Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER): là giá trị trung bình có trọng số
của tỷ giá hối đoái thực song phương giữa một quốc gia với với nhiều đối tác thương
mại, với trọng số là tỷ trọng thương mại. REER rất thích hợp để so sánh mức độ cạnh
tranh về giá của một nước so với đối tác thương mại đồng thời là một yếu tố cần xem
xét để đánh giá xem nội tệ có bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực và phương pháp tiếp cận Natrex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... 1
1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ: ............................................................................................. 2
2. TỔNG QUAN CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ................................................ 7
3. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC .................................................................................................. 9
3.1. Giới thiệu............................................................................................................................................................. 10
3.2. Mô hình NATREX mở rộng: ......................................................................................................................... 12
3.2.1. Cấu trúc của mô hình .................................................................................................... 14
3.2.1.1. Tiết kiệm: .................................................................................................................. 14
3.2.1.2. Tỷ giá thương mại và tỷ giá hối đoái thực: ............................................................... 15
3.2.1.3. Đầu tư: ...................................................................................................................... 16
3.2.1.4. Cân bằng thị trường hàng hóa ................................................................................. 17
3.2.1.5. Tài khoản vãng lai: .................................................................................................... 18
3.2.1.6. Danh mục cân bằng: ................................................................................................. 18
3.2.1.7. Tích lũy vốn và tài sản nước ngoài: .......................................................................... 18
3.2.2. Cân bằng trung hạn ...................................................................................................... 19
3.2.3. Sự điều chỉnh động ....................................................................................................... 19
3.2.4. Trạng thái ổn định ........................................................................................................ 20
3.3. Phương pháp luận thực nghiệm ................................................................................................................ 22
3.4. Đo lường tỉ giá hối đoái thực hiệu lực ( REER) ................................................................................... 24
3.5. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................................................................... 27
3.5.1. Tỷ giá thương mại .................................................................................................................................. 32
3.5.2. Tỷ lệ phụ thuộc của giới trẻ. .............................................................................................................. 32
3.5.3. Hạn chế thanh khoản. ........................................................................................................................... 33
3.5.4. Đầu tư của chính phủ. .......................................................................................................................... 34
3.6. Mô hình Natrex và sự sai lệch .................................................................................................................... 34
3.7. Kết luận và nhận xét : ..................................................................................................................................... 39
Phụ lục A ................................................................................................................................... 41
Phụ lục B. biến đo lường và các nguồn dữ liệu ...................................................................... 42
4. Mở rộng tại Việt Nam : ..................................................................................................... 46
4.1. Chọn năm gốc .................................................................................................................................................... 46
4.2. Chọn rổ tiền tệ đặc trưng ............................................................................................................................. 46
4.3. Các bước tính REER:....................................................................................................................................... 47
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU THUẬT NGỮ TIẾNG ANH THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
C Consumption Chi tiêu
c The user cost of capital Chi phí sử dụng vốn
CA Current account Tài khoản vãng lai
CPIi Consumer price index Chỉ số giá hàng tiêu dùng
DEPO Dependency ratio of the old Tỷ số phụ thuộc già
DEPY Dependency ratio of the young Tỷ số phụ thuộc trẻ
Dn Demand for non-tradables Hàm cầu hàng phi thương mại
DPI Domestic private investment Đầu tư tư nhân nội địa
F Foreign assets Tài sản nước ngoài
FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GI Government investment Đầu tư chính phủ
GDPi GDP price deflator index Chỉ số giảm phát GDP
I Investment Tổng đầu tư
K Capital Vốn
LIQC Liquidity constraint Hạn chế thanh khoản
N Nominal exchange rate Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
NATREX Natural real exchange rate Tỷ giá hối đoái thực tự nhiên
p Output price Giá đầu ra
pk Price of capital goods Giá hàng tư liệu sản xuất
PPP Purchasing power parity Ngang giá sức mua
R Real exchange rate Tỷ giá hối đoái thực
r Real interest rate Lãi suất thực
r' Foreign interest Lãi suất nước ngoài
REER Relative effective exchange rate Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực
RMB Renminbi Đồng nhân dân tệ Trung Quốc
RRC Relative return to capital Tỷ suất sinh lợi tương đối của vốn
RULC Relative unit labor cost Chi phí lao động tương đối
S Saving Tiết kiệm
Sn Supply of non-tradables Hàm cung hàng phi thương mại
T Terms of trade Tỷ giá thương mại
TFP Total factor productivity Tổng năng suất yếu tố sản xuất
Y Domestic output Sản lượng nội địa
δ Rate of economic depreciation Tỷ lệ khấu hao kinh tế
τ The composite tax rate Thuế suất đa hợp
2
1. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:
1. Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER): là giá trị trung bình có trọng số
của tỷ giá hối đoái thực song phương giữa một quốc gia với với nhiều đối tác thương
mại, với trọng số là tỷ trọng thương mại. REER rất thích hợp để so sánh mức độ cạnh
tranh về giá của một nước so với đối tác thương mại đồng thời là một yếu tố cần xem
xét để đánh giá xem nội tệ có bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác.
2. Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng (EREER): là chỉ số cho thấy sự
đạt được đồng thời cân bằng bên trong và bên ngoài nền kinh tế khi các giá trị biến số
kinh tế vĩ mô nền tảng có liên quan cho trước ổn định. Sự cân bằng bên trong đề cập đến
cân bằng thị trường hàng hóa phi mậu dịch. Sự cân bằng bên ngoài đạt được khi cán cân
vãng lai bền vững. Khi REER bị lệch so với EREER sẽ tạo ra mất cân bằng tỷ giá.
REER bị định giá cao so với giá trị cân bằng sẽ làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa
xuất khẩu.
Có 6 cách tiếp cận để đánh giá tỷ giá hối đoái thực cân bằng:
Ngang giá sức mua (PPP)
Ngang giá sức mua hiệu chỉnh
Cân bằng kinh tế vĩ mô
Sức cạnh tranh của hàng hóa ngoại thương
Tỷ giá hối đoái ước tính bào gồm: mô hình FEER, mô hình BEER, mô
hình Natrex, mô hình EREER.
Cân bằng tổng thể.
Do phương pháp tiếp cận của bài là mô hình Natrex, do đó chúng tôi chỉ đi sâu
phân tích mô hình này.
3. Định nghĩa Natrex :
Natrex viết tắt từ Nature real exchange rate, được Stein đưa ra 1995. Natrex được
áp dụng riêng cho từng nền kinh tế riêng biệt, đối với từng nền kinh tế thì sẽ có từng
biến riêng biệt. Phương pháp Natrex giải thích sự biến động của tỷ giá hối đoái thực
trong trung và dài hạn, nhưng chủ yếu là tập trung vào dài hạn. Natrex là một tỷ lệ được
xác định bởi các yếu tố kinh tế thực cơ bản trong nền kinh tế. Một đồng tiền bị sai lệch
bao nhiêu hay được định giá cao hay thấp bao nhiêu thì chúng ta có thể so sánh tỷ giá
3
hối đoái thực với Natrex của nó. Phương pháp Natrex được mở rộng mô hình PPP,
FEER và BEER để khắc phục các nhược điểm của chúng. Tỷ giá hối đoái thực hiện tại
Rt:
Rt = Natrex + sai lệch
4. Kiểm định nghiệm đơn vị: là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến
để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Vấn đề tính dừng là một trong
những điều kiện quan trọng khi phân tích chuỗi dữ liệu theo thời gian. Nếu chuỗi dữ liệu
không dừng thì sẽ tạo ra hồi quy giả mạo và làm sai lệch kết quả của mô hình.
5. Kiểm định đồng liên kết: là một phương pháp xác định mối quan hệ
trong dài hạn giữa một nhóm các biến chuỗi thời gian. Để kiểm định đồng liên kết
chúng ta có hai cách kiểm định:
Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư: do trong bài nghiên cứu tác giả không dùng
cách kiểm định này nên chúng ta không để cập đến.
Kiểm định đồng liên kết dựa trên phương phápVAR của Johansen:
Ở đây có hai giả thiết H0:
(i) “None”, nghĩa là không có đồng liên kết (đây là giả thiết ta quan tâm nhất)
(ii) “At most 1”, nghĩa là có một mối quan hệ đồng liên kết.
Lưu ý, tùy vào số biến trong mô hình (ví dụ k biến) mà ta có k-1 số phương trình
đồng liên kết. Khi đó, ta có thêm số giả thiết về số phương trình đồng liên kết. Để quyết
định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết H0, ta so sánh giá trị “Trace Statistic” với giá trị tới
hạn (critical value) ở mức ý nghĩa xác định ở MHM (ở đây ta chọn là 5%).
