Trong giai đoạn 1945 - 1975, Việt Nam phải thực hiện hai cuộc kháng chiến chống lại hai cường quốc lớn mạnh nhất lúc bấy giờ, đó là chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần hai (1945 - 1975), và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).
Trong hai cuộc chiến tranh đó, nền kinh tế - xã hội của Việt Nam có những thay đổi rõ rệt, ở mỗi giai đoạn, từng thời kỳ lại có những nét khác nhau. Về cơ bản, ta có thể thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào kinh tế vẫn được đưa vào hàng quan trọng không thể thiếu.
Chính vì vậy , trong bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến những nét khái quát cơ bản nhất về kinh tế Việt Nam trong suốt chiều dài đất nước, từ (1945 - 1975).
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi xin chia bài tiểu luận làm các phần để có thể thấy được những nét cơ bản về kinh tế của mỗi giai đoạn lịch sử.
Thứ nhất, giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Giai đoạn này được bắt đầu bằng sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa (9/1945), lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới. Mặc dù vậy chính phủ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn , kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh, chính phủ mới thành lập, quân Tưởng ở phía Bắc, đặc biệt thực dân Pháp ở Miền Nam quay lại xâm lược nước ta. Đó là những khó khăn cơ bản nhất, nhưng Đảng và nhân dân đã vượt qua, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, tiến hành xây dựng chính phủ dân chủ nhân dân. Thời kỳ này, vấn đề kinh tế nổi bật là những khó khăn của chính phủ ta khi mới thành lập.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5055 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển kinh tế Việt Nam (1954 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM (1954 - 1975)
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG CƠ BẢN 3
A - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1975) 3
I. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam (1945 - 1975. 3
II. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam (1945 - 1975). 4
III. Nhận xét 8
B - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ giai đoạn (1954 - 1975). 9
I - Bối cảnh lịch sử 9
II - Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1954 - 1975). 10
1. Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc (1954 - 1960) .10
2. Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1960 - 1965) .13
3. Biến đổi kinh tế (1965 - 1975) .13
III - Biến đổi cơ cấu kinh tế của miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) 15
1. Bối cảnh lịch sử .16
2. Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Nam (1954 - 1965) .16
3. Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Nam (1965 - 1975) .21
V - Kết luận 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn 1945 - 1975, Việt Nam phải thực hiện hai cuộc kháng chiến chống lại hai cường quốc lớn mạnh nhất lúc bấy giờ, đó là chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần hai (1945 - 1975), và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).
Trong hai cuộc chiến tranh đó, nền kinh tế - xã hội của Việt Nam có những thay đổi rõ rệt, ở mỗi giai đoạn, từng thời kỳ lại có những nét khác nhau. Về cơ bản, ta có thể thấy rằng, dù ở hoàn cảnh nào kinh tế vẫn được đưa vào hàng quan trọng không thể thiếu.
Chính vì vậy , trong bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến những nét khái quát cơ bản nhất về kinh tế Việt Nam trong suốt chiều dài đất nước, từ (1945 - 1975).
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi xin chia bài tiểu luận làm các phần để có thể thấy được những nét cơ bản về kinh tế của mỗi giai đoạn lịch sử.
Thứ nhất, giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
Giai đoạn này được bắt đầu bằng sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa (9/1945), lịch sử Việt Nam bước sang một trang mới. Mặc dù vậy chính phủ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn , kinh tế kiệt quệ sau chiến tranh, chính phủ mới thành lập, quân Tưởng ở phía Bắc, đặc biệt thực dân Pháp ở Miền Nam quay lại xâm lược nước ta. Đó là những khó khăn cơ bản nhất, nhưng Đảng và nhân dân đã vượt qua, đánh bại thực dân Pháp xâm lược, tiến hành xây dựng chính phủ dân chủ nhân dân. Thời kỳ này, vấn đề kinh tế nổi bật là những khó khăn của chính phủ ta khi mới thành lập.
Giai đoạn hai, là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).
