Công xã Paris (18-3-1871) là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra ở Châu Âu và mặc dù không giữ được thành quả lâu dài song đã để lại nhiều bài học quý gía. Một trong những bài học đó là vấn đề thiết lập và vận hành bộ máy Nhà nước kiểu mới. Từ bài học của Công xã, Mác đi đến kết luận: rốt cuộc đã tìm thấy hình thức hay một kiểu Nhà nước cách mạng của giai cấp vô sản - Nhà nước chuyên chính vô sản. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô-ta viết năm 1875 Mác đã nêu rõ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội Cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là thời kỳ quá độ chính trị, và Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”1. Với mô hình và hoạt động của Công xã Paris - một nhà nước kiểu mới, Mác đã đề cập tới quan niệm về một nhà nước không còn nguyên nghĩa như một cơ quan cai trị trước đây, mà sẽ là một tổ chức xã hội mang tính nhân dân, dân chủ sâu sắc và triệt để.
Trong tác phẩm Chống Duy - rinh (1877), Ăngghen đã nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu nhà nước. Nhưng chính vì thế mà giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xoá bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước”2. Ăng ghen đã đề cập tới việc Nhà nước trở thành đại biểu của toàn thể xã hội thì bản thân nó sẽ trở thành thừa, đó là cơ sở của sự tiêu vong nhà nước. Tuy nhiên, Ăngghen đã nêu bật trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản, nhà nước tư sản không tự tiêu vong mà nó bị giai cấp vô sản thủ tiêu trong cách mạng và bằng bạo lực cách mạng. Ăng ghen còn đề cập Nhà nước là một lực lượng đặc biệt để trấn áp. Nhà nước tiêu vong là nói về thời kỳ kế tiếp sau khi Nhà nước đã nhân danh toàn xã hội mà chiếm hữu các tư liệu sản xuất.
Lênin đã kế thừa và phát triển những tư tưởng khoa học của Mác, Ăng ghen về Nhà nước. Lênin cho rằng vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về phương diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn. Tác phẩm Nhà nước và Cách mạng của Lênin xuất bản lần đầu 8-1917 là công trình lý luận đặc biệt quan trọng về Nhà nước dựa trên sự tổng kết về Nhà nước qua các cuộc cách mạng điển hình trong lịch sử. Trong tác phẩm Bàn về Nhà nước (7-1919) viết sau khi Cách mạng tháng Mười 1917 thắng lợi và ở Nga đang xây dựng Nhà nước của giai cấp vô sản, Lênin lại nhấn mạnh vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất. Trước đó, Lênin đã từng chỉ rõ: “Giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chính quyền, và qua các ví dụ rút từ lịch sử, chúng ta thấy rằng giai cấp công nhân thường giành được chính quyền vào tay mình, nhưng không giữ vững được chính quyền chỉ vì không có những tổ chức đủ mạnh”1.
Từ cuối thế kỷ XIX Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Trên đất nước Việt Nam tồn tại 2 hệ thống chính quyền nhà nước: Phong kiến và thuộc địa. Hai hệ thống chính quyền đó câu kết với nhau áp bức và thống trị nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam làm cho mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước để giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc và cũng là giành chính quyền về tay nhân dân. Quá trình tìm đường cứu nước, chuẩn bị thành lập Đảng cách mạng ở Việt Nam, Nguyễn ái Quốc ngày càng nhận thức sâu sắc sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp phải được hoàn thành bằng một cuộc cách mạng triệt để dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. Nguyễn ái Quốc đã nghiên cứu kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà nước vô sản để từ đó vận dụng vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Tháng Tám năm 1945 đã đi vào Lịch sử như một mốc son chói lọi của tiến trình phát triển của dân tộc và của cách mạng Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ (14 đến 28-8-1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn thể dân tộc và nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, giành độc lập dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm, xóa bỏ chế độ thuộc địa gần một trăm năm với sự thống trị của thực dân Pháp rồi phát xít Nhật, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà -Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
28 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa mác-Lênin của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước kiểu mới trong cách mạng giải phóng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
Nhà nước kiểu mới trong cách mạng giải phóng dân tộc
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc
Công xã Paris (18-3-1871) là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên nổ ra ở Châu Âu và mặc dù không giữ được thành quả lâu dài song đã để lại nhiều bài học quý gía. Một trong những bài học đó là vấn đề thiết lập và vận hành bộ máy Nhà nước kiểu mới. Từ bài học của Công xã, Mác đi đến kết luận: rốt cuộc đã tìm thấy hình thức hay một kiểu Nhà nước cách mạng của giai cấp vô sản - Nhà nước chuyên chính vô sản. Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gô-ta viết năm 1875 Mác đã nêu rõ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội Cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là thời kỳ quá độ chính trị, và Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”1 . Mác - Ăng ghen toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tập 19, tr.47.
