Thời kỳ tiền sử và sơ sử, người Việt cổ đã quan niệm về linh hồn và có niềm tin về thế giới bên kia, con người đã nhận thức về cái chết, từ đó đặt nhiều tục lệ, nghi lễ khi một người nào đó qua đời. Ví dụ, từ xa xưa, người Việt cổ đã biết chôn người chết trong hang hoặc gần bếp lửa cùng với đồ tuỳ tang (điều này thể hiện được một phần địa vị xã hội của người chết). Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra nhiều mộ táng với nhiều cách chôn khác nhau ở các di tích văn hoá cổ như nền văn hoá Hoà Bình ở tỉnh Hoà Bình, nền văn hoá Bắc Sơn ở tỉnh Lạng Sơn
Qua tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử văn hoá lâu dài, đến xuyên suốt những thời kỳ sau, thời kỳ văn hoá Việt Nam tiếp xúc và giao lưu với văn hoá khu vực, thì trong quan điểm tư duy của người Việt đã phần nào bị ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bởi các nền văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nền văn hóa Trung Hoa. Điều này không những không làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống mà còn bồi đắp thêm để văn hoá truyền thống phong phú đặc sắc hơn. Nó ảnh hưỏng rộng khắp đến các lĩnh vực văn hoá của người Việt như: tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật Tang ma là một trong những yếu tố của tín ngưỡng, phong tục người Việt, do đó, nó cũng chịu ảnh hưởng phần nào của việc giao lưu, tiếp biến văn hoá nhưng vẫn mang đậm truyền thống dân tộc. Nghiên cứu về nghi thức tang ma không phải là một đề tài mới, vì tang ma là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng của con người, ở mọi nơi hàng ngày con người vẫn phải chết đi, vì thế các phong tục tang ma không xa lạ với chúng ta. Hơn nữa, phong tục tang ma cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá ở nước ta.
Trong phong trào nếp sống mới, đặc biệt là ở đô thị, việc tang ngày nay được đơn giản hóa rất nhiều. Những tục lệ, nghi thức cổ rưởm rà được lược đi nhiều, chỉ tổ chức khâm liệm rồi chuyển cữu ra phòng nghi thức để mọi người tới viếng trong khoảng hai, ba giờ, rồi tiếp đó làm lễ vĩnh biệt người quá cố, sau bài điếu văn là linh cữu được chuyển lên xe tang hướng về nghĩa trang.
Tuy nhiên, với đặc trưng của văn hoá nông thôn, kế thừa những tín ngưỡng từ xa xưa, việc tang ma tại các vùng quê vẫn mang đậm nét cổ truyền, chỉ tuỳ hoàn cảnh kinh tế mà gia giảm, thêm bớt. Để nhằm hiểu rõ và sâu sắc hơn những ý nghĩa xung quanh vấn đề tang ma ở nông thôn Việt Nam, bài viết này tìm hiểu về phong tục tang ma tại vùng quê Thái Sơn- một vùng nông thôn của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang qua những nghi lễ truyền thống đến các quan điểm tư tưởng được tiếp nhận bên ngoài, tất cả cùng cộng hưởng để tạo nên những nghi lễ, quan niệm rất đặc sắc trong tang ma mà vẫn giữ gìn, tiếp nhận đến tận ngày nay.
Hiệp Hoà là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng. Theo nhiều chứng tích còn ghi lại, con người đã có mặt trên vùng đất Hiệp Hoà ngay từ thời kỳ đồ đá, những xóm làng đầu tiền hình thành dọc hai bên sông Cầu. Năm 2006, dân số của huyện là 300.000 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 44,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm 95%.