Trong thời kỳ này, cả nước ta phải đồng tâm hiệp lực chống Mỹ xâm lược và bọn tay sai của chúng. Do bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc, nên vấn đề kinh tế giai đoạn này có khác trước. Đó là kinh tế miền Bắc, tiến hành xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Còn ở miền Nam, dưới sự cai trị của Mỹ và tay sai, tiến hành phát triển kinh tế theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa. Bởi vậy, sự phát triển kinh tế ở hai miền Nam - Bắc có sự khác biệt rõ rệt trong giai đoạn này.
Cuối cùng, là danh mục tài liệu tham khảo.
Trong bài tiểu luận này, có sử dụng một số tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau. Điều này sẽ được nêu rõ hơn trong danh mục tài liệu tham khảo ngay sau đó.
Xin cảm ơn thầy, cô đã dành những thời gian quý báu để đọc bài và sửa lỗi trong bài tiểu luận này. Xin chân thành cám ơn!
A - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1975).
I. Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam (1945 - 1975).
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, nước ta thoát khỏi tình trang của một nước nô lệ nhưng cũng gặp vô vàn khó khăn thời hậu chiến: kinh tế kiệt quệ, tài chính thiếu hụt. Phải chống lại thù trong giặc ngoài ở hai đầu đất nước. Kinh tế nước ta gặp phải vô vàn những khó khăn, bất lợi.
Những yếu tố tác động đến kinh tế nước ta.
Trong hơn 80 năm xâm lược và thống trị nước ta, thực dân Pháp đã để lại những hậu quả nặng nề cho tiến trình phát triển của kinh tế - xã hội nước ta. Pháp đã dựng lên ở nước ta cơ cấu kinh tế - xã hội mang yếu tố tư bản chủ nghĩa với những chính sách bóc lột nặng nền. Đồng thời, chúng còn sử dụng địa chủ - phong kiến làm công cụ thực hiện những chính sách bóc lột tàn bạo đó. Điều đó làm cho kinh tế Việt Nam chậm Pháp triển, lạc hậu so với thời đại. Chính vì vậy, khi lên nắm chính quyền, chính phủ Việt Nam phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức, kinh tế kiệt quệ, tài chính thiếu hụt, nạn đói hoành hành khắp nơi. Bên cạnh đó, âm mưu của quân Tưởng ở phía Bắc, Pháp ở phía Nam đã khiến cho chính quyền non trẻ lâm vào tình cảnh " ngàn cân treo sợi tóc". Bắt buộc chính quyền phải có những chính sách thiết thực trong tình hình mới.
Trong phát triển kinh tế, Việc khắc phục hậu quả chiến tranh là rất qua trọng, thời kì này, chiến tranh đã gây ra cho ta những khó khăn về kinh tế - chính trị to lớn. Đồng thời với đó, là việc tồn tại hai thể chế chính trị - xã hội đối lập, một là vùng do nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nắm giữ với thể chế kinh tế - xã hội dân chủ, còn bên kia là do Pháp năm giữ với sự phát triển của một chế độ thuộc địa nửa phong kiến [ [] Nguyễn Đình Lê - Trương Thị Tiến. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1945 - 2000).Hà Nội - 2014. Tr4.
]. Cả hai đều có những đặc điểm riêng biệt, có những tác động to lớn đến nền kinh tế nước ta thời kì này.
II - Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam (1945 - 1954)
1. Kinh tế Việt Nam những năm đầu sau cách Mạng Tháng Tám (9/1945 - 12/1946).
Đứng trước những khó khăn, thách thức cả về ngoại xâm và nội phản, Đảng quyết định thực hiện chính sách " kháng chiến kiến quốc". Mà vấn đề cơ bản được đưa lên hàng đầu đó là giải quyết nạn đói.
Giải quyết nạn đói.
Sau cách mạng tháng Tám, Việt nam xảy ra nạn đói với hơn 2 triệu người chết đói. Đảng đã kịp thời thực hiện những biện pháp thiết thực khắc phục tình trạng khó khăn này.
Thực hiện phong trào " nhường cơm sẻ áo", thực hành tiết kiệm, cấm đầu cơ tích trữ thu lợi bất chính khi nhân dân đang đói khổ. Về biện pháp lâu dài, thực hiện sản xuất nông nghiệp, tăng gia sản xuất, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp. Nhờ những chính sách tích cực nạn đói được đẩy lùi, nhân dân hăng say sản xuất.
