Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân tộc ít người như: Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía Đông và Bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở Đông Bắc Ấn Độ cũng như phía Nam Vân Nam (Trung Quốc).
Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Muổi (Sơn La) Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc, dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận, họ Hoàng ở châu Việt.
Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekông thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên, sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trị được cử làm quan đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái. Tháng 3-1948, lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chính phủ Việt Minh thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị giải tán năm 1975.
43 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tập tục sinh đẻ và Nghi lễ đặt tên cho trẻ (dân tộc Thái, Ngành Thái đen tỉnh Điện Biên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bố cục Báo cáo khoa học Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng.
........................................................
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ XÃ MƯỜNG PHĂNG.
I. DÂN TỘC THÁI.
1. Lịch sử dân tộc.
2. Tên gọi.
3. Dân cư và sự phân bố.
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ MƯỜNG PHĂNG.
1. Tình hình chung.
2. Công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành.
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên như sau:
a. Lĩnh vực phát triển kinh tế.
b. Về Văn hóa xã hội.
c. Quốc phòng an ninh.
III. KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI THÁI.
1. Hoạt động kinh tế.
a. Nông nghiệp trồng trọt.
b. Chăn nuôi.
c. Thủ công gia đình.
d. Hái lượm và Săn bắt.
e. Trao đổi và buôn bán.
2. Thiết chế làng bản.
3. Quan hệ gia đình dòng họ.
4. Hôn nhân gia đình.
5. Sinh đẻ và nuôi con.
6. Tang ma.
7. Trang phục.
PHẦN II: TẬP TỤC SINH ĐẺ, NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ
DÂN TỘC THÁI.
A- TẬP TỤC SINH ĐẺ.
I- Mục đích, ý nghĩa.
II- Thời gian và địa điểm tổ chức.
III- Các bước chuẩn bị cho lễ.
IV. Trình tự trong Tập tục sinh đẻ.
B- NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ.
I- Mục đích, ý nghĩa.
II- Thời gian và địa điểm tổ chức.
III- Các bước chuẩn bị cho lễ.
IV. Trình tự trong Nghi lễ đặt tên cho trẻ.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ XÃ MƯỜNG PHĂNG .
I. DÂN TỘC THÁI.
1. Lịch sử dân tộc.
Theo David Wyatt, trong cuốn "Thailand: A short history", người Thái xuất xứ từ phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân tộc ít người như: Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía Đông và Bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên Phủ (Mường Thanh). Từ đây, họ tỏa đi khắp nơi ở Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Bang Shan ở Miến Điện và một số vùng ở Đông Bắc Ấn Độ cũng như phía Nam Vân Nam (Trung Quốc).
Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067. Trong thế kỷ 13, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần. Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản. Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Muổi (Sơn La) Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu. Năm 1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) Hưng Hóa, gồm 3 phủ: An Tây (Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc, dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận, họ Hoàng ở châu Việt...
Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekông thành phủ Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên, sau khi giúp người Pháp xác định khu vực biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào, Đèo Văn Trị được cử làm quan đạo Lai Châu, cai quản một lãnh thổ rộng lớn từ Điện Biên Phủ đến Phong Thổ, còn gọi là xứ Thái. Tháng 3-1948, lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cả các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lòng các sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chính phủ Việt Minh thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị giải tán năm 1975.
2. Tên gọi.
Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Tay Dọ, Thổ.
3. Dân cư và sự phân bố.
Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, dân tộc Thái ở Việt Nam có số dân là 1.328.725 người, chiếm 1,74 % dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (số lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6 % tổng số người Thái ở Việt Nam). Trong đó tại Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân số), Nghệ An có 269.491 người (9,4 % dân số), Thanh Hóa có 210.908 người (6,1 % dân số), Lai Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số).
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên). Ở Đà Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ 14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ 15. Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc.
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên. Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa (Tân Thanh-Thường Xuân-Thanh Hóa), Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi từ Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào.
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An).
Nhóm ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai).
Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ.
Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La), Lộc (Lục), Lự, Lượng (Lương), Manh, Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm, Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Vang, Vì (Vi), Xa (Sa).
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ MƯỜNG PHĂNG.
