Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác thiết kế quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết cá bài toán tổng thể cần đến thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu làm cơ sở để thành lập bản đồ địa chính và hổ trợ đắc lực cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất . Thấy rõ tầm quan trọng đó, Bộ TN&MT ra chỉ thị đẩy nhanh công tác đo đạc, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong phạm cả nước.
Do có sự chuyển đổi khá lớn giữa các loại đất trong thời gian 5 năm nên đến thời kỳ kiểm kê đất đai các đơn vị hành chính phải tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới thay thế cho bản đồ cũ đã được lập trước đó, nhằm nâng cao độ chính xác của việc cập nhật các yếu tố liên quan đến đất đai. Cứ vào mỗi năm thì bản đồ hiện trạng sẽ được chỉnh lý sao cho phù hợp với hiện trạng thực tế thông qua việc thống kê đất đai hàng năm. Chính vì vậy việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ở các cấp lãnh thổ hành chính là nhiệm vụ cấp thiết để thay thế cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
Hiện nay, người ta đã ứng dụng công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử để đo vẽ và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, do đó chất lượng bản đồ được đảm bảo. Nhưng trước đây thì một số cấp đơn vị hành chính đã sử dụng phương pháp thủ công để đo vẽ và thành lập bản đồ do đó độ chính xác không cao nên đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết trong giai đoạn này.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn của địa bàn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
76 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4031 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết
Bản đồ hiện trạng là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác thiết kế quy hoạch và quản lý đất đai. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết cá bài toán tổng thể cần đến thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất và luôn giữ vai trò nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là nguồn tài liệu làm cơ sở để thành lập bản đồ địa chính và hổ trợ đắc lực cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất .... Thấy rõ tầm quan trọng đó, Bộ TN&MT ra chỉ thị đẩy nhanh công tác đo đạc, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong phạm cả nước.
Do có sự chuyển đổi khá lớn giữa các loại đất trong thời gian 5 năm nên đến thời kỳ kiểm kê đất đai các đơn vị hành chính phải tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất mới thay thế cho bản đồ cũ đã được lập trước đó, nhằm nâng cao độ chính xác của việc cập nhật các yếu tố liên quan đến đất đai. Cứ vào mỗi năm thì bản đồ hiện trạng sẽ được chỉnh lý sao cho phù hợp với hiện trạng thực tế thông qua việc thống kê đất đai hàng năm. Chính vì vậy việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 ở các cấp lãnh thổ hành chính là nhiệm vụ cấp thiết để thay thế cho bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005.
Hiện nay, người ta đã ứng dụng công nghệ GPS và máy toàn đạc điện tử để đo vẽ và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, do đó chất lượng bản đồ được đảm bảo. Nhưng trước đây thì một số cấp đơn vị hành chính đã sử dụng phương pháp thủ công để đo vẽ và thành lập bản đồ do đó độ chính xác không cao nên đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ số để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là điều cần thiết trong giai đoạn này.
Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn của địa bàn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sử dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
- Đánh giá thực trạng việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Tìm hiểu khả năng ứng dụng của các phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thành lập lưới khống chế và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã hổ trợ cho việc thống kê, kiểm kê đất đai; lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Từ việc thành lập này để đề suất các giải pháp nhằm nâng cao độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong các chu kỳ tiếp theo.
1.2.2. Yêu cầu
- Có hiểu biết căn bản và khả năng sử dụng các phần mềm chuyên ngành quản lý đất đai, đặc biệt là các phần mềm như Mcrostation, Mapinfo và Famis.
- Bản đồ được thành lập phải bảo đảm các quy định về thành lập bản đồ hiện trạng hiện hành, quy định về chuẩn hóa bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ hiện trạng phải chính xác và có khả năng cập nhật, xử lý.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.1.1. Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, thể hiện trạng sử dụng các loại đất trong thực tế với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số lượng, các loại đất...trong phạm vi một đơn vị hành chính ở một thời điểm nhất định.
2.1.2. Nội dung bản đồ hiện trạng
Các yếu tố hành chính xã hội.
