Trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chủ trương
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ bằng phương thức kế hoạch hóa tập trung,
công nghiệp hoá đối lập với thị trường, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện nhưng
chú trọng công nghiệp nặng ngay từ đầu, cuối cùng đã lâm vào tình trạng khủng
hoảng, trì trệ. Các nhà nghiên cứu chiến lược phát triển toàn cầu đã gọi đây là
thời kỳ “Con Rồng lớn Trung Hoa đang nằm ngủ” để so sánh với sự trỗi dậy của
“Bốn con Rồng nhỏ châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore).
Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa. Sau 30 năm tiến
hành công cuộc cải cách và mở cửa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt nhịp độ
bình quân 9,5 - 10%/năm, xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 16,7%/nă m,
tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP đã tăng từ 4,7% năm 1978 lên 39,65%
trong năm 2008. Từ sau năm 1994, Trung Quốc đã chuyển từ nhập siêu sang
xuất siêu vững chắc, đến nă m 2008 giá trị xuất siêu đạt 295,4 tỷ USD. Nă m
2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
giảm 5,3% so với năm 2008 và xuất khẩu toàn cầu giảm tới 22% so với 2008
nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt mức dương 8,8%, GDP đạt
xấp xỉ 5 nghìn tỷ USD và vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới. Năm 2009, GDP của Trung Quốc chiếm 8,47% GDP toàn cầu, kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 12,46% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Các nhà hoạch định chiến lược phát triển của Trung Quốc đã đề ra quyết tâ m
chiến lược của nước này là đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số
1 thế giới vào giữa thế kỷ XXI.
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3140 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của trung quốc đến thương mại toàn cầu, đến xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam thời kỳ tới năm 2020 và giải pháp thích ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
DỰ ÁN HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI ĐA BIÊN EU –
VIỆT NAM MUTRAP III
HOẠT ĐỘNG CB - 2A “HỖ TRỢ BỘ CÔNG THƯƠNG
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ 2011 - 2020”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TÁC ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC ĐẾN THƯƠNG MẠI
TOÀN CẦU, ĐẾN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA
VIỆT NAM THỜI KỲ TỚI NĂM 2020
VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
TS. Trần Mạnh Hùng
Hà Nội, 11 - 2010
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trước thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã thực hiện chủ trương
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ bằng phương thức kế hoạch hóa tập trung,
công nghiệp hoá đối lập với thị trường, xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện nhưng
chú trọng công nghiệp nặng ngay từ đầu, cuối cùng đã lâm vào tình trạng khủng
hoảng, trì trệ. Các nhà nghiên cứu chiến lược phát triển toàn cầu đã gọi đây là
thời kỳ “Con Rồng lớn Trung Hoa đang nằm ngủ” để so sánh với sự trỗi dậy của
“Bốn con Rồng nhỏ châu Á” (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore).
Năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách và mở cửa. Sau 30 năm tiến
hành công cuộc cải cách và mở cửa, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt nhịp độ
bình quân 9,5 - 10%/năm, xuất khẩu tăng trưởng bình quân khoảng 16,7%/năm,
tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP đã tăng từ 4,7% năm 1978 lên 39,65%
trong năm 2008. Từ sau năm 1994, Trung Quốc đã chuyển từ nhập siêu sang
xuất siêu vững chắc, đến năm 2008 giá trị xuất siêu đạt 295,4 tỷ USD. Năm
2009 trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế toàn cầu
giảm 5,3% so với năm 2008 và xuất khẩu toàn cầu giảm tới 22% so với 2008
nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn đạt mức dương 8,8%, GDP đạt
xấp xỉ 5 nghìn tỷ USD và vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế
giới. Năm 2009, GDP của Trung Quốc chiếm 8,47% GDP toàn cầu, kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc chiếm 12,46% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu.
Các nhà hoạch định chiến lược phát triển của Trung Quốc đã đề ra quyết tâm
chiến lược của nước này là đuổi kịp và vượt Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế số
1 thế giới vào giữa thế kỷ XXI.
