Than hoạt tính là chất hỗ trợ kĩ thuật rấ t hoàn thiện nhằ m khử mùi và vị
của nước bằng cách hút các hợp chất gây bẩn nước. Có nhiều dạng than sử
dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp .Nguồn nguyên liệu phổ biến nhất cho
than hoạt tính : gỗ,than,than non và dừa.
Than hoạt tính là chất rắn, xốp, không vị. Than hoạt tính được hình thành
từ nguyên tố cacbon qua việc loại bỏ cacbon tạp c hất và sự ôxi hóa bề mặt
cacbon
Than hoạt tính có thể được điều chế từ rất nhiều nguồn bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Có thể chia ra làm bốn loại cơ bản:
? Than động vật có thể thu được từ sự hóa than của xương , máu ,thịt . . .
? Bồ hóng , muội lò được thu từ sự cháy không hoàn toàn của khí thiên
nhiên.
? Muội đèn thu được từ sự sấy nóng dầu mỡ, nhựa
? Than hoạt tính được điều chế từ gỗ và hoa qua
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Than hoạt tính và bột trợ lọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
BÁO CÁO
THAN HOẠT TÍNH & BỘT TRỢ LỌC
Giảng viên : Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên : Lê Tiết Ngọc (60401674)
Đoàn Minh Phong (60401852)
11-2005
MỤC LỤC
I. THAN HOẠT TÍNH
1. GIỚI THIỆU
2. NGUYÊN TẮC
3. SỬ DỤNG TRONG LỊCH SỬ
4. VẤN ĐỀ TRONG SỬ DỤNG
5. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT
6. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT & ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT
7. ẢNH HƯỞNG CỦA THAN HỌAT TÍNH ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
8. KẾT LUẬN
II.BỘT TRỢ LỌC
A. DIATOMITE
1. GIỚI THIỆU
2. NGUỒN GỐC
3. PHÂN LỌAI
4. THÀNH PHẦN
5. TÍNH CHẤT
6. CÁCH SẢN XUẤT
7. ỨNG DỤNG
B. BENTONITE
1. GIỚI THIỆU
2. NGUỒN GỐC
3. THÀNH PHẦN
4. TÍNH CHẤT
5. CÁCH SẢN XUẤT
6. ỨNG DỤNG
Tài liệu tham khảo
I. THAN HOẠT TÍNH
1. GIỚI THIỆU
Than hoạt tính là chất hỗ trợ kĩ thuật rất hoàn thiện nhằm khử mùi và vị
của nước bằng cách hút các hợp chất gây bẩn nước. Có nhiều dạng than sử
dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp .Nguồn nguyên liệu phổ biến nhất cho
than hoạt tính : gỗ,than,than non và dừa.
Than hoạt tính là chất rắn, xốp, không vị. Than hoạt tính được hình thành
từ nguyên tố cacbon qua việc loại bỏ cacbon tạp chất và sự ôxi hóa bề mặt
cacbon
Than hoạt tính có thể được điều chế từ rất nhiều nguồn bằng nhiều
phương pháp khác nhau. Có thể chia ra làm bốn loại cơ bản:
Than động vật có thể thu được từ sự hóa than của xương , máu ,thịt . . .
Bồ hóng , muội lò được thu từ sự cháy không hoàn toàn của khí thiên
nhiên.
Muội đèn thu được từ sự sấy nóng dầu mỡ, nhựa
Than hoạt tính được điều chế từ gỗ và hoa quả
2. NGUYÊN TẮC
Than hoạt tính có tác dụng hút bám . Hút bám là một hiện tượng bề mặt
do vậy có liên quan với vùng bề mặt môi trường. Sự hút thay thế sức hút nội
phân tử giữa bề mặt cacbon và chất bị hút.
Lực hút có thể biến đổi bằng cách tăng mật độ than hay giảm khoảng
cách giữa bề mặt than và chất bị hấp thụ.
Ví dụ: chất lỏng (thường là nước ) chảy qua suốt bề mặt than, khi đó
những hợp chất có ái lực mãnh liệt với than sẽ được hấp thụ trên bề mặt.Các
hợp chất có ái lực cao nhất , tiêu biểu là :các hợp chất hữu cơ có cấu tạo mùi vị
, hình dạng ; các hợp chất dễ bay hơi, hợp chất vòng (triholometan) và các chất
thải khác.
Toàn bộ than được sử dụng trong việc hút có thể tái sinh trong một số
dạng khác nhau. Phổ biến nhất là cho vào lò nung hoạt tính lại , đòi hỏi phải
đốt nóng than lên, khử các chất hữu cơ bị hấp thụ.
