Ngày nay, xã hội càng phát triển nhu cầu về chất dinh dưỡng càng cao, màu sắc trong thực phẩm càng được cải thiện nhằm tăng giá trị cảm quan cho thực phẩm.
Chất màu là một trong các yếu tố quan trọng nhằm mục đích đó. Một trong các chất tạo màu tiêu biểu la Flavonoid, Flavonoid là một trong các nhóm hợp chất polyphenol thường gặp trong thực vật. phần lớn các chất flavonoid có màu vàng ( flavonoid bắt nguồn từ flavus có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên, một số có màu xanh, đỏ, tím, một số khác không màu nhưng cũng thuộc flavonoid.
Các flavonoit là một trong những nhóm hợp chất phong phú và đa dạng vào bậc nhất trong thiên nhiên, có mặt không những chỉ trong những thực vật bậc cao mà còn trong một số thực vật bậc thấp, thậm chí còn có cả trong các loài tảo. Hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoit, chúng cũng là các thành phần hay gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật.
Cho đến nay, flavonoid vẫn là lớp chất được các nhà hoá học các hợp chất thiên nhiên quan tâm nghiên cứu. Có khoảng trên 11000 hợp chất flavonoit đã được biết về cấu trúc.
Flavonoid không những có giá trị về mặt cảm quan mà được khai thác, sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Thực phẩm, mỹ phẩm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong y dược học. Flavonoit có ứng dụng trong y học để điều trị một số bệnh như: viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp cơ thể điều hoà các quá trình chuyển hoá, chống lão hoá, làm bền thành mạch máu, và giảm lương cholesterol trong máu Với các nhà hoá sinh thì cho rằng flavonoit là một chất chống oxi hoá lý tưởng. Hiện nay nhiều flavonoit được phân lập từ thực vật đã được ứng dụng thành các chế phẩm đặc trị bệnh và sử dụng trong bảo quản thực phẩm, được thế giới công nhận là một trong những lớp chất thiên nhiên có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và đột biến của các tế bào trong cơ thể
57 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tách chiết và khảo sát flavonoid trong cây yên bạch (eupatorium odoratum l)tại tphcm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT FLAVONOID TRONG CÂY YÊN BẠCH (EUPATORIUM ODORATUM L )TẠI TPHCM
Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN VĂN BỜI
Sinh viên thực hiện: PHẠM ĐÌNH VỸ
MSSV: 08231951
Lớp: DHHC4
Khoá: 2008-2012
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
TÁCH CHIẾT VÀ KHẢO SÁT FLAVONOID TRONG CÂY YÊN BẠCH (EUPATORIUM ODORATUM L )TẠI TPHCM
Giảng viên hướng dẫn: T.S NGUYỄN VĂN BỜI
Sinh viên thực hiện: PHẠM ĐÌNH VỸ
MSSV: 08231951
Lớp: DHHC4
Khoá: 2008-2012
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
Họ và tên sinh viên : Phạm Đình Vỹ
MSSV: 08231951
Lớp: DHHC4
Chuyên ngành: Công nghệ hóa hữu cơ
Tên đồ án chuyên ngành: Tách chiết và khảo sát flavonoid trong cây Yên Bạch(eupatorium odoratum L. ) tại TPHCM
Nhiệm vụ của đồ án:
Tìm hiểu về cây Yên Bạch.
Tách chiết Flavonoid từ cây Yên Bạch và khảo sát thành phần hóa học.
Định tính và định lượng Flavonoid thu được.
Ngày giao khóa luận: 15/11/2011
Ngày hoàn thành khóa luận: 20/06/2012
Họ tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bời.
Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn
TS. Nguyễn văn cường TS. Nguyễn văn bời
LỜI CẢM ƠN
Đồ án chuyên ngành là một môn học quan trọng, là dịp để củng cố lại các kiến thức đã học trên lý thuyết vừa trang bị thêm những kiến thức hay bổ ích cho sinh viên qua quá trình thực nghiệm. Để có thể hoàn thành tốt đồ án này tôi đã nhận được sự giúp đở từ nhiều phía.
Vì vậy, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, tìm hiểu tư liệu tham khảo từ thư viện, trang bị cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, là môi trường tốt nhất mà tôi đã được học tập.
Quý thầy cô đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian vừa qua, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và thực tế.
