Đề tài Sử dụng ước lượng hồi quy để ước lượng và phân tích cầu cho 1 sản phẩm cụ thể tại một khu vực thị trường nào đó (Sử dụng hồi quy bội)

Ước lượng và dự đoán về các mặt hàng nông sản đã được tiến hành rất phổ biến và là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà kinh tế học Vi mô, các nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết. Với nhu cầu sử dụng chiếu cói trên địa bàn huyện Nga Sơn đang không ngừng gia tăng dù giá cả của mặt hàng này luôn biến động, các nhà hoạch định cần phải có những bằng chứng thực nghiệm để nắm được sự biến đổi của thị trường chiếu cói. Xuất phát từ bối cảnh đó, với những kiến thức thu được từ môn Kinh tế học quản lý, chúng tôi chọn “Uớc lượng cầu của mặt hàng nông sản - Chiếu cói” làm đề tài nghiên cứu.

doc13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng ước lượng hồi quy để ước lượng và phân tích cầu cho 1 sản phẩm cụ thể tại một khu vực thị trường nào đó (Sử dụng hồi quy bội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Sử dụng ước lượng hồi quy để ước lượng và phân tích cầu cho 1 sản phẩm cụ thể tại một khu vực thị trường nào đó ( Sử dụng hồi quy bội). LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ước lượng và dự đoán về các mặt hàng nông sản đã được tiến hành rất phổ biến và là một trong những hoạt động quan trọng và phổ biến nhất đối với các nhà kinh tế học Vi mô, các nhà quản trị doanh nghiệp, việc ước lượng hàm cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc hoạch định chính sách, dự báo và ra những quyết định đúng đắn trong những tình huống cụ thể để phục vụ công tác quản lý có hiệu quả nhất là một việc rất cần thiết. Với nhu cầu sử dụng chiếu cói trên địa bàn huyện Nga Sơn đang không ngừng gia tăng dù giá cả của mặt hàng này luôn biến động, các nhà hoạch định cần phải có những bằng chứng thực nghiệm để nắm được sự biến đổi của thị trường chiếu cói. Xuất phát từ bối cảnh đó, với những kiến thức thu được từ môn Kinh tế học quản lý, chúng tôi chọn “Uớc lượng cầu của mặt hàng nông sản - Chiếu cói” làm đề tài nghiên cứu. Các mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về ước lượng và dự đoán cầu, cùng với phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu Chiếu cói, từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm đưa ra các dự báo chính xác của lượng cầu về Chiếu cói trong tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu trong đề tài của nhóm, chúng tôi tập trung nghiên cứu “ Ước lượng và dự đoán cầu của mặt hàng nông sản - Chiếu cói”. Về phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu trên thị trường huyện Nga Sơn. Với phạm vi về thời gian: thời gian tiến hành khảo sát từ năm 2014 đến 2016. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đặt ra và làm rõ nội dung của đề tài, Nhóm đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích định tính, phân tích định lượng. Số liệu được lấy từ Phòng thống kê huyện Nga Sơn và các cơ sở sản xuất, thu gom hàng nông sản, chiếu cói. Như Doanh nghiệp tư nhân sản xuất kinh doanh và xuất khẩu Việt Trang; Công ty TNHH MTV Ánh Hường, Công ty CPSX chế biến cói xuất khẩu Việt Anh, xưởng dệt chiếu Chị Thanh Nga Thanh, xưởng dệt chiếu chị Thủy Nga Liên, xưởng dệt chiếu chị Mai Nga Thủy... Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu bài tập được chia làm 3 phần: Phần I: Khái quát về sản phẩm và khu vực thị trường. Phần II: Phương pháp nghiên cứu, các giả định đối với mô hình và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phần III: Kết luận Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, bài tập nhóm của chúng tôi không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy rất mong được ý kiến đóng góp từ quý các thầy cô nhằm giúp cho bài tập được đầy đủ và hoàn thiện. Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Tôn Hoàng Thanh Huế đã tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bài tập này. Xin Trân trọng cảm ơn! Phần I: Khái quát về sản phẩm và khu vực thị trường. Câu ca dao xưa đã góp phần ngợi ca những giá trị văn hóa vô cùng tốt đẹp của đất Việt thân yêu. Lời ca nhắc đến mảnh đất Nga Sơn và nghề truyền thống của người dân nơi đây: nghề làm chiếu cói. Người dân Nga Sơn dù đi bất cứ nơi đâu vẫn luôn tự hào vì mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu giá trị văn hóa, nơi Mai An Tiêm đã khai niên lập địa, nơi chàng Từ Thức gặp nàng Giáng Hương, nơi trống trận Ba Đình của một thời lịch sử oai hùng giữ nước và hơn bao giờ hết, họ vẫn luôn tự hào vì quê hương mình đã làm ra những đôi chiếu vừa đẹp, vừa bền nức tiếng trong và ngoài nước. Chiếu cói Nga Sơn có độ bóng, dai, đẹp và bền. Bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của người dân, với đôi tay khéo léo của người thợ dệt chiếu, hàng ngàn đôi chiếu đã được dệt nên để rồi sau đó bằng nhiều phương thức khác nhau được đưa đến với người sử dụng. Chiếu cói Nga Sơn đã có mặt ở nhiều miền đất nước, thậm chí còn được xuất khẩu ra các nước bạn. Đôi chiếu gắn liền với đời sống của nhân dân Việt Nam, đặc biệt với người nông dân Việt thì chiếu cói còn trở thành một vật dụng gắn bó mật thiết, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chiếu cói nâng giấc ta khi say trong giấc ngủ, chiếu là nơi ta ngồi sum họp bên mâm cơm gia đình, ngày hè nóng bức, trải chiếu ra sân ngồi ngắm trăng, hóng gió, kể cho nhau nghe chuyện vui buồn của cuộc sống thường nhật, chiếc chiếu chứng kiến hạnh phúc của những đôi vợ cồng trẻ. Rõ ràng chiếu cói đã trở thành một người bạn thân thiết trong đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người Việt. Với 8 xã nằm dọc bờ biển là một vùng triều mầu mỡ, ngoài trồng Sú, Vẹt, mảnh đất này chỉ trồng được một loại cây duy nhất là Cói, đây là nguyên liệu chính để dệt nên chiếu Nga Sơn. Tám xã vùng cói huyện Nga Sơn bao gồm Nga Điền, Nga Phú, Nga Thái, Nga Tân, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thanh, Nga Thủy. Với tổng diện tích trồng có thể trồng cói cho năng xuất chất lượng tốt là hơn 2.769 ha. Điều đặc biệt ít có nơi nào có thể trồng được loại cói dài như ở vùng này, loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp lại vừa bền. Ngày nay thương hiệu “Chiếu Nga Sơn” đã cập bến cảng nhiều quốc gia ưa chuộng chiếu cói. Cói ngày nay không chỉ tạo ra đặc chủng chiếu, từ cói Nga Sơn đã tạo nên nhiều sản phẩm hấp dẫn khác: chiếu du lịch hai gấp, ba gấp, giỏ đựng hoa quả, làn, hình hộp có nắpkiểu dáng thanh thoát, trẻ trung. Hiện nay chiếu Nga Sơn đang có những bước đi vững chắc cố gắng sử dụng tối đa những tiềm năng: vốn, thị trường, chính sách, nguyên