Nếu Trace Statistic < Critical Value, ta chấp nhận giả thiết H0.
Nếu Trace Statistic > Critical Value, ta bác bỏ giả thiết H0.
4
6. Các thuật ngữ và các công thức tính bổ sung cho các biến trong mô
hình:
T (tỷ giá thương mại): được định nghĩa là giá đơn hàng xuất khẩu chia cho giá
hàng nhập khẩu.
ET (tỷ giá thương mại hiệu lực): là tỷ giá thương mại sau khi đã tính đến sự
thay đổi trong tỷ giá.
Sự khác biệt giữa REER và tỷ giá hối đoái danh nghĩa: REER so sánh giá trị
đồng nội tệ với một giỏ tiền tệ gồm nhiều đơn vị có tỷ trọng thương mại lớn với quốc
gia đang xem xét, trong khi đó tỷ giá hối đoái danh nghĩa so giá giá trị đồng nội tệ với
giá trị ngoại tệ của một quốc gia cụ thể.
Chi phí lao động đơn vị (ULC): chi phí lao động yêu cầu đầu vào đển sản xuất
một đơn vị lao động đầu ra. EULC được xây dựng bằng cách lấy trung bình nhân của
chi phí lao động đơn vị của Trung Quốc với các đối tác thương mại chính của Trung
Quốc.
Lãi suất thực dài hạn được tính toán bằng cách lấy lãi suất danh nghĩa dài hạn
của trái phiếu của chính phủ trừ đi lạm phát.
Tỷ lệ phụ thuộc tương đối giới trẻ (RDEPY) và người già (RDEPO): được định
nghĩa là lần lượt lấy dân số dưới 15 tuổi và dân số trên 60 tuổi chia cho tổng dân số lao
động.
Sản lượng: tổng các yếu tố sản lượng TFP1 và TFP2, 1 và 2 trong TFP là lần
lượt dựa trên chuỗi vốn của Chow và Li (2002) và Bai và cộng sự (2006).
Giới hạn thanh khoản của Trung Quốc (LIQC): được tính bằng tín dụng nội địa
của khu vực tư nhân chia cho GDP danh nghĩa.
Đầu tư Chính Phủ (GI): là tỷ số của tổng đầu tư của chính phủ chia cho tổng
đầu tư vào tài sản cố định.
5
7. So sánh giữa NATREX và các phương pháp tính EREER:
Có rất nhiều phương pháp tính tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (EREER) như BEER,
FEER và PPP, và dưới đây là sự so sánh về ưu nhược điểm của NATREX và các
phương pháp đó:
BEER: được xây dựng trên điều kiện ngang giá lãi suất không phòng ngừa thực
(real UIP). Thay vì sử dụng tỷ giá danh nghĩa, các nhà nghiên cứu đã xem tỷ giá
thực đa phương như một biến số chính của mô hình. Xác định sự biến động của
tỷ giá trong ngắn hạn.
FEER: dựa trên những giả định về một nền kinh tế lý tưởng với thương mại tự
do hoàn toàn, tỷ giá đạt được khi nền kinh tế đạt được cân bằng cả đối nội lẫn đối
ngoại. Nói một cách khác, tỷ giá cân bằng FEER được xác định dựa trên một số
điều kiện kinh tế được xác định bởi các biến số kinh tế quan trọng, còn các yếu tố
mang tính chu kì trong ngắn hạn bị loại bỏ. Đây là phương pháp xác định tỷ giá
cân bằng trong trung hạn.
PPP: đây là phương pháp ra đời sớm nhất được dùng để dự báo tỷ giá hối đoái
trong dài hạn. Theo hướng tiếp cận này, việc xác định tỷ giá được thực hiện bằng
cách so sánh sức mua của hai đồng tiền. Trong đó mức độ điều chỉnh PPP được
xác định thông qua lạm phát: tốc độ tăng (giảm) tỷ giá hối đoái hằng năm giữa
đồng nội tệ và ngoại tệ sẽ bằng chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát nội tệ và tỷ lệ lạm
phát ngoại tệ. Tuy nhiên, PPP không được duy trì liên tục, nguyên nhân:
o Tác động của các yếu tố ảnh hưởng khác đến tỷ giá hối đoái: chênh lệch
lãi suất, mức thu nhập và các biện pháp kiểm soát của chính phủ.
o Không có hàng thay thế cho hàng nhập khẩu.
o Hàng rào mậu dịch và hàng rào mậu dịch ẩn.
o Tỷ trọng nhâp lượng phi mậu dịch trong hàng hóa.
o Thông tin bất cân xứng.
o Các loại hàng hóa và tỷ trọng của các loại hàng hóa được đưa vào rổ hàng
hóa để tính chỉ số giá ở những quốc gia khác nhau sẽ khác nhau.