Đặc biệt là thầy TS. Nguyễn Văn Bời, đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đồ án chuyên ngành.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn trong khoa đã giúp đở, góp ý để hoàn thành tốt đề tài này.
Một lần nửa xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh , ngày tháng 4 năm 2012
Sinh viên thực hiện.
Phạm Đình Vỹ
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..
Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện:
Nội dung thực hiện:
Hình thức trình bày:
Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng 4 năm 2012
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện:
Nội dung thực hiện:
Hình thức trình bày:
Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:
Tp. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2010
Giáo viên phản biện
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, xã hội càng phát triển nhu cầu về chất dinh dưỡng càng cao, màu sắc trong thực phẩm càng được cải thiện nhằm tăng giá trị cảm quan cho thực phẩm.
Chất màu là một trong các yếu tố quan trọng nhằm mục đích đó. Một trong các chất tạo màu tiêu biểu la Flavonoid, Flavonoid là một trong các nhóm hợp chất polyphenol thường gặp trong thực vật. phần lớn các chất flavonoid có màu vàng ( flavonoid bắt nguồn từ flavus có nghĩa là màu vàng). Tuy nhiên, một số có màu xanh, đỏ, tím, một số khác không màu nhưng cũng thuộc flavonoid.
Các flavonoit là một trong những nhóm hợp chất phong phú và đa dạng vào bậc nhất trong thiên nhiên, có mặt không những chỉ trong những thực vật bậc cao mà còn trong một số thực vật bậc thấp, thậm chí còn có cả trong các loài tảo. Hơn một nửa rau quả thường dùng có chứa flavonoit, chúng cũng là các thành phần hay gặp trong dược liệu có nguồn gốc thực vật.
Cho đến nay, flavonoid vẫn là lớp chất được các nhà hoá học các hợp chất thiên nhiên quan tâm nghiên cứu. Có khoảng trên 11000 hợp chất flavonoit đã được biết về cấu trúc.
Flavonoid không những có giá trị về mặt cảm quan mà được khai thác, sử dụng trong nhiều lĩnh vực: Thực phẩm, mỹ phẩm và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong y dược học. Flavonoit có ứng dụng trong y học để điều trị một số bệnh như: viêm nhiễm, dị ứng, loét dạ dày và hành tá tràng, giúp cơ thể điều hoà các quá trình chuyển hoá, chống lão hoá, làm bền thành mạch máu, và giảm lương cholesterol trong máuVới các nhà hoá sinh thì cho rằng flavonoit là một chất chống oxi hoá lý tưởng. Hiện nay nhiều flavonoit được phân lập từ thực vật đã được ứng dụng thành các chế phẩm đặc trị bệnh và sử dụng trong bảo quản thực phẩm, được thế giới công nhận là một trong những lớp chất thiên nhiên có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và đột biến của các tế bào trong cơ thể
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về cây yên bạch
1.1.1. Mô tả chung về cây yên bạch[1]
Tên khoa học: Chromolaena odorata (L.) King et Robinson hay Eupatorium odoratum L..
Tên Việt Nam :Cỏ Lào, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây Lốp bốp, Cây Ba bớp, Cây Phân xanh, Cỏ Nhật
Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)
Hình 1.1. Cây Yên Bạch
Mô tả:
Thân: cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m. cành nằm ngang, có lông mịn.
Lá: mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân chính.
Hoa: cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung quanh gồm nhiều lá bắc xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.
Trái: trái bế hình thoi, 5 cạnh, có lông
Nơi sống và thu hái: cây có nguồn gốc ở đảo Angti, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng đồi núi khắp nơi. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa. Nó có khả năng tái sinh rất mạnh, cho năng suất cao 20-30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm. Thường dùng tươi.
1.1.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Yên Bạch
1.1.2.1. Tinh dầu
Tác giả Vũ Ngọc Lộ, Nguyễn Xuân Dũng, Lê Kim Biên và các cộng sự trích ly tinh dầu lá và hoa cây Yên Bạch bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, sau đó phân tích tinh dầu bằng sắc ký mao quản. Kết quả về mặt định tính thành phần tinh dầu của lá và hoa cây Yên Bạch tương tự nhau nhưng về mặt định lượng khác nhau tương đối lớn. Các thành phấn chính của tinh dầu lá và hoa cây Yên Bạch như sau
Tinh dầu trích từ lá (0,16%) : geiren (42,54%), acetat bornil (3,46%) và
β-cubeben (12,51%)
Tinh dầu trích từ hoa (0,01%) : geiren (7,98%), acetat bornil (22,93%) và
β-cubeben (26,1%)
1.1.2.2.các hợp chất khác
Năm 1967 M.HAHMAD và M.N.NABI dùng phương pháp chiết xuất cây Yên Bạch bằng dung môi alcol etil, kế đến ete dầu hỏa và cô lập được alcol ceril, C26H54O và các sterol α-,β-,γ-sitosterol.
