Để hạn chế suy thoái tài nguyên nhiên, bảo tồn loài, quần thể và quần xã, hệ sinh thái cho thế hệ mai sau và duy trì sự tồn vong của Trái đất, con người đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn bằng những hành động hiệu quả như thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ”, hành động cho các điểm nóng “hotspot” về đa dạng sinh học thuộc Global 200 ( WWF – Global 200, 1997).
Nỗ lực mạnh mẽ nhất và được đánh giá thành công nhất trong nhiều thập kỷ qua của Việt Nam là việc xây dựng hệ thống các KBTTN bao gồm hầu hết các hệ sinh thái trong phạm vi toàn quốc với 30 VQG; 62 KBTTN và 38 KBT di tích văn hoá và lịch sử (Phòng bảo tồn – Cục Kiểm lâm, tháng 12/2007). Bên cạnh đó Nhà nước, các tổ chức quốc tế đã đầu tư vào các dự án, chương trình về bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sinh kế, bảo vệ rừng.
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực của việc xây dựng các KBTTN và các VQG đến hệ sinh thái tự nhiên của địa phương và khu vực cũng như quốc gia và toàn cầu còn có những ảnh hưởng tiêu cực lên cộng đồng địa phương ở trong các KBTTN. Những ảnh hưởng đó dẫn đến một số thực trạng sau:
- Hạn chế của người dân địa phương trong việc tiếp cận với các loại lâm sản phục vụ cho sinh kế, nơi mà người dân đã chung sống với thiên nhiên qua nhiều thế hệ;
- Việc sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho canh tác cây trồng, vật nuôi bị hạn chế do một phần được đưa vào KBT;
- Văn hóa bản địa bị ảnh hưởng do chính sách phát triển các loại hình du lịch ở khu vực có những đặc trưng khác biệt có thể khai thác vì mục đích kinh tế.
KBTTN Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với diện tích là 182.000 ha.
Năm 2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 593/QĐUB ngày 23 tháng 5 năm 2008 phê duyệt dự án thành lập KBTTN Mường Nhé với diện tích 45.581ha;
Diện tích vùng đệm gần 124.381,34ha, có 6 xã: Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải, Sín Thầu, Mường Toong và Quảng Lâm. Dân số là 18.586, trong đó lao động chiếm 37,6% dân số, với lao động nông nghiệp là 84,3%. Các dân tộc, gồm: dân tộc Mông chiếm 58,7% dân số; dân tộc Hà Nhì chiếm 12,0% dân số; dân tộc Thái chiếm 11,6% dân số; dân tộc Dao chiếm 3,1% dân số; dân tộc Kinh có 538 người chiếm 2,8% dân số, dân tộc Xạ Phang chiếm 2,5% dân số. Ngoài ra có các dân tộc khác như dân tộc Kháng, Cống, dân tộc Si La. Phân bố ở xã Chung Chải (dân tộc Si La), xã Nậm Kè (dân tộc Cống), xã Quảng Lâm (dân tộc Kháng). Trước đây hầu hết người dân dựa vào tài nguyên rừng và sản xuất nông nghiệp như tập quán canh tác làm ruộng bậc thang làm nương chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Để nghiên cứu mối ảnh hưởng qua lại giữa bảo tồn và cộng đồng, đặc biệt là những tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến cộng đồng vùng đệm, hơn nữa, qua khảo cứu các tài liệu chưa có những đề cập đến nghiên cứu trong lĩnh vực này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Tác động của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng vùng đệm: trường hợp nghiên cứu ở xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.