Thủy hệ và các đối tượng liên quan;đừng bờ biển và mạng lưới thủy văn, thủy lợi chính.
Mạng lưới giao thông: đường sắt, đường bộ, các công trình giao thông .
Dáng đất: điểm độ cao đối với vùng đồng bằng và đường bình độ đối với vùng đồi núi.
Ranh giới: ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng các loại đất, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất.
Các loại đất sử dụng. Mức độ chi tiết của các nhóm đất được thể hiện trên bản đồ phụ thuộc tỷ lệ của bản đồ cần thành lập.
2.1.3 Các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
- Khoanh đất theo mục đích sử dụng;
- Khoanh đất theo thực trạng bề mặt;
- Ranh giới các khu vực đất theo chức năng làm khu dân cư nông thôn,
khu đô thị, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ và các công trình, dự án; ranh giới các nông trường, lâm trường;
- Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất;
- Bảng chú dẫn.
2.1.4. Nội dung và nguyên tắc thể hiện nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế:
a. Biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ sơ địa giới hành chính, quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
b. Thể hiện các khoanh đất theo mục đích sử dụng và khoanh đất theo
thực trạng bề mặt;
c. Các yếu tố thuỷ văn hình tuyến như sông suối, kênh mương và các công trình có liên quan như đập ngăn nước, đê, trạm bơm phải thể hiện và ghi chú tên gọi bằng các ký hiệu trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
d. Đường bờ biển, bờ sông, bờ hồ thể hiện theo tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
e. Hệ thống giao thông thể hiện: đường sắt (các loại); đường bộ (quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã, đường trục chính trong khu dân cư, đường trong khu vực đô thị, đối với khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải thể hiện cả đường mòn); các công trình liên quan đến hệ thống giao thông như cầu, bến phà, bến xe;
f. Dáng đất thể hiện bằng các điểm ghi chú độ cao, đường bình độ tuỳ theo khu vực (vùng đồng bằng, vùng đồi núi) và tỷ lệ bản đồ thành lập;
g. Các địa vật độc lập quan trọng như tháp, nhà thờ, đài phát thanh, truyền hình, ống khói nhà máy; các công trình kinh tế - xã hội, văn hoá phúc lợi như sân bay, nhà ga, bến xe, bến cảng, chợ, trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp, bưu điện, trường học, bệnh viện, trạm y tế, nhà văn hoá, công viên, sân vận động, quảng trường, nghĩa trang, nghĩa địa phải thể hiện đúng vị trí;
h. Thể hiện tên các sông suối, hồ, đường quốc lộ, tỉnh lộ; tên các công trình xây dựng quan trọng; tên làng, bản, xóm, cánh đồng, tên núi và tên các đơn vị hành chính giáp ranh;
k. Ranh giới khu đô thị, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các công trình, dự án; ranh giới các nông trường, lâm trường được xác định và thể hiện bằng ký hiệu và ghi chú trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất”;
2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
2.1.1.Khái niệm
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là bản đồ được số hóa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có hoặc được thành lập bằng công nghệ số.
2.1.2. Đặc điểm của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số.
Bản đồ số chứa đựng thông tin không gian, được quy chiếu về mặt phẳng và được thiết kế theo các tiêu chuẩn của bản đồ học như độ chính xác toán học, mức độ đầy đủ về nội dung theo tỷ lệ, sử dụng các phương pháp ký hiệu truyền thống.
Dữ liệu bản đồ được thể hiện theo nguyên lý số.
Bản đồ số có thể hiển thị dưới dạng bản đồ truyền thống, thể hiện trên màn hình, hoặc in ra giấy hoặc các vật liệu phẳng.
Tính linh hoạt của bản đồ số rất cao: thông tin thường xuyên được cập nhật và hiện chỉnh, có thể in ra ở các tỷ lệ khác nhau, có thể sửa đổi ký hiệu hoặc điều chỉnh kích thước mảnh bản đồ so với kích thước ban đầu, có thể tách lớp hoặc chồng xếp thông tin bản đồ.
Cho phép tự động hoá quy trình công nghệ thành lập bản đồ từ khi nhập số liệu đến khi in ra bản đồ.