Trước sự lớn mạnh nhanh của Trung Quốc, một số nhà bình luận quốc tế
đã gọi hiện tượng Trung Quốc là sự trỗi dậy của “Con Rồng lớn Trung Hoa”, là
“Cường quốc kinh tế mới nổi” làm thay đổi tương quan sức mạnh giữa các
cường quốc và cục diện kinh tế toàn cầu.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tác động mạnh đến quan hệ thương mại
Việt Nam - Trung Quốc. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng từ 32
triệu USD năm 1991 (năm hai nước bắt đầu bình thường hoá mối quan hệ song
phương) lên 19,4 tỷ USD vào năm 2008, và đã trở thành đối tác thương mại lớn
2
nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi ACFTA có hiệu lực, thị phần của hàng
Việt Nam tại Trung Quốc đã giảm từ 0,52% năm 2004 xuống 0,38% năm 2008
và 0,49% năm 2009; trong khi đó thị phần của hàng Trung Quốc tại Việt Nam
đã tăng nhanh từ 14,4% lên 19,4% và 23,5% trong thời gian ương ứng. Điều này
cho thấy, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam bị thua thiệt cả
chiều xuất và chiều nhập khẩu. Trung Quốc đang là thị trường nhập siêu lớn
nhất của Việt Nam, Trung Quốc chiếm trên 14% tổng kim ngạch ngoại thương
của Việt Nam trong khi Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,78 - 0,8% tổng kim ngạch
ngoại thương của Trung Quốc.
Trong thời kỳ tới, sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào
đến thương mại toàn cầu, đến thương mại Việt Nam đang là câu hỏi mở, cần
được nghiên cứu giải đáp để tìm ra giải pháp thích ứng cho Việt Nam trong phát
triển xuất nhập khẩu. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện nhằm bước đầu
giải đáp câu hỏi quan trọng nêu đó.
Nội dung Báo cáo chuyên đề nghiên cứu được kết cấu thành 4 phần:
I. Tình hình thế giới, khu vực trong 5 - 10 năm tới và vị thế của Trung
Quốc, của Việt Nam.
II. Trung Quốc ngày nay và dự báo tác động của Trung Quốc đến thương
mại toàn cầu thời kỳ tới.
III. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc và những tác
động của Trung Quốc đến phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ tới
2020.
IV. Một số giải pháp để Việt Nam thích ứng với bối cảnh Trung Quốc
tăng cường chính sách hướng Nam nhằm phát triển xuất nhập khẩu của Việt
Nam thời kỳ tới.
3
I.- TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC TRONG 5 - 10 NĂM TỚI
VÀ VỊ THẾ CỦA TRUNG QUỐC, CỦA VIỆT NAM
1. Tình hình thế giới trong 5 đến 10 năm tới
Trong 5 - 10 năm tới, thế giới bước vào giai đoạn hậu khủng hoảng kinh
tế với nhiều biến chuyển sâu sắc song hoà bình, hợp tác vẫn sẽ tiếp tục là xu thế
chủ đạo. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, toàn cầu hoá, cách mạng KHCN
sẽ có hướng phát triển mới, quá trình tái cấu trúc sẽ diễn ra nhanh, mạnh ở mọi
tầng nấc và trên tất cả các lĩnh vực; tương quan lực lượng và quan hệ giữa các
nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn tiếp tục biến đổi; cụ diệntg đa cực ngày
một rõ.
- Kinh tế thế giới tuy còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức nhưng sẽ phục
hồi trong vài năm, tới. Theo đa số các dự báo, kinh tế thế giới sẽ phục hồi từ
2010 và sẽ cần 4 - 5 năm để đạt được tốc độ tăng trưởng 3 - 4%/năm. Quá trình
tái cấu trúc kinh tế toàn cầu ở mọi tầng nấc diễn ra mạnh mẽ. Đây là đặc điểm
nổi trội nhất của thế giới trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
- Khủng hoảng kinh tế và cuộc chay đua phát triển trong giai đoạn hậu
khủng hoảng sẽ làm gia tăng quá trình chuyển dịch tương quan lực lượng giữa
các nước lớn, các trung tâm quyền lực lớn của thế giới, thúc đẩy việc hình thành
cục diện “đa cực”. So sánh lực lượng giữa các trung tâm quyền lực lớn của thế
giới sẽ biến chuyển nhanh hơn trong 5 - 10 năm tới. Các nền kinh tế mới nổi
(BRIC), đặc biệt là Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng khá, làm thay đổi tương
quan sức mạnh tổng thể giữa các nước lớn, bao hàm cả kinh tế, chính trị và quân
sự, tạo thành một sự chuyển dịch sức mạnh rõ rệt theo hướng từ một sang đa
trung tâm, và do đó cục diện thế giới sẽ chuyển nhanh hơn theo hướng “đa
cực”.Tuy nhiên, dù trong từng vấn đề và từng thời điểm, tính chất đa cực gia
tăng nhưng cục diện chung vẫn là “một siêu, đa cường”. Trung Quốc và các
cường quốc mới nổi lên dẫu phát triển nhanh, nhưng cũng chưa thể đuổi kịp Mỹ
trên nhiều phương diện. Mỹ vẫn là cường quốc số một về cả kinh tế, chính trị và
quân sự, có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị thế giới nhưng cũng
4
phải chia sẻ ảnh hưởng với các cường quốc khác, nhất là các nước mới nổi lên
như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ.