64 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc xây dựng Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI CẢM ƠN 4
ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.Sự cần thiết 5
2. Ý nghĩa của đề tài 6
2.1. Ý nghĩa khoa học 6
2.2. Ý nghĩa thực tiễn 6
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 10
Chương 2 - CÂU HỎI, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 13
2.2. Mục tiêu nghiên cứu 14
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.4. Phương pháp luận 14
2.4.1. Quan điểm 14
2.4.2. Cách tiếp cận 15
2.5. Phương pháp nghiên cứu 15
2.5.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 15
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu 15
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
3.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội 18
3.1.1. Lịch sử hình thành 18
3.1.2. Điều kiện tự nhiên 19
3.1.3. Tài nguyên động, thực vật 23
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
3.2. Tác động của xây dựng KBTTN Mường Nhé đến khai thác tài nguyên và sản xuất 30
3.2.1. Tác động đến khai thác tài nguyên và sản xuất của cộng đồng 30
3.2.2 Tác động đến sử dụng đất 32
3.2.3. Tác động đến thu nhập 34
3.3 Kết quả thảo luận 37
3.3.1. Nguyên nhân và hậu quả dẫn đến sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên KBTTN Mường Nhé 38
3.3.2. Mối quan hệ cộng đồng và các cơ quan tổ chức 40
3.3.3. Hỗ trợ của các chương trình trước và sau thành lập KBTTN Mường Nhé 42
3.4. Bàn luận 43
3.5. Giải pháp 46
3.5.1. Giải pháp bảo tồn và quản lý tài nguyên 47
3.5.2. Giải pháp sinh kế 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 49
TỪ VIẾT TẮT
CT: Chương trình
ĐVR: Động vật rừng
IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KBT: Kh bảo tồn
KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
SXLN: Sản xuất lâm nghiệp
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
TVR: Thực vật rừng
UBND: Ủy ban nhân dân
VQG: Vườn quốc gia
WWF: Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới
LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực hiện Khóa luận “Tác động của việc xây dựng khu bảo tồn thiên Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng” chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để thành viên của nhóm được tham gia khóa đào tạo “Tiếp cận Sinh thái trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững” và cơ hội để thực hiện khóa luận này.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ đã tận tâm giảng dạy trong suốt thời gian của khoá học.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Mường Nhé, Ban quản lý KBTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân xã Chung Chải, Ủy Ban nhân dân xã Sín Thầu huyện Mường Nhé đã giúp đỡ trong quá trình làm việc ở địa phương.
Chúng tôi rất cảm kích tấm lòng của cán bộ KBTTN Mường Nhé, người dân bản Nậm Pắc, bản Đoàn Kết xã Chung Chải đã nhiệt tình ủng hộ để nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
Xin cảm ơn sâu sắc đến TS Hoàng Văn Thắng, Th.S Trần Thu Phương đã tư vấn trong quá trình nghiên cứu của nhóm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Sự cần thiết
Để hạn chế suy thoái tài nguyên nhiên, bảo tồn loài, quần thể và quần xã, hệ sinh thái cho thế hệ mai sau và duy trì sự tồn vong của Trái đất, con người đã có những nỗ lực trong công tác bảo tồn bằng những hành động hiệu quả như thực hiện “Mục tiêu thiên niên kỷ”, hành động cho các điểm nóng “hotspot” về đa dạng sinh học thuộc Global 200 ( WWF – Global 200, 1997).
Nỗ lực mạnh mẽ nhất và được đánh giá thành công nhất trong nhiều thập kỷ qua của Việt Nam là việc xây dựng hệ thống các KBTTN bao gồm hầu hết các hệ sinh thái trong phạm vi toàn quốc với 30 VQG; 62 KBTTN và 38 KBT di tích văn hoá và lịch sử (Phòng bảo tồn – Cục Kiểm lâm, tháng 12/2007). Bên cạnh đó Nhà nước, các tổ chức quốc tế đã đầu tư vào các dự án, chương trình về bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái, chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo sinh kế, bảo vệ rừng.