liệuTuy nhiên trong điều kiện đất nước ta có nhiều làng nghề chiếu có lịch sử lâu đời thì việc tạo lợi thế cạnh tranh là một vấn đề hết sức cần thiết đòi hỏi phải có những hướng đi đúng đắn phù hợp, tiếp thu một cách có chọn lọc để sản phẩm quê mình ngày càng hoàn thiện nhưng phải giữ gìn bí quyết để chiếu Nga Sơn không bị trộn lẫn với các sản phẩm chiếu của nơi khác. Do vậy dù có nhiều loại chiếu khác nhau, nhưng rất nhiều người vẫn luôn tin dùng chiếu cói Nga Sơn và lựa chọn sử dụng sản phẩm này. Phần II: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Hiện nay có rất nhiều phần mềm sử dụng để phân tích dữ liệu như: SPSS, Excel, Sdata, Eviews, Nhóm chọn phương pháp hồi quy trong Excel để phân tích dữ liệu do ưu điểm chính của Excel là có thể cho kết quả nhanh chóng về hàm kinh tế lượng cho các dữ liệu chép, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng. Phương pháp phân tích hồi quy là một phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu. Để ước lượng hàm cầu, chúng ta cần sử dụng một dạng hàm cầu đặc trưng. Có thể là hàm cầu tuyến tính hoặc hàm cầu phi tuyến tính (hàm cầu mũ). Vì cầu là hàm phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu, do đó khi ước lượng hàm cầu chúng ta phải xác định các biến độc lập, căn cứ vào tình hình cụ thể để sử dụng phép hồi quy cho phù hợp . Sau đó phải tiến hành kiểm tra các hệ số đã ước lượng. Hàm cầu tuyến tính : QI = α + β1Y + β2P + β3Ps + β4Pc + β5Z + e Trong đó: QI : Lượng cầu về hàng hóa i Y: là thu nhập P: là giá hàng hóa i Ps: là giá hàng hóa thay thế Pc: là giá hàng hóa bổ sung Z: là các nhân tố quyết định cầu hàng hóa i khác. e: là sai số Kết quả phân tích mô hình ước lượng Với phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm xét ảnh hưởng của giá đến lượng cầu về Chiếu cói trên địa bàn huyện Nga Sơn. Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu theo Tuần trong giai đoạn 2014 - 2016, bao gồm có 144 quan sát. Hàm cầu về Chiếu cói có dạng: QD = α + βP QD: là sản lượng tiêu thụ trong tuần P : là giá sản phẩm. Bảng 1: Thị trường Chiếu cói huyện Nga Sơn từ năm 2014 đến năm 2016 Quan sát năm 2014 QD P Quan sát năm 2015 QD P Quan sát năm 2016 QD P 1 4.850 1.150 1 9.600 758 1 8.600 1.054 2 4.750 1.152 2 9.380 762 2 8.340 1.056 3 4.650 1.153 3 8.900 780 3 8.330 1.061 4 4.675 1.155 4 8.910 920 4 8.325 1.062 5 5.250 1.152 5 9.250 980 5 8.335 1.085 6 5.650 1.149 6 8.825 1.152 6 8.340 1.090 7 6.250 1.146 7 8.270 1.210 7 8.345 1.102 8 6.500 1.143 8 7.425 1.230 8 8.335 1.105 9 7.375 1.143 9 6.750 1.235 9 8.315 1.107 10 6.280 1.144 10 6.430 1.228 10 8.035 1.106 11 6.020 1.146 11 6.340 1.225 11 8.100 1.104 12 5.900 1.149 12 5.900 1.223 12 8.125 1.098 13 5.450 1.151 13 5.450 1.220 13 8.120 1.082 14 5.000 1.155 14 5.000 1.224 14 8.135 1.100 15 4.600 1.157 15 4.600 1.198 15 8.125 1.106 16 4.650 1.149 16 4.650 1.195 16 8.115 1.116 17 5.100 1.120 17 5.100 1.192 17 8.110 1.118 18 5.250 1.080 18 5.250 1.130 18 8.135 1.115 19 7.320 1.007 19 5.400 1.120 19 8.100 1.121 20 7.530 906 20 5.625 1.100 20 8.085 1.117 21 8.035 905 21 6.285 1.082 21 8.075 1.115 22 8.100 907 22 6.360 1.080 22 8.050 1.113 23 8.125 907 23 6.780 1.068 23 8.040 1.115 24 8.120 908 24 7.100 1.062 24 8.050 1.110 25 8.135 908 25 7.250 1.050 25 8.100 1.108 