Vấn đề tài chính - tiền tệ.
Tình hình nước ta hết sức khó khăn, ngân sách thiếu hụt, kho bạc nhà nước chỉ còn hơn 1,2 triệu tiền Đông Dương nhưng đa phần rách nát không sử dụng được, Ngân hàng Đông Dương Pháp năm giữ tìm cách hoại, sự khó khăn về phía quân Tưởng đã làm tài chính nước ta thêm rối loạn[ [] TS. Nguyễn Chí Hải. Lịch sử Việt Nam và các nước. NXB Đại học quốc gia Hồ Chí Minh - 2006. Tr291
].
Trước tình hình đó, Đảng đã có những chính sách khôn khéo khắc phục khó khăn của đất nước.
Về tài chính, kêu gọi sự đóng góp của nhân dân dưới hình thức: Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập, Quỹ đảm phụ quốc phòng. Những chính sách đó đã nhãận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta. Về biên pháp lâu dài, nhà nước thực hiện bãi các thứ thuế vô lý, xây dựng chính sách mới đảm bảo công bằng xã hội. hực hành tiết kiệm, ngân sách nhà nước chủ yếu phục vụ sản xuất, chống thù trong giặc ngoài.
Về tiền tệ, thực hiện đấu tranh chống sự phá hoại của Pháp và Tưởng. Nhà nước thực hiện in tiền Việt Nam, phát hành trên cả nước thay cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.
Nhà nước kiên quyết giữ vũng quyền lãnh đạo kinh tế và các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.... Đấu tranh chống lại sự phá hoại của địch.
2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1946 -1954.
Sự biến đổi kinhh tế thời kì này với những nét riêng biệt của nó, như đã trình bày ở trên, kinh tế nước ta được chia làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau, một là vùng giải phóng do ta tiếp quản, còn bên kia là sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Cả hai bên với hai chế độ khác nhau, sự phát triển kinh tế cũng có những khác biệt rõ nét.
1.1 Kinh tế kháng chiến vùng do cách mạng kiểm soát (1947 - 1954).
Kinh tế của ta vốn đa nghèo nàn, lạc hậu, nay lại chịu sự phá hoại của Pháp. Song do nhu cầu chiến tranh, không chỉ mặt trận chính trị, mặt trận kinh tế cũng vô cùng gay gắt.
Nông nghiệp.
Luôn là ngành giữ vị trí hàng đầu trong nền kinh tế. Đảng nhà nước phát động việc đắp đê, làm công tác thủy lợi, thực hiện khai hoang phát triển nông nghiệp.
Đảng cũng thực hiện "đường lối riêng biệt của Việt Nam về cách mạng ruộng đất bằng những phương pháp cải cách dần dần để sửa đổi chế độ ruộn đất ở nông thôn như tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian đem chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng;tạm cấp ruộng đất vắng chủ; giảm tô, giảm tức và chia lại ruộng công cho hợp lý"[ [] Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư. Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III. NXB Giáo dục Việt Nam. 7/2010. Tr64.
]. Bên cạnh đó, việc thực hiện tổ đổi công, hợp tác xã nông nghiệp cũng được Đảng triển khai thực hiện và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
"Cơ cấu công nghiệp thời kỳ này có 2 phần cơ bản là lúa màu. Tỷ trọng lúa chiếm trên 75%, màu chiếm khoảng 25%. Cơ cấu nông nghiệp thời kỳ này căn bản không thay đổi lúa vẫn xương sống của nông nghiệp" [] Nguyễn Đình Lê - Trương Thị Tiến. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1945 - 2000).Hà Nội - 2014. Tr 6.
Chính bởi những chính sách thiết thực và có hiệu quả đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển và trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp - thủ công nghiệp.