6
NATREX:
Tỷ giá cân bằng NATREX là tỷ giá thực mà tại đó trạng thái của cán cân vãng lai
bằng chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Phương pháp xác định tỷ giá cân bằng
NATREX tập trung vào sự biến động của tỷ giá thực cân bằng trong trung và dài hạn,
bỏ qua mọi biến động mang tính chu kì và đầu cơ trong ngắn hạn. Các bằng chứng thực
nghiệm cho thấy, phương pháp NATREX giải thích sự biến động của tỷ giá thực trong
dài hạn tốt hơn so với học thuyết ngang giá sức mua. Về cơ bản tỷ giá cân bằng
NATREX: được xác định giống như tỷ giá cân bằng trung hạn FEER. Tuy nhiên, nó
cũng có một số khác biệt như sau:
Thứ nhất, ngoài các biến số kinh tế như trạng thái của cán cân vốn trong trung
hạn, thu nhập quốc dân trong nước và nước ngoài, tỷ giá NATREX còn được xác định
phù hợp với phương pháp cân bằng danh mục, theo đó lãi suất thực trong nước phải
bằng với lãi suất thực nước ngoài. Do điều kiện về lãi suất thực này chỉ được duy trì
trong dài hạn, nên tỷ giá NATREX được gọi là tỷ giá cân bằng trong dài hạn.
Thứ hai, tỷ giá thực được dùng trong phương pháp NATREX được xác định theo
nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nền kinh tế. Đối với các nền
kinh tế lớn như Mĩ, tỷ giá thực được xác định dựa vào tỷ giá danh nghĩa và chỉ số giá
tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP giữa 2 quốc gia. Còn đối với nền kinh tế nhỏ thì tỷ
giá thực được tính dựa trên tỷ giá danh nghĩa và chỉ số giá nhân công giữa 2 quốc gia.
Thứ ba, bên cạnh các biến được sử dụng trong phương pháp tính tỷ giá cân bằng
FEER, để tính tỷ giá cân bằng NATREX chúng ta có thể sử dụng thêm một số biến khác
như tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong nước và nước ngoài, tỷ lệ chi tiêu xã hội hoặc
chi tiêu chính phủ trên GNP, tỷ giá thương mại TOT, lãi suất thực của nước ngoài.
7
2. TỔNG QUAN CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) được các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm
trong nền kinh tế mở, nó tác động đến nhiều yếu tố. Nhiều nhà kinh tế đã xem xét tác
động của nó trong mối quan hệ đối với cán cân thương mại của một quốc gia. Nhưng
mô hình NATREX mở rộng được sử dụng trong bài nghiên cứu gốc chưa từng được sử
dụng ở Trung Quốc trước đây và một loạt các nền tảng kinh tế học chỉ phù hợp duy nhất
đối với nền kinh tế Trung Quốc được đưa vào mô hình. Ngược lại, hầu hết các bài
nghiên cứu khác chỉ xem xét về phương pháp đo lường và liên kết REER với các nền
tảng lý thuyết.
Trong bài “Evaluating Alternative Measures of the Real Effective Exchange
Rate” của Robert Lafrance, Patrick Osakwe, and Pierre St-Amant, các tác giả đã xem
xét ảnh hưởng của tỷ giá hoái đối thực hiệu lực đến xuất khẩu và nhập khẩu ở Canada.
Một sự suy giảm trong REER sẽ dẫn đến một cải thiện trong cán cân thương mại theo
thời gian. Và chỉ số tỷ giá hoái đối thực hiệu lực được tính toán sử dụng chi phí nhân
công giải thích sự biến đổi trong xuất khẩu ròng và sản lượng thực của Canada tốt hơn
đáng kể so với cách dựa vào chỉ số giá tiêu dùng.
