Đề tài Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong quá trình thực tập nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại địa bàn huyện Phú Vang, được sự khuyến khích của các cán bộ và lãnh đạo ở phòng NoPTNT huyện Phú Vang, UBND xã Phú Thượng, cùng toàn thể bà con nông dân, sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Lạc. Tôi đã chọn và trình bày đề tài: "Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế". Có được thành quả hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thành đề tài, cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Văn Lạc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài, các Anh chị Phòng No - PTNT huyện Phú Vang và UBND xã Phú Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp xúc với các tài liệu, học hỏi và biết thêm kinh nghiệm thực tế

pdf63 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  LỜI CẢM ƠN ------ ------ Trong quá trình thực tập nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại địa bàn huyện Phú Vang, được sự khuyến khích của các cán bộ và lãnh đạo ở phòng No- PTNT huyện Phú Vang, UBND xã Phú Thượng, cùng toàn thể bà con nông dân, sự tận tình hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Lạc. Tôi đã chọn và trình bày đề tài: "Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế". Có được thành quả hôm nay, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện ở trường, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thành đề tài, cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Văn Lạc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài, các Anh chị Phòng No - PTNT huyện Phú Vang và UBND xã Phú Thượng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp xúc với các tài liệu, học hỏi và biết thêm kinh nghiệm thực tế. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập quá ngắn. Tuy bản thân có rất nhiều cố gắng nhưng không sao tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô giáo cùng lãnh đạo địa phương và các anh chị trong Phòng No - PTNT huyện tận tình chỉ dẫn để đề tài được hoàn thành tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện: Phan Thị Diệp Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  MỤC LỤC - o-O-o Trang LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II+III DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IV DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU V PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài 01 2. Nội dung nghiên cứu 02 3. Phương pháp nghiên cứu 02 4. Phạm vi nghiên cứu 03 5. Hạn chế của đề tài 03 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 04 1.1.1 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 04 1.1.2 Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển 05 1.1.3 Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa 06 1.1.4 Quan điểm đô thị hóa nông thôn 08 1.1.5 Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa 09 1.1.6 Tác động của quá trình đô thị hóa 10 1.1.7 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu13 13 1.2 THỰC TIỂN QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TRÊN THẾGIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.2.1 Quá trình đô thị hoá tại một số nước trên thế giới 15 1.2.2 Kinh nghiệm đô thị hóa của một số nước trên thế giới 15 1.2.3 Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam 18 1.2.4 Tình hình đô thị hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế 20 Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỚI KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở XÃ PHÚ THƯỢNG 2.1 TÌNH HÌNH CỦA XÃ PHÚ THƯỢNG 22 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22 2.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 23 2.2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ TRÊNĐỊA BÀN XÃ PHÚ THƯỢNG 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển đô thị ở Phú Thượng 26 2.2.2 Sự biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa 28 Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  2.2.3 Sự biến động việc làm 32 2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN KINH TẾ HỘNÔNG DÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRA 2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ 33 2.3.2 Tình hình biến động đất đai của hộ 35 2.3.3 Tình hình lao động việc làm của hộ 35 2.3.4 Tình hình sử dụng tiền đền bù đất đai của hộ 37 2.3.5 Thu nhập của hộ 38 2.3.6 Tác động của đô thị hóa đến sản xuất của hộ điều tra 39 2.3.7 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của đô thị hóa thông qua các câu hỏi định tính 43 2.3.8 Đánh giá chung 45 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ Ở XÃ ĐẾNNĂM 2010 49 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 50 3.2.1 Giải pháp từ chính quyền địa phương 50 3.2.2 Giải pháp từ hộ nông dân 55 Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 56 2. KIẾN NGHỊ 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - o-O-o ĐTH Đô thị hoá CNH Công nghiệp hoá HĐH Hiện đại hoá UBND Uỷ ban nhân dân TNMT Tài nguyên môi trường BHXN Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế SL Số lượng ĐVT Đơn vị tính NN Nông nghiệp NT, NĐ Nghĩa trang, nghiã địa MNCD Mặt nước chuyên dùng DT Diện tích THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở ĐVT Đơn vị tính Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - o-O-o Số hiệu NỘI DUNG Trang Bảng 1 Tình hình biến động đất đai của xã Phú Thượng trong giai đoạn 28 Bảng 2 Tình hình lao động của xã Phú Thượng 32 Bảng 3 Thông tin cơ bản của hộ đều tra 33 Bảng 4 Nguồn lực cơ bản của hộ đều tra 34 Bảng 5 Tình hình biến động đất đai của hộ 35 Bảng 6 Tình hình lao động việc làm của hộ 36 Bảng 7 Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ 37 Bảng 8 Quy mô cơ cấu thu nhập của hộ 38 Bảng 9 Cơ cấu nghề nghiệp của hộ 40 Bảng 10 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất nông nghiệp 41 Bảng 11 Tác động của đô thị hoá đến sản xuất phi nông nghiệp 