1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có thể nói lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là loại hình hoạt động mang tính năng động và rủi ro cao, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngân hàng với chức năng chính là huy động vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế đất nước, và qua đó cũng mang lại thu nhập cho chính bản thân ngân hàng. Tuy nhiên thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các ngân hàng đạt hiệu quả không cao mà nguyên nhân chính là xuất phát từ những yếu kém và chủ quan trong công tác thẩm định. Vì thế dẫn đến nhiều dự án lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, ngân hàng không thu được nợ và bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt hơn.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cần Thơ cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nên cũng có thể gặp phải những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì thế đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng và phát triển kinh tế đất nước.
Với ý nghĩa thực tế đó nên em đã chọn đề tài “Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Thẩm định dự án đầu tư bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô để xác định tính khả thi của dự án nhằm làm cơ sở giúp Ngân hàng ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả khái quát về dự án và giới thiệu về đơn vị tài trợ
- Thẩm định về cơ sở pháp lý
- Thẩm định về thị trường
- Thẩm định về tài chính - tài trợ
- Thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường
- Kết luận sau khi thẩm định nhằm giúp Ngân hàng có nên cho vay hay không.
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định
Kiểm định về tính khả thi của dự án qua việc thẩm định về cơ sở pháp lý, về phương diện thị trường, tài chính, kinh tế - xã hội - môi trường.
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
- Các quy định, quy chế có tác động như thế nào đến hoạt động của dự án?
- Dự án có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? biện pháp xử lý?
- Khả năng trả nợ của dự án?
- Dự án có đóng góp như thế nào đến nền kinh tế - xã hội?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dự án bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và phục vụ chủ yếu cho người dân trong Thành phố nên việc thẩm định dự án được thực hiện trong phạm vi của Thành phố Cần Thơ. Do Việc nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập hơn 3 tháng ( từ 05.03.2007 đến 11.06.2007) và những hạn chế về số liệu, tài liệu thông tin nên trong đề tài nghiên cứu chỉ tập trung tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng như khả năng có thể trả nợ của dự án.
64 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư bệnh viện Chợ Rẫy – Tây Đô tại chi nhánh ngân hàng đầu tư phát triển Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có thể nói lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng là loại hình hoạt động mang tính năng động và rủi ro cao, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngân hàng với chức năng chính là huy động vốn đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế đất nước, và qua đó cũng mang lại thu nhập cho chính bản thân ngân hàng. Tuy nhiên thời gian qua, công tác đầu tư cho vay các dự án của các ngân hàng đạt hiệu quả không cao mà nguyên nhân chính là xuất phát từ những yếu kém và chủ quan trong công tác thẩm định. Vì thế dẫn đến nhiều dự án lựa chọn đầu tư có hiệu quả thấp, ngân hàng không thu được nợ và bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt hơn.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Cần Thơ cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ nên cũng có thể gặp phải những rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì thế đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng mà trọng tâm là chất lượng thẩm định dự án. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng và phát triển kinh tế đất nước.
Với ý nghĩa thực tế đó nên em đã chọn đề tài “Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Thẩm định dự án đầu tư bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô để xác định tính khả thi của dự án nhằm làm cơ sở giúp Ngân hàng ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả khái quát về dự án và giới thiệu về đơn vị tài trợ
Thẩm định về cơ sở pháp lý
Thẩm định về thị trường
Thẩm định về tài chính - tài trợ
Thẩm định về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường
- Kết luận sau khi thẩm định nhằm giúp Ngân hàng có nên cho vay hay không.
1.3. GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Giả thuyết cần kiểm định
Kiểm định về tính khả thi của dự án qua việc thẩm định về cơ sở pháp lý, về phương diện thị trường, tài chính, kinh tế - xã hội - môi trường.
1.3.2 Các câu hỏi nghiên cứu
- Các quy định, quy chế có tác động như thế nào đến hoạt động của dự án?
- Dự án có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? biện pháp xử lý?
- Khả năng trả nợ của dự án?