Làng Quế Sơn là một làng cổ của xã Thái Sơn thuộc huyện Hiệp Hoà có truyền thống từ rất lâu đời. Tại đây có di tích Lăng họ Ngọ là nơi lưu giữ thi hài Phương Quận công Ngọ Công Quế được xây dựng từ năm 1697. Như vậy có thể thấy, cùng với tiến trình phát triển của lịch sử, văn hoá làng xã vẫn lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống. Những đặc trưng đó được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã được chuẩn mực hoá từ lâu. Trong quá trình đổi mới kinh tế, làng xã có nhiều biến động nhưng dường như vẫn cố gắng gìn giữ những phong tục, tập quán, truyền thống của làng như: ma chay, cưới hỏi, lễ hội
Dựa vào phương pháp thu thập thông tin phỏng vấn sâu ( 5 đối tượng là các thành viên của làng Quế Sơn được lựa chọn có tính tới yếu tố lứa tuổi, giới, uy tín, xã hội, vai trò trong làng xã) và phương pháp quan sát ( 2 đám tang tại làng), tác giả đi vào tìm hiểu tính cố kết trong đời sống văn hoá- tín ngưỡng mà cụ thể là hoạt động thực thao phong tục tang ma, một hoạt động chứa nhiều giá trị tín ngưỡng, niềm tin, ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống nông thôn, việc thực hành tín ngưỡng, hình thành văn hoá làng xã nơi đây. Đồng thời nghiên cứu những yếu tố tác động qua lại giữa niềm tin về cái chết trong việc thực hành nghi lễ tang ma, nghi lễ thực thao và lối sống trong cộng đồng làng xã.
33 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4198 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tang ma ( Xã hội học văn hóa - Nghiên cứu ở Hiệp Hòa Bắc Giang ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt vấn đề
Thời kỳ tiền sử và sơ sử, người Việt cổ đã quan niệm về linh hồn và có niềm tin về thế giới bên kia, con người đã nhận thức về cái chết, từ đó đặt nhiều tục lệ, nghi lễ khi một người nào đó qua đời. Ví dụ, từ xa xưa, người Việt cổ đã biết chôn người chết trong hang hoặc gần bếp lửa cùng với đồ tuỳ tang (điều này thể hiện được một phần địa vị xã hội của người chết). Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra nhiều mộ táng với nhiều cách chôn khác nhau ở các di tích văn hoá cổ như nền văn hoá Hoà Bình ở tỉnh Hoà Bình, nền văn hoá Bắc Sơn ở tỉnh Lạng Sơn…
Qua tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử văn hoá lâu dài, đến xuyên suốt những thời kỳ sau, thời kỳ văn hoá Việt Nam tiếp xúc và giao lưu với văn hoá khu vực, thì trong quan điểm tư duy của người Việt đã phần nào bị ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bởi các nền văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nền văn hóa Trung Hoa. Điều này không những không làm mất đi những giá trị văn hoá truyền thống mà còn bồi đắp thêm để văn hoá truyền thống phong phú đặc sắc hơn. Nó ảnh hưỏng rộng khắp đến các lĩnh vực văn hoá của người Việt như: tín ngưỡng, phong tục, nghệ thuật… Tang ma là một trong những yếu tố của tín ngưỡng, phong tục người Việt, do đó, nó cũng chịu ảnh hưởng phần nào của việc giao lưu, tiếp biến văn hoá nhưng vẫn mang đậm truyền thống dân tộc. Nghiên cứu về nghi thức tang ma không phải là một đề tài mới, vì tang ma là một trong những nghi lễ vòng đời quan trọng của con người, ở mọi nơi hàng ngày con người vẫn phải chết đi, vì thế các phong tục tang ma không xa lạ với chúng ta. Hơn nữa, phong tục tang ma cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hoá ở nước ta.
Trong phong trào nếp sống mới, đặc biệt là ở đô thị, việc tang ngày nay được đơn giản hóa rất nhiều. Những tục lệ, nghi thức cổ rưởm rà được lược đi nhiều, chỉ tổ chức khâm liệm rồi chuyển cữu ra phòng nghi thức để mọi người tới viếng trong khoảng hai, ba giờ, rồi tiếp đó làm lễ vĩnh biệt người quá cố, sau bài điếu văn là linh cữu được chuyển lên xe tang hướng về nghĩa trang.