Năm 1973 P. K. BOSE tách chiết các flavonoid và cô lập isosakuranetin (1) bằng phương pháp sắc ký cột silicagen từ dịch trích aceton. Ngoài ra, ông còn cô lập một chalcon là odoratin (2) cũng bằng phương pháp sắc ký cột silicagen nhưng từ dịch trích eter dầu hỏa (60-80oC).
Năm 1974 SUNIL K .TALAPATRA trích ly các triterpen và flavonoid bằng phương pháp chiết xuất với dung moi eter dầu hỏa và thực hiện tách chiết với sắc ký cột silicagen. Kết quả cô lập được hỗn hợp lupeol và β-amyrin từ phân đoạn rửa giải bằng benzen và một flavonoid là salvigenin (3) từ phân đoạn clorofrom. Đến năm 1977 cùng với các hợp chất này ông cô lập được thêm một triterpen mới là epoxilupeol.
Năm 1978, ngoài hợp chất odoratin, EUGENE O. ARENE cô lập thêm hai hợp chất flavonoid mới là isosakuranetin 7-metil eter (4) và 4’,5-dihidroxi-3’,7-dimetoxiflavon (5).
Năm 1978, R. N. BARUA nghiên cứu các flavonoid từ cây Yên Bạch bằng phương pháp trích ly với dung môi clorofrom, thực hiên sắc ký trên cột silicagen và cô lập được các hợp chất sau đây:
2’-hidroxi-3,4,4’,5’,6’-pentametoxichalcon (6).
4,2’-ihiroxi-4’,5’,6’-trimetoxichalcon (7).
4’,hidroxi-5,6,7-trimetoxiflavonon (8).
4’,5,6,7-tetrametoxiflavon (9).
3’,4’,5,6,7-pentametoxiflavon (10)
Đến năm 1992, MOHAMADA HAI cô lập từ cây Yên Bạch một hợp chất chalcon 2’,4-dihidroxi-4’,5’,6’-trimetoxichalcon và 2 hợp chất flavanon là 4’,5,6,7-tetrametoxiflavanon (11) và 4’-hidroxi-5,6,7-trimetoxiflavanon (12). Năm 1995, ông tiếp tục nghiên cứu và cô lập được một flavon mới là 2,5-dihidroxi-5’,7-dimetoxiflavanon (13).
Năm 1995, tác giả Nguyễn Thị Diễm Trang đã cô lập từ là Yên Bạch thu hái tại Cầu Giấy Hà Nội hai chalcon là odoratin và 2’,4-dihidroxi-4’,5’,6’,-trimetoxichalcon.
1.1.3.Tác dụng chữa bệnh của cây Yên Bạch
Chữa vết thương phần mềm: do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và ngọn Yên Bạch tươi một nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.
Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn Yên Bạch tươi một nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30 – 50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50 ml x 3 lần/ngày liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang một củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500 – 600ml nước cháo loãng.
Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (Người bệnh có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid). Ngọn Yên Bạch và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguôi; đắp gói thuốc rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.
1.2. Tìm hiểu về Flavonoid [6]
1.2.1. Giới thiệu chung
Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, có ở phần lớn các bộ phận của các loại thực vật bậc cao, đặc biệt là ở hoa (màu vàng trong hoa hòe...). Về cấu trúc hoá học Flavonoid có khung cơ bản là C6-C3-C6 gồm 2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 cacbon, cấu trúc có thể là vòng kín hoặc mở.
Trong đa số trường hợp thì mạch 3 cacbon đóng vòng với vòng A và tạo nên 1 dị vòng có oxy (vòng C). Tuỳ theo vị trí gắn của vòng bezen B vào dị vòng ở C2 hoặc C3, ta có các hợp chất Flavonoid có nhân Flavan hay Isoflavan.
Tại các vòng có đính một hoặc nhiều nhóm hydroxyl tự do hoặc đã thay thế một phần, vì vậy về bản chất chúng là các polyphenol có tính axit.