Tác dụng:
Hầu hết các tác nhân than hoạt tính xử lý thức ăn đặc trưng bởi sự hấp thụ
xảy ra khi các hợp phần của chất lỏng nối liền với chất rắn trong tự nhiên.
Khả năng hấp thụ phụ thuộc vào
Đặc trưng vật lý và hóa học của chất bị hấp thụ
Đặc trưng vật lý và hóa học của chất hấp thụ
Nồng độ của chất bị hấp thụ trong dung dịch
Đặc trưng của pha lỏng
Thời gian của chất bị hấp thụ tiếp xúc với chất hấp thụ
Than là một chất trao đổi ion tự nhiên. Sự trao đổi ion có thể tăng lên bởi hoạt
tính hóa học.Tùy thuộc vào cách xử lý, bề mặt than có cả sức hút âm và dương
để hút ion tự do trong dung dịch, huyền phù.
3. SỬ DỤNG TRONG LỊCH SỬ
Than bắt đầu được sử dụng khi tìm ra lửa. Người Ai Cập sử dụng than
như thuốc giải độc đơn thuần, người Hindu lọc nước với than
Năm 1773, Scheele phát hiện ra than có khả năng hút bám.
Năm 1785,than sử dụng để khử màu acid cao răng.
Năm 1794, than ứng dụng lần đầu tiên cho tinh luyện đường.
Đến năm 1901, các nhà khoa học phát triển cách tổng hợp than hoạt
tính từ than đá có sự hút bám mãnh liệt.
Năm 1920,than hoạt tính được sử dụng để tinh luyện dược phẩm
Năm 1929, phương thức này được sử dụng để khử mùi, vị của nước
cung cấp cho các thành phố ở Hoa Kỳ.
4. CÁC VẤN ĐỀ TRONG SỬ DỤNG
1) Tiềm năng cho việc ngăn cản phản ứng với những vật liệu khác sử dụng
trong hệ thống nông nghiệp:
Hầu hết dùng than hoạt tính để hút , trung hòa các nguyên liệu khác
trong hệ thống nông nghiệp . Thường là tập trung xử lý phân súc vật.
2)Độ độc và phương pháp tác động của than họat tính vào chất gây ô nhiễm:
Than hoạt tính là một chất xử lý độc tố hiệu quả, nhưng nhiều chất độc bị
hút vào , dẫn đến việc tập trung độc tố của các chất mà nó giữ lại , vì thế nó
trở nên độc hại
3)Xác suất ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất,sử dụng và thải bỏ
Ô nhiễm môi trường phụ thuộc nguồn nguyên liệu. Hầu hết đều từ nguồn
gốc thực vật.Than hoạt tính sử dụng từ nguồn nguyên liệu :than, nhiên liệu,
nguồn nguyên liệu cao phân tửù có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Tổng quát, than được súc vật ăn vào ngẫu nhiên và thải ra trong phân. Khi
độc tố tập trung trong phân, phân nếu sử dụng đúng đắn sẽ không tạo nên một
sự ô nhiễm nguy hiểm nào so với phân thông thường.
4)Aûnh hưởng hưởng tới sức khỏe con người
Có thể gây bệnh hô hấp cho những ai sử dụng nhất là khi kích thước hạt
than nhỏ. Sự hít vào gây ra ho, khó thở, đờm đen và chứng xơ hóa.
5) Aûnh hưởng của chất trong sinh hoạt và tương tác hóa học trong hệ thống sinh
thái học nông nghiệp:
Có thể sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm để kích thích thức ăn
kém hấp dẫn.
Cần thiết cho nhu cầu đất.
Giảm đau, cứu sống nhiều sự sống sinh vật. Có vài sự chống chỉ định,
khi sử dụng sẽ đe dọa mạng sống.
Hiệu quả trong sự dehydro hóa.
6)Sự lựa chọn để sử dụng chất trong thực tiễn, hay các vật liệu khác.
Hầu hết nông dân luôn tránh sử dụng hóa chất hay chất độc hữu cơ, do đó
than hoạt tính đều bị cấm.
7)Tính tương thích với các tiêu chuẩn nông nghiệp
Không nên sử dụng hóa chất trực tiếp vào thuốc thú y (bao gồm thuốc
kháng sinh).
Than hoạt tính được dùng như một chất hỗ trợ chế biến nhưng cần phải
tách ra khỏi sản phẩm, thực phẩm.
5. NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN XUẤT
Than hoạt tính là một loại than có cấu trúc tổ ong, xốp. Cấu trúc của than
hoạt tính là sự sắp xếp vô trật tự 3 chiều của chất thơm và mảnh tinh thể 6
cạnh. Cấu trúc này tạo ra các lỗ giữa các lớp kích thước phân tử để tăng tính
hút có lợi của than hoạt tính(kích thước lỗ 1nm – 1000nm). Các lỗ có diện tích
rộng chịu trách nhiệm cho việc hút bám ở bề ngoài vật liệu (500 – 1500m2 /gm)
Hầu hết nguyên liệu than đều có thể dùng tạo than hoạt tính.Tuy vậy
than hoạt tính thương mại chỉ sản xuất từ than, gỗ, mùn cưa, than bùn, than củi,
dầu và vỏ quả hạch. Gỗ và than quả hạch có 1 số lỗ hổng độc đáo và dễ hoạt
hóa hơn vật liệu đặt như antraxit. Tuy nhiên mọi vật liệu cacbon có thể được
hoạt tính, và thường không thể phân biệt than hoạt tính được chế tạo từ nguyên
liệu ban đầu nào.
Sản xuất than hoạt tính gồm 1 bước hóa than hay sự cacbon hóa, hầu hết
vật liệu phi cacbon , chứa cacbon ít, bị bay hơi bởi nhiệt phân (500 – 750 oC).
trọng lượng hao hụt tới 60 – 70% và nhiều CO2 bay hơi. Than thường được ôxi
hóa lần đầu ở 150 – 250 oC để ngăn chặn than bị nóng dẻo trong suốt quá trình
hóa than và bị sụp đổ cấu trúc lỗ. Ở sự hoạt hóa khí, 1 khí ôxi hóa như CO2
được sử dụng ở nhiệt độ cao để ăn mòn lỗ trong quá trình hóa than. Than hóa
hợp với 1 chất hóa khác và cháy ở nhiệt độ cao (800
o
C hay 1000
o
C). Chất hóa
học có hoạt tính sẽ ăn mòn than để định hình cấu trúc lỗ, thay đổi bề mặt than.
Các hóa chất đó thường là acid,base mạnh hay các chất ăn mòn (H3PO4 ,
H2SO4 , KOH, ZnCl2 , K2S, KCN). Sau khi hoạt hóa, được rửa sạch và sử dụng
lại. Cấu trúc lỗ cuối cùng phụ thuộc vào tính tự nhiên của vật liệu ban đầu và
quá trình hoạt hóa. Vật liệu với cấu trúc lỗ độc đáo như gỗ mất ít công đoạn
hơn là vật liệu dày đặc như nhựa đường. Lượng tạp chất thường cao hơn đối với
vật liệu ít dày đặc hơn.
Than hoạt tính không được tìm thấy một cách tự nhiên mà từ một qui
trình kiểm soát chặt chẽ từ 2 hay 3 giai đoạn cần thiết để định dạng các lỗ than.
Quá trình hoạt hóa yêu cầu sự thêm vào 1 chất hóa học tổng hợp hay bơm trực
tiếp CO2 hoặc ôxi trong suốt quá trình nung hoạt hóa. Ở sản phẩm nung phân
rã xương không cần bước hoạt hóa này .
6. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỚI VÀ ĐẶC BIỆT ỨNG DỤNG
1) Sử dụng vỏ dừa:
Vỏ dừa là nguyên liệu thô . sản phẩm có bề mặt lớn hơn, cường độ mạnh
hơn bình thường. Đáp ứng tiêu chuẩn hạt , vi hạt , bột than.
Hiện tại, than hoạt tính làm từ vỏ dừa có hiệu quả khử nước tốt, khử Cl,
Oxi. Sử dụng cho thiết bị lọc nước. . .
Thu nhặt vàng và các kim loại quí
2) Gỗ
Từ bột gỗ cao cấp ZnCl2 và xúc tác. Được tinh chế bởi nhiều công
đoạn.Dùng để khử màu dược phẩm, chữa trị giảm sốt, khử màu vitamin
C, axit nucleic, thể ăn khuẩn , hoormon.
Được sử dụng để tạo than dược phẩm( thức ăn, thuốc và nguyên liệu
dược).
Khử màu, mùi, vị
Sử dụng chế biến đường trong công nghiệp.