Tuy nhiên, với đặc trưng của văn hoá nông thôn, kế thừa những tín ngưỡng từ xa xưa, việc tang ma tại các vùng quê vẫn mang đậm nét cổ truyền, chỉ tuỳ hoàn cảnh kinh tế mà gia giảm, thêm bớt. Để nhằm hiểu rõ và sâu sắc hơn những ý nghĩa xung quanh vấn đề tang ma ở nông thôn Việt Nam, bài viết này tìm hiểu về phong tục tang ma tại vùng quê Thái Sơn- một vùng nông thôn của huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang qua những nghi lễ truyền thống đến các quan điểm tư tưởng được tiếp nhận bên ngoài, tất cả cùng cộng hưởng để tạo nên những nghi lễ, quan niệm rất đặc sắc trong tang ma mà vẫn giữ gìn, tiếp nhận đến tận ngày nay.
Hiệp Hoà là một huyện trung du thuộc tỉnh Bắc Giang, là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng. Theo nhiều chứng tích còn ghi lại, con người đã có mặt trên vùng đất Hiệp Hoà ngay từ thời kỳ đồ đá, những xóm làng đầu tiền hình thành dọc hai bên sông Cầu. Năm 2006, dân số của huyện là 300.000 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 44,8% dân số, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp. Lao động chưa có chuyên môn kỹ thuật chiếm 95%.
Làng Quế Sơn là một làng cổ của xã Thái Sơn thuộc huyện Hiệp Hoà có truyền thống từ rất lâu đời. Tại đây có di tích Lăng họ Ngọ là nơi lưu giữ thi hài Phương Quận công Ngọ Công Quế được xây dựng từ năm 1697. Như vậy có thể thấy, cùng với tiến trình phát triển của lịch sử, văn hoá làng xã vẫn lưu giữ, bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống. Những đặc trưng đó được thể hiện trong mỗi gia đình với gia phong đã được chuẩn mực hoá từ lâu. Trong quá trình đổi mới kinh tế, làng xã có nhiều biến động nhưng dường như vẫn cố gắng gìn giữ những phong tục, tập quán, truyền thống của làng như: ma chay, cưới hỏi, lễ hội…
Dựa vào phương pháp thu thập thông tin phỏng vấn sâu ( 5 đối tượng là các thành viên của làng Quế Sơn được lựa chọn có tính tới yếu tố lứa tuổi, giới, uy tín, xã hội, vai trò trong làng xã) và phương pháp quan sát ( 2 đám tang tại làng), tác giả đi vào tìm hiểu tính cố kết trong đời sống văn hoá- tín ngưỡng mà cụ thể là hoạt động thực thao phong tục tang ma, một hoạt động chứa nhiều giá trị tín ngưỡng, niềm tin, ảnh hưởng trực tiếp tới lối sống nông thôn, việc thực hành tín ngưỡng, hình thành văn hoá làng xã nơi đây. Đồng thời nghiên cứu những yếu tố tác động qua lại giữa niềm tin về cái chết trong việc thực hành nghi lễ tang ma, nghi lễ thực thao và lối sống trong cộng đồng làng xã.
Khái niệm tang ma
Theo Vinh Hồ, tác giả cuốn “Tang ma theo tục lệ cổ truyền”: Tang là sự đau buồn khi có người thân mới chết, là lễ chôn cất người chết (an táng, mai táng), là dấu hiệu (áo, mũ, khăn…) để tỏ lòng thương tiếc người chết.
Tang chế là phép tắc quy định việc đưa đám và để tang.
Tang lễ ( lễ tang) là nghi lễ chôn cất người chết.
Từ đó có những từ: tang phục, tang sự, tang gia, tang chủ, đám tang, để tang, bịt khăn tang, đeo băng tang, mãn tang, xả tang, tống tang, hộ tang…
Ma ( ma chay) là lễ chôn cất và cúng người chết theo tục lệ cổ truyền. Đám ma còn gọi là đám tang.