Trong thực vật, Flavonoid tồn tại chủ yếu ở hai dạng: dạng tự do (aglycol) và dạng liên kết với glucid (glycozit). Trong đó, dạng aglycol thường tan trong các dung môi hữu cơ như ete, aceton, cồn nhưng hầu như không tan trong nước, còn dạng glycozit thì tan trong nước nhưng không tan trong các dung môi không phân cực như aceton, benzen, chloroform.
1.2.2. Nguồn gốc
Cũng giống vitamin C, các flavonoid được khám phá bởi các nhà sinh hoá nổi tiếng nhất của thế kỷ XX: Albert Szent-Gyorgyi (1893 – 1986). Ông nhận giải nobel năm 1937 với những khám phá quan trọng về đặc tính của viâtmin C và flavonoid.
Hình 1.2. Albert Szent-Gyorgyi
1.2.3. Cấu trúc
Flavonoids là một chuỗi polyphenolic gồm 15 nguyên tử carbon và hai vòng benzen liên kết bởi một đường thẳng có 3 carbon
Khung ở trên, có thể được mô tả hệ thống như C6C3C6.
Cấu trúc hoá học của flavonoids dựa trên cơ sở là một khung 15C với một Chromanne vòng thơm B thứ hai ở vị trí 2, 3, hay 4.
Flavonoid gồm 2 vòng thơm và một vòng pyran
Vòng thơm bên trái gọi là vòng A.
Vòng thơm bên phải gọi là vòng B.
Vòng trung gian C chứa nguyên tử oxy gọi là vòng pyran.
1.2.4. Phân loại và tính chất
Flavonoid tạo được phức với các ion kim loại mà chính các ion kim loại này là xúc tác của nhiều phản ứng oxy hoá.
Do từng phân nhóm của flsvonoid có cấu tạo riêng, chúng vừa có tính chất chung vừa có những khác biệt về tính chất vật lý và hoá học.
Trong thực vật các hợp chất trên thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp của các dẫn suất, với tỷ lệ khác nhau, tuỳ thuộc nguồn gốc thực vât.
Flavonoid có cấu trúc mạch C6C3C6,đều có 2 vòng thơm. Tuỳ thuộc vào cấu tạo của mạch C trong bộ khung C6C3C6, flavonoid được phân thành các nhóm sau:
Eucoflavonoid: Flavon, flavonol, flavanon, flavanol, chalcon, antocyanin, anthocyanidin.
Isoflavonoid: isolavon, isoflavanon, rotenoid.
Neoflavonoid: calophylloid.
Biflavonoid và triflavonoid.
1.2.4.1. Eucoflavonoid
Eucoflavonoid bao gồm các nhóm: anthocyanidin, flavan, flavan 3-ol, flavan 4-ol,flavan 3,4-diol, flavanon, 3-hydroxy flavanon, flavon, flavonol, dihydrochalcon, chalcon, auron.
1.2.4.1. 1.Flavon và Flavonol
- Là hợp chất phân cực nên tan trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ
- Hơ tờ giấy có nhỏ dịch chiết trên miệng lọ ammoniac cho màu vàng sáng
- Acid sunfuaric nhỏ lên các dẫn chất flavon, flavonol cho màu vàng đậm
- Dung dịch SbCl5/CCl4 :màu vàng đậm
Flavon rất phổ biến trong thực vật: Thông, hoàng cầm (rễ), mè (lá). Cây anh thảo, cây laapirenin và luteolin.
1.2.4.1.2. Flavanon và flavanol
Flavanon là những chất không màu nhưng khi làm phản ứng cyanidin thì cho màu rõ hơn flavon, ngoài ra flavanon có điểm chảy thấp hơn flavon tương ứng, dựa vào đây có thể sơ bộ nhận biết .
Vòng dihydropyron của flavanon kém bền nên dễ bị mở vòng bởi kiềm hoặc acid để chuyển thành chalcon có màu vàng đậm.
Flavanol
Flavanol là các chất không màu, nhưng khi tác dụng với dung dịch acid vô cơ thì có màu đỏ
Dễ bị oxi hoá và trùng hợp hoá nên việc phân lập chất tinh khiết gặp khó khăn.