. Với mô hình và hoạt động của Công xã Paris - một nhà nước kiểu mới, Mác đã đề cập tới quan niệm về một nhà nước không còn nguyên nghĩa như một cơ quan cai trị trước đây, mà sẽ là một tổ chức xã hội mang tính nhân dân, dân chủ sâu sắc và triệt để.
Trong tác phẩm Chống Duy - rinh (1877), Ăngghen đã nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất trước hết thành sở hữu nhà nước. Nhưng chính vì thế mà giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xoá bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước”2 . Mác - Ăng ghen toàn tập, Nxb CTQG, H.1994, tập 20, tr.389.
. Ăng ghen đã đề cập tới việc Nhà nước trở thành đại biểu của toàn thể xã hội thì bản thân nó sẽ trở thành thừa, đó là cơ sở của sự tiêu vong nhà nước. Tuy nhiên, Ăngghen đã nêu bật trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống tư sản, nhà nước tư sản không tự tiêu vong mà nó bị giai cấp vô sản thủ tiêu trong cách mạng và bằng bạo lực cách mạng. Ăng ghen còn đề cập Nhà nước là một lực lượng đặc biệt để trấn áp. Nhà nước tiêu vong là nói về thời kỳ kế tiếp sau khi Nhà nước đã nhân danh toàn xã hội mà chiếm hữu các tư liệu sản xuất.
Lênin đã kế thừa và phát triển những tư tưởng khoa học của Mác, Ăng ghen về Nhà nước. Lênin cho rằng vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt về phương diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn. Tác phẩm Nhà nước và Cách mạng của Lênin xuất bản lần đầu 8-1917 là công trình lý luận đặc biệt quan trọng về Nhà nước dựa trên sự tổng kết về Nhà nước qua các cuộc cách mạng điển hình trong lịch sử. Trong tác phẩm Bàn về Nhà nước (7-1919) viết sau khi Cách mạng tháng Mười 1917 thắng lợi và ở Nga đang xây dựng Nhà nước của giai cấp vô sản, Lênin lại nhấn mạnh vấn đề nhà nước là một trong những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất. Trước đó, Lênin đã từng chỉ rõ: “Giữ vững chính quyền thì khó hơn là giành lấy chính quyền, và qua các ví dụ rút từ lịch sử, chúng ta thấy rằng giai cấp công nhân thường giành được chính quyền vào tay mình, nhưng không giữ vững được chính quyền chỉ vì không có những tổ chức đủ mạnh”1 . Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tập 36, tr.585.
.
Từ cuối thế kỷ XIX Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Trên đất nước Việt Nam tồn tại 2 hệ thống chính quyền nhà nước: Phong kiến và thuộc địa. Hai hệ thống chính quyền đó câu kết với nhau áp bức và thống trị nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam làm cho mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước để giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc và cũng là giành chính quyền về tay nhân dân. Quá trình tìm đường cứu nước, chuẩn bị thành lập Đảng cách mạng ở Việt Nam, Nguyễn ái Quốc ngày càng nhận thức sâu sắc sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp phải được hoàn thành bằng một cuộc cách mạng triệt để dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. Nguyễn ái Quốc đã nghiên cứu kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng tháng Mười Nga với sự ra đời của Nhà nước vô sản để từ đó vận dụng vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Tháng Tám năm 1945 đã đi vào Lịch sử như một mốc son chói lọi của tiến trình phát triển của dân tộc và của cách mạng Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ (14 đến 28-8-1945) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn thể dân tộc và nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, giành độc lập dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến hàng ngàn năm, xóa bỏ chế độ thuộc địa gần một trăm năm với sự thống trị của thực dân Pháp rồi phát xít Nhật, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà -Nhà nước cách mạng kiểu mới ở Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Trên thế giới, các cuộc cách mạng tư sản trước đây đã đánh đổ nhà nước quân chủ phong kiến để xây dựng chính thể cộng hoà, tiêu biểu là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. Cách mạng vô sản có mục tiêu là đánh đổ nhà nước cộng hoà tư sản để xây dựng nhà nước cách mạng kiểu mới khác về bản chất với các nhà nước tư sản và phong kiến. Công xã Paris 1871 là hình thức nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga (7-11-1917) đã ra đời kiểu nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Hình thức chính quyền nhà nước đó cũng đã được xác lập ở một số nước sau cách mạng tháng Mười như Xô Viết Hunggari 1919, Xô Viết Bavie ở Đức 1919.