Khâu nhập số liệu và biên vẽ ban đầu có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng khâu sử dụng về sau có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao cả về thời gian, kinh phí.
2.1.3. Các đối tượng của bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số.
Dưới dạng bản đồ số, các đối tượng của bản đồ được phân biệt ra làm ba kiểu: kiểu điểm, kiểu đường, kiểu vùng, ngoài ra còn có thành phần ký tự để thể hiện nhãn hoặc ghi chú thuyết minh, lưu trong các file đồ hoạ như DXF, DGN.
Mỗi yếu tố riêng biệt bao hàm hai loại dữ liệu: dữ liệu định vị và dữ liệu thuộc tính.
- Dữ liệu định vị cho biết vị trí của các yếu tố trên mặt đất hoặc trên bản đồ và đôi khi bao gồm cả hình dạng.
- Dữ liệu thuộc tính bao gồm thông tin về các đặc điểm cần có của yếu tố. (ví dụ thuộc tính của yếu tố điểm có thể là địa danh, tên đường...). Có hai loại thuộc tính là thuộc tính định lượng bao gồm kích thước, diện tích, độ nghiêng; thuộc tính định tính gồm phân lớp, kiểu, tên, ...
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong File DXF.
Về phân lớp đối tượng: trong File DXF phân lớp đối tượng được thể hiện dưới dạng tên lớp (Layer).
Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng POINT.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Polyline.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Shape.
+ Ký tự thể hiện dưới dạng Text.
* Thể hiện đối tượng bản đồ số trong file DGN.
Về phân lớp đối tượng: trong file DGN phân lớp đối tượng được thể hiện dưới dạng đối Level, một Level bao gồm chỉ số và tên.
Về mô tả kiểu đối tượng:
+ Đối tượng kiểu điểm thể hiện dưới dạng Cell.
+ Đối tượng kiểu đường thể hiện dưới dạng Line, Line string.
+ Đối tượng kiểu vùng thể hiện dưới dạng Complexchain, Shape.
+ Nhãn và ký tự thể hiện dưới dạng Text.
Theo đặc điểm, cấu trúc file đồ hoạ, các đối tượng bản đồ cũng được phân biệt ra thành kiểu ký hiệu đối tượng:
- Các ký hiệu kiểu điểm.
- Các ký hiệu kiểu đường.
- Các ký hiệu kiểu vùng.
- Các ký hiệu kiểu TEXT.
Trong mỗi phần mềm đồ hoạ đều có thư viện ký hiệu chuẩn và các công cụ hỗ trợ thiết kế ký hiệu.
2.3. Quy định tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các cấp
Bảng 01: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ
Tỷ lệ
bản đồ
Quy mô diện tích tự nhiên
(ha)
Cấp xã, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1: 1000
1: 2000
1: 5000
1: 10 000
Dưới 150
Trên 150 đến 300
Trên 300 đến 2.000
Trên 2.000
Cấp huyện
1: 5.000
1: 10.000
1: 25.000
Dưới 2000
Trên 2000 đến 10.000
Trên 10.000
Cấp tỉnh
1: 25.000
1: 50.000
1: 100.000
Dưới 130.000
Trên 130.000 đến 500.000
Trên 500.000
Vùng lãnh thổ
1: 250.000
Cả nước
1: 1.000.000
( Nguồn: Quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
số 22/2007/QĐ-BTNMT)
- Cấp xã, phường, thị trấn: tỷ lệ 1:1000 – 1:10000.
- Cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: tỷ lệ 1:5000 – 1:25000.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: tỷ lệ 1:25000 – 1:100000.
- Vùng lãnh thổ: tỷ lệ 1:250000.
- Cả nước: tỷ lệ 1:250000 – 1:1000000.
2.4. Các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
2.4.1. Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng để xây dựng bản đồ tỷ lệ lớn ở những vùng chưa có bản đồ hoặc bản đồ đã cũ, không đảm bảo yêu cầu cũng như chất lượng sử dụng. Phương pháp này cho kết quả chính xác, chất lượng cao nhưng mất nhiều thời gian và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.