Ở bài “Cointegration Test of a Long-run Relation Between the Real Effective
Exchange Rate and the Trade Balance” của Augustine C. Arize cũng xem xét mối liên
hệ của tỷ giá hoái đối thực hiệu lực với cán cân thương mại. Những thí nghiệm về đồng
liên kết và phát triển gần đây của Engle, Yoo (1989) và Johansen (1988) đã cung cấp
một phương pháp thay thế khác để xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân
thương mại và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực REER. Các tác giả quan sát thấy được rằng
có một mối liên hệ tích cực giữa cán cân thương mại với tỷ giá hối đoái thực hiệu lực ở
hầu hết các nền kinh tế ở Châu Á. Mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ đặc biệt,
nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra kết luận rằng hai chỉ số này có liên quan
với nhau. Điều này ngụ ý rằng sự mất giá trong dài hạn dẫn đến việc cán cân thương
mại được cải thiện. Nói cách khác, sự gia tăng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (được định
nghĩa là số lượng đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ) đồng nghĩa với sự mất giá của
đồng nội tệ.
8
Trong bài: “The Measurement of Real Effective Exchange Rates: A Survey and
Applications to East Asia” Của Menzie D Chinn Tại Đại học California, Santa Cru Và
Cục nghiên cứu Q222 kinh tế quốc gia đã đưa ra các cơ sở lý luận cho các định nghĩa
khác nhau của tỷ giá hối đoái thực, các phương pháp thay thế cho việc tính toán tỷ giá
hối đoái hiệu lực đang được giới thiệu. Cách sử dụng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực được
trình bày trong một số hoàn cảnh, bao gồm (i) đánh giá quá cao tỷ giá hối đoái, (ii) liên
quan đến tỷ giá hối đoái thực đến các khác biệt về năng suất, (iii) ước lượng khả năng
đáp ứng giá tương đối của dòng chảy thương mại, và (iv) đánh giá tác động của phá giá
cạnh tranh. Kết luận: trong các cuộc thảo luận về sự tương tác kinh tế vĩ mô giữa các
nền kinh tế, tỷ giá hối đoái thực thường là biến số chính của lãi suất. Bài nghiên cứu này
đã đưa ra các nguyên tắc chung là để giảm giảm phát một cách thích hợp và hợp lý hóa
các đề án quan trọng cho các vấn đề kinh tế khác nhau. Tuy nhiên việc thực hiện phụ
thuộc vào các vấn đề kinh tế chính bị ràng buộc bởi sự sẵn có của dữ liệu.
9
3. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC
Sự phá vỡ cấu trúc và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực cân bằng của Trung
Quốc: Phương pháp tiếp cận NATREX
Kefei You, Nicholas SANRANTIS
Trung tâm thị trường vốn quốc tế, trường đại học Metropolitan London, Anh Quốc
Trường kinh doanh Cass, Đại học City London, Anh Quốc
Thông tin bài viết TÓM TẮT
Lịch sử bài viết
Nhận vào được ngày 16/1/2011
Nhận bài chỉnh sửa từ 1/6/2012
Chấp nhận 16/8/2012
Đăng lên mạng 25/8/2012
Bài viết này điều tra các tỷ giá hối cân bằng thực hiệu lực của đồng
nhân dân tệ Trung Quốc trong thời gian hậu cải cách, 1982-2010.
Chúng tôi mở rộng mô hình NATREX trong nhiều viễn cảnh quan
trọng và áp dụng nó lần đầu tiên ở Trung Quốc. Một loạt các nền tảng
kinh tế học chỉ phù hợp duy nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc
được đưa vào mô hình. Chúng tôi xây dựng một tập hợp dữ liệu theo
quý duy nhất và sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm định đồng
liên kết có thể chiếm nhiều sự phá vỡ cấu trúc nội tại. Ngoài ra, để
nắm bắt sự phát triển mô hình thương mại của Trung Quốc, chúng tôi
sử dụng tỷ trọng thương mại trong nhiều thời gian khác nhau (trung
bình 3 năm) để xây dựng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Chúng tôi tìm
thấy hai sự phá vỡ cấu trúc trong mối quan hệ đồng liên kết (trong
1988 và 1992). Tỷ giá thương mại hiệu quả, yếu tố dân số, hạn chế
tính thanh khoản và sự đầu tư chính phủ là các yếu tố quan trọng của
mức cân bằng tỷ giá hối đoái thực hiệu lực. Đồng nhân dân tệ bị định
giá cao so với một “giỏ” tiền tệ gồm 14 loại đến tận giữa những năm
1980. Trong suốt 1986-2010, nó