1.2.4.1.3. Chalcon
Có 2 vòng A và B nối với nhau bởi một mạch hở 3 cacbon, không có dị vòng cacbon như các flavonoid khác. Chalcon có chủ yếu trong một số hoa của họ cúc (Asteraceae). Để nhận biết chalcon có thể dùng hơi amoniac màu chuyển sang đỏ cam hay đỏ. Ngoài ra chalcon có thể có trong các bộ phận khác của cây như vỏ, lá, quả, rễ
Kém bền trong môi trường kiềm
Tác dụng với dung dịch FeCl3: cho kết tủa xanh thẫm hoặc xanh nhạt tuỳ theo số lượng nhóm hydroxyl trong phân tử
Dễ tan trong nước nóng, rượu, tạo dung dịch không màu, không tan trong các dung môi không phân cực hoặc ít phân cực như benzen hoặc Chloroform.
Dưới tác dụng của H+ hoặc OH-, chalcon có thể chuyển sang flavanon
Khi tạo liên kết glycosid phần đường nối vào vị trí 4, một số ở 2 thành rượu.
1.2.4.1.4. Anthocyanidin, antocyanin
Đây là sắc tố rất tố rất quan trọng trong thực vật. Trong hầu hết các sắc tố này đều ở dạng glycosid
Dung dịch authocyanidin dễ bị oxy hóa bởi bisulfit kềm và dễ bị oxy hóa nên ít được dùng làm phẩm màu
Về cấu trúc nhóm này khác với các flavonoid khác ở chỗ không có nhóm
cacbonyl ở C4 và luôn luôn có các nhóm oza gắn vào OH. Các nhóm oza phổ biến là glucoza, galactoza, arabinoza, fructoza
Anthocyanidin có tính base đủ mạnh để tạo thành muối bền với acid vô cơ.
Chúng tạo dung dịch màu đỏ trong acid và màu xanh da trời trong môi trường kiềm.
Ở dạng base tự do, anthocyanidin là chất đồng phân với flavanon.
Là dẫn xuất của flavon mà nhóm carbonyl bị khử
Các dẫn xuất flavan-3,4-diol đều không màu, có tính quang hoạt
Không màu, nhưng khi tác dụng với dung dịch acid vô cơ thì có màu đỏ
Dễ bị oxi hoá và trùng hợp hoá nên việc phân lập chất tinh khiết gặp khó khăn
Anthocyanidin thường tồn tại dưới dạng glycozit, gọi là anthocyanin
Một vài hợp chất kiểu anthocyanidin
1.2.4.2. Isoflavonoid (isoflavon, isoflavanon, rotenoid)
Isoflavonoid bao gồm nhiều nhóm khác nhau: isoflavan, isoflav-3-ene, isoflavan-4-ol, isoflavanon, isoflavon, rotenoid, pterocarpan, coumestan, 3-arylcoumarin, coumaronochromen, coumaronochromon, dihyroisochalcon, homo-isoflavon . Isoflavonoid thường gặp trong họ Đậu - Fabaceae.
Isoflavan
Ví dụ glabridin là một thành phần flvonoid gặp trong rễ cam thảo.
Isoflav-3-ene.
Ví dụ glabren cũng có trong rễ cam thảo.
Isoflavan -4-ol. (=Isoflavanol)
Ví dụ lapathinol trong cây Polygonum lapathifolium.
Isoflavon
Isoflavon là nhóm lớn nhất của isoflavonoid. Có 364 chất đã biết. Daizein và một số chất khác có trong sắn dây (xem chương dược liệu chứa carbohydrat) là ví dụ.
Isoflavonoids tất cả không có màu sắc. Nó được tạo thành từ axetat theo cơ chế đóng vòng với phenylalamine, cinnamate dẫn xuất được sát nhập vào vòng B và C-2,3, và-4 của dị vòng.
1.2.4.3. Neoflavonoid
Neoflavonoid chỉ có giới hạn trong một số loài thực vật.
4-arylchroman
Ví dụ chất brasilin có trong cây tô mộc - Caesalpinia sappan.
4-aryl coumarin
Ví dụ calophyllolid trong cây mù u
- Calophyllum inophyllum.
Dalbergion
Những chất Dalbergion có vòng C mở vòng. Một ví dụ là chất 4-methoxy dalbergion (có 2 đồng phân) có trong một số cây thuộc chi Dalbergia.
Phân tử của các hợp chất ở các phân nhóm trên đều có 2 vòng thơm, mang nhóm hyđroxyl với số lượng và vị trí khác nhau, tuỳ thuộc từng chất.