- Dự án có đóng góp như thế nào đến nền kinh tế - xã hội?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Dự án bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và phục vụ chủ yếu cho người dân trong Thành phố nên việc thẩm định dự án được thực hiện trong phạm vi của Thành phố Cần Thơ. Do Việc nghiên cứu được thực hiện trong thời gian thực tập hơn 3 tháng ( từ 05.03.2007 đến 11.06.2007) và những hạn chế về số liệu, tài liệu thông tin…nên trong đề tài nghiên cứu chỉ tập trung tính toán các chỉ tiêu tài chính cũng như khả năng có thể trả nợ của dự án.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Nguyễn Thành Khoa, (2006). Thẩm định Dự án Đầu tư khu Du lịch sinh thái Cataco - Phú Quốc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể là thẩm định dự án về phương diện pháp lý, thị trường, môi trường, tài chính, kinh tế - xã hội. Từ đó đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án.
Về phương pháp nghiên cứu: có sự giống nhau trong phương pháp thẩm định về phương diện tài chính, phương diện kinh tế - xã hội. Trong phần thẩm định về tài chính đều có các phần: dự trù doanh thu, dự trù khấu hao, dự trù chi phí, báo cáo lãi lỗ, phân tích điểm hòa vốn, kế hoạch trả nợ, thời gian hoàn vốn, tính NPV, IRR và phân tích nhạy cảm
Nhưng do mỗi dự án được thẩm định đều có đặc điểm riêng nên trong đề tài nghiên cứu mới này có sự khác biệt trong phương pháp thẩm định về phương diện pháp lý, môi trường, thị trường. Và các phương pháp nghiên cứu cũng được trình bày cụ thể hơn.
Nguyễn Đại Nghĩa, (2006). Thẩm định Dự án xây dựng nhà máy chế biến nông - thủy - hải sản xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tiền Giang.
Mục tiêu cụ thể là thẩm định dự án về phương diện pháp lý, thị trường, kỹ thuật, quy trình sản xuất, môi trường, tài chính. Từ đó kết luận về tính khả thi của dự án và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định tại Ngân hàng.
Về phương pháp nghiên cứu: trong phần thẩm định về phương diện tài chính có trình bày về kế hoạch trả nợ vay và thu hồi vốn, thời gian hoàn vốn có chiết khấu, phân tích điểm hòa vốn, các chỉ tiêu NPV, IRR.. nhưng trong đề tài không có phân tích nhạy cảm và thẩm định về phương diện kinh tế - xã hội. Trong phần thẩm định về cơ sở pháp lý và môi trường chỉ được trình bày một cách khái quát. Đây là đề tài thẩm định về dự án đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu nên trong phần thẩm định về thị trường chú trọng phân tích thị trường ở nước ngoài.
Phương pháp luận và phương pháp thẩm định chưa được trình bày sát với từng mục tiêu của đề tài.
Nhìn chung trong mỗi đề tài thẩm định dự án đều đi đến mục tiêu sau cùng là thẩm định tính khả thi của một dự án. Nhưng mỗi một dự án được thẩm định đều có những điểm rất riêng về hình thức kinh doanh, môi trường kinh doanh… nên trong quá trình thực hiện đề tài thẩm định có sự khác biệt trong việc vận dụng phương pháp thẩm định và trình bày đề tài sao cho phù hợp với đặc điểm riêng của dự án được thẩm định.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Dự án đầu tư
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian xác định
2.1.1.2 Đầu tư
+ Theo quan điểm của chủ đầu tư (doanh nghiệp)
“Đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận”
+ Theo quan điểm của xã hội (quốc gia)
“Đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế - xã hội”
2.1.1.3 Thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án, được thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập, để ra quyết định đầu tư, thỏa mãn các yêu cầu thẩm định của Nhà nước.
2.1.2 Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư
Giúp chủ đầu tư, các cấp ra Quyết định đầu tư và Cấp giấy phép đầu tư lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, quyết định đầu tư đúng hướng và đạt được lợi ích kinh tế-xã hội mà dự án đầu tư mang lại.