Như vậy: tang ma có nghĩa là lễ chôn cất cúng kính cùng những quy định về việc để tang và đưa đám người thân mới chết.
Khi có tang ma, người ta thường đem tiền hay đồ lễ đến việc để tỏ lòng thương tiếc người chết và thăm hỏi, chia buồn cùng tang quyến, gọi là phúng viếng hay phúng điếu. Điếu ca là bài thơ tỏ lòng thương tiếc người đã chết. Điếu văn là bài văn tỏ lòng thương tiếc người chết (đọc khi làm lễ tang).
Con người sinh ra, lớn lên, học hành, thi cử, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập công danh sự nghiệp, dù có hiển hách đến đâu cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão bệnh tử trở về cát bụi, để lại bao niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại.
Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa hai thái cực: Một bên quan niệm coi cái chết là bước vào cuộc sống mới ở thế giới bên khác, nên việc tang ma được coi là việc đưa tiễn người chết sang một thế giới khác, một kiếp đầu thai khác. Một bên quan niệm trần tục coi chết là hết nên việc tang ma thể hiện niềm tiếc thương đau xót của những người còn sống với người đã chết.
Khác với Vinh Hồ, Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “ Văn hoá tâm linh” thì cho rằng: Tang là cây dâu, nương dâu, ta thường nói cuộc bể dâu để chỉ về sự biến đổi tang thương, đó là sự tiêu biến, tiêu đi, mất đi. Tang ma chỉ sự mất đi, biến đổi của đời người. Người Việt xưa thường quan niệm cái chết theo Nho giáo, “ Tử tất quy thổ, cốt nhục tê ư hạ âm vi giả thổ, kỳ khí phát dương ư thượng vi chiêu minh”.( Tức là chết tất trở về với đất, xương thịt xuống thấp tan biến vào trong đất, còn khí dương bay lên cao trong sáng rực rỡ).
Theo tác giả Nguyệt Hạ trong cuốn “Phong tục hôn lễ- tang lễ- tế lễ Việt Nam” thì Tang là nghi lễ chôn cất người chết để bày tỏ lòng thương tiếc đối với người qua đời. Khi loài người còn ở thời sơ khai, lạc hậu, việc chôn cất không được đặt ra và thường mang vất ở rừng sâu hoặc vực thẳm. Trải qua các thời đại, nền văn hoá mỗi ngày được nâng cao và có lẽ trước tiên việc tang lễ được áp dụng cho các bậc cha mẹ, tức là người gần gũi nhất và có công ơn dưỡng dục nhiều nhất, sau đó mới phổ biến dần dần đến họ hàng thân thuộc và trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Tang lễ cũng thể hiện rất rõ tính cộng đồng: nhà có tang, việc thì nhiều mà người nhà không còn đủ tỉnh táo, minh mẫn nữa, nên bà con làng xóm bao giờ cũng chạy tới giúp rập, lo toan chỉ bảo mọi việc. Người Việt Nam quan niệm “ bán anh em xa mua láng giềng gần” nên khi nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những trợ giúp nhau mà còn để tang nhau: Họ dương ba tháng/ Láng giềng ba ngày; hay Láng giềng còn để ba ngày/ Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không.
Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa ông bà, cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên. Nghi lễ này chính là biểu hiện của đạo hiếu, “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần cộng đồng của người dân nông thôn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Mô tả lễ tang tại Hiệp Hoà- Bắc Giang
Với ý thức lấy tâm thành thương tiếc người quá cố làm trọng, giảm thiểu những nghi lễ thiên về hình thức- mặc dù các hình thức ấy được đặt để với chủ ý muốn giáo dục con cháu không quên ơn nghĩa của người đã sinh thành- dần dần sau này tang lễ ( của bất kỳ người nào) cũng đã giảm thiểu nhiều, phù hợp với xã hội.