1. Tình hình chung.
Mường Phăng là một xã thuộc huyện Điện Biên, cách trung tâm huyện 25 km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 9.158,56 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 1.165,34 ha; đất lâm nghiệp là 5.430 ha; đất chưa sử dụng là 532,54 ha; đất phi nông nghiệp là 2.030,59 ha.
Vị trí tiếp giáp: - Phía Bắc: giáp huyện Mường Ẳng.
- Phía Nam: giáp TP. Điện Biên Phủ
- Phía Đông: giáp huyện Điện Biên Đông.
- Phía Tây: giáp xã Nà Tấu và Nà Nhạn.
Xã có 47 đội, gồm 1.769 hộ với 8.684 nhân khẩu, có 04 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái 71%; Dân tộc Kinh 02%; Dân tộc Khơ Mú 16%; Dân tộc Mông 11%.
2. Công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng Ủy, Hội Đồng Nhân Dân xã về mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, chính quyền xã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trên, thể hiện trên các lĩnh vực: Phát triển kinh tế, Văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng...
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên như sau:
a. Lĩnh vực phát triển kinh tế.
Theo kết quả báo cáo năm 2010 của xã Mường Phăng, tổng diện tích đất gieo trồng nông nghiệp đạt 1.299,7 ha, tăng 134 ha so với cùng kỳ năm 2009, trong đó: diện tích cây lương thực đạt 919,7 ha (tăng 42 ha so với năm 2009), tổng sản lượng lương thực đạt 2.258,7 tấn (tăng 194,7 tấn so cới năm 2009).
- Chiêm xuân: 248 ha, năng xuất đạt 59 tạ/ ha, sản lượng đạt 1.463,2 tấn, đạt 125,98% ( KH và Nghị quyết HĐND xã).
- Ngô xuân hè: 215 ha, năng xuất ước đạt 37 tạ/ ha, sản lượng ước đạt 795,5 tấn, đạt 92,14%.( KH và Nghị quyết HĐND xã).
- Lúa mùa đã gieo cấy 391,7 ha, đạt 100,17% (KH và Nghị quyết HĐND xã); Lúa nương đã gieo trồng 65 ha, đạt 112% (KH và Nghị quyết HĐND xã) hiện tại lúa sinh trưởng và phát triển khá.
- Cây công nghiệp ngắn ngày 42 ha, trong đó: đậu tương 32, năng suất 16,7 tạ/ ha, sản lượng đạt 53,44 tấn; Lạc 10 ha, năng suất 14,5 tạ/ ha, sản lượng đạt 14,5 tấn; Khoai lang 7 ha, năng suất đạt 11 tạ/ ha, sản lượng đạt 7,7 tấn, ngoài ra còn một sô loại cây khác như: sắn 227 ha, rong riềng 55 ha và các loại rau màu khác là 49 ha.
- Về chăn nuôi- thú y: đàn trâu có 782 con (giảm 04 con so với năm 2009); đàn bò có 6.126 con (tăng 130 con so với 2009); đàn lợn có 6.126 con (tăng 1.136 con)...
- Về nuôi trồng thủy sản tăng 47 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 56,73%.
- Về lâm nghiệp: triển khai thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về công tác bảo vệ rừng, sử lý các vi phạm về rừng. Cụ thể là có 06 vụ vi phạm, trong đó 03 vụ sử phạt tại địa phương, 03 vụ chuyển lên cấp trên sử lý. Tăng cường công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, độ che phủ rừng đạt 45%.
b. Về Văn hóa xã hội.
- Tham gia tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với chủ đề mừng Đảng, mừng xuân và thông tin tuyên truyền, đặc biệt là chào mừng các ngày lễ lớn, các ngày trọng đại của đất nước được nâng lên từ cơ sở tới xã.
- Toàn xã có 02 bản: bản Co Đíu và bản Nghịu đã đăng ký và được công nhận là bản làng văn hóa cấp huyện, có 1.108 hộ đăng ký gia đình văn hóa.