- Các nước lớn vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt
hơn ở khu vực “ngoại vi”, nhấ là ở các địa bàn chiến lược, giàu tài nguyên như:
Trung Đông, châu Phi, Nam Á ..., các “khu đệm” cận kề các quốc gia mới nổi
như khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Liên Xô cũ.
- Chạy đua vũ trang và tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của nhiều nước
sẽ là một thách thức an ninh toàn cầu. Xung đột cục bộ cũng có khả năng ngày
càng phức tạp hơn. Tình trạng nước lớn đánh nước nhỏ, các nước lớn cạnh tranh
ở khu vực “ngoại vi”, xung đột về biên giới, lãnh thổ, chiến tranh giữa các nước
nhỏ ... tiếp tục xảy ra.
- Xung đột sắc tộc, bạo loạn tiếp tục xảy ra ở nhiều nước và trở nên phức
tạp hơn khi có nhân tố tôn giáo, ly khai. Các vụ việc tương tự như: bạo loạn ở
Tây Tạng (2008) và Tân Cương (2009) có thể trở thành xung đột giữa Nhà nước
của một số nước lớn và thế giới Hồi giáo.
- Quốc tế hoá mọi mặt của đời sống quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng sẽ có
những điều chỉnh về hướng và lĩnh vực. Qui mô các hoạt động kinh tế toàn cầu
bị giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng, sẽ phục hồi và gia tăng trong 5
năm tới. Lộ trình thúc đẩy tự do hoá thương mại có thể sẽ bị chậm lại một cách
tương đối. Chủ nghĩa bảo hộ vẫn là nguy cơ đối với toàn cầu hoá, nhưng ít có
khả năng đảo ngược quá trình tự do hoá thương mại, đầu tư. Song song với
“toàn cầu hoá”, chủ nghĩa khu vực sẽ phát triển mạnh hơn. Nhiều khả năng trào
lưu các nước đẩy mạnh liên kết khu vực và song phương, đặc biệt là sự bùng nổ
các thoả thuận tự do hoá thương mại song phương (FTA) sẽ tiếp tục phát triển
có thể mở rộng sang cả các lĩnh vực mới như dịch vụ (gắn với đầu tư), nông
nghiệp (trợ cấp, mở cửa thị trường). Xu hướng này, một mặt làm tăng chủ nghĩa
khu vực, và do đó có phần cản trở quá trình toàn cầu hoá, nhưng mặt khác lại bổ
sung động lực và tháo gỡ dần bế tắc về những vấn đề nhạy cảm chính trị để khởi
động lại vòng đàm phán đa phương mới.
- Cuộc chạy đua về KHCN diễn ra quyết liệt hơn và chuyển hướng sang
các công nghệ sạch, tiết kiệm nguyên nhiên liệu. Cách mạng KHKT sẽ phát
5
triển mạnh, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ nanô, năng lượng mới, công
nghệ vi sinh, công nghệ thông tin - tin học, tự động hoá rô bốt v.v. Đồng thời, sẽ
tiếp tục là động lực phát triển của kinh tế thế giới. Thành tựu KHCN giúp các
nước phát triển sau có thể rút ngắn thời gian của từng nấc thang phát triển, “rượt
đuổi và bắt kịp” các nước công nghiệp; thậm chí có cơ hội thực hiện chiến lược
“đi tắt đón đầu”, tiến thẳng vào các lĩnh vực hiện đại, có hàm lượng công nghệ
cao nếu có chiến lược đúng. Cách mạng KHCN cũng sẽ đẩy nhanh quá trình cơ
cấu lại các ngành công nghiệp truyền thống và tác động mạnh đến tính chất chu
kỳ của nền kinh tế, giúp các quốc gia có khả năng kéo dài được chu kỳ tăng
trưởng.
- Biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề được tất cả các quốc gia quan
tâm và trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của các
nước, các tổ chức khu vực và quốc tế. Đối phó với biến đổi khí hậu sẽ là một
chủ đề “đấu tranh / hợp tác” giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển,
giữa các nước công nghiệp và nước mới nổi, và ngay trong nội bộ từng nhóm
nước này. Chống khủng bố quốc tế và tội phạm có tổ chức tiếp tục là vấn đề
toàn cầu nhưng mức độ và phạm vi của vấn đề này không nổi trội như trong thập
kỷ đầu của Thế kỷ 21. Các vấn đề, như chống phổ biến vũ khí giết người hàng
loạt, chống các tội phạm xuyên quốc gia ... sẽ tiếp tục là chủ đề ưu tiên trong
chương trình nghị sự của các quốc gia và của các tổ chức khu vực và quốc tế.
Cạn kiệt tài nguyên, nhất là nguồn năng lượng và nguồn nước dẫn đến sự cạnh
tranh nguồn tài nguyên - như nguồn nước, nguồn năng lượng và các nguồn tài
nguyên khác - sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể trở thành nguồn gốc của
xung đột quốc tế. Việc chạy đua để kiểm soát tài nguyên giữa các cường quốc sẽ
làm cho môi trường an ninh - chính trị quốc tế thêm căng thẳng. Biến động dân
số trở thành một vấn đề toàn cầu lớn có tác động đến an ninh và phát triển. Dân
số toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nhanh, nhưng không đồng đều và mất cân đối ngày
càng lớn, đặt ra nhiều vấn đề về môi trường, năng lượng, lương thực, và các vấn
đề xã hội kèm theo. Tăng dân số trong bối cảnh toàn cầu hoá làm cho di cư quốc
tế tăng lên cả về số lượng và phạm vi. Trong khi các nước đều có nhu cầu ngày
càng lớn về giữ gìn bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá, thì nhân tố di
cư tác động bất lợi cho việc duy trì bản sắc và củng cố đoàn kết dân tốc / sắc tộc
6
trong phạm vi mỗi nước. Những điều này có thể là thách thức đối với nhiều
nước và làm phức tạp thêm quan hệ giữa các nước, nhất là các nước láng giềng.
2. Đặc điểm tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương 5 đến 10
năm tới
Trong 5 đến 10 năm tới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục
phát triển năng động, trở thành “tâm điểm” của quan hệ quốc tế.
- So sánh lực lượng ở khu vực thay đổi ngày càng nhanh. Trung Quốc tiếp
tục trỗi dậy, có vai trò và ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực. Cùng với sự nổi lên của
chủ nghĩa dân tộc Đại Hán, Trung Quốc trỗi dậy sẽ trực tiếp thách thức Mỹ,
Nhật và nhiều nước khác. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối phó với nhiều
thách thức: Về nội bộ, phải điều chỉnh các mất cân đối kinh tế, xã hội, giảm cách
biệt giàu nghèo ...; các vấn đề ly khai, dân tộc, tôn giáo; về đối ngoại, các nước
ngày càng nghi ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhất là việc Trung Quốc vươn
lên về quân sự. Quan hệ Mỹ - Trung trở thành nhân tố chủ yếu tác động tới tình
hình CA - TBD. Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích và ảnh hưởng to lớn ở khu
vực, Mỹ tiếp tục coi Trung Quốc là “đối thủ” thách thức vị trí số một của Mỹ,
giữa hai nước tồn tại sự khác biệt căn bản về hệ thống giá trị nhưng đan xen lợi
ích mọi mặt, nhất là về kinh tế sẽ tiếp tục gia tăng. Trong 5 - 10 năm tới, hợp tác
là xu hướng chính của quan hệ Trung - Mỹ nhưng “cọ sát” cũng gia tăng, nhất là
trong những lĩnh vực, khu vực hai bên có lợi ích chiến lược. Ở mức độ khác
nhau, các nước trong khu vực, nhất là các nước láng giềng với Trung Quốc và
các nước thuộc các khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc, đều
phải linh hoạt điều chỉnh chính sách của mình theo những thay đổi của quan hệ