Sách Thọ Mai gia lễ gồm trên 40 nghi thức nhưng trong những gì quan sát được của đám ma tại Hiệp Hoà, Bắc Giang, thì những nghi thức này đã được giản lược đi nhiều, cụ thể, tác giả bài viết mô tả một số nghi lễ chính như sau:
3.1. Lễ mộc dục
Đây là một trong các nghi lễ quan trọng để đưa tiễn người quá cố sang thế giới bên kia. Qua ảnh có thể mọi người chăm sóc di hài người chết một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Trước khi mặc quần áo là lễ tắm gội. Thông thường, lúc tắm gội cho người chết thường vừa để sẵn một con dao nhỏ, một vuông vải (khăn), một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở đồ ông rau, một nồi nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng khác. Cha chết thì con trai vào tắm rửa, mẹ chết thì con gái vào tắm rửa. Lấy vuông vải dấp vào nước thơm rồi lau ngũ vị, lau mặt, lau mình cho sạch rồi lấy lược chải tóc lấy sợi vải buộc tóc, lấy khăn khác lau hai tay hai chân, lại lấy dao cắt móng tay, móng chân, mặc quần áo cho chỉnh, đeo găng tay và tất chân. Móng tay và móng chân gói lại, trên để trên, dưới để dưới, để vào trong quan tài. Dao, lược, thìa và nước đem đi chôn; rước thi thể đặt lên giường.
Trong bức ảnh trên, người chết là một người phụ nữ cao niên, được thọ nên mặc y phục màu đỏ
“ Khi chồng tôi mất thì các con tôi đi làm ăn xa chưa về được, tôi phải tự tay tắm rửa, thay quần áo cho ông ấy. Tội lắm! Có các dì mua quần áo mới cho ông ấy chứ tôi có tâm trí nào mà nghĩ đến nữa. Theo các đám khác thì tôi tắm cho ông ấy bằng nước thơm, lần đó là tôi lấy nước ấm có bỏ lá mùi vào. Lá chanh cũng được. Vừa lau người mà tôi không dám khóc, người ta bảo trước lúc phát tang không được khóc, sợ người chết lưu luyến mà không siêu thoát được.” (Bà X, phiếu số 15).
Có thể thấy, nghi lễ đặt ra là một chuyện và việc thực hành nghi lễ lại cũng khác bởi tuỳ vào từng hoàn cảnh, điều kiện mà việc thực hành nghi lễ đó có thống nhất và hệ thống hay không.
3.2. Lễ phạn hàm hay lễ ngậm hàn
Nghi lễ này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Theo tục xưa, bỏ gạo và tiền vào miệng để tránh tà ma, ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa được siêu thoát. Theo “ Thọ mai gia lễ”, lễ này được tiến hành như sau: lấy ít gạo nếp xát cho sạch, ba đồng tiền mài cho sáng ( nhà giàu có thể dùng vàng hoặc ngọc trai). Tang chủ vào quỳ khóc, người chấp sự cũng quỳ, cáo từ rằng : “nay xin phạn hàm, phục duy hâm nạp”. Người chấp sự lần lượt xướng : “Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm”. Tang chủ ba lần, mỗi lần xúc ít gạo và một đồng tiền tra vào mồm bên phải rồi bên trái, cuối cùng vào giữa. Xong, bóp mồm lại, phủ mặt như cũ.
Nghi thức này tiến hành trong đám tang đã phản ánh quan niệm của người dân về sự tồn tại của linh hồn và cuộc sống của linh hồn sau khi chết. Có nhiều quan niệm của người dân xung quanh việc cho tiền và gạo vào miệng người chết:
“Tôi cho rằng cho tiền và gạo vào miệng người chết là để người đó luôn no đủ ở thế giới bên kia, không bị trở thành ma đói mà đi quấy nhiễu người sống”. (Chị P, phiếu số 7 ).