- Giáo dục- đào tạo: Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2009- 2010; trẻ em tới độ tuổi đi học đều được cắp sách tới trường, duy trì, giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn về phổ cập giáo dục. Năm học 2009-2010 toàn xã có 06 trường, 96 lớp học, 1.868 học sinh (cấp mầm nọ 01 trường, 23 nhóm lớp, 478 cháu; cấp tiểu học có 04 trường, 50 lớp, 744 học sinh; cấp trung học cơ sở có 01 trường, 23 lớp, 646 học sinh. Kết quả học sinh lên lớp thẳng: Tiểu học trên 97%; THCS trên 97,4%.
- Về công tác lao động- Thương binh và Xã hội: Xã có 05 thương binh, 01 bệnh binh và 06 gia đình liệt sỹ. Việc thực hiện chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ, các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội thường xuyên được quan tâm. Nhân các dịp lễ, tết xã tổ chức thăm và tặng quà động viên tinh thần các gia đình thương binh, bệnh binh và thân nhân gia đình liệt sỹ.
Số người được hưởng trợ cấp hàng tháng là 99 người, trong đó có 02 tàn tật và 03 mồ côi, việc thực hiện chi trả các chế độ đãi ngộ được kịp thời.
Công tác y tế- Dân số KHHGĐ: Đội ngũ y tế gồm 07 nhân viên, 02 y sỹ, 4 y tá trung học, 01 dược tá và 47 y tá bản (Sơ cấp). Việc thực hiện khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu luôn được chủ động, bám sát cơ sở nên sáu tháng đầu năm 2010 không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Tổng số giường được giao là 03 giường; tổng số lần kham bệnh 4375 lần, số khám kê đơn cấp thuốc ngoại trú 3859 lần; tổng số bệnh nhân chuyển tuyến 273 bệnh nhân; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng là 185 trẻ chiếm khoảng 22,12%.
Dân số, KHHGĐ: Triển khai truyền thông giáo dục dân số, tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe sinh sản 47/47 bản đội đạt 100%, vận động và tổ chức chiến dịch CSSKSS- KHHGĐ đợi I năm 2010.
* Giao thông thủy lợi- Quản lý đất đai: Xây dựng công trình Hồ chứa nước Lọong Luông I; xây dựng 02 trường tiểu học và 05 điểm trường mầm non. Ngoài ra đang thực hiện khảo sát xây dựng hệ thống thủy lợi kênh mương bản Bua thuộc trương trình 135/ cp
Về giao thông: sửa chữa khắc phục đường giao thông liên thôn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
Về thủy lợi: đã tổ chức triển khai sửa chữa công trình vừa và nhỏ, nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới tiêu cho sản xuất vụ chiêm và vụ mùa.
Về quản lý đất đai: cấp được 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đang đề nghị cấp mới 09 bộ hồ sơ. Ngoài ra còn thực hiện công tác bồi thường trong việc giải phóng mặt bằng cho các hộ bị thu hồi đất để xây dựng Hồ chứa Lọong Luông.
Phối hợp với phòng TNMT và Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên xác định vị trí đo đạc diện tích đất của 03 hộ để làm nhà truyền thống thuộc Dự án Bảo tồn văn hóa dân tộc tại bản Che căn.
Đang tiến hành kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
c. Quốc phòng an ninh.
- Triển khai quán triệt các Chỉ thị, các Nghị quyết của các cấp lãnh đạo Quân sự Quốc phòng ở địa phương. Lực lượng dân quân và dự bị động viên luôn được giáo dục về chính trị, tư tưởng chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thường xuyên làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động.
- Tổ chức huấn luyện dân quân 85 đồng chí, tham gia bắn đạn thật 20 đồng chí, kết quả huấn luyện: khá 07 Đ/c, đạt 13 Đ/c, đánh giá chung kết quả huấn luyện đơn vị đạt yêu cầu.
- An ninh- Chính trị, trật tự an toàn xã hội: Triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh Tổ Quốc và phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc. Xây dựng kế hoạch tổ chức họp dân tai 47 thôn bản ký cam kết về an ninh trật tự không khai thác lâm thủy sản và phá rừng làm nương rẫy trái phép.
- Công tác tư pháp: thực hiện công tác quản lý hộ tịch, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân...
III. KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI THÁI.
1. Hoạt động kinh tế.
Người Thái lấy Nông nghiệp, Trồng trọt, Chăn nuôi làm cơ sở kinh tế chính. Các ngành kinh tế khác như: tiểu thủ công nghiệp gia đình săn bắn hái lượm chỉ là hoạt động kinh tế phụ mang tính chất bổ trợ. Sự phân công lao động của họ hoàn toàn dựa theo tự nhiên, tuỳ thuộc vào giới tính, lứa tuổi.
a. Nông nghiệp trồng trọt.
Hệ thống Nông nghiệp của người Thái bao gồm 2 loại chính: trồng lúa nước và trồng trọt trên nương.
Trồng lúa nước là hoạt động kinh tế chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người Thái, mỗi năm người Thái làm 2 vụ: vụ chiêm thường gieo cấy vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 dương lịch, vụ mùa thường vào tháng 6 đến tháng 9, gieo trồng thường là nơi có địa hình thung lũng, bằng phẳng, gần khe sông suối để cung cấp nước cho ruộng, giống thóc chủ yếu là: tám thơm, bao thai, sáu tư... Các khâu chăm sóc ruộng nước chủ yếu bằng thủ công, dùng sức trâu, bò để kéo, cày bừa đất, bằng sức người để chăm sóc lúa.
Ngoài trồng lúa nước ra người Thái còn canh tác nương rẫy, trồng lúa, xen kẽ các cây hoa màu như: Đậu tương, Ngô, Khoai, Sắn, mỗi năm một vụ thường trồng vào cuối tháng 1 đầu tháng 3 âm lịch. Hoạt động Nông nghiệp trồng trọt, nương rẫy là hoạt động canh tác truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, là yếu tố có tác động lớn đến đời sống Kinh tế- Văn hóa... của người dân tộc thái.
b. Chăn nuôi.
Đối với người Thái chăn nuôi là một trong những hoạt động kinh tế chính trong các gia đình. Trước đây chăn nuôi không đem lại nhiều sản phẩm, chủ yếu chăn nuôi các loại gia súc gia cầm như lợn, gà, vịt để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Họ thường nuôi trâu, bò bằng cách thả rông trên nương, trên các sườn đồi. Ngày nay chăn nuôi đã phát triển hơn trước rất nhiều, họ đã biết làm trang trại nuôi trâu, bò để cày, kéo, nuôi gia cầm để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, ngoài ra còn đào ao thả cá.
Chăn nuôi là hoạt động kinh tế không thể thiếu đối với người Thái, chăn nuôi bổ trợ cho trồng trọt, cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, cung cấp bữa ăn và cung cấp vật hiến tế cho các nghi lễ truyền thống, ngoài ra họ còn làm sản phẩm dùng để trao đổi buôn bán.
c. Thủ công gia đình.
Nghề thủ công là hoạt động kinh tế bổ trợ cho các hoạt động kinh tế khác, dân gian Thái đã đúc kết thành câu phân công lao động tự nhiên: Gái dệt vải trai đan chài (Nhinh dệt phải, trái xàn hè). trong hoạt động thủ công của họ đáng chú ý là nghề đan và thêu.
Đan là nghề thủ công cổ truyền của người Thái dựa trên nguyên liệu có sẵn trong địa bàn sinh sống là tre, nứa, giang...Người Thái có kỹ thuật đan lát độc đáo, mỗi loại sản phẩm đều có kỹ thuật đan khác nhau, mỗi sản phẩm đan đều có công dụng riêng, dùng trong vận chuyển: rổ, rá, bung, đếp dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Đàn ông Thái còn đan chài lưới để đánh bắt cá. Đối với người Thái đan lát, đan là công việc gắn liền với người đàn ông, còn phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến việc trồng bông, chế biến sợi, dệt và thêu các hoa văn. Trước đây người Thái trồng bông dệt vải, ngày nay không còn trồng nhiều nữa mà mua vải công nghiệp để may vá thêu tạo ra các sản phẩm có hoa văn độc đáo như: khăn, túi, áo, mũ... dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ngoài ra họ còn sử dụng làm sản phẩm để trao đổi buôn bán.
d. Hái lượm và Săn bắt.