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực của việc xây dựng các KBTTN và các VQG đến hệ sinh thái tự nhiên của địa phương và khu vực cũng như quốc gia và toàn cầu còn có những ảnh hưởng tiêu cực lên cộng đồng địa phương ở trong các KBTTN. Những ảnh hưởng đó dẫn đến một số thực trạng sau:
Hạn chế của người dân địa phương trong việc tiếp cận với các loại lâm sản phục vụ cho sinh kế, nơi mà người dân đã chung sống với thiên nhiên qua nhiều thế hệ;
Việc sử dụng tài nguyên đất phục vụ cho canh tác cây trồng, vật nuôi bị hạn chế do một phần được đưa vào KBT;
Văn hóa bản địa bị ảnh hưởng do chính sách phát triển các loại hình du lịch ở khu vực có những đặc trưng khác biệt có thể khai thác vì mục đích kinh tế.
KBTTN Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên được thành lập theo Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với diện tích là 182.000 ha.
Năm 2008 Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ra Quyết định số 593/QĐUB ngày 23 tháng 5 năm 2008 phê duyệt dự án thành lập KBTTN Mường Nhé với diện tích 45.581ha;
Diện tích vùng đệm gần 124.381,34ha, có 6 xã: Nậm Kè, Mường Nhé, Chung Chải, Sín Thầu, Mường Toong và Quảng Lâm. Dân số là 18.586, trong đó lao động chiếm 37,6% dân số, với lao động nông nghiệp là 84,3%. Các dân tộc, gồm: dân tộc Mông chiếm 58,7% dân số; dân tộc Hà Nhì chiếm 12,0% dân số; dân tộc Thái chiếm 11,6% dân số; dân tộc Dao chiếm 3,1% dân số; dân tộc Kinh có 538 người chiếm 2,8% dân số, dân tộc Xạ Phang chiếm 2,5% dân số. Ngoài ra có các dân tộc khác như dân tộc Kháng, Cống, dân tộc Si La. Phân bố ở xã Chung Chải (dân tộc Si La), xã Nậm Kè (dân tộc Cống), xã Quảng Lâm (dân tộc Kháng). Trước đây hầu hết người dân dựa vào tài nguyên rừng và sản xuất nông nghiệp như tập quán canh tác làm ruộng bậc thang làm nương chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Để nghiên cứu mối ảnh hưởng qua lại giữa bảo tồn và cộng đồng, đặc biệt là những tác động tích cực và tiêu cực của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến cộng đồng vùng đệm, hơn nữa, qua khảo cứu các tài liệu chưa có những đề cập đến nghiên cứu trong lĩnh vực này, chúng tôi đề xuất đề tài: “Tác động của việc xây dựng KBTTN Mường Nhé đến sinh kế của cộng đồng vùng đệm: trường hợp nghiên cứu ở xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
- Sử dụng các công cụ và phương pháp tiếp cận mới trong nghiên cứu tác động của việc thành lập KBT đến sinh kế của người dân địa phương;
- Bổ sung các thông tin và cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến quản lý bảo tồn ở cơ sở;
- Là sự kết hợp các lý thuyết như “Trade-off”, sinh thái chính trị hay sinh thái nhân văn để phân tích các đối tượng liên quan trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở các bộ công cụ nghiên cứu được đề xuất của nhóm nghiên cứu;
- Đây là nghiên cứu đầu tiên về tác động của việc thành lập KBTTN Mường Nhé lên cộng đồng tại huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cho địa phương hoạch định các chính sách bảo tồn và quản lý rừng;
- Là cơ sở quy hoạch KBT mà vai trò người dân được khẳng định, qua đó tăng cường mối quan hệ giữa bảo tồn và sinh kế của cộng đồng;
- Cơ sở để thực hiện bảo tồn và sự tôn trọng kiến thức bản địa, nhu cầu của người dân và tăng cường sự tham gia của cộng đồng;
- Áp dụng cách tiếp cận mới trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc xây dựng các KBTTN là một việc làm quan trọng, nhằm giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống và nhất là bảo tồn đa dạng sinh học để hướng tới phát triển bền vững. Việc xây dựng các KBTTN đã tác động rất lớn đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở cả vùng đệm cũng như vùng lõi của các KBT. Việc dung hòa giữa bảo tồn và phát triển kinh tế là một việc làm rất khó khăn. Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã được tiến hành ở các KBT nhằm tìm ra các biện pháp hợp lý cải thiện sinh kế người dân sống xung quanh, đồng thời bảo vệ được tài nguyên và môi trường trong đó.