giữa hai cường quốc này. Mỹ coi quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ song
phương quan trọng nhất, ảnh hưởng hoặc chi phối các mối quan hệ khác của
Mỹ, duy trì quan hệ ổn định và tránh đối đầu, hợp tác lôi kéo Trung Quốc trong
những vấn đề Mỹ có lợi, tranh thủ Trung Quốc để giải quyết hậu quả của cuộc
khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; thông qua đối thoại, hợp tác với Trung
Quốc, tập hợp các đồng minh để củng cố và các cơ chế và chuẩn mực quốc tế
“trói buộc”, hướng Trung Quốc thành “cổ đông có trách nhiệm”!. Mỹ cũng tăng
cường quan hệ với các nước đồng minh (Nhật Bản, Hàn Quốc), củng cố lực
7
lượng quân sự triển khai trong khu vực, lôi kéo các nước khác (Ấn Độ, ASEAN
và các nước láng giềng Trung Quốc), và ngăn khả năng Trung Quốc tập hợp lực
lượng mới. Trung Quốc có nhu cầu xây dựng hình ảnh một nước lớn đối với
cộng đồng quốc tế với học thuyết “sự trỗi dậy hoà bình”, chủ trương hợp tác
chiến lược với các nước lớn, nhất là Mỹ, cố gắng xây dựng khuôn khổ quan hệ
hợp tác toàn diện ổn định lâu dài với các nước lớn, chủ động tranh giành lợi ích
và ảnh hưởng với Mỹ ở khu vực. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là “vững
chân ở châu Á, vươn ra thế giới” Trung Quốc coi châu Á là khu vực ảnh hưởng
trực tiếp, là “cơ sở quyền lực” để Trung Quốc chơi ván bài nước lớn và mở rộng
ảnh hưởng ra các khu vực khác. Trung Quốc cũng công khai và mạnh bao hơn
trong các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, nhất là liên quan đến biển đảo và
công khai phát triển và phô diễn sức mạnh quân sự để hỗ trợ cho các đòi hỏi về
chủ quyền tại các vùng tranh chấp. Ấn Độ tuy vẫn là nước nghèo, thua kém các
cường quốc khác về trình độ phát triển, trình độ KHCN, ảnh hưởng đối ngoại
nhưng với vị thế của một cường quốc có vũ khí hạt nhân và với nền kinh tế
đang tăng trưởng khá nhanh, Ấn Độ có “sức nặng” đáng kể trong bàn cờ chiến
lược ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Song song với việc khẳng định vai
trò ở khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Ấn Độ sẽ thúc đẩy chiến lược “hướng
Đông”, một phần để kết nối với khu vực kinh tế năng động nhất thế giới, mặt
khác mang tính chất phản ứng đối với các hoạt động của Trung Quốc xung
quanh vùng Ấn Độ Dương. Sức mạnh tăng lên và sự tham gia tích cực hơn của
Ấn Độ ở khu vực CA - TBD sẽ làm gia tăng vai trò “đối trọng” của Ấn Độ trong
các mối quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Trung - Nga ... Vai trò của Nhật ở khu vực
vẫn hạn chế và tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ về an ninh. Tuy nhiên, đang điều
chỉnh chiến lược theo hướng bớt lệ thuộc vào Mỹ và gắn kết hơn với châu Á, coi
châu Á là nơi xây dựng “cơ sở quyền lực” của chiến lược nước lớn. Theo đó sẽ
tăng cường viện trợ và đầu tư vào các nước Đông Nam Á, tích cực ủng hộ vị trí
và vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực để qua đó phát huy vai trò
của mình cũng như hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Nga tiếp tục phục hồi
nhưng chưa vững chắc. Tuy nhiên, với vị thế là cường quốc về vũ khí chiến lược
và về dầu lửa và khí đốt, Nga tiếp tục có vai trò lớn trong các vấn đề an ninh,
quân sự toàn cầu. Nga sẽ coi trọng hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ
8
đó khẳng định tư thế đặc thù của một cường quốc Á - Âu; tăng cường hợp tác
với Trung Quốc, Ấn Độ trong thúc đẩy một cục diện thế giới đa cực. Nhưng khu
vực châu Á - Thái Bình Dương không phải là ưu tiên trong chiến lược khu vực
của Nga. Do đó, quan tâm và cạnh tranh vai trò của Nga ở khu vực này sẽ ở mức
độ vừa phải. ASEAN còn có nhiều khó khăn nhưng vẫn đóng vai trò hạt nhân
thúc đẩy hợp tác ở khu vực.