Quản lý quá trình đầu tư dựa vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, quy hoạch phát triển ngành và địa phương từng thời kỳ
Thực thi luật pháp và các chính sách hiện hành
Lựa chọn phương án khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước.
Góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảo đảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.1.3 Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
- Thông qua thẩm định giúp ta xác định lợi ích và tác hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên các lĩnh vực: pháp lý, công nghệ, môi trường tài chính và lợi ích kinh tế xã hội.
- Giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương hay của vùng và cả nước.
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về việc cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư.
- Qua thẩm định giúp xác định tư cách pháp nhân và khả năng tài chính, sản xuất kinh doanh của các bên tham gia đầu tư.
2.1.4 Quy trình thẩm định dự án tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Phòng tín dụng
Cán bộ thẩm định
Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu,
giao hồ sơ vay vốn
Bổ sung,
Giải trình
Nhận lại hồ sơ &
Kết quả thẩm định
(1)
(Chưa đủ điều kiện thẩm định)
Nhận hồ sơ
để thẩm định
(2)
(Chưa rõ)
Thẩm
định
(3)
Lập báo cáo (4)
Thẩm định
(5)
Lưu hồ sơ/tài liệu
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra
bộ hồ
sơ
(Chưa đạt yêu cầu)
Kiểm tra,
Kiểm soát
(Đạt)
Hình 1: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.5 Phương pháp xác định các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu về mặt tài chính
Lợi ích của một dự án có thể mang lại, thể hiện trên 2 mặt:
Những lợi ích về tài chính
Những lợi ích về kinh tế - xã hội
Để đánh giá những lợi ích này, tức là đánh giá hiệu quả của một dự án, ta cần tính toán nhiều chỉ tiêu.
4 chỉ tiêu chính chủ yếu về mặt tài chính
- Thời gian hoàn vốn T (Payback Period)
- Hiện giá thu hồi thuần NPV (Net Present Value)
- Suất thu hồi nội bộ IRR (Internal rate of Return)
- Điểm hòa vốn BEP (Break - Even point)
Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu nhược điểm riêng và công dụng riêng. Không có chỉ tiêu nào bao trùm lên các chỉ tiêu khác. Do đó khi lập dự án cần phải tính đủ các chỉ tiêu trên rồi kết hợp với các yếu tố định tính khác, các lợi ích xã hội khác để rút ra kết luận có đầu tư hay không.
2.1.5.1 Thời gian hoàn vốn T (Payback Period)
a) Định nghĩa
Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại đủ vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để cho tổng hiện giá thu hồi vừa bằng tổng hiện giá vốn đầu tư.
∑PV(Rt) = ∑PV(Ct)
Rt: thu hồi tại năm t
Ct : đầu tư thực hiện tại năm t
∑Rt(1 + i)-t = ∑Ct(1 + i)-t
i: lãi suất chiết khấu
Rt: Bằng lãi ròng cộng khấu hao tại năm t
b) Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
Ưu điểm:
Dễ xác định
Độ tin cậy tương đối cao. Do thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác, mức độ rủi ro ít hơn những năm sau. Các số liệu dự báo đối với các năm đầu có độ tin cậy cao hơn các năm sau.
Chỉ tiêu này giúp các nhà đầu tư thấy được đến bao giờ thì vốn có thể được thu về đủ, trên quan điểm hiện giá, do đó có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay không.
Khuyết điểm:
Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn. Đôi khi một phương án có thời gian hoàn vốn dài nhưng lại có thu nhập về sau cao hơn thì vẫn có thể là một phương án tốt. Do đó không dựa vào thời gian hoàn vốn để kết luận rằng phương án này tốt hơn phương án kia.
2.1.5.2 Hiện giá thu hồi thuần NPV (Net Present Value)
a) Định nghĩa:
Hiện giá thu hồi thuần là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi tính cho cả thời hạn đầu tư, trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, tức là tổng hiện giá tiền lời sau khi đã hoàn đủ vốn.