“ Cô thì có hai ý kiến cho cái việc mà bỏ gạo và tiền vào miệng người chết, một là làm lương thực và lộ phí đi sang thế giới bên kia; hai là cho người chết có vốn để bắt đầu cuộc sống bên kia”. (Bà Q, phiếu số 2).
Có thể thấy, trong tâm tưởng của người dân nơi đây, họ đều coi linh hồn của con người vẫn tồn tại sau khi chết và những linh hồn này cũng có đời sống sinh hoạt như người sống. Điều đó được thể hiện qua hành vi cho gạo và tiền vào miệng người chết trước khi khâm liệm, bởi vì, linh hồn người chết cũng cần phải ăn, mặc, chi tiêu. Thế giới bên kia đó được mô phỏng theo đời sống thực vì các linh hồn cũng có đời sống và sinh hoạt như dương gian, nên người thân còn chôn theo thi hài người chết các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày mà lúc sống họ đã sử dụng để cho các linh hồn còn sử dụng ở thế giới bên kia.
“ Khi anh trai tôi mất, tôi có bỏ vào trong quan tài của anh ấy bộ bài tam cúc mà anh ấy vẫn hay chơi. Cho anh ấy xuống đó đỡ buồn”. ( Anh L, phiếu số 4).
3.3. Lễ khâm liệm nhập quan
Theo nghi lễ truyền thống, lễ khâm liệm nhập quan chia thành hai mảng: khâm liệm và nhập quan. Tuy nhiên, để giản tiện bớt các nghi lễ rườm rà, không cần thiết, việc khâm liệm và nhập quan được cho vào làm một nghi thức chung.
Khi đưa người chết vào áo quan, theo những điều kiêng kỵ, người đang mang bầu, người cùng tuổi ( với người chết), người yếu bóng vía phải tránh mặt, có thể phải sang nhà khác, chờ lúc nhập quan xong thì về.
Theo dân gian, khi nhập quan phải chọn giờ, tránh chạm tuổi người chết. Người ta thường nhờ thầy xem giờ để không bị trùng. Các con theo thứ bậc quỳ hai bên, trai bên trái, gái bên phải, người chấp sự hô: “Được ngày giờ, xin làm lễ nhập quan”. Người ta trải tạ quan sát đáy hòm, khiêng thây đã liệm từ từ đặt vào, gói lại lần chót.
Xung quanh việc nhập quan này, có nhiều quan niệm và kiêng kỵ khác nhau.
“ Nếu ai chết vào giờ xấu thì ngoài những thứ đã dán trên áo quan, người ta còn hay bỏ vào trong quan tài một quyển lịch có dấu đỏ. Chủ yếu là để trấn áp ma quỷ”. ( Anh Th, phiếu số 11).
“ Phải kiêngkhông để cho nước mắt rơi vào thi hài, sợ không mát, sau này con cháu trong nhà sẽ khó làm ăn”. ( Bác M, phiếu số 12).
“Những người hợp vía người chết, không cẩn thận đến là dễ bị hồn người chết nhập vào lắm. Tôi từng chứng kiến mấy người đi đám về là lăn ra ốm, có người như mất hồn. Nói chung, đi đám là phải cẩn thận”. ( Cô B, phiếu số 14).
“ Tôi thì thấy bao giờ người ta cũng để bát cơm, quả trứng ở trước quan tài, chắc là để người chết khi nào đói thì về ăn”. ( Chị C, phiếu số 6).
Khi nhập quan, thông thường có bát cơm lồng chặt với quả trứng luộc, đặt giữa hai chiếc đũa bông cắm thẳng. Theo Nguyễn Đăng Duy, quả trứng với ý nghĩa trong đó có đủ cả âm dương, đủ điều kiện cho sự phát triển. Cũng là để ghi nhớ khởi thuỷ tổ tiên từ trong trứng do bà Âu Cơ sinh ra. Bát cơm nhắc nhớ tố chất hình thành, nuôi sống con người là hạt gạo, bát cơm. Hình ảnh bát cơm, quả trứng (đất- âm) cắm giữa đũa bông là mây ( trời- dương) thể hiện trời đất, âm dương hoà hợp, nhắc lại sự biến hoá âm dương sinh ra con người. Cũng là để sau sự chết mất đi, sự sống sinh sôi, nảy nở.