Ứng dụng lọc, chưng cất nước vì gỗ là nguyên liệu thô tốt,có đậc điểm
hút thấm rộng
Khử mùi
Tinh sạch khí hóa học
Tinh sạch nước uống
Khử mùi tủ lạnh
Sử dụng cho dầu ăn
Sử dụng trong công nghiệp
Sử dụng khử sunfua
Sử dụng cho hồi phục dung môi
Trong sinh học còn có ứng dụng của than hoạt tính là giải độc cho vật
nuôi khi ăn phải các thực vật có độc hay sản phẩm hư hỏng
7. ẢNH HƯỞNG CỦA THAN HOẠT TÍNH ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1) Độc tố
Liều lượng lớn than hoạt tính thường gây ra sự nhiễm độc cho con người
(1mg than hoạt tính/kg trọng lượng) . Sorbitol hay Magie citrate gây ra một số
ảnh hưởng có hại , ít khi được sử dụng. Những nghiên cứu báo cáo cho thấy về
một rủi ro nhỏ khi hít vào (gây viêm phổi).
2) Sản xuất ,sử dụng và thải bỏ
Than hoạt tính tạo ra một số nguy hiểm nhỏ về ảnh hưởng môi trường.
Nhiều hoạt chất được sử dụng để định hình lỗ của than hoạt tính đều có độc,
ZnCl2 ở dung dịch hay khí có thể gây loét và dễ cháy . Những hóa chất này
được bố trí an toàn ở các xí nghiệp lớn.
Bước hóa than hao hụt gần 70% vật liệu cacbon cơ bản do hóa hơi. Vào
cuối những năm 90, 700.000 tấn than hoạt tính/năm được sản xuất , giải phóng
500.000 tấn khí hóa hơi vào không khí mỗi năm. Sự đốt than và qui trình hoạt
hóa cũng tiêu thụ năng lượng lớn.
3) Sức khỏe con người
Nguy hiểm khi ăn phải than hoạt tính
Bụi của khu vực sản xuất phải được quản , lý, cũng như các vật liệu có
kích thước nhỏ khác.
8. KẾT LUẬN
Than hoạt tính với các lỗ và vùng bề mặt là 1 vật liệu tổng hợp.
Nó được sản xuất bởi 1 qui trình đa công đoạn và không có vật liệu tự
nhiên tương tự.
Than hoạt tính cũng được xem như thuốc khử độc an toàn và hữu
ích nhất cho sự nhiễm độc ngẫu nhiên. Nông dân có thể nhanh chóng xử
lý sau khi có 1 súc vật bị nhiễm độc khi không có bác sĩ thú y lúc đó.
Than y dược có xác suất ô nhiễm thấp
II.BỘT TRỢ LỌC
A.DIATOMITE
1. GIỚI THIỆU
Diatomite là sản phẩm tạo ra từ trầm tích của tảo đơn bào. Với tính chất
rỗng và xốp nó được sử dụng dùng làm chất trợ lọc và chất độn trong công
nghiệp sơn và chất dẻo
Diatomite được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau , phần lớn được
dùng như chất trợ lọc chất lượng cao và chất độn hữu dụng cho các loại sơn và
chất dẻo. Tính chất đặc trưng về đặc điễm kỹ thuật của diatomite là rất dính
và bám chặt bảo đảm cho sự tương thích .
Tất cả các dạng sản phẩm cuả diatomite đều có tính ứng dụng cao và hữu
ích.
Tùy vào các nguyên liệu thô khác chúng ta sẽ có những kỹ thuật tinh chế
diatomite khác.
2. NGUỒN GỐC
Được tinh chế từ trầm tích của tảo đơn bào
Các dòng sản phẩm diatomite được chế biến cẩn thận từ trầm tích của tảo
đơn bào (thực vật thủy sinh) . Bởi vì các loài của tảo diatomite là phức chất và
xốp , rỗng nên các sản phẩm diatomite có khả năng lọc mạnh và có khả năng
thẩm thấu hơn các phương tiện lọc khác, hiện tại nó được sử dụng rỗng rãi để
hỗ trợ liều lượng lọc , làm vật liệu nhồi, làm khung.
3. PHÂN LOẠI
Những sản phẩm của diatomite được phân thành 3 loại phụ thuộc vào quá
trình sản xuất
a) Sản phẩm sấy khô:
Tảo thô được sấy ở nhiệt độ từ 100 – 300 oC ,sau đó được làm sạch dưới
áp suất cao trở thành bột. Nó có màu trắng xám hoặc vàng nhạt.
b) Sản phẩm nung
Sản phẩm này được tạo ra trong suốt quá trình nung diatomite sạch dưới
nhiệt độ 700 – 900 oC, áp suất cao tạo thành bột . Nó có màu cam và nâu.
c) Sản phẩm nóng chảy
Diatomite sạch được trộn với một lượng vừa đủ chất phụ gia nóng chảy và
được nung dưới nhiệt độ 900 – 1200 oC ,nó biến thành bột, có màu trắng.
