 Hệ phương trình đệ quy 75
3.2 Hồi quy lợi suất của từng cổ phiếu
theo lợi suất của các cổ phiếu còn lại 76
4. Phương pháp hệ phương trình đệ quy 79
5. Phân tích rủi ro của Tài sản và danh mục 81
6. Sử dụng mô hình CAPM để định giá tài sản 83
7. Tính hệ số ( của tài sản(danh mục) 84
8. ứng dụng của mô hình CAPM vào chính sách công ty 84
C. Kết luận 86
D. Tài liệu tham khảo 87
A.Giới thiệu
Thị trường Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đang trong quá trình phát triển, việc xác định được giá trị của các tài sản tài chính như: Cổ phiếu, Trái phiếu... trên thị trường và rủi ro của nó khi đầu tư hay nắm giữ các tài sản này, và đặc biệt là rủi ro của cả hệ thống thị trường. Điều này rất có ý nghĩa đối công tác phát hành, quản lý và đầu tư trong thị trường chứng khoán.
Trong thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán với vai trò rất quan trọng là một định chế tài chính trung gian nhằm thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán, nơi mà các đòi hỏi đối với đội ngũ Cán bộ, Nhân viên phải có trình độ chuyên môn cao, bộ mày tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò trung gian môi giới mua và bán chứng khoán, đồng thời tư vấn cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý có những quyết định đúng đắn trước khi tham gia vào thị trường. Nhờ có như vậy mà chứng khoán được lưu thông trên thị trường từ nhà phát hành tới nhà đầu tư, nơi mà người mua - người bán có thể gặp nhau, chao đổi làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán để từ đó thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.
Việc đưa trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động 7/2000 đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Đảng và Chính phủ trong tiến trình đổi mới. Và tính đến 5/2007 đã có trên 50 công ty chứng khoán niêm yết trên thị trường và đi vào hoạt động với đầy đủ các nghiệp vụ, trang thiết bị... để đảm bảo có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường, và trong đó phải kể đến những nghiệp vụ rất quan trọng như là: quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro.....
Về thực chất, quản lý danh mục đầu tư hay xác định rủi ro để từ đó có thể định giá được chứng khoán là việc áp dụng những chiến lược đầu tư hiện đại, những kiến thức trên ghế nhà trường và các công cụ phân tích chuyên nghiệp vào việc lựa chọn danh mục đầu tư chứng khoán sao cho lợi tức là tối đa, mà rủi ro là tối thiểu nhờ đa dạng hoá danh mục đầu tư “không nên bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Thiết lập một danh mục đầu tư cần phải xem xét hai khía cạnh đó là giá hoặc lợi suất của từng tài sản và mối quan hệ giữa giá và lợi suất của các tài sản .Trên cơ sở kết hợp các nguyên lý trong hoạt động đầu tư xác định các thái độ của nhà đầu tư ta có thể phân tích và định giá các loại tài sản.
Lý thuyết và thực tiễn của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư đã được đúc kết và phát triển qua nhiều năm qua trên thị trường chứng khoán trong nước cũng như trên thế giới. Việc khai thác những kiến thức này nhằm áp dụng có chọn lọc vào thị trường chứng khoán Việt Nam góp phần làm ổn định và phát triển một cách có hiệu quả của thị trường. Đó cũng chính lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng các mô hình Kinh Tế Lượng để phân tích và định giá cổ phiếu trên thị trường Chứng khoán Việt Nam”.
Số liệu để phân tích và ước lượng trong chuyên đề này dựa vào giá của 4 loại cổ phiếu DHA, BBT, HAP, BPC được công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2000 đến hết tháng 3 năm 2007, làm căn cứ để phân tích và định giá danh mục đầu tư.
B.Nội Dung
Chương 1: tổng quan về thị trường chứng khoán
1. Khái niệm về thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua - bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở 2 thị trường là thị trường thứ cấp khi nhà phát hành bán ra lần đầu tiên cho các nhà đầu tư và thị trường sơ cấp khi các nhà đầu tư mua đi bán lại cho nhau.
Xét về mặt hình thức thì thị trường chứng khoán là nơi chao đổi, mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
2. Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam
Xây dựng thị trường chứng khoán(TTCK) là mục tiêu của Đảng và Chính phủ Việt Nam đã được định hướng từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20). Một trong những bước đii đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam là việc thành lập ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước( Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Vì vậy tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập ban soạn thảo pháp lệnh về chứng khoán và thị trường chứng khoán do đồng chí thứ trưởng Bộ Tái Chính làm trưởng ban. Ngày 29/6/1995 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 361/QĐ-TTG thành lập ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng chỉ đạo và chuẩn bị các điều kiện cận thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành nghị định số 48/1998/NĐ-CP quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch Chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến Chứng khoán. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 127/1998/QĐ-TTG về việc thành lập trung tâm giao dịch Chứng khoán, 2 trung tâm giao dịch sự kiến là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1/8/1998 Chủ tịch uỷ ban Chứng khoán ra quyết định số 128/1998/QĐ-UBCK ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giao dịch Chứng khoán, khẳng định trung tâm giao dịch là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Kinh phí hoạt động của trung tâm giao dịch Chứng khoán do Nhà nước cấp. Ngày 13/10/1998 UBCKNN ra thông tư số 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về việc phát hành cổ phiếu, trái phiểu... ra công chúng. Đến ngày 28/7/2000 trung tâm giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của kinh tế nước ta.
3. Chức năng của thị trường chứng khoán
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế: Khi các nhà đầu tư mua Chứng khoán cho các công ty phát hành thì số tiền của nhàn rỗi của họ được đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Thông qua TTCK Chính phủ và Chính quyền các địa phương cũng huy động được các nguồn vốncho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
Cung cấp môi trương đầu tư cho công chung: TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều cơ hội dành cho tất cả mọi người. Các loại Chứng khoán trên thị trường có tính chất hấp rẫn khác nhau, có độ rủi ro khác nhau... cho phép các nhà đầu tư có các lựa chọn phù hợp với mình.
Tạo tính thanh khoản cho các Chứng khoán : Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các Chứng khoán mà họ đang sở hữu thành tiền hoặc các loại Chứng khoán khác. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn các nhà đầu tư, đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt và an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động thì tính thanh khoản của Chứng khoán càng tăng.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua thị trường Chứng khoán hoạt động của các doanh ghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lạnh mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Các chỉ số của TTCK phản ánh các động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các Chứng khoán tăng nên cho thất đầu tư đang mở rộng, nến kinh tế tăng trưởng và ngược lại. Vì thế TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Thông qua TTCK Chính phủ có thể mua bán Trái phiếu để tạo ra nguốn thu bù đắp những thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số các chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
4.1 Nguyên tắc cạnh tranh
Theo nguyên tắc này giá cả trên thị trường Chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về Chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán Chứng khoán theo các mục tiêu của mình. Trên thị trường thứ cấp các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
4.2 Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia vào thị trường. Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia đều phải tuân thủ những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các hình thức sử phạt nếu vi phạm các quy chế đó.
4.3 Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành Chứng khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được được tiến hành khi phát hành lần đầu cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên hệ thống công bố thông tin tốt. Nguyên tắc này nhằm bảo hộ người đầu tư, song đồng thời nó cũng đồng nghĩa rằng một khi cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình.
4.4 Nguyên tắc trung gian
Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường chứng khoán sơ cấp các nhà đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, các nhà môi giới mua bán Chứng khoán giúp các khách hàng.
4.5 Nguyên tắc tập trung
Các giao dịch Chứng khoán chỉ diễn ra trên sở giao dịch và trên thị trường OTC có sự kiểm tra và giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.
5. Các thành phần tham gia vào thị trường chứng khoán
5.1 Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, là người cung cấp các chứng khoán cho thị trường. Các nhà phát hành như: Chính phủ và Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu Chính phủ và rái phiếu địa phương; Các công ty thì phát hành ra cổ phiếu hay trái phiếu công ty; Các tổ chức tài chính thì phát hành các công cụ tài chính như : trái phiếu...
5.2 Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là người tham gia vào quá trình mua và bán Chứng khoán
Các nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời. Tuy nhiên trong đầu tư thì lợi nhuận luôn gắn với rủi ro,, và lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn.
Các nhà đầu tư có thể tổ chức thường xuyên mua bán Chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường, Các tổ chức này thường có các bộ phận gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.
5.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Công ty Chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực Chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nhiệm vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, quản lý quỹ đầu tư, tư vấn đầu tư...
Các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hoá lợi nhuậnthông qua đầu tư vào các Chứng khoán.
5.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Các cơ quan quản lý Nhà nước
Sở giao dịch Chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh Chứng khoán ...
6. Hàng hoá tham gia vào thị trường chứng khoán
6.1 Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại Chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần.
Cổ phiếu thường: Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu thì nó sẽ phát hành cổ phiếu thường. Cổ phiếu thường mang lại cho cổ đông những quyền sau:
Quyền hưởng cổ tức: Cổ phiếu thường không quy định cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông được nhận. Tỷ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách của công ty. Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ phiếu thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty trang trải song tất cả các nghĩa vụ như: Thuế, nợ, và cổ phiếu ưu đãi.
Quyền mua cổ phiếu mới:
Quyền bỏ phiếu:
Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi thường không cho cổ đông quyền bỏ phiếu, song lại định một tỷ lệ lợi tức tối đa so với mệnh giá. Trong điều kiện bình thường cổ đông ưu đãi sẽ được nhận lượng cổ tức cố định theo tỷ lệ đã định. Trong trường hợp cong ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỷ lệ đó, nó sẽ trả theo khả năng có thể, nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông thường cũng chưa được trả.
6.2 Trái phiếu
Trái phiếu là một loại Chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ Chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Trái phiếu công ty: là những trái phiếu do công ty phát hành để vay vốn dài hạn.
Trái phiếu Chính phủ: là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
Trái phiếu công trình: là những trái phiếu do chính quyền trung ương hay địa phương phát hành để huy động vốn cho các mục đích cụ thể, thường để xây các công trình cơ sở hạ tầng hoặc các công trình phúc lợi, công cộng.