Hoạt động săn bắt, hái lượm đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người Thái. Trước cuộc sống của họ phụ thuộc vào thiên nhiên là chính.
Hái lượm là công việc chính của phụ nữ và trẻ em nhằm cung cấp rau, măng, rêu cho các bữa ăn hàng ngày thì săn bắn là công việc gắn liền với đàn ông. Không chỉ cung cấp thực phẩm cải thiện đời sống mà còn bảo vệ mùa màng.
Ngày nay do nền kinh tế phát triển, rừng bị thu hẹp dần vai trò săn bắt ngày càng bị hạ thấp. Cho nên họ tự chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn trồng rau. Cung cấp lương thực thực phẩm cải thiện bữa ăn trong gia đình. Song săn bắt hái lượm vẫn tồn tại trong đời sống của người Thái.
e. Trao đổi và buôn bán.
Hoạt động trao đổi buôn bán của người Thái được đánh giá là hoạt động phát triển ở Tây Bắc.
Trao đổi buôn bán là một hoạt động kinh tế bổ trợ không chỉ cung cấp đầy đủ vật chất hơn trong đời sống sinh hoạt mà còn giao lưu học hỏi những kinh nghiệm, tinh hoa văn hóa tiến bộ của các dân tộc khác trong và ngoài vùng
2. Thiết chế làng bản.
Thế kỷ XI cho đến thế kỷ XIII người Thái đã di cư mạnh mẽ khắp vùng Tây bắc và hùng mạnh dần lên. Bước sang thế kỷ XI - XIV các lãnh chúa Thái thần phục triều đình phong kiến trung ương (Lý, Trần...) và được phép thiết lập các lãnh địa phận phong thế tập cát cư. Mỗi vùng thường có một mường trung tâm do một lãnh chúa lớn, là bồi thần trực tiếp của triều đình trung ương đứng đầu, các mường phụ thuộc do con, cháu họ cai quản. Mỗi mường có một cơ sở Kinh tế - Xã hội tương đối độc lập (có luật tục riêng, chế độ tô thuế riêng...). Tất cả các khu vực thung lũng có điều kiện thuận tiện nhất cho các hoạt động kinh tế đều thuộc quyền kiểm soát của lãnh chúa Thái, các cư dân bản địa buộc phải lùi vào các khu vực hẻo lánh. Người thái chở thành chủ thể của Tây Bắc, các tộc khác bị biến thành cư dân lệ thuộc. Ngày nay người Thái vẫn sống theo phong tục tập quán cũ chỉ một đơn vị cư trú duy nhất là bản, các bản của người Thái thường ở các vùng bằng phẳng, thung lũng, ven sông suối, tên bản được đặt theo tiếng Thái ví dụ như:
Bản Huổi Phạ: Huổi (suối nguồn), Phạ (trời) cho nên tên bản còn có nghĩa là nguồn suối của trời.
Bản Him Lam (Hin Đăm): Hin(đất), Đăm (đen) nên tên bản còn có nghĩ là đất đen.
Xã Noong Luống: Noong (ao), Luống (rồng) tên xã còn có nghĩa là ao rồng.
3. Quan hệ gia đình dòng họ.
Quan hệ dòng họ là quan hệ tương trợ, giúp đỡ giữa các thành viên trong Bản của người Thái. Họ thường giúp đỡ lẫn nhau những lúc có công việc lớn như: Đám cưới, đám ma, làm nhà,... Hình thức giúp đỡ trước đây chủ yếu bằng công đổi công, bằng gạo, củi, rượu... Ngày nay ngoài các hình thức trên nếu có điều kiện họ có thể giúp đỡ bằng tiền.
Quan hệ tương trợ trong dòng họ còn thể hiện ở việc đổi công trong lúc mùa vụ, dựng nhà mới hoặc giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, rủi ro...
Người Thái ở Điên Biên chủ yếu là các Họ Lò, Lường, Vì, Khoàng, Quàng, Cầm...trong đó họ Lò Được chia làm 3 họ (Lò nọi, Lò căm, Lò Ngân). Mỗi dòn