Nguồn nhân lực ở phạm vi rộng là yếu tố quyết định, quan trọng hàng
đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi tổ
chức; ở phạm vi hẹp là hạt nhân, yếu tố đảm bảo cho một tổ chức vận hành
một cách hiệu quả. Các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực đã
chỉ ra rằng hiệu quả làm việc của người lao động (NLĐ) phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như khả năng, năng lực của họ; phương tiện, các nguồn lực và
động lực lao động để họ thực hiện tốt công việc. Khả năng làm việc có thể cải
thiện, phát triển trong quá trình làm việc còn động lực lao động của NLĐ có
ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến việc duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công việc cũng như giữ chân nhân tài. Do vậy, công tác tạo động lực lao động
là một vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu.
Nhận biết được sự cần thiết của công tác tạo động lực lao động, những
năm qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa đã có những việc làm tích
cực thể hiện sự chú trọng, quan tâm đến công tác tạo động lực lao động nhằm
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, đạt được mục tiêu Chiến lược
phát triển ngành BHXH và hướng đến an sinh xã hội; từ đó tạo ra đội ngũ lao
động có trách nhiệm, tâm huyết với nghề, những sáng kiến để thực hiện tốt
việc thu BHXH và đảm bảo việc chi trả đến đối tượng nhanh chóng, an toàn,
đồng thời sẵn sàng chấp nhận khó khăn đi đến các vùng sâu, vùng xa để phát
triển, mở rộng mạng lưới BHXH, tuyên truyền lợi ích chính đáng, hợp pháp
đến từng NLĐ.
Để đánh giá được thực trạng công tác tạo động lực lao động tại BHXH
tỉnh Thanh Hóa, tìm ra những nguyên nhân mạnh, yếu, nhất là những nguyên
nhân hạn chế nhằm đề xuất những giải pháp để công tác tạo động lực lao
động đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tác giả đã chọn đề tài “Tạo động lực lao
động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
128 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
ĐOÀN THỊ THU THỦY
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
ĐOÀN THỊ THU THỦY
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 60340404
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VIỆT HÙNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả
Đoàn Thị Thu Thủy
I
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...... . IV
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ......................................................................... V
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.............................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
6. Những đóng góp mới của luận văn .......................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
TRONG TỔ CHỨC ..................................................................................... 6
1.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................. 6
1.1.1. Nhu cầu và động cơ .............................................................................. 6
1.1.2. Động lực lao động ................................................................................ 6
1.1.3. Tạo động lực lao động .......................................................................... 8
1.2. Một số học thuyết về tạo động lực lao động ........................................ 9
1.2.1. Học thuyết về nhu cầu của Maslow ...................................................... 9
1.2.2. Học thuyết về sự công bằng của J. Stacy Adams ................................ 10
1.2.3. Học thuyết tăng cường tích cực của B.F.Skinner ................................ 10
1.2.4. Học thuyết về sự kỳ vọng của Victor Vroom ...................................... 11
1.3. Nội dung tạo động lực lao động .......................................................... 11
1.3.1. Xác định mục tiêu tạo động lực lao động ............................................ 11
1.3.2. Xác định nhu cầu của người lao động trong tổ chức ........................... 12
1.3.3. Tạo động lực thông qua việc thỏa mãn các nhu cầu về vật chất .......... 12
1.3.4. Tạo động lực thông qua việc thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần ......... 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động ............................. 20
1.4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động .................................... 21
1.4.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức .............................................................. 21
1.4.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ............................................ 24
II
1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực lao động ....................... 24
1.5.1. Năng suất lao động ............................................................................. 25
1.5.2. Kỷ luật lao động ................................................................................. 25
1.5.3. Tỷ lệ người lao động thôi việc ............................................................ 26
1.5.4. Mức độ hài lòng của người lao động với công việc ............................ 27
1.6. Kinh nghiệm tạo động lực của một số tổ chức và bài học rút ra....... 27
1.6.1. Kinh nghiệm tạo động lực của một số tổ chức .................................... 27
1.6.2. Bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa ........................... 29
Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA ....................................................... 31
2.1. Tổng quan về Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa ................................ 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................... 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức............................ 32
2.1.3. Một số kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa ......... 35
2.1.4. Một số đặc điểm về lao động của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa .... 37
2.2. Thực trạng tạo động lực lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh
Hóa .......................................................................................................... 37
2.2.1. Xác định mục tiêu tạo động lực lao động ............................................ 37
2.2.2. Xác định nhu cầu của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan ..... 38
2.2.3. Tạo động lực thông qua việc kích thích các nhu cầu về vật chất ......... 39