6.3 Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là loại Chứng khoán cho phép người nắm giữ nó tuỳ theo nựa chọn và những điều kiện nhất định có thể đổi nó lấy một Chứng khoán khác.
Thông thường cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường và trái phiếu cũng được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.
6.4 Các công cụ phái sinh
Các công cụ phái sinh là những công cụ đợơc phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như: Cổ phiếu, Trái phiếu..., nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như: Phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.
Quyền lựa chọn
Quyền mua trước
Chứng quyền
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai
Chương 2:
Những lý luận chung về danh mục đầu tư
và quản lý danh mục đầu tư
1. Khái niệm danh mục và danh mục đầu tư
Danh mục: Là tập hợp một hay nhiều các tài sản tài chính có lợi suất và độ rủi ro khác nhau.
Danh mục đầu tư Chứng khoán: Là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc một tổ chức vào việc nắm giữ một hay nhiều loại tài sản (Cổ phiếu, trái phiếu...) Mục đích của danh mục đầu tư là giảm rủi ro bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư.
2. Quản lý danh mục đầu tư
Là xây dựng một danh mục các loại Chứng khoán, tài sản đầu tư đáp ứng nhu cầu tốt nhất của chủ đầu tư và sau đó thực hiện theo dõi điều chỉnh các danh mục này nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra. Yếu tố quan trọng đầu tiên mà chủ đầu tư quan tâm đó là mức độ rủi ro mà họ chấp nhận. Và đây là cơ sở để công ty quan lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ xác định danh mục đầu tư sao cho lợi tức thu được là tối ưu với rủi ro không vượt quá mức chấp nhận đã định trước.
Những người (công ty) quản lý danh mục đầu tư là những người chuyên nghiệp chịu trách nhiệm đối với danh mục đầu tư Chứng khoán của cá nhân hay một tổ chức đầu tư. Công ty được hưởng phí quản lý danh mục đầu tư và có quyền tự quyết định việc thành lập danh mục đầu tư cho khách trong khuôn khổ đã thoả thuận.
Bản chất của quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán là định hướng mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng thu được từ danh mục đó.
Tóm lại, nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán là quá trình quản lý tài sản của một tổ chức hay một cá nhân đầu tư bao gồm từ việc định giá, phân tích Chứng khoán, lựa chọn đầu tư, theo dõi các kết quả đầu tư và phân bổ vốn đầu tư từ đó đánh giá kết quả đầu tư.
Việc phân bổ tài sản là việc lựa chọn một tỷ lệ đầu tư trong danh mục sao cho trong dài hạn lợi nhuận là lớn nhất nhưng rủi ro là thấp nhất. Tuy nhiên trong quá trình đầu tư nhà đầu tư có thể thay đổi tỷ lệ này để tận dụng những cơ hội tại thời điểm đó.
3. Vai trò của quản lý danh mục đầu tư
Ta biết rằng thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đang phát triển nhưng chưa có hiệu quả. Do đó khi đầu tư các nhà đầu tư thường hoang mang không biết phải thiết kế một danh mục như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra. Bởi vậy việc xác định một danh mục đầu tư đúng đắn là rất cần thiết cho nhà đầu tư, song việc đó không hề đơn giản. Những điều sau có thể lý giải cho điều đó.
Ngoài rủi ro của hệ thống vẫn còn một loại rủi ro nữa là rủi ro của chính công ty đó, những rủi ro này có thể được làm triệt tiêu bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư.
Quản lý danh mục đầu tư còn chịu tác động của tâm lý nhà đầu tư đối với rủi ro.
Việc lựa chọn các Chứng khoán để đầu tư phải tính đến tác động của thuế.
Các nhà đầu tư ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu riêng trong quá trình lựa chọn danh mục với mức độ rủi ro khác nhau.
4. Xây dựng mô hình quản lý danh mục đầu tư
Quá trình đầu tư gồm hai nhiệm vụ chính:
Thứ nhất, đánh giá 2 mặt rủi ro và lợi nhuận ước tính (lợi nhuận kỳ vọng) của các Chứng khoán sẽ đầu tư.
Thứ hai, thiết lập một danh mục đầu tư gồm nhiều Chứng khoán khác nhau sao cho cặp “rủi ro – lợi nhuận” là tốt nhất.
Những lý thuyết cơ bản trong quản lý danh mục đầu tư Chứng khoán:
4.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả
Năm 1953 Maurice Kendall đã phát hiện và kiểm nghiệm được rằng giá Chứng khoán là không thể dự báo được, người ta thấy rằng giá Chứng khoán biến động ngẫu nhiên đó là dấu hiệu của một thị trường hoạt động hiệu quả, chứ không phải là hiện tượng bất thường của Chứng khoán.
Giá Chứng khoán biến động dựa vào các thộng tin mới (không dự báo được) cũng biến động theo chiều hướng không dự báo được. Đây là cốt lõi của lập luận rằng giá Chứng khoán là một chuỗi thời gian ngẫu nhiên không thể dự đoán được. Nếu giá Chứng khoán mà dự báo được thì đó là báo hiệu của thị