ở Việt Nam, khi Đảng Cộng sản thành lập (3-2-1930) trong Cương lĩnh 1930 cũng chủ trương xây dựng chính quyền Xô Viết công nông binh. Cao trào cách mạng 1930-1931 do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã dẫn tới sự ra đời của chính quyền kiểu xô viết ở một số địa phương của Nghệ An, Hà Tĩnh (Xô Viết Nghệ Tĩnh).
Từ thực tiễn của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân trong những năm 1930-1945 Đảng ta đã một mặt phát triển hoàn chỉnh đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, đặt mục tiêu độc lập dân tộc lên hàng đầu, mặt khác điều chỉnh nhận thức, từng bước đi đến sự lựa chọn một hình thức chính quyền nhà nước thích hợp với mục tiêu cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939 do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã chủ trương thay khẩu hiệu lập Chính phủ Xô Viết công nông binh là hình thức Chính phủ riêng cho quần chúng lao động thành khẩu hiệu lập Chính phủ Cộng hoà dân chủ “là hình thức chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân chúng”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr.539.
. Với chủ trương đó, một năm sau, trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1939) cũng với việc lần đầu tiên xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng, ở một số địa phương đã nêu khẩu hiệu thành lập chính thể dân chủ cộng hoà.
Ngày 28-1-1941 Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh sau gần 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài đã trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cao trào giải phóng dân tộc. Hội nghị Trung ương lần thứ tám (5-1941) do Nguyễn ái Quốc chủ trì đã nhấn mạnh trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng của toàn thể dân tộc. Hội nghị quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (tức Mặt trận Việt Minh). “Việt Nam độc lập đồng minh sẽ lấy ngọn cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh làm huy hiệu”2 .3. 4Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 7, tr.122-123, 150, 559-560.
. Chương trình của Việt Minh nêu rõ: “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”3. Nghị quyết của Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 16, 17/8/1945 nêu rõ “Giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập”4.
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã diễn ra theo tư tưởng chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khát vọng độc lập dân tộc và dân chủ là thống nhất và thiêng liêng đối với dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam là hình thức nhà nước kiểu mới và sáng tạo ở nước ta. Nó đoạn tuyệt một cách triệt để đối với hệ thống chính quyền nhà nước phong kiến và thuộc địa trước đó. Nhà nước quân chủ phong kiến tồn tại đến tháng 8-1945. Chính thể đó tập trung quyền lực cao nhất ở ngôi vua. Cơ cấu bộ máy ở trung ương gồm 6 Bộ: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công. Đứng đầu cấp tỉnh là viên quan tổng đốc (với tỉnh lớn) và tuần phủ (với tỉnh nhỏ). Đứng đầu cấp huyện, phủ, châu là quan tri huyện, tri phủ, tri châu và cai quản làng xã là xã trưởng, lý trưởng. Thực dân Pháp thiết lập chính quyền Nhà nước thuộc địa ở Đông Dương. Họ lập ra liên bang Đông Dương (Union indochinoise) gồm 5 xứ với chế độ cai trị khác nhau: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung kỳ, Bắc Kỳ và Campuchia, Lào là bảo hộ. Đứng đầu liên bang Đông Dương là viên Toàn quyền người Pháp (Gouverneur général de l’ Indochine). Đứng đầu xứ Nam Kỳ là viên Thống đốc (Gouverneur de la Cochinchine). Đứng đầu Bắc Kỳ là viên Thống sứ (Résident Supérieur du Tonkin) còn đứng đầu Trung kỳ, Lào và Campuchia là các viên khâm sứ (Résident Supérieur). ở cấp tỉnh do viên Công sứ Pháp đứng đầu (Résident de France). Riêng Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng đứng đầu là viên Đốc lý người Pháp.
Sự tồn tại song song hai hệ thống chính quyền: chính quyền phong kiến và chính quyền thuộc địa thể hiện sự thống trị nặng nề hà khắc của cả hai thế lực đế quốc thực đân và phong kiến. “Sự câu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa” yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam phải đánh đổ cả chính quyền thuộc địa và phong kiến.