42 Bảng 12 Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập do tác động của đô thị hoá 43 Bảng 13 Đánh giá của hộ về nguyên nhân thay đổi hoạt động sản xuất 43 Bảng 14 Đánh giá chả hộ về mức độ tác động của đô thị hoá đến đời sống 44 Bảng 15 Ma trận SWOT đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá 46 Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đô thị hoá là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển, những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, ở những mức độ khác nhau và với những sắc thái khác nhau, làn sóng đô thị hoá lan rộng. Ở Việt Nam, thập kỷ cuối thế kỷ XX mở ra bước phát triển mới của đô thị. Đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 2000), Luật Đất đai(năm 2003), Luật Đầu tư (năm 2005)Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng với số lượng lớn, tốc độ nhanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn. Với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, kết cấu hạ tầng ở nông thôn – xưa nay vốn yếu kém, đã có sự cải thiện đáng kể. Các làng nghề được chấn hưng, mở mang góp phần làm sôi động thêm quá trình đô thị ở nông thôn. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệĐô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của nhười lao động được cải thiện – đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá. Bên cạnh đó, trong quá trình đô thị hoá các nhà đầu tư, các chủ dự án chưa quan tâm đầy đủ đối với nông dân. Các dự án phát triển khu công nghiệp, khu đô thị đã tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống của người dân nông thôn cả về khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực. Cũng theo xu hướng phát triển chung của đất nước, hiện nay quá trình đô thị hoá ở Thừa Thiên Huế nói chung và xã Phú Thượng huyện Phú Vang nói riêng đang diễn ra rất mạnh mẽ. Sự hình thành khu đô thị mới Mỹ Thượng, các tuyến đường giao thông quan trọng (Quốc lộ 49), các công trình phúc lợi, trường học, các công ty lần lượt được quy Đại học Kin h tế H ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  2 hoạch và xây dựng. Một bộ phận lớn các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, nhiều cơ hội cũng như thách thức mà các hộ nông dân phải đối mặt. Xuất phát từ thực tế đó để nghiên cứu những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến hoạt động xản xuất, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân ở đây. Tôi chọ đề tài “Tác động đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về xu hướng đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới kinh tế hộ nông dân - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình đô thị hóa và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến kinh tế hộ nông dân ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện đời sống kinh tế của các hộ nông dân ở xã Phú Thượng 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử - Phương pháp thu thập số liệu +Số liệu thứ cấp: thu thập các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Tình hình thu hồi đất, phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệptừ UBND xã Phú Thượng, Phòng TNMT, phòng No – PTNT, Phòng Công Thương, Ban Đầu tư Xây dựnghuyện Phú Vang. Các thông tin về tình hình đô thị hoá ở Việt Nam trên các trang web +Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân ở xã Phú Thượng theo phiếu điều tra được thiết kế sẵn. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung liên quan đến các nguồn lực của hộ, tình hình thu hồi đất, biến động việc làm thu nhập, cơ cấu ngành nghề trước và sau đô thị hoá, những ảnh hưởng của đô thị hoá đến đời sống của hộ nông dân ở đây. -Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Phỏng vấn những người có kinh nghiệm, những cán bộ sở TNMT, cán bộ dịa phương về những vấn đề liên quan đến đô thị hoá và kinh tế hộ nông dân. Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  3 -Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến đề tài. -Phương pháp sử lý số liệu: số liệu được sử lý trên phần mềm Spss. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thời gian: Quá trình đô thị hoã ở xã Phú Thượng từ năm 2006- 2010. - Không gian: xã Phú Thượng, huyện Phú Vang. 5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Do phạm vi của đề tài rộng, liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp, thời gian nghiên cứu ngắn và những hạn chế của bản thân nên đề tài chưa đánh giá được một cách toàn diện nhất những tác động của quá trình đô thị hoá đến kinh tế hộ nông dân. Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1.1 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khái niệm hộ nông dân được định nghĩa như sau: Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một tốc độ hoàn chỉnh không cao. Kinh tế hộ nông dân là khái niệm gắn liền với hoạt động kinh tế của hộ, bao gồm tất cả các khâu của quá trình sản xuất, từ việc cung cấp các yếu tố và dịch vụ đầu vào của sản xuất tới quá trình kết hợp các yếu tố để sản xuất kinh doanh, cũng như việc phân phối và tiêu dùng kết quả làm ra. Giáo sư Frank Ellis Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra một định nghĩa về nông dân, nông hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường là: Thứ nhất, đất đai: Người nông dân với ruộng đất là chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống của gia đình nông dân trước những thiên tai. Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp. Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  5 Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người ta cho rằng: “người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần tuý” (Woly,1966) nó khác với đặc điểm của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư và tích luỹ cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận. 1.1.2 Đô thị và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển 1.1.2.1 Đô Thị Trên góc độ quản lý kinh tế - xã hội, đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. Ở Việt Nam đô thị được nhà nước quy định là các thành phố, thị xã, thị trấn có số dân từ 4000 người trở lên, trong đó có 65% lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Hiện nay quan điểm đựơc các nhà quản lý bổ sung thêm một tiêu chuẩn nữa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, cơ cở hạ tầng kỹ thuật đô thị có thể hoàng chỉnh, đồng bộ hoặc chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ nhưng phải có quy hoạch chung cho tương lai. Từ các quan điểm trên đây, và trong điều kiện hiện nay, quan niệm về đô thị cần có sự đổi mới. Quan niệm chung về đô thị như sau: Đô thị là một không gian cư trú của con người, ở đó cư dân sống tập trung với mật độ cao, lao động chủ yếu làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, khinh tế, xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của một lãnh thổ nhất định 1.1.2.2 Phân loại đô thị Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng( nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta được chia làm 5 loại: - Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên, mật độ 15.000 người/km2. - Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người, mật độ 12.000 người/km2. - Đô thị loại 3: là loại đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn người, mậy độ 10000 người/km2. Đại học Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  6 - Đô thị loại 4: là loại đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10 vạn (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km2. - Đô thị loại 5: là loại đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành tiểu thủ công nghiệpcó vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện, dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng miền núi có thể thấp hơn). 1.1.2.3 Vai trò của đô thị Đô thị thường đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại, văn hoá của xã hội; là sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và văn hoá. Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, là điều kiện cho giao thương và sản xuất phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hoá nhanh chóng. Đô thị tối ưu hoá việc sử dụng năng lượng, con người và máy móc, cho phép vận chuyển nhanh và rẻ, tạo ra thị trường linh hoạt, có năng suất lao động cao. Các đô thị tạo điều kiện thuận lợi phân phối sản phẩm và phân bố nguồn nhân lực giữa các không gian đô thị, ven đô, ngoại thành và nông thôn. Đô thị có vai trò to lớn trong việc tạo ra thu nhập quốc dân của cả nước. Đô thị luôn phải giữ vai trò đầu tàu cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ và văn minh. 1.1.3 Đô thị hóa và tính tất yếu của đô thị hóa 1.1.3.1 Đô thị hoá Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này. “Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [3, 28]. Theo khái niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì sẽ Đại ọc Kin h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  7 không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển CNH và cách mạng khoa học công nghệ. Tóm lại, ĐTH là quá trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị đồng thời phát triển đô thị hiện có theo chiều sâu trên cơ sở hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật và tăng quy mô dân số 1.1.3.2 Phân loại quá trình đô thị hoá Quá trình ĐTH diễn ra trên thế giới có thể phân chia thành 2 loại : - Quá trình ĐTH ở các nước đã phát triển: đặc trưng cho sự phát triển này là nhân tố chiều sâu và sự tận dụng tối đa những lợi ích, hạn chế những ảnh hưởng xấu của quá trình ĐTH. ĐTH diễn ra do nhu cầu công nghiệp phát triển, mang tính tự nhiên. - Quá trình ĐTH ở các nước đang phát triển: có đặc trưng là ĐTH không đi đôi với CNH (trừ một số nước công nghiệp mới - NIC). Sự bùng nổ dân số đô thị quá tải không mang tính tự nhiên mà do sức hấp dẫn từ sự cách biệt sâu sắc về chất lượng cuộc sống giữa đô thị và nông thôn. * Đô thị hoá diễn ra theo hai xu hướng - ĐTH tập trung (ĐTH “hướng tâm”): đó chính là sự tích tụ các nguồn lực tư bản và chất xám hình thành nên các trung tâm đô thị công nghiệp tập trung cao độ, những thành phố toàn cầu như Tokyo, Seoul,... Điều này sẽ dẫn đến xu hướng “CNH co cụm”, khi đó, chỉ những khu vực đô thị trung tâm là nơi thu hút vốn đầu tư, tập trung các hoạt động công nghiệp, trong khi các lĩnh vực vẫn chỉ là nông thôn và sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo tạo ra sự đối lập giữa đô thị và nông thôn, đồng thời gây ra mất cân bằng sinh thái. - ĐTH phân tán (ĐTH “ly tâm”): là xu hướng dịch chuyển đầu tư và hoạt động sản xuất công nghiệp từ các lĩnh vực trung tâm ra các vùng ngoại vi, tạo nên hiệu ứng lan Đại học Ki h tế Hu ế Đề tài thực tập tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Diệp  8 toả, thúc đẩy sự ra đời và hình thành các trung tâm vệ tinh công nghiệp. Điều này dẫn đến tiến trình “CNH lan toả”, các hoạt động công nghiệp ở đô thị trung tâm có xu hướng dịch chuyển ra ngoại vi để chuyển sang các hoạt động công nghiệp mức cao hơn, hay chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Xu hướng này sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân đô thị và nông thôn. 1.1.3.3 Tính tất yếu của quá trình đô thị hoá Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp lên nền kinh tế công nghiệp bằng con đường CNH, đều gắn liền với ĐTH. Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá: tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu và khối lượng GDP. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu hướng tất yếu của sự phát triển. Như vậy, ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình chung của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thể đảo ngược của sự phát triển xã hội. ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới. 1.1. 4 Quan điểm đô thị hóa nông thôn Công nghiệp hoá và cùng với nó là ĐTH trở thành xu thế chung của mọi quá trình chu
Luận văn liên quan