2.4.2. Phương pháp đo vẽ chỉnh lý tài liệu bản đồ hiện có
Là phương pháp nhanh, có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí đầu tư và công sức.
2.4.3. Phương pháp sử dụng công nghệ bản đồ số
Phương pháp này cho phép tự động hóa toàn bộ hoặc từng phần quá trình xây dựng bản đồ, đồng thời tận dụng được dễ dàng và hiệu quả tất cả các nguồn tài liệu. Sản phẩm bản đồ được lưu giữ trên máy tính dưới dạng các file bản đồ và các bản thuộc tính đi kèm.
2.4.4. Phương pháp xử lý ảnh số
Là phương pháp mới, có nhiều triển vọng và đang được quan tâm nghiên cứu.
Hình 1: Sơ đồ các phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng
2.5. Khái quát các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất đai trong việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
2.5.1. Phần mềm MicroStation
Mapping Office là một phần mềm mới nhất của tập đoàn INTERGRAPH bao gồm các phần mềm công cụ phục vụ cho công việc xây dựng và duy trì toàn bộ các đối tượng địa lý dưới dạng đồ họa: IRASB, IRASC, GEOVEC. Các file dữ liệu dạng này được sử dụng làm đầu vào cho các hệ thống thông tin địa lý hoặc các hệ quản trị dữ liệu bản đồ. Các phần mềm ứng dụng của Mapping Office được tích hợp trong một môi trường đò họa thống nhất MicroStation để tạo nên một bộ các các công cụ mạnh và linh hoạt phục vụ cho việc thu thập và xử lý các đối tượng đồ họa. Đặc biệt trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều tính năng mở của MicroStation cho phép người thiết kế sử dụng các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng với các phần mềm khác (AutoCAD, Mapinfo…) lại được sử dụng dễ dàng trong MicroStation. Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính toán theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.
MicroStation là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng và quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
Sau khởi động Microstation, màn hính có cửa sổ như sau:
Hình 2: Màn hình giao diện của Microstation
2.5.2. Phần mềm Famis
Famis (Field Work and Mapping Intergrated Software) là phần mềm thích hợp đo vẽ và lập bản đồ địa chính. Đây là một phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ sơ địa chính. Nó có khả năng xử lý số liệu ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhận công việc từ sau đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Liên kết với bên cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính để dùng một cơ sở dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính thống nhất.
Các chức năng của phần mềm Famis: - Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
- Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
- Các chức năng tiện ích
2.5.3. Phần mềm Mapinfo
Mapinfo là phần mềm chuyên dùng xử lý, trình bày, biên tập bản đồ thành quả trên cơ sở số liệu ngoại nghiệp và bản đồ nền đã được số hóa, phần mềm này được sử dụng khá phổ biến trên máy tính cá nhân. Nó quản lý cả thuộc tính không gian và phi không gian của bản đồ nên còn có tên gọi khác là hệ thống thông tin địa lý(GIS – Geographic Information System), các lớp thông tin trong Mapinfo được tổ chức theo dạng Table(bảng), mỗi một bảng là một tập hợp của một lớp thông tinbanr đồ trong đó có các bản ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra, bạn chỉ thể truy nhập Table bằng chức năng của phần mềm Mapinfo khi mà các bạn đã mở ít nhất một Table.
Trên phần mềm Mapinfo thể hiện cả yếu tố không gian và yếu tố phi không gian
-Yếu tố không gian: bao gồm đường đồng mức, độ dốc, tọa độ của các điểm.
- Yếu tố phi không gian: bao gồm có các con số, chữ viết trên bản đồ, tên làng bản, sông, suối, đập nước, ao hồ, …
Sau khi khởi động Mapinfo, màn hình có cửa sổ như sau:
Hình 3: Màn hình giao diện của Mapinfo
2.5.4. Phần mềm Autocad
CAD (Computer – Aided Design hoặc Computer – Aided Drafting ) là phần mềm trợ giúp vẽ và thiết kế bằng máy tính.
Sử dụng phần mềm Cad ta có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D – chức năng Drafting), thiết kế mô hình 3 chiều (3D – chức năng Modeling), tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FFA – chức năng Analysis).