Nguồn gốc của KBTTN “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. VQG Yellowstone là VQG đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ năm 1872. Trong vài thập kỷ qua, các KBTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả về số lượng và diện tích. Hiện nay trên thế giới có hơn 100.000 khu BTTN (Tạp chí KBTTN tập 14, số 3, 2004) chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. VQG chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các KBT loài và sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù hợp trên thực tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà KBTTN có thể đem lại vẫn còn là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1994 IUCN đã đưa ra định nghĩa về KBTTN:
“KBTTN là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác” (IUCN, 2008).
Năm 1994, tổ chức IUCN cũng đã đưa ra hệ thống phân hạng các KBTTN. Hệ thống phân hạng 1994 có tất cả 6 phân hạng, bao gồm:
Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ hoang dã (Strict Nature Reserve/ Wildeness Area);
Khu dự trữ thiên nhiên (Strict Nature Reserve);
Khu bảo vệ hoang dã (Wildeness Area);
VQG (National Park);
KBT thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural Landmark);
KBT loài/Sinh cảnh (Habitat/Species Management Area);
KBT cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape);
KBT kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource Protected Area).
Một nghiên cứu của Moenieba Isaacs và Najma Mohamed, thực hiện năm 2000 (Isaacs và nnk, 2000) ở VQG Richtersveld tại Nam Phi chỉ ra rằng việc xây dựng vườn đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân nơi dây. Dân cư ở đây sống bằng nghề khai thác kim cương, tuy nhiên đời sống của họ là rất khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện làm việc trong các hầm mỏ nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc khai thác của họ ảnh hưởng rất lớn đến đa dạng sinh học trong KBT này. Trong tình hình đó, việc xây dựng KBT đã đưa ra những cam kết giữa người dân và chính quyền nhằm cải thiện sinh kế cho cộng đồng, mặt khác nó làm cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của KBT diễn ra có hiệu quả hơn. Người dân cam kết sẽ bảo vệ đa dạng sinh học trong địa phận kiếm sống của họ, còn chính quyền địa phương cam kết sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công nhằm nâng cao đời sống của người dân. Tương tự, tại VQG Kruger, để đạt được quyền sử dụng đất đai, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực VQG, đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. (Reid, H., 2000).
Ở VQG Vutut tại Canada, vừa là một KBTTN vừa là khu di sản văn hóa của người bản địa ở vùng Bắc Cực, đời sống của thổ dân ở đây đã được cải thiện rõ rệt khi họ được tham gia vào việc quản lý KBT. Tại đây ban quản lý VQG giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, bảo đảm cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hóa, đồng thời mang lại cuộc sống ổn định cho thổ dân sống phụ thuộc vào khai thác tài nguyên ở vườn. (Sherry, E. E., 1999).
Shuchenmann (1999) đã đưa ra một ví dụ ở VQG Andringitra, là VQG thứ 14 của nước cộng hòa Madagascar. VQG là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hóa. Việc xây dựng VQG đã làm giảm diện tích chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi, gây ảnh hưởng lớn đến sinh kế của cộng đồng.