Các hợp chất này có cấu trúc mạch C6C3C6 ,nhưng khung cầu nối C3 giữa 2 nhân thì khác nhau tuỳ thuộc từng loại hợp chất.
Mạch cầu nối có thể là mạch hở (chalcon), một vòng đơn (flavanon), hoặc vòng có nối đôi (flavon, flavonol).
1.2.4.4. Biflavonoid và triflavonoid
Những flavonoid dimer và trimer đã có nói đến trong phần flavan-3-ol và flavan 3,4 diol. Những hợp chất đó được gọi là proanthocyanidin. Ở đây là những biflavonoid tạo thành từ flavon, flavanon, dihydroflavonol, chalcon, dihydro chalcon, auron, isoflavon.
Biflavon mà cấu trúc gồm 2 đơn vị flavon được biết trước tiên. Chất điển hình là amentoflavon tạo thành từ 2 phân tử apigenin nối theo dây nối carbon-carbon ở vị trí 3', 8''.
Ngoài ngành hạt trần mà chủ yếu là họ Cupressaceae, người ta còn tìm thấy các biflavonoid trong ngành rêu. Đối với cây có 2 lá mầm thì gặp trong một số họ như Anacardiaceae, Clusiaceae, Euphorbiaceae, Hypericaceae. Đối với cây một lá mầm thì gặp trong họ Iridaceae.
1.2.5. Các phương pháp định tính và định lượng [6]
1.2.5.1. Định tính
Một số phản ứng định tính (chủ yếu với nhóm euflavonoid)
- Tác dụng của FeCl3: Tùy theo nhóm flavonoid và tùy theo số lượng vị trí nhóm OH trong phân tử mà cho màu lục, xanh, nâu.
- Tác dụng của kiềm. Nếu hơ một tổ chức thực vật như cánh hoa, nhát cắt của gỗ hoặc tờ giấy thấm có nhỏ dịch chiết trên miệng lọ ammoniac thì có màu vàng tăng lên tùy theo nồng độ flavonoid và tùy theo nhóm flavonoid. Flavon và flavonol cho màu vàng sáng, anthocyanidin cho màu xanh dương. Chalcon và auron có thể cho màu đỏ da cam. Một số nhóm khác như flavan-3-ol, flavanon, isoflavon màu không thay đổi. Tuy nhiên nếu thực hiện trong ống nghiệm với dung dịch alkali thì một số dẫn chất flavan-3-ol lại cho màu vì dễ bị oxy hoá, còn flavanon dễ bị isomer hoá thành chalcon nên nếu để một lúc lại cho màu vàng đậm đến đỏ.
- Tác dụng của NaOH đậm đặc và đun nóng (phân hủy kiềm). Đun flavonoid với dung dịch KOH 30% thì sẽ mở vòng C rồi dẫn đến tạo thành dẫn chất acid thơm và dẫn chất phenol. Tùy theo nhóm thế và vị trí thế vào vòng A và B mà có các dẫn chất acid thơm và phenol khác nhau. Có thể xác định các dẫn chất này bằng phương pháp sắc ký đối chiếu với chất mẫu, kết quả thu được dùng để góp phần biện luận cấu trúc. Ví dụ khi phân huỷ chất Chrysin thì thu được phloroglucin, acid benzoic.
- Tác dụng của H2SO4 đậm đặc:
Acid H2SO4 khi nhỏ lên các dẫn chất flavon, flavonol thì cho màu vàng đậm. Đối với chalcon và auron cho màu đỏ, đỏ thắm, đỏ tươi. Flavanon cho màu đỏ cam rồi đỏ thắm, có thể do chuyển flavanon thành chalcon.
- Tác dụng của antimoin pentachlorid (Phản ứng Martini Bettolo.)
SbCl5 trong CCl4 cho màu từ đỏ đến tím với chalcon, vàng đến vàng cam với flavon. Dihydrochalcon thì mất nối đôi liên hiệp giữa nhóm carbonyl và vòng B nên không cho màu với SbCl5 hoặc với H2SO4.
- Phản ứng cyanidin (Phản ứng Shinoda hay Willstater)
Đây là phản ứng khử hay được sử dụng nhất để tìm sự có mặt của các dẫn chất nhóm flavonoid. Dung dịch flavonoid trong ethanol, thêm bột Mg rồi nhỏ từ từ HCl