Phần mềm Cad có 3 đặc điểm nổi bật sau:
- Chính xác.
- Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh ).
- Dễ dàng trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác.
AutoCad là phần mềm của hãng AutoDesk dùng để thực hiện các bản vẽ kỷ thuật trong nhiều ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản đồ.
Nhờ có nhiều tính năng hữu dụng mà việc ứng dụng phần mềm Autocad trong việc biên tập bản đồ ngày càng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành trắc địa: Microstation, Famis và Mapinfo để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ: 06/01/2010 – 09/05/2010.
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình biến động đất đai, tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Lộc Thủy.
- Ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành quản lý đất như: Microstation, Famis, Mapinfo để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Lộc Thủy.
- Đánh giá ưu và nhược điểm trong quá trình ứng dụng các phần mềm tin học chuyên ngành Quản lý đất để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Các điểm khống chế tọa độ, độ cao các cấp đã có trên khu đo bản đồ nền, các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu đo, các văn bản pháp lý, văn bản pháp lý có liên quan.
- Khảo sát thực địa nhằm xác định ranh giới khu đo, dự kiến thiết kế đồ hình lưới.
- Đo bằng máy toàn đạc điện tử và GPS.
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá độ chính xác để thành lập lưới không chế.
3.4.3. Phương pháp bản đồ
- Sử dụng bản đồ có sẳn để xây dựng khu đo, dự kiến thiết kế đồ hình lưới cho khu đo.
- Sử dụng phần mềm Mapinfo, Microstation va Famis để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia, thầy cô.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lộc Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên: 775.77 ha, là một xã trung tâm của huyện Lệ Thuỷ- tỉnh Quảng Bình cách thị trấn Kiến Giang 2 km về phía Tây Nam.
- Phía Bắc giáp xã Hồng Thuỷ.
- Phía Nam giáp xã An Thủy
- Phía Tây giáp xã An Thủy
- Phía Đông giáp xã Phong Thủy.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Lộc Thủy có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần về phía Tây bắc. Phần lớn các khu vực tiếp giáp với các xã xung quanh là các con sông.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Lộc Thuỷ nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít có gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm với tốc độ trung bình 20m/s, làm cho nhiệt độ tăng lên, độ ẩm không khí thấp trong những tháng có gió mùa phía Tây - Nam (gió Lào).
Lộc Thuỷ có nền nhiệt độ cao, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1750 giờ; nhiệt độ trung bình năm là 24,6oc; lượng mưa trung bình cả năm là 2159 mm ; số ngày mưa trung bình trong năm trên địa bàn là 148 ngày. Tần suất những trận mưa lớn trên 300mm trong 24 giờ có nhiều vào tháng 10,11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10,11 là 366 - 596 mm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, tháng 3
Độ ẩm không khí hàng năm khá cao (83%), ngay những tháng khô hạn nhất của mùa hè có gió Tây - Nam, độ ẩm trung bình vẫn thường xuyên trên 70%.
Bão lụt thường xuất hiện từ tháng 9 - 10, trung bình hàng năm có 2-3 cơn bão trực tiếp ảnh hưởng đến các vùng ven biển gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
* Thuỷ văn:
Lộc Thuỷ có sông Kiến Giang chảy qua với chiều dài khoảng 4 km và có các con hói chảy bao quanh các khu vực canh tác và các khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống dân cư. Nhờ có hồ An Mã ở đầu nguồn và đập giữ nước Mỹ Trung nên chủ động được nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn xã nước sinh hoạt của nhân dân được sử dụng từ giếng đào và giếng khoan cũng đảm bảo vệ sinh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân cư, lao động
- Theo số liệu của UBND xã thì dân số xã Lộc Thuỷ năm 2005 là 4978 người; đến năm 2009 là 5111 người, trong đó nữ 2411 người chiếm 46,11%. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2005 là 1,32% đến năm 2009 là 1,01%. Mật độ dân số năm 2005 là 649 người/km2, đến năm 2009 là 683 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động năm 2009 là 3167 người chiếm 63,20% dân số toàn xã. Trong