NPV = ∑PV(Rt) - ∑(Ct)
NPV = ∑Rt(1 + i)-t - ∑Ct(1 + i)-t
n: thời hạn đầu tư (năm)
Rt: thu hồi tại năm t
i: lãi suất chiết khấu (%năm)
b) Ưu khuyết điểm của chỉ tiêu NPV
Ưu điểm:
Chỉ tiêu NPV cho ta biết được tổng hiện giá của tiền lời, sau khi đã hoàn đủ vốn. Như vậy chỉ tiêu NPV đã khắc phục được khuyết điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T.
Nếu NPV > 0 thì dự án có lời
Nếu NPV < 0 thì dự án bị lỗ
Nếu NPV = 0 thì dự án không lời cũng không lỗ, tức là thu hồi chỉ vừa đủ trả lại vốn, tính trên quan điểm hiện giá.
Khuyết điểm:
NPV chỉ cho ta biết dự án là lời hay lỗ và số tiền lời lỗ bằng bao nhiêu, nhưng chưa cho ta biết mức độ sinh lợi (lãi suất) của bản thân dự án. Do đó đôi khi dự án tuy có lời nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lợi thấp.
NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu i. Nếu i thay đổi thì NPV sẽ thay đổi theo.
2.1.5.3 Suất thu hồi nội bộ IRR (Internal rate of Return)
Suất thu hồi nội bộ của một dự án là suất thu hồi do bản thân dự án có thể tạo ra được, nó cho ta biết tỷ lệ sinh lời hoặc khả năng sinh lời của bản thân dự án đang xét.
Như trên đã thấy NPV là một hàm của lãi suất chiết khấu i%, tức là NPV=f(i). Suất thu hồi nội bộ chính là lãi suất r%, mà nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu thì sẽ làm cho NPV = f(r) = 0. Ta có:
∑Rt(1 + r)-t =∑Ct(1 + r)-t
NPV1
Với r1: tỷ lệ lãi suất thấp sao cho NPV1 > 0
Với r2 : tỷ lệ lãi suất cao sao cho NPV2 < 0
Ta có r1 < IRR = r < r2 sao cho NPV = 0
IRR = r% chính là suất thu hồi mà bản thân dự án có thể tạo ra được, cũng tức là suất thu lợi của cơ hội đầu tư mà dự án đề xuất. Chính vì vậy ta có thể đem nó so sánh với các suất thu lợi khác có liên quan để xác định xem có nên đầu tư hay không.
+ So với lãi suất vay
Trong đầu tư thường có vốn vay. Gọi i% là lãi suất vay, nếu:
IRR < i dự án sẽ không có đủ tiền để trả nợ
IRR = i dự án chỉ đủ sức trả nợ, nhà đầu tư không có lợi gì
IRR > i lúc này nhà đầu tư không những đủ tiền để trả nợ mà còn có lời.
+ So sánh với suất thu hồi hấp dẫn tối thiểu MARR
Mỗi cơ hội có một IRR khác nhau. Do đồng vốn có hạn nên nhà đầu tư thường ưu tiên bỏ vốn cho các cơ hội có IRR lớn trước. Đến một cơ hội nào đó thì hoặc là hết vốn hoặc là không còn hấp dẫn nữa. IRR của cơ hội trước cơ hội bị từ chối chính là MARR. Đối với mỗi nhà đầu tư có một IRR riêng, do họ tự xác định. Như vậy MARR chính là lãi suất hấp dẫn tối thiểu ứng với loại vốn tự có.
IRR ≥ MARR thì dự án đang xét là hấp dẫn.
+ So sánh các phương án hoặc các dự án
Phương án nào hoặc dự án nào có maxIRR là tốt nhất.
Trong thẩm định người ta thường dùng chỉ tiêu NPV ở vòng “loại” và chỉ tiêu IRR ở vòng “chung kết”.
2.1.5.4 Xác định lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu được tính trên cơ sở cơ cấu thành phần các loại vốn , lấy bằng chi phí sử dụng vốn bình quân trước thuế lợi tức.