Tháng 9-1940 Phát xít Nhật xâm chiếm Đông Dương. Nước ta nằm dưới sự thống trị của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ngày 9-3-1945 phát xít Nhật làm đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Thường vụ Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị lịch sử “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chỉ rõ kẻ thủ chủ yếu là phát xít Nhật và phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Ngày 15-8-1845 phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và Đồng Minh. Với sự chuẩn bị lực lượng về mọi mặt và phong trào cách mạng đã dâng cao và chớp lấy cơ hội thuận lợi đó Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân làm cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 13 đến 15-8 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định Tổng khởi nghĩa. Ngày 16 và 17-8 Đại hội quốc dân họp. Đại hội gồm khoảng 60 đại biểu đại diện cho các đoàn thể, đảng phái yêu nước, các dân tộc, tôn giáo, đại biểu của cả Nam Bộ, Trung Bộ và Việt kiều ở Lào và Thái Lan. Đại hội hướng lên lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc để làm lễ tuyên thệ. Đại hội đã thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam để trực tiếp lãnh đạo, tổ chức cuộc khởi nghĩa giành độc lập. Uỷ ban dân tộc giải phóng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Sau khi cuộc tổng khởi nghĩa thành công. Ngày 28-8-1945 tại Hà Nội, Uỷ ban dân tộc giải phóng được cải tổ thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam mới. Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, nhiều uỷ viên của Việt Minh đã rút lui để mỗi các nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, ngoài Việt Minh tham gia Chính phủ lâm thời.
Chiều ngày 30-8-1945 tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị, chấm dứt sự tồn tại của Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Việt Nam.
Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhà nước đó là sản phẩm của cuộc Cách mạng tháng Tám của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thủ tiêu chế độ phong kiến và thực dân, phù hợp với mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng ở một nước thuộc địa và do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Trong chế độ quân chủ phong kiến đương nhiên là không thể có quyền tự do, dân chủ thật sự của nhân dân. Khi thực dân Pháp xâm lược vừa duy trì chế độ phong kiến, nhà nước quân chủ phong kiến làm chỗ dựa, vừa áp đặt chính quyền thuộc địa. “Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào”. Mục tiêu độc lập dân tộc và mục tiêu dân chủ càng trở nên bức thiết và không thể tách rời nhau. Về bản chất, chính thể dân chủ cộng hoà kết tinh những mục tiêu cao cả đó. Kết hợp nhuần nhuyễn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội và con người: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là mục tiêu thiêng liêng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Trong Tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập lên chế độ Dân chủ Cộng hoà”1 .2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H,2000, tập 4, tr.3, 8.
. Tuyên ngôn độc lập đề cập một nội dung thiết yếu là quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người, suy rộng ra là quyền sống, quyền độc lập tự do của mỗi dân tộc. Sau khi tố cáo tội ác của Pháp, Nhật Tuyên ngôn nêu rõ thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong cách mạng tháng Tám, khẳng định cơ sở thực tế và pháp lý của Nhà nước Việt Nam độc lập và quyết tâm bảo vệ nền độc lập. Sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những chủ trương và giải pháp rất cơ bản và quan trọng để xây dựng, củng cố nền cộng hoà dân chủ, xây dựng một chính quyền nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.
Ngày 3-9-1945 trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Với 6 vấn đề cấp bách đặt ra đã hướng vào giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, Nhà nước. Về vấn đề xây dựng Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng Tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v...”2.
Để bảo vệ thành qủa cách mạng, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh 33C thiết lập các Toà án quân sự; Sắc lệnh 33A về việc cho phép Ty liêm phóng bắt những người nguy hiểm cho chế độ Dân chủ Cộng hoà Việt Nam đưa đi an trí; Sắc lệnh 33B quy định thể lệ cho Ty liêm phóng và Sở cảnh sát phải tuân theo mỗi khi bắt người.
Trong tháng 9 và tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài quan trọng nhằm xây dựng, củng cố và chỉnh đốn hệ thống chính quyền nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Các bài báo quan trọng đó là: Cách tổ chức các uỷ ban nhân dân (Báo Cứu quốc số 40 ngày 11-9-1945); Chính phủ là công bộc của dân (Báo Cứu quốc số 46 ngày 19-9-1945); Thiếu óc tổ chức - một khuyết điểm lớn trong các uỷ ban nhân dân (Báo Cứu quốc số 58 ngày 4-10-1945); Sao cho được lòng dân (Báo Cứu quốc số 65 ngày 12-10-1945).v.v.. Trong các bài báo quan trọng đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò và sự tổ chức quản lý của bộ máy chính quyền nhà nước các cấp trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Người cũng thẳng thắn và nghiêm khắc chỉ ra những khuyết điểm, yếu kém, lỗi lầm của bộ máy chính quyền ở một số nơi. “Ta nhận thấy xung quanh các uỷ ban nhân dân, một vài nơi tiếng phàn nàn oán thán nhiều hơn tiếng người khen. Dân chúng tín nhiệm ở Chính phủ trung ương nhiều hơn các uỷ ban địa phương... dân ghét các ông chủ tịch, các ông uỷ viên vì cái tật ngông ngênh cậy thế, cậy quyền”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, tr.47.