Công nghiệp: Thời kỳ này công nghiệp quốc phòng được phát triển mạnh mẽ. Sau cuộc kháng chiến trong nội đô Hà Nội, máy móc, công xưởng được tháo dỡ chuyển lên vùng chiến khu Việt Bắc thực hiện sản xuất vũ khí, đạn dược và các phương tện phục vụ chiến tranh.
Tiểu thủ công nghiệp: Các xưởng sản xuất, các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh.Tập trung nhiều nhất ở chiến khu Việt Bắc và vùng giải phóng Trung Bộ, các loại cây công nghiệp như bông, đay, gai tạo thuận lợi cho ngành dệt phát triển
Thương nghiệp: Thời gian đầu chính phủ khuyến khích giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trong vùng tự do, để đáp ứng nhu cầu của nhân dân nên dễ dàng hơn.
1.2. Tình hình kinh tế vùng Pháp chiếm đóng (Vùng tạm chiếm).
Trong vùng kinh tế Pháp kiểm soát, có thể thấy nền kinh tế vẫn có cơ cấu như cũ.
Phạm vi chiếm đóng của Pháp từ cuối 1946 đến 1954 thay đổi tùy theo diễn biến của hoạt động quân sự.
Giai đoạn 1946-1950.
Sau một thời gian bị gián đoạn, kinh tế vùng tạm chiếm dần hoạt động trở lại, các doanh nghiệp kinh doanh công nghiệp phục hồi, chủ yếu là công nghiệp nhẹ như ngành thực phẩm, đồ uống...
Nông nghiệp, diện tích bị thu hẹp, đất hoang hóa nhiều khiến cho nông nghiệp không phát triển được.
Giai đoạn 1951 - 1954
Từ năm 1951, Pháp thất bại trên chiến trường Việt Nam. Các nhà kinh doanh Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam, một số tranh thủ kiếm lời, thu hồi vốn. Khiến cho sản xuất kinh tế sụt giảm..
Tình hình kinh tế vùng bị tạm chiếm ngày càng xấu thêm cho đến khi hiệp định Giơnevơ được ký kết và ta vào tiếp quản.
"Bao trùm lên mọi ngành, mọi khu vực sản xuất là các tập đoàn tư bản Pháp. Cơ cấu, phương thức sản xuất mang đặc trưng sản xuất phong kiến vẫn tồn tại và tạo điều kiện cho phương thức khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có cơ sở kinh tế xã hội tồn tại trong vùng địch hậu".[ [] Nguyễn Đình Lê - Trương Thị Tiến. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1945 - 2000).Hà Nội - 2014. Tr 13
]
Tóm lại, dù là hai nền kinh tế đối lập nhau, nhưng xét đến cùng, kinh tế Việt nam vẫn chưa thoát khỏi kinh tế của một nước nông nghiệp lạc hậu, đặc trưng nổi bật nhất trong giai đoạn này là kinh tế với hai mảng màu khác nhau, cùng phát triển trong thời chiến tranh.
III - Nhận xét và bài học kinh nghiệm.
Nhận xét
Sau khi giành được độc lập, nước ta phải xây dựng kinh tế trên cơ sở hết sức nghèo nàn với những khó khăn tưởng như không vượt qua được. Nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế được thử thách qua lò lửa chiến tranh luôn có một sức sống mãnh liệt, nó biểu hiện ra ở các mặt, cơ cấu nền kinh tế, quan hệ xã hội, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Đây là cơ sở để kinh tế và chính trị nước ta vững mạnh trong các giai đoạn sau này.
Bài học kinh nghiệm.
Bài học thứ nhất, đặt đúng và giải quyết đúng vấn đề nông dân. Chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi không thể không lấy nôn thôn làm cơ sở, đặt vị trí nông nghiệp lên hàng đầu của nền kinh tế kháng chiến. Muốn vậy, Đảng phải có những chính sách ưu tiên phát triển nông thôn và người nông dân có như vậy mới tận dụng hết nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Bài học thứ hai, là vừa kháng chiến vừa kiến quốc, thành công của một nước nhỏ chống một đế quốc hùng mạnh đó là vừa đánh giặc vừa xây dựng đất nước. Phải có tinh thần kiên gan, bền bỉ trên một lập trường đúng đắn nhất. Nước ta xây dựng thành công nền kinh tế tự cấp tự túc dựa trên cơ sở nông dân, thực hiện bồi dưỡng sức dân, đó mới là kế hoạch đúng đắn nhất.