2.1.5.5 Điểm hòa vốn BEP (Break - Even point)
Các chỉ tiêu T, NPV, IRR cho ta biết hiệu quả đầu tư trong nhiều năm, trong cả thời hạn đầu tư. Để đánh giá hiệu quả tài chính trong một năm ta dựa vào chỉ tiêu điểm hòa vốn.
a) Định nghĩa: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí, tức là giao điểm của hàm doanh thu và hàm chi phí. Có 3 loại điểm hòa vốn:
+ Điểm hòa vốn lý thuyết (ĐHVlt)
Là điểm mà doanh thu ngang bằng với chi phí sản xuất (điểm này dự án chưa có lời nhưng cũng không bị lỗ)
ĐHVlt =
Trong đó:
Đ: Tổng chi phí cố định (Định phí)
B: Tổng biến phí (Biến phí)
D: Doanh thu
+ Điểm hòa vốn tiền tệ (điểm hòa vốn hiện kim)
Cách xác định cũng giống như điểm hòa vốn lý thuyết nhưng tử số bằng định phí trừ khấu hao tài sản cố định, mẫu số thì cũng như mẫu số của điểm hòa vốn lý thuyết.
Xác định điểm hòa vốn tiền tệ cho phép dự trù khả năng của dự án có tiền để trả nợ vay.
ĐHVlt =
Nếu so sánh giữa điểm hòa vốn tiền tệ và điểm hòa vốn lý thuyết thì điểm hòa vốn tiền tệ nhỏ hơn
+ Điểm hòa vốn trả nợ
Tính tương tự như điểm hòa vốn tiền tệ nhưng định phí bằng định phí của điểm hòa vốn tiền tệ cộng với nợ gốc vay trung hạn và dài hạn phải trả trong năm và thuế lợi tức phải đóng (nợ gốc phải trả trong năm và thuế lợi tức được xem là cố định ở điểm hòa vốn)
Điểm hòa vốn trả nợ cho phép biết từ điểm này trở đi dự án phải trả nợ tiền vay và đóng thuế.
ĐHVlt =
Ng: Nợ gốc dài hạn đến kỳ hạn phải trả
Ttn: Thuế thu nhập doanh nghiệp
b) Ý nghĩa
Trong từng năm của dự án, điểm hòa vốn có ý nghĩa rất lớn vì điểm hòa vốn là điểm phân biệt cho ta vùng lời, vùng lỗ của dự án trong năm tính toán. Điểm hòa vốn càng nhỏ thì dự án trong năm đó càng tốt vì vùng lỗ hẹp, vùng lời rộng.
2.1.5.6 Chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án B/C (Benefit/cost)
a) Định nghĩa:
Hiện giá hệ số sinh lời của dự án là tỷ số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
b) Công thức
P(B/C) =
Trong đó:
P(B/C): Hiện giá hệ số sinh lời của dự án
Bt : Lợi ích hàng năm của dự án
Ct : Chi phí hàng năm của dự án
a =
r : Tỷ suất chiết khấu của dự án
t: Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án
c) Kết luận thẩm định
- Trường hợp P(B/C) >1: Dự án có hiện giá hệ số sinh lời càng lớn thì hiệu quả tài chánh của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
- Trường hợp P(B/C) ≤ 1 : Dự án không có khả năng sinh lời; cần được sửa đổi, bổ sung.
d) Ý nghĩa:
- Hiện giá hệ số sinh lời cho biết 1 đồng hiện giá chi phí bỏ ra trong dự án cho khả năng thu được mấy đồng hiện giá lợi ích
- Hiện giá hệ số sinh lời biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.