26 8.125 909 26 7.285 1.030 26 8.075 1.113 27 8.115 909 27 7.650 1.026 27 8.070 1.114 28 7.900 1.000 28 7.750 1.027 28 8.080 1.113 29 7.750 1.020 29 7.790 1.016 29 8.070 1.115 30 7.400 1.036 30 7.800 1.014 30 8.065 1.114 31 7.395 1.039 31 8.310 1.005 31 8.070 1.112 32 7.160 1.040 32 8.325 1.003 32 8.080 1.110 33 6.790 1.145 33 8.350 1.023 33 8.060 1.114 34 6.640 1.149 34 8.350 1.027 34 8.055 1.116 35 6.725 1.008 35 8.375 1.030 35 8.050 1.118 36 6.760 1.007 36 8.365 1.032 36 8.055 1.117 37 7.040 1.005 37 8.350 1.035 37 8.065 1.115 38 7.030 1.006 38 8.360 1.038 38 8.075 1.113 39 6.790 1.180 39 8.340 1.042 39 8.100 1.110 40 6.400 1.260 40 8.330 1.050 40 8.115 1.107 41 6.200 1.240 41 8.325 1.056 41 8.250 1.103 42 6.600 1.150 42 8.335 1.052 42 8.350 1.100 43 7.900 890 43 8.340 1.058 43 8.360 1.080 44 8.450 895 44 8.345 1.062 44 8.350 1.084 45 8.500 897 45 8.335 1.068 45 8.360 1.083 46 9.115 788 46 8.315 1.062 46 8.345 1.086 47 9.250 753 47 8.290 1.060 47 8.350 1.084 48 9.615 750 48 8.100 1.058 48 8.340 1.086 Bảng kết quả ước lượng mô hình hàm cầu thông qua phương pháp hồi quy đơn trong Excel: QD = α + βP QD = 5619,1+7,85P t = 16,23 R2 = 0,185 R2= 0,179 Từ phương trình có thể thấy β= 7,85>0, điều này cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố giá lên lượng cầu. Có thể thấy thị trường nông sản Chiếu cói tại huyện Nga Sơn tuân theo mối quan hệ cùng chiều giữa giá và lượng cầu, khi giá xuống thấp thì lượng cầu tăng lên và khi giá tăng lên thì lượng cầu có xu hướng giảm xuống. Khi giá bằng 0, thì lượng cầu tối đa thị trường mong muốn là 5619,1+7,85 kg và khi giá giảm -5619,1/7,85đ/kg thì thị trường không còn nhu cầu về loại mặt hàng này nữa (hay lượng cầu bằng 0). Yếu tố R2 = 0,185 cho biết yếu tố giá giải thích được (căn bậc 2 của 0,185 =? % ) sự thay đổi của lượng cầu. Phần III: Kết luận Qua nghiên cứu mô hình ước lượng cầu về Chiếu cói ta nhận thấy theo kết quả phân tích các hệ số thể hiện đặc trưng cho cấu trúc cầu về Chiếu cói ở huyện Nga Sơn cho thấy “ cầu về Chiếu cói co giãn so với giá”. Do vậy, sự thay đổi giá có ảnh hưởng lớn tới lượng cầu về sản phẩm này. Từ đó muốn tăng nhanh lượng cầu về sản phẩm thì cần phải tối ưu hóa nâng cao hiệu quả sản phẩm, giảm chi phí để giảm giá sản phẩm. Dữ liệu về sản lượng và giá cả là giữ liệu thương mại nên sẽ có thiên lệch trong biến sản lượng và biến giá cả. Vì vậy khi nghiên cứu thì kết quả đưa ra có thể không chính xác so với thực tế. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong dệt chiếu cói. Trước đây dệt chiếu bằng phương pháp thủ công bình thường, hai người ngồi dệt trong khoảng 3h thì cho ra đời sản phẩm chiếu cói. Tuy nhiên dệt bằng tay đôi khi có thể xảy ra ỗi, thậm chí chiếu không đều, không đẹp ảnh hưởng tới chất lượng chiếu. Máy dệt chiếu ra đời giúp ích rất nhiều cho người thợ khi dệt. Tiết kiệm nhân lực, nâng cao chất lượng, lá chiếu đều, đẹp hơn rất nhiều, năng suất cao hơn. Qua đó ổn định về giá và đảm bảo yêu cầu của lượng cầu thị trường. Một số hình ảnh về sản phẩm Phiên chợ Chiếu cói Nga Sơn Sản phẩm sản xuất từ cây cói Chiếu cao cấp của DNTN SXKD chiếu cói Việt Trang DANH SÁCH NHÓM 8 STT Họ và tên Năm sinh Ghi chú 1 Mai Thị Hương 1981 2 Nguyễn Hoàng Nam 1990 3 Lê Thị Thúy Linh 1990 4 Nguyễn Thị Thao 1984 Mục Lục