- Các vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến an ninh và phát triển cả khu vực: (1)
Các tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biển đảo trở nên phức tạp hơn, tuy khó bùng
phát thành xung đột lớn nhưng tiếp tục gây bất ổn định trong khu vực, nhất là
giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Đặc biệt, tình hình Biển Đông có thể
có những phát triển phức tạp. Việc triển khai DOC và các cơ chế hợp tác khác ở
Biển Đông có thể tiếp tục bế tắc. Các bên, liên quan cạnh tranh mạnh hơn trên
tất cả các mặt pháp lý, kiểm soát thực tế, thăm dò khai thác dầu khí, tăng cường
vũ trang v.v... Việc một số nước lớn khác như Mỹ, Ấn Độ quan tâm hơn tới
Biển Đông, ngoài khía cạnh tích cực, cũng có thể làm cho tình hình phức tạp
hơn. (2) Bất ổn nội trị của nhiều nước có thể sẽ còn tăng lên (3). Các vấn đề an
ninh phi truyền thống như : Thiên tai, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu,
an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khủng bố.
3. Việt Nam trong chiến lược của một số đối tác chủ chốt
- Trung Quốc với mục tiêu chiến lược trở thành cường quốc hàng đầu thế
giới, Đông Nam Á và ASEAN sẽ là một trọng điểm trong chiến lược toàn cầu
của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tập trung phát triển ảnh hưởng ở Đông Nam Á
lục địa thông qua đẩy mạnh quan hệ với từng nước và triển khai các chương
trình / dự án mà Trung Quốc giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là chiến lược Một trục
Hai cánh. Đồng thời, tiếp tục gia tăng ảnh hưởng với ASEAN và các nước khác
để trở thành nước lớn có ảnh hưởng nổi trội ở khu vực Đông Nam Á, từ đó vươn
ra các khu vực khác. Theo đó, Trung Quốc có nhu cầu thúc đẩy quan hệ với Việt
Nam, muốn Việt Nam hỗ trợ Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á,
phá thế kiểm toả về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc. Mặt khác, Trung
Quốc cũng muốn Việt Nam ở trong vòng ảnh hưởng và là vùng đệm về an ninh
ở phía Nam của mình.
9
- ASEAN triển khai Hiến chương, xây dựng cộng đồng kinh tế vào năm
2015. Nếu không đạt được mục tiêu này,đặc biệt là tăng cường đoàn kết và liên
kết kinh tế nội khối, thì vai trò và vị thế của Hiếp hội sẽ bị thách thức nghiêm
trọng. Việt Nam là một nước lớn có vị trí khá quan trọng trong Hiệp hội, các
nước ASEAN cần Việt Nam có vai trò lớn hơn. Trong 5 - 10 năm tới, chính sách
đối với Việt Nam của các nước ASEAN ít có khả năng thay đổi lớn, các nước
ASEAN ở mức độ khác nhau đều có lợi ích tăng cường hợp tác với Việt Nam để
khai thác thị trường và đầu tư vào Việt Nam, đồng thời tạo thế trên các diễn đàn
kinh tế, chính trị quốc tế và trong quan hệ với các nước lớn trong đó có việc
dùng quan hệ với Việt Nam để phần nào “đối trọng” với ảnh hưởng kinh tế,
chính trị và quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc ở Đông Nam Á và giảm sức
ép chính trị và nhân quyền của Mỹ và EU.
- Mỹ có mục tiêu chiến lược xuyên suốt là duy trì vị thế siêu cường số
một và vai trò lãnh đạo thế giới; thúc đẩy việc “mở rộng dân chủ”, phổ biến các
“giá trị Mỹ”. Mỹ coi Đông Nam Á tuy không phải là trọng tâm trong chiến lược
toàn cầu của Mỹ nhưng là một mắt xích quan trọng trong chiến lược kiềm chế
và can dự Trung Quốc. Mỹ sẽ coi trọng hơn vị trí của ĐNA lục địa, thúc đẩy
quan hệ với nhóm nước CLMV (Campuchia, Lào, Mianma, Việt Nam), tham gia
sâu hơn vào các dự án Mê-kông. Theo đó, Việt Nam cũng có vị trí quan trọng
hơn trong chính sách của Mỹ đối với Đông Á và Đông Nam Á. Mỹ có lợi ích ở
một Việt Nam ổn định, lớn mạnh, độc lập và có vai trò lớn hơn trong ASEAN.
Nhưng Mỹ cũng không muốn bị lôi kéo vào những “rắc rối” giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ vẫn thúc đẩy “diễn biến hoà bình” nhưng đây
không phải là ưu tiên cao nhất trong chính