2.1.6 Thẩm định độ an toàn tài chính
Khi thẩm định dự án các nhà thẩm định rất quan tâm đến độ an toàn của dự án về mặt tài chính. Đây là một mặt của tính khả thi của dự án. Cần đánh giá độ an toàn tài chính trên các vấn đề sau:
An toàn về vốn
An toàn về khả năng trả nợ
Độ nhạy của dự án
2.1.7 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
2.1.7.1 Ý nghĩa và mục tiêu phân tích lợi ích kinh tế - xã hội
a) Ý nghĩa
Dự án đầu tư được thực hiện tại một vùng, một lãnh thổ nhằm khai thác, sử dụng tài nguyên và sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất; Do đó, bên cạnh việc đánh giá hiệu quả tài chính chúng ta cần phải đánh giá về mặt kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu phân tích lợi ích kinh tế - xã hội
Mục tiêu của việc phân tích lợi ích kinh tế - xã hội là xác định vị trí, vai trò của dự án đối với phát triển kinh tế, các dự án đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển của vùng và chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.
Ngoài ra mục tiêu của phân tích kinh tế - xã hội là xác định sự đóng góp của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội, như: nộp ngân sách cho Nhà nước của dự án thông qua các khoản thuế, khoản đóng góp ngoại tệ của dự án khả năng giải quyết công ăn việc làm của dự án, mức độ nâng cao cơ sở hạ tầng do dự án mang lại.
2.1.7.2 Doanh lợi xã hội của dự án
a) Khái niệm về doanh lợi xã hội
Doanh lợi xã hội là tổng lợi ích vật chất mà xã hội dự kiến thu được khi cho phép dự án đầu tư. Có thể doanh lợi xã hội của dự án lớn hơn hoặc nhỏ hơn doanh lợi của cá nhân nhà đầu tư.
b) Hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư
Thường được xác định thông qua các chỉ tiêu sau:
+ Lợi nhuận gộp trên vốn cố định Ii:
Lợi nhuận gộp
Ii
Tổng vốn cố định
Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng vốn cố định làm ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
+ Doanh thu hàng năm trên vốn đầu tư Id
Doanh thu hàng năm
Id
Tổng vốn đầu tư hàng năm
Chỉ tiêu này nói lên khả năng làm được bao nhiêu đồng doanh thu từ một đồng vốn đầu tư.
c) Chỉ tiêu mức độ thu hút lao động
Vốn đầu tư cho một người lao động Iv
Tổng số vốn đầu tư của dự án
Iv = Số lao động của dự án
Chỉ tiêu này cho thấy dự án tạo được nhiều công việc cho người lao động với số vốn đầu tư ít sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn. Nói cách khác, tỷ lệ vốn đầu tư trên một lao động càng nhỏ thì hiệu quả của sự đóng góp lợi ích kinh tế xã hội của dự án càng lớn.
Mức thu nhập bình quân trên một lao động trong dự án theo công thức sau:
Thu nhập quốc dân sử dụng phát sinh từ dự án
Ipr =
Số lao động trong dự án
1.7.2.4 Đóng góp vào ngân sách
Nguồn đóng góp chính vào ngân sách quốc gia của dự án chủ yếu là thuế
Để xem xét hiệu quả sử dụng của sự đóng góp vào ngân sách của dự án, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư.
Mức đóng góp vào ngân sách
If =
Tổng số vốn đầu tư
Chỉ số này càng lớn thì lợi ích kinh tế - xã hội của dự án càng cao.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu
- Sử dụng luận chứng kinh tế của dự án Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại Ngân hàng
- Thu thập số liệu từ Niên giám thống kê của Thành Phố Cần Thơ, từ bộ sưu tập số liệu điều tra 2004 của Tổng cục Thống kê, các thông tin từ sách, báo, tạp chí…
2.2.2 Phương pháp thẩm định
- Thẩm định về cơ sở pháp lý: Dựa trên các căn cứ luật, Nghị Định, Thông tư, Quyết định….để thẩm định.
- Thẩm định về phương diện tài chính - tài trợ: dựa trên các phương pháp không chiết khấu, phương pháp có chiết khấu, phương pháp phân tích điểm hòa vốn và tính toán lại các chỉ tiêu tài chính…
- Thẩm định về phương diện thị trường: sử dụng số liệu từ bộ sưu tập số liệu điều tra năm 2004 và phương pháp hồi quy tương quan tuyến tính để dự báo cho nhu cầu dự