2.2.4. Tạo động lực thông qua việc kích thích các nhu cầu tinh thần ............ 52
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực lao động ............................. 63
2.3.1. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động .................................... 63
2.3.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức .............................................................. 66
2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài ............................................ 70
2.4. Đánh giá thực trạng tạo động lực lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................. 71
2.4.1. Kết quả đạt được ................................................................................ 71
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 73
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 77
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI BẢO
HIỂM XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA ....................................................... 78
III
3.1. Phương hướng tạo động lực lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh
Hóa .......................................................................................................... 78
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa ................... 78
3.1.2. Phương hướng tạo động lực lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh
Hóa .............................................................................................................. 79
3.2. Một số giải pháp tạo động lực lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh
Thanh Hóa .................................................................................................. 81
3.2.1. Nâng cao hiệu quả kích thích lao động thông qua tiền lương, phụ cấp,
tiền thưởng và phúc lợi ................................................................................. 81
3.2.2. Hoàn thiện công tác phân tích công việc làm cơ sở đánh giá thực hiện
công việc ...................................................................................................... 86
3.2.3. Cải thiện môi trường làm việc ............................................................ 88
3.2.4. Nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo và phát triển ............ 90
3.2.5. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu quả ................... 92
3.2.6. Phát huy vai trò của văn hoá công sở trong việc nâng cao tính tích cực
lao động của cán bộ, công chức, viên chức ................................................... 94
3.2.7. Nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong thực hiện các hình thức
tạo động lực lao động ................................................................................... 95
Tiểu kết Chương 3 ...................................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 100
PHỤ LỤC.................................................................................................. 103
IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức
ĐVT Đơn vị tính
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
NSLĐ Năng suất lao động
UBND Ủy ban nhân dân
V
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. So sánh giữa đào tạo và phát triển ................................................ 18
Bảng 2.1. Kết quả công tác phát triển đối tượng giai đoạn 2010-2014 .......... 36
Bảng 2.2. Thu nhập trung bình của NLĐ BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010-2014 so với lạm phát và tăng trưởng kinh tế ........................................ 40
Biểu đồ 2.1. Mức độ đảm bảo chi tiêu của tiền lương theo đánh giá của NLĐ
tại BHXH tỉnh Thanh Hóa ............................................................................ 44
Bảng 2.3. Đánh giá tiền lương của CBCCVC tại BHXH tỉnh Thanh Hóa ..... 45
Bảng 2.4. Thống kê tiền thưởng trung bình theo tháng giai đoạn 2010-2014 48
Biểu đồ 2.2. Mức độ hài lòng của CBCCVC đối với tiền thưởng ................. 49
Bảng 2.5. Tỷ lệ phân bổ quỹ phúc lợi năm 2014 .......................................... 51
Biểu đồ 2.3. Mức độ hài lòng của NLĐ đối với phúc lợi .............................. 52
Bảng 2.6. Thành tích thực hiện công việc của cán bộ công chức, viên chức . 54
Biểu đồ 2.4. Mức độ hài lòng của NLĐ đối với việc thực hiện đánh giá công
việc .............................................................................................................. 55
Bảng 2.7. Thống kê công tác đào tạo ............................................................ 57
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của NLĐ về đào tạo, tập huấn ................................... 58
Biểu đồ 2.6. Dự định sắp tới của BCCVC với cơ quan ................................. 61
Biểu đồ 2.7. Mức độ hài lòng của CBCCVC về hiệu quả làm việc ............... 62
Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của NLĐ với công việc .................................. 63
Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn nhân lực BHXH tỉnh Thanh Hóa chia theo ngạch,
giới tính và tuổi giai đoạn 2010-2014 ........................................................... 64
Bảng 2.9. Thống kê trình độ đào tạo nguồn nhân lực của BHXH tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2010-2014 ............................................................................. 65
VI
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ và động lực ...8
Hình 1.1: Tháp nhu cầu của Maslow ....9
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Thanh Hóa 34
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực ở phạm vi rộng là yếu tố quyết định, quan trọng hàng
đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như mỗi tổ
chức; ở phạm vi hẹp là hạt nhân, yếu tố đảm bảo cho một tổ chức vận hành
một cách hiệu quả. Các nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực đã
chỉ ra rằng hiệu quả làm việc của người lao động (NLĐ) phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố như khả năng, năng lực của họ; phương tiện, các nguồn lực và
động lực lao động để họ thực hiện tốt công việc. Khả năng làm việc có thể cải
thiện, phát triển trong quá trình làm việc còn động lực lao động của NLĐ có
ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến việc duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả
công việc cũng như giữ chân nhân tài. Do vậy, công tác tạo động lực lao động
là một vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu.