Theo Phạm Minh Thảo, bát cơm thể hiện sự đầy đặn, lòng hiếu thảo. Quả trứng ( sau này sẽ là con gà) là dấu tích của việc thờ thần Mặt Trời.
Mỗi nhà nghiên cứu lý giải theo một hướng khác nhau, từ những cách tiếp cận, quan niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể hiểu những điều kiêng kỵ đó theo một khía cạnh khoa học cũng rất hợp lý như sau:
Lý giải việc nước mắt rơi vào thi hài theo khoa học thì hoàn toàn khác, nhỏ nước mắt vào thi hài cũng giống như việc kiêng không cho mèo nhảy qua xác chết, có bát cơm và quả trứng phía trước quan tài, việc dỡ ngói hoặc lá tranh ở nhà chật hẹp, thai phụ, sản phụ không nên ở gần linh cữu khi nhập quan, đốt đèn hương xung quanh linh cữu… tất cả những điều kiêng kỵ này đều xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, tuy chưa có chứng thực khoa học nhưng rất hợp về việc cân bằng âm dương.
Trên nắp quan tài thường có khúc chuối để cắm hương, hoặc khi rước tang, bao giờ cũng có bốn cây chuối làm bàn khiêng di ảnh. Đó là do cây chuối là đại hàn chi phẩm, chuối rất lạnh, đầy yếu tố âm, người chết cũng rất lạnh, đầy âm khí, nên phải dùng âm đẩy âm, tống tiễn âm đi. Cũng như ở trên chùa thường cúng chuối và oản, cả hai đều thuộc âm bởi vì cúng lễ ở trên chùa không cầu sinh. Hoặc khăn áo tang màu trắng ( gần đây có màu đen) đều thuộc âm, âm tống tiễn âm đi.
Theo quan niệm xưa, người chết thường có âm khí, mang hơi lạnh. Việc kiêng kỵ nêu trên nhằm điều hoà khí âm dương, thu hút tà khí để chống hơi lạnh và đề xa hiện tượng “quỷ nhập tràng” ( hiện tượng người chết đột nhiên ngồi dậy). Xuất phát từ kinh nghiệm, dần dần trở thành phong tục, tập quán.
Dùng khói lửa ( hương, đèn, nến…) để triệt tiêu hơi lạnh. Dùng bát cơm, quả trứng để thu hút hơi lạnh ( có thể thấy điều này khi bổ đôi quả trứng, thấy nhiều quả trứng có lòng đỏ xanh thẫm giống như những quả trứng dùng để đánh gió). Nhốt mèo, không cho mèo nhảy qua xác chết, kiêng khóc nhỏ nước mắt vào người chết…nhằm đề phòng, triệt tiêu việc âm dương hút nhau xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng.
Dân gian công nhận hiện tượng hơi lạnh ở nhà người chết là hiện tượng có thực, hiện tượng vướng phải hơi lạnh ốm cũng là hiện tượng phổ biến, đặc biệt là những người mắc bệnh kinh niên như phong thấp, huyết áp cao, tâm thần…còn những thanh niên khoẻ mạnh thì không mấy ai bị ảnh hưởng.
Những người đến dự lễ tang, nhất là dự khâm liệm nhập áo quan có những thuật để phòng hơi lạnh như ngậm gừng sống, uống nước lá nhót, ăn trầu và xông khói vỏ bưởi, bồ kết trước và sau khi đến lễ tang.
3.4. Lễ thành phục (phát tang)
Sau khi tiến hành khâm liệm nhập quan là lễ thành phục ( phát tang), con cháu xoã tóc mặc đồ tang tuỳ ý theo thứ bậc, sắp hàng trước hương án để lạy khóc người quá cố.