Một nghiên cứu của Oli Krishna Prasad (1999), tại KBT Chitwan ở Nepal đã cho thấy việc xây dựng KBT này đã thu hút được lượng khách du lịch rất lớn, nhất là du lịch sinh thái ở các vùng đệm. Với việc thu hút được lượng khách du lịch đến với VQG Chitwan, đã giúp người dân ở đây phát triển các hoạt động dịch vụ làm cho đời sống của họ ngày càng được nâng cao. Đồng thời để bảo vệ được KBT, chính phủ đã xây dựng quy chế quản lý trong đó đưa ra nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên từ rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng, đổi lại người dân phải tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
Qua một số nghiên cứu điển hình trên đã cho chúng ta thấy rằng, việc thành lập các VQG và KBTTN mặc dù đã gây ra những tác động tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng sống xung quanh nhưng cũng đã giúp cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên ở các khu vực này. Việc huy động sự tham gia của cộng đồng vào quản lý các KBT là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao, đồng thời việc chia sẻ lợi ích thu được từ các KBT đã giúp nâng cao đời sống cộng đồng và tạo ra sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có sự liên quan chặt chẽ giữa vị trí của các KBT và vấn đề nghèo đói. Điều này không có nghĩa là ở đây có mối quan hệ nhân quả giữa việc sống gần các KBT và nghèo đói. Tình trạng nghèo đói của người dân trong và xung quanh các KBT là một thực tế của các vùng núi xa xôi hẻo lánh, thường có diện tích đất canh tác hẹp và ít có cơ hội tiếp cận với thị trường. Nhiều KBT của Việt Nam là nơi sinh sống của các dân tộc ít người, đa số họ đều đang sống trong tình trạng nghèo đói. Vì vậy, các cộng đồng này thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên còn lại trong các KBT. Các KBT tự nó không phải là công cụ mạnh để giảm nghèo nhưng có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng giúp làm giảm mức độ nghèo khổ của các cộng đồng nghèo. Ví dụ nhiều vùng xa xôi hẻo lánh, các KBT cung cấp các cây thuốc, thường dưới dạng dùng trực tiếp, giữ vai trò như là “kho dự trữ thức ăn” khi thiếu đói (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003). Các KBT cung cấp nước sạch cho cộng đồng xung quanh và giúp cho việc kiểm soát lũ lụt ở hạ lưu. Các KBT là nơi bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số nhờ việc bảo vệ các khu rừng thiêng có ý nghĩa tôn giáo quan trọng.
Ở VQG Ba Vì, Hà Nội, có khoảng 2.000 người Dao thu hái cây thuốc trong và xung quanh vườn. các cây thuốc này được dùng cho gia đình và là nguồn thu nhập bổ sung cho người Dao sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. Kiến thức về tác dụng điều trị bệnh của cây thuốc của người Dao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Người dân tộc Dao ở Ba Vì dựa vào việc thu hái bền vững cây thuốc để duy trì các hoạt động chữa bệnh truyền thống của mình và tạo thu nhập cho gia đình (Trần Văn Ơn, 2000).
Người dân địa phương thường chịu thiệt thòi khi KBT được thành lập nhưng nhận được ít lợi ích từ các KBT. Khi KBT được thành lập, người dân địa phương thường bị hạn chế hoặc không còn được sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong các KBT mới này. Trừ khi các cộng đồng thấy được các lợi ích từ KBT cho cuộc sống của mình, họ mới cảm thấy được khuyến khích trong việc đảm bảo sự tồn tài của các khu này. Hơn nữa, người dân địa phương không có tiếng nói chính thức trong việc quản lý các KBT tuy các quyết định quản lý KBT tác động đến đời sống của họ. Vì sự nghiệp bảo tồn, đôi khi các hoạt động phát triển đem lại lợi ích cho các cộng đồng sinh sống trong và bên cạnh các KBT bị hạn chế. Ví dụ, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng của Ngân hàng thế giới mới đây, với kinh phí 123 triệu USD cung cấp các khoản vốn nhỏ để xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp (đường, cầu, bệnh xá, trường học, v.v..) cho 540 xã nghèo nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, 86 xã được lựa chọn nhưng do nằm trọn trong hoặc một phần bên trong các KBT nên đã không được đưa vào chương trình này để tránh các tác động xấu lên các KBT do cơ sở hạ tầng mới gây ra. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003).