Nhận biết được sự cần thiết của công tác tạo động lực lao động, những
năm qua Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thanh Hóa đã có những việc làm tích
cực thể hiện sự chú trọng, quan tâm đến công tác tạo động lực lao động nhằm
tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, đạt được mục tiêu Chiến lược
phát triển ngành BHXH và hướng đến an sinh xã hội; từ đó tạo ra đội ngũ lao
động có trách nhiệm, tâm huyết với nghề, những sáng kiến để thực hiện tốt
việc thu BHXH và đảm bảo việc chi trả đến đối tượng nhanh chóng, an toàn,
đồng thời sẵn sàng chấp nhận khó khăn đi đến các vùng sâu, vùng xa để phát
triển, mở rộng mạng lưới BHXH, tuyên truyền lợi ích chính đáng, hợp pháp
đến từng NLĐ.
Để đánh giá được thực trạng công tác tạo động lực lao động tại BHXH
tỉnh Thanh Hóa, tìm ra những nguyên nhân mạnh, yếu, nhất là những nguyên
nhân hạn chế nhằm đề xuất những giải pháp để công tác tạo động lực lao
động đáp ứng được yêu cầu đặt ra, tác giả đã chọn đề tài “Tạo động lực lao
động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề tạo động lực cho NLĐ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công
việc đã được nhiều tác giả quan tâm. Đây là một đề tài có lĩnh vực nghiên cứu
rộng và được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trên thế giới, có thể
kể đến các học thuyết nội dung (của tác giả Maslow, Alderfer,) chỉ ra cách
tiếp cận nhu cầu NLĐ quản lý; nhóm học thuyết quá trình (của tác giả
Adams,Vroom,) tìm hiểu lý do mà mọi người thể hiện hành động khác
nhau trong công việc... Năm 1968, tác giả Porter và Lauder đã kết hợp các
học thuyết trên, đưa ra một mô hình tổng thể trong tạo động lực. Ngoài ra còn
có các quan điểm khác nhau được đưa ra bởi tác giả Maier và Lauler (1973),
Bedeian (1993), Kreitner (1995) và khẳng định tạo động lực cho NLĐ giúp
cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một số tài liệu đề cập đến hai nhóm
yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực: nhóm yếu tố thuộc bản thân NLĐ và
nhóm yếu tố môi trường.
Ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX, vấn đề tạo động lực lao
động bắt đầu thu hút được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm,
nghiên cứu như: Tác giả Đỗ Minh Cương - Phong Kỳ Sơn (1995) nghiên cứu
về vai trò của con người trong quản lý doanh nghiệp đã đánh dấu vai trò quyết
định của con người trong quản lý doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Linh Khiếu
(1999) nghiên cứu về lợi ích, động lực để phát triển xã hội đã đưa ra phân tích
về các lợi ích và động lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và xã
hội nói chung.