3.5. Lễ đưa tang
Còn gọi là lễ phát dẫn. Thông thường dân gian thường xem ngày giờ để chôn cất, nhiều khi để chậm lại một hai ngày. Trước đó, người thân, xóm giềng có mặt đông đủ làm lễ tưởng niệm. Một người thân đại diện đọc điếu văn tỏ lòng thương tiếc và lời hậu tạ tới những người đã đến đưa tiễn người chết. Sau khi người thân lạy khóc, người chấp sự hô: “Được ngày giờ, xin rước linh cữu lên đường”.
Đi đầu là người rải tiền vàng với dụng ý đó là tiền mãi lộ, dẫn đường cho người chết qua sông, qua suối một cách dễ dàng. Đồng thời, tiền đó cũng là tiền hối lộ cho ma quỷ ko quấy nhiễu người chết trên đường siêu thoát.
Tiếp theo là hương án bày giá gương, bát hương, mâm hoa quả… Trướng đối của con cháu thân thuộc và bạn hữu phúng đều căng lên trục và đem đi rước. Ở thôn quê trướng đối thường là vải trắng chữ viết mực đen; những năm gần đây, người ta thường dùng tơ lụa nhung màu sắc rực rỡ thêu vẽ.
Con trai trưởng hoặc cháu trưởng cầm di ảnh đi trước xe tang. Đi sau xe sẽ là con cháu khóc than, níu giữ không cho những người đẩy xe mang người thân của mình đi.
Một vài nét về lễ tang tại Hiệp Hoà- Bắc Giang trong những năm gần đây
Quan niệm về cái chết
Các cụ Nho học xưa truyền lại câu “Vị tri sinh, yên tri tử”, việc sống còn chưa biết hết, biết làm sao được sự chết. Cửa miệng dân gian ta cũng có câu “Khi sống thì chẳng thấy đâu, lúc chết bày cỗ giết trâu tế ruồi”. Như vậy, sự sống, khi sống là cái quý giá thiêng liêng nhất. Không lo cho cái sống chu đáo, tốt đẹp thì đến khi lo cho cái chết dù thế nào đi nữa cũng là mỉa mai. Xã Thái Sơn, Hiệp Hoà, Bắc Giang là một vùng quê có điều kiện xã hội nông nghiệp từ lâu đời, dân số còn thưa, đất đai còn rộng, người dân quan niệm rằng, tang lễ là tổng hợp những hoạt động của người sống dành cho người chết, qua đó thể hiện quan niệm sinh tử của con người. Qua kết quả nghiên cứu PVS 15 người dân tại thôn Quế Sơn, xã Thái Sơn có thể nhận định một số quan niệm xung quanh vấn đề sinh tử như sau:
Qua tiến hành quan sát và PVS cho thấy trong nhận thức của người dân nông thôn nơi đây cho rằng, chết không có nghĩa là chấm dứt tất cả mà họ cho rằng có linh hồn người chết và có thế giới bên kia.
Ngày bố tôi mới mất, mẹ tôi bảo thường thấy ông trở về, lúc thì đi lại trong phòng, lúc thì ngồi uống trà ngoài gian nhà giống y hệt như lúc ông còn sống. ( Chị H, phiếu số 1).
Lúc sống thế nào thì chết đi vẫn mang hình dạng đó thôi, chỉ khác là con người có thể xác vật chất còn linh hồn thì giống như cái bong, có thể nhập vào người khác, bóng ma lúc ẩn lúc hiện nên có lúc nhìn thấy, có lúc thì không nhìn thấy, có người có thể nhìn thấy ma nhưng có người thì không bao giờ nhìn thấy được. Những người làm nghề bói, lên đồng nhìn thấy được người chết. ( Anh L, phiếu số 4).
Người chết đi thì hồn của họ cũng vẫn như khi còn sống, chỉ khác là hồn vô hình nên chúng ta không nhìn thấy được, nhưng linh hồn người chết nhìn thấy được chúng ta, đọc được tất cả những