Kinh nghiệm thứ ba, trường kì kháng chiến - tự lực cánh sinh. Đó là phương châm hoàn toàn đúng đắn, nó được thể nghiệm trong toàn bộ quá trình kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta.
B - Sự biến đổi kinh tế Việt Nam trong thời kì 1954 - 1975.
I - Bối cảnh lịch sử.
Trải qua những ngày tháng đấu tranh gian khổ, cuối cùng ngày giải phóng cũng đến với dân tộc ta.
Với hiệp định Giơ ne vơ (1954), thực dân Pháp thua cuộc buộc phải rút khỏi nước ta. Khi rút quân chúng tiến hành cài gián điệp phá hoại miền Bắc về mọi mặt. Lợi dụng nếp sống mê tín, lạc hậu của đồng bào miền núi, đồng bào công giáo, chúng bịa ra việc "xưng vua", "đón vua", "chúa đã vào Nam", xúi giục đồng bào chống lại chính phủ, di cư vào nam gây khó khăn cho chính phủ ta về ổn định kinh tế - chính trị.
Trước tình hình đó, Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại âm mưu của địch, tuyên truyền vận động nhân dân hướng theo ánh sáng của Đảng và Bác Hồ, thực hiện bảo vệ tài sản, máy móc, vật tư.
Nhưng ở miền Nam, Mỹ trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ ne vơ, ngăn cản nước ta độc lập. thực hiện viện trợ kinh tế - quân sự biến miền Nam thành " sân sau" của Mỹ, đưa miền Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Vấp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ sự đoàn kết, đường lối lãnh đạo của Đảng và sự viện trợ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa , kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển đáng kể.
Thời kì này, do đất nước chia làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độ kinh tế - chính trị khác nhau nên nền kinh tế cũng có sự khác biệt giữa hai miền. Miền Bắc phát triển kinh tế đi đôi với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam dưới sự thống trị của Mỹ phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Mỗi miền có những bước phát triển kinh tế khác nhau trong từng thời kì cụ thể.
II - Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1954 - 1975).
1. Biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc (1954 - 1960).
Xuất phát từ những hoàn cảnh thực tế, Đảng ta quyết định đưa miền bắc chuyển sang làm nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đầu 1955, chính phủ đề ra chương trình khôi phục kinh tế, tại kì họp thứ IV(3/1955), Quốc hội nhấn mạnh: " Nhiệm vụ chung của thời kỳ khôi phục kinh tế là dựa vào sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các nước bạn sức ta là chính - nhằm khôi phục sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp; khôi phục thương nghiệp và bình ổn giá cả, củng cố nền tài chính quốc gia; khôi phục giao thông vận tải".[ [] Khóa họp thứ 5 quốc hội nước VNDCCH, Quốc hội xuất bản năm 1956, tr156.
]
1.1. Trong nông nghiệp.
Thời kì này khôi phục và phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của nền kinh tế. Thực hiện đi lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ nông nghiệp, lấy nghiệp làm cơ sở thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng miền Bắc đã thành công những nhiệm vụ kinh tế cơ bản.
Hoàn thành cải cách ruộng đất.
Công cuộc này bắt đầu từ những năm cuối kháng chiến và kết thúc vào năm 1957. Cải cách thực hiện thắng lợi đã củng cố và phát triển miền Bắc về mọi mặt. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận thành công của nó, góp phần bình ổn giá lương thực, ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện cho hợp tác hóa nông nghiệp.
Hợp tác hóa nông nghiệp.
Trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế, Đảng ta tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, thực hiện mục tiêu này, Đảng chỉ rõ: " Hợp tác hóa nông nghiệp chẳng những cần thiết để phát triển nông nghiệp, không ngừng cải thiện đời sống cho nông dân, mà còn cần thiết để củng cố khối liên minh công nông trên một cơ sở mới"[ [] Nghị quyết của hội nghị trung ương lần thứ XVI (4/1959) về vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp, ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam. XB 1959, tr11.