Về đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã được thực hiện như:
“Vấn đề phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong
sự phát triển kinh tế - xã hội” (mã số KX.07.13 - Chủ nhiệm Lê Hữu Tầng)
đã làm rõ tiềm năng nguồn lực con người Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp nhằm khai thác, phát huy vai trò động lực của con người trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3
Luận án tiến sỹ “Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định
hướng hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức nhu cầu” - tác giả Lê
Thị Kim Chi (2002) đã phân tích nội dung hoạt động của con người và vai trò
động lực của nhu cầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội, làm rõ các căn cứ để
xác định những nhu cầu cấp bách hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp
để đáp ứng nhu cầu này nhằm phát huy vai trò động lực của chúng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Tác giả Vũ Thị Uyên (2008), luận án tiến sĩ, “Thực trạng và giải pháp
nhằm tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở
Hà Nội đến năm 2020” đã hệ thống hóa các cơ sở khoa học về động lực lao
động và công tác tạo động lực lao động cho lao động quản lý. Thông qua cơ
sở lý luận, tác giả phân tích thực trạng tạo động lực lao động cho lao động
quản lý tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và đưa ra các khuyến nghị,
các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô mang tính đột phá nhằm thúc đẩy động
lực cho các lao động quản lý của các doanh nghiệp trên địa bàn toàn thành
phố Hà Nội.
Tác giả Lê Đình Lý (2010), luận án tiến sỹ “Chính sách tạo động lực
cho cán bộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” đã hệ
thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng về
động lực và chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (trên địa
bàn tỉnh Nghệ An), đồng thời đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn
thiện chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã ở Việt Nam trong
thời gian tới. Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là đối tượng cụ thể
mà chưa mở rộng cho tất cả các đối tượng lao động. Do đó, việc vận dụng
phải có sự chọn lọc cho phù hợp với đặc thù và hoàn cảnh khác nhau với mỗi
đối tượng khác nhau.
Tại BHXH tỉnh Thanh Hóa, công tác tạo động lực cho NLĐ ngoài việc
thực hiện theo mục tiêu, chỉ đạo chung của toàn ngành, BHXH tỉnh Thanh
Hóa đã đưa ra một số chính sách riêng. Với mong muốn hoàn thiện những
4
mặt còn hạn chế của công tác tạo động lực hiện nay, tác giả đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài này để có thể đóng góp một phần vào việc định hướng rõ
ràng hơn, hiệu quả cao hơn trong việc tạo động lực cho NLĐ trong thời gian
tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận tạo động lực cho NLĐ, tác giả nghiên cứu thực trạng
tạo động lực cho NLĐ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa và đưa ra quan điểm của cá
nhân về giải pháp tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào những vấn đề sau:
- Hệ thống hóa và hoàn thiện lý luận về tạo động lực lao động.
- Thực trạng tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa, chỉ ra
những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế.
- Đề xuất những giải pháp tạo động lực lao động tại BHXH tỉnh Thanh
Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hình thức tạo động lực lao động trong ngành BHXH đã và đang
thực thi với NLĐ tại BHXH tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: BHXH tỉnh Thanh Hóa.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở thu thập các số liệu từ năm
2010 đến hết năm 2014 và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực
lao động tại BHXH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu:
5
+ Số liệu thứ cấp: Các tài liệu, báo cáo của phòng Tổ chức và các
phòng chức năng khác để phân tích thực trạng nguồn nhân lực và các chính
sách quản trị nhân lực đối với CBCCVC trong BHXH tỉnh Thanh Hóa.
+ Số liệu sơ cấp: Sử dụng bảng hỏi về các nhân tố ảnh hưởng đến động
lực làm việc, mức độ hài lòng với công việc của CBCCVC để khảo sát là 100
phiếu với đối tượng và địa điểm khảo sát là CBCCVC BHXH tỉnh Thanh
Hóa, phát ra và thu về 100 phiếu (phụ lục 1,2).
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: dựa vào số liệu thống kê
được tổng hợp, phân tích để tìm ra nhu cầu và mức độ hài lòng của NLĐ
trong công việc.
+ Phương pháp so sánh: thông qua kết quả từ việc thống kê tổng hợp,
so sánh kết quả đạt được giữa các năm từ đó đưa ra các kết luận cho các đánh
giá về mức độ tạo động lực lao động trong BHXH tỉnh Thanh Hóa.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về tạo
động lực lao động trong tổ chức.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng tạo động lực lao động tại B