. Đặc biệt trong Thư gửi Uỷ ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (Báo Cứu quốc số 69 ngày 17-10-1945) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ 6 căn bệnh trong bộ máy chính quyền nhà nước Trái phép, Cậy thế, Hủ hoá, Tư túng, Chia rẽ, Kiêu ngạo cần phải hết sức sửa chữa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ phê phán những thói hư tật xấu trong bộ máy chính quyền ở nơi này hay nơi khác mà điều quan trọng là người đã nêu ra những quan điểm và những giải pháp xây dựng, củng cố nhà nước. “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”1 . Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 4, tr 56-57.
. Cách tổ chức và phương thức, phong cách làm việc của các uỷ ban nhân dân đã được Hồ Chí Minh đề ra một cách căn bản và rất cụ thể, thể hiện tinh thần dân chủ triệt để, động viên tổ chức nhân dân tham gia xây dựng chính quyền nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Cùng với 20 vạn quân Quốc dân Đảng Trung Hoa vào miền Bắc giải giáp quân Nhật ở nam vĩ tuyến 16 quân Anh kéo vào và đã giúp cho quân Pháp xâm lược lại miền Nam. Ngày 23-9-1945 thực dân pháp đánh Nam Bộ, xâm phạm đến độc lập và Nhà nước cách mạng Việt Nam. Nhân dân miền Nam đã đứng lên kháng chiến thực hiện lời thề trong Tuyên ngôn độc lập. Ngày 22-11-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 36/SL về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xứ, tỉnh và huyện để thành lập Uỷ ban hành chính các cấp.
Ngày 31-10-1945 Chính phủ công bố dự thảo Hiến pháp để lấy ý kiến nhân dân mong muốn tất cả nhân dân Việt Nam dự vào việc lập Hiến pháp. Phải tập trung sửa đổi theo ý kiến của nhân dân.
Ngày 25-11-1945, trong Chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về kháng chiến kiến quốc đã nêu lên những chủ trương quan trọng để tăng cường xây dựng, củng cố chính quyền nhà nước. Trung ương Đảng chủ trương “chấn chỉnh lại các bộ, và nếu vì lý do cần thiết thống nhất dân tộc và xúc tiến ngoại giao thì có thể cải tổ Chính phủ trước ngày họp Quốc hội. Chính phủ cải tổ ấy vẫn là Chính phủ lâm thời. Chiểu theo tinh thần bản dự thảo Hiến pháp mới và nhu cầu của tình thế mà ban hành những sắc lệnh để mang lại ngay những tự do, và hạnh phúc thực tế cho nhân dân, trong phạm vi điều kiện cụ thể của hoàn cảnh cho phép. Xem xét lại các nghị định của cả uỷ ban nhân dân xứ và địa phương để sửa chữa hay thủ tiêu nếu cần. Giải quyết một cách hợp lý vấn đề ruộng đất và thuế khoá. Trừng trị bọn phản quốc đã nhân những khó khăn về nội trị và ngoại giao và dựa vào thế lực người mà ngóc đầu dậy, trừng trị bọn chia rẽ, bọn thất bại (defaitisme), bọn đầu cơ tích trữ và bọn lạm quyền nhiễu dân. Trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến Nam Bộ và Trung Bộ (phái Uỷ viên Chính phủ vào điều khiển Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ và Nam Trung Bộ). Cải cách chính quyền nhân dân ở địa phương và thanh trừng những uỷ ban nhân dân địa phương và cải thiện cách làm việc của uỷ ban ấy”1 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 8, tr.30 - 31.
.
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khó khăn và phức tạp về nội trị và ngoại giao, Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào bí mật (11-11-1945), song Đảng vẫn giữ vững sự lãnh đạo đối với Nhà nước với Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể yêu nước. Đảng vận dụng từ hệ thống tổ chức bí mật hay bán công khai, kịp họp đảng viên mới. Hệ thống chính trị của đất nước được xây dựng và củng cố. Mặt trận Việt Minh được củng cố hệ thống tổ chức thống nhất trên cả nước.
Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tích cực, khẩn trương xây dựng Hiến pháp của nước Việt Nam mới. Cùng với chuẩn bị bầu cử Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp thực hiện chức năng lập pháp, bộ máy hành chính được chú trọng kiện toàn ở các cấp để thực hiện chức năng hành pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận rõ vai trò của công tác tư pháp, toà án. Ngày 1-12-1945 Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành nghị định số 37 về cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ tư pháp. Chức năng của Nhà nước về tư pháp, xét xử thi hành án đã được đề cập rõ.
Bộ máy Nhà nước được xây dựng, củng cố và thực thi những c