].
Hợp tác hóa nông nghiệp là một phương thức sản xuất mới, đưa nông dân vào làm ăn tập thể dưới sự quản lý của nhà nước.
Tất cả các chính sách trên đều nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu ở nông nghiệp cần xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, để trên cơ sở đó đẩy mạnh sức sản xuất nông nghiệp phát triển.
1.2. Trong công nghiệp và thủ công nghiệp.
Nước ta có nhiều nguồn lực cho phát triển công nghiệp, nhưng ngót một thế kỉ" khai hóa" của Pháp, nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. . Trước tình hình đó chủ trương của Đảng là: "Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối, hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại"[ [] Văn kiện đại hội Đảng, ban chấp hành trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, XB, 1960, tập 1 tr182 - 183.
].
Thực hiện mục tiêu đó, vốn đầu tư vào công nghiệp ngày càng tăng, tỷ trọng của kinh tế công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân tăng nhanh, tỷ trong công nghiệp quốc doanh cũng tăng cao. Điều đó chứng tỏ chính sách của Đảng đã đi vào thực tế sản xuất.
Thủ công nghiệp, được nhà nước đầu tư sản xuất, giúp đỡ về kĩ thuật và thị trường tiêu thụ. Giai đoạn 1958 - 1960, tiến hành lập các hợp tác xã thủ công, thực hiện sản xuất thủ công tập thể, giai đoạn này không thúc đẩy được thủ công nghiệp phát triển
1.3 Thương nghiệp, tài chính - tiền tệ.
Về thương nghiệp, Nhà nước thống nhất thị trường giá cả. Tiếp theo đó, thực hiện đẩy mạnh phát triển mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán, giúp ổn định thị trường, hạn chế đầu cơ tích trữ. Song việc xóa bỏ thương nghiệp tư doanh là chủ trương chủ quan, không phù hợp với kinh tế miền Bắc lúc đó.
Tài chính - tiền tệ, thực hiện bãi bỏ các thứ thuế vô lý, thực hiện thống nhất tiền tệ. Thành lập hợp tác xã in dụng nhằm huy động tiền nhàn rỗi của nhân dân phát triển sản xuất.
2. Biến đổi cơ cấu kinh tế Miền Bắc (1960 - 1965).
Giai đoạn này thực hiện công nghiệp hóa làm nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. " Hội nghị Trung ương 7 (6/1962) bàn về công nghiệp đã cụ thể hóa hơn, nhấn mạnh phải phát triển, kết hợp kinh tế trung ương và địa phương, quy mô nhỏ, vừa, lớn, hiện đại, thô sơ...."[[] PGS.TS Ngô Đăng Tri. Đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam. Hà Nội - 2012. Tr38.
]
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, cơ cấu của tổng thu và thu nhập quốc dân cũng thay đổi không ngừng."Thu nhập quốc dân từ ngành công nghiệp đã tăng 5% so với năm 1960"[ [] Nguyễn Đình Lê - Trương Thị Tiến. Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1945 - 2000).Hà Nội - 2014. Tr47
].Thời gian này, tỷ trong của kinh tế quốc doanh - công tư hợp doanh và kinh tế tập thể tăng lên ngày càng cao. Điều đó chứng tỏ nhà nước đã thực hiện triệt để việc tập thể hóa các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, phát triển ngày càng mạnh nền kinh tế tập thể ở các ngành, các cấp.
Miền Bắc đang thực hiện dang dở kế hoạch 5 năm lần thứ nhất thì đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bắn phá miền Bắc, Kinh tế miền Bắc chuyển hướng sang phát triển xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng.
Như vậy qua quá trình tổ chức lại sản xuất kinh tế,về tất cả các lĩnh vực của kinh tế miền Bắc, có thể thấy đây là sự tiếp nối của sự nghiệp cách mạng thời kỳ trước. Thực hiện phấn đấu phát triển kinh tế, đi lên chủ nghĩa xã hội và là chỗ dựa cho miền Nam chống Mỹ
3. Biến đổi kin