Việc xây dựng các KBT, cũng có tác động tích cực dến đời sống của người dân sống trong và xung quanh. Quyền sử dụng đất đã được trao cho các hộ sống trong vùng đệm của một số KBT. Trong nhiều trường hợp, các hộ gia đình trong các vùng đệm này nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sớm hơn so với các cộng đồng bên cạnh. Đó là một lợi ích rõ ràng khi sống cạnh KBT. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cho việc ổn định công tác quản lý đất đai trong vùng đệm của các KBT. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ cấp tiền giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ sống trong vùng đệm. Nhiều hộ gia đình đã được lợi về tài chính từ các hợp đồng bảo vệ này và diện tích che phủ của một số khu vực đã tăng lên. (Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các KBT và phát triển, 2003).
Một giải pháp nhằm cải thiện và tăng cường công tác quản lý các KBT là phải có một cơ chế phù hợp khuyến khích sự tham gia của các bên có liên quan tại địa phương vào công tác quản lý trong KBT. Cần xem xét để các cộng đồng địa phương, các cơ quan quản lý phát triển vùng đệm và các cơ quan có liên quan khác tại địa phương ví dụ như các lâm trường quốc doanh có cơ hội tham gia vào quá trình này. Một điều rõ ràng là nếu các cộng đồng địa phương nhận thức được lợi ích từ việc quản lý tốt KBT và có cơ hội tham gia vào việc đưa ra các quyết định quản lý KBT hoặc gây ảnh hưởng tới các quyết định này thì việc sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên địa phương sẽ bị chặn đứng một cách có hiệu quả. Lúc đó, nguồn tài nguyên trong các KBT sẽ được sử dụng một cách thông minh, nhằm cải thiện đời sống cho cộng đồng đồng thời đảm bảo được mục tiêu bảo tồn.
Chúng ta có thể thấy rằng việc xây dựng các KBT đã có những tác động tích cực lẫn tiêu cực lên sinh kế của cộng đồng. sự tham gia của cộng đồng vào trong quá trình quản lý các KBT, là một biện pháp có hiệu quả cao để giúp công tác bảo tồn được bền vững. người dân địa phương cũng được hưởng các lợi ích thu được từ các KBT, qua đó giúp nâng cao thu nhập và đời sống của hộ. Bên cạnh đó, người dân sống trong các vùng đệm được hưởng các chính sách ưu đãi về quyền sử dụng đất, được tập huấn các kỹ thuật sản xuất mới cũng đã giúp tăng cường các hoạt động sinh kế mới và làm cho họ ngày càng ít phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên trong các KBT.
Mặc dù Việt Nam đã có tới 128 khu rừng đặc dụng được thành lập với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha, chiếm khoảng 7,24% diện tích cả nước, bao gồm 30 Vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên và 38 khu bảo vệ cảnh quan (Phòng Bảo tồn, Cục Kiểm lâm, tháng 12/2007) nhưng hầu như công bố chính thức về việc nghiên cứu những tác động của việc thành lập các khu rừng đặc dụng lên cộng đồng sống xung quanh khu vực này. Vì vậy, việc nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong việc quy hoạch quản lý bảo tồn ở địa phương trong mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
Chương 2 - CÂU HỎI, MỤC TIÊU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1. Lợi ích và những hạn chế khi xây dựng KBT là gì?
- Đối với bảo tồn hệ sinh thái?
- Đối với sinh kế của người dân?
- Đối với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương?
Câu hỏi 2. Cộng đồng có tham gia đóng góp xây dựng KBTTN không?
- Tham gia đóng góp ý kiến, bàn luận, khuyến nghị để các cấp chức năng ra quyết định?
Câu hỏi 3. Việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân, đặc biệt liên quan đến khai thác các loài lâm sản như thế nào?
- Sự phụ thuộc vào của cộng đồng địa phương vào các loài động, thực vật (thực phẩm, lương thực, trao đổi, buôn bán)?
- Tình trạng khai thác các loài động, thực vật trước đây và hiện nay của người dân địa phương?
- Người dân có được phép khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ (cây thuốc, tre, măng...) ở các vùng mà trước đây họ đã từng khai thác không?
Câu hỏi 4. Thực trạng sử dụng đất canh tác khi KBT được thành lập ra sao?
- Đất đai của người dân trước đây hiện nay có nằm trong khu vực bảo vệ hay khôn