4. THÀNH PHẦN
Thành phần cấu tạo hóa học của diatomite tự nhiên ở những vùng khác .
Thành
phần
%
Lompoc
california
Marylandcalvert
Formation
Idaho Russia
Kamyshlo
Urals
Speen
Albacete
Algerice
SiO2 89,70 79,55 89,82 79,82 88,60 58,40
Fe2O3 1,09 2,62 0,44 3,56 0,20 1,55
Thành phần cấu tạo hóa học của các loại diatomite
Các thuộc tính
và thành phần
%
Tự
nhiên
Bị nung Nung với chất
trợ dung
Màu
PH
SiO2
Al2O3
Fe2O3
Cao
Mgo
Na2O
Trắng
ngà
8
89,2
4
1,5
0,5
0,3
-
Hồng
8
92,8
4,2
1,6
0,6
0,3
-
Trắng
10
89,5
4,1
1,5
0,6
0,3
3,5
V. TÍNH CHẤT
Có độ sáng
Là chất tan và có độ PH
Phân bố hạt theo kích thước bởi sự nhiễu sạ laser
Có độ thấm
6. CÁCH SẢN XUẤT
Phải sử dụng những trang thiết bị chuyên dùng cho việc tinh chế các dạng
diatomite, phạm vi bao gồm các sự lọc, phân loại, thiết bị nghiền và lò nung
được dùng trong việc tinh chế.
Công nghệ kỹ thuật tinh chế diatomite bao gồm làm khô,loại sạn và phân
loại để tạo nên các loại sản phẩm khác.
Giá trị của sản phẩm thuộc vào chất lượng của nguyên liệu thô và kĩ thuật
tinh chế
Các dòng sản phẩm diatomite có chất lượng tốt chứa đến 87% SiO2 như
trong vật liệu thô dùng để làm sạch khí than đá , nó được hình thành sau khi đốt
cháy than đá hay trong sự quay của lò sấy tách khí gas.
7. ỨNG DỤNG
Sản phẩm của diatomite được dùng rộng rãi như công nghiệp trợ lọc
trong công nghiệp thực phẩm và nước uống . Hơn nữa nó còn được dùng
trong ngành sơn và mỹ phẩm.
Dùng để lọc bia, rượu
Trong ngành sơn, mỹ phẩm thì dùng như chất độn để làm liền bề mặt
sơn (trét kín các lỗ trên tường)
B. BENTONITE
1.GIỚI THIỆU
Bentonite còn được coi là Montomorillonites, là một trong những loại đất
sét hữu hiệu được dùng như chất trợ lọc chất lượng cao.Bentonite có màu xám -
kem,mịn, mềm mại, không mùi và không bôi bẩn.
Từ bentonite lần đầu được sử dụng cho đất sét khi được tìm thấy vào
khoảng năm 1890 trên nền đá phấn trắng gần Fort Benton, Wyoming, thành
phần chính của nó là khoáng chất montmorillonite (yếu tố quyết định đặc tính).
Do đó nó có cái tên từ trầm tích (khoáng chất) của vùng Montmorillon, ở miền
nam nước Pháp.
2.NGUỒN GỐC
Đất sét Bentonite là lớp đất sét kết tủa được tạo ra do tro tàn của núi lửa,
gồm phần lớn là khoáng chất sét tẩy bẩn, thường là montmollonite .Những loại
khoáng chất gồm: hectorite, saponite. . . .
3. THÀNH PHẦN
Sét tẩy bẩn là đất sét khoáng có nghĩa là nó chứa những tinh thể riêng
biệt mà kích thước <2 mm. những tinh thể đó có 3 lớp đất sét khoáng. Nó có 2
lớp tứ diện và một lớp bát diện lớp tứ diện chứa SiO2 . Lớp silicat mang điện
tích âm ít và sẽ được cân bằng bởi các ion trao đổi xảy ra giữa khu vực tinh thể.
Điện tích yếu nên các cation (Ca
2+
, Mg
2+
, Na
2+
) có thể bị hút bởi các vỏ điện
tích . Quy mô của sự hydrat hóa tạo nên sự căng giữa các tinh thể.
Dựa vào nguồn gốc tự nhiên, Bentonite chứa các loại khoáng chất khác
thêm vào montmollonite như thạch anh, Fenspat, thạch cao . . .
4. TÍNH CHẤT
Do sự hiện diện của các khoáng chất trên tác động đến giá trị công
nghiệp của nó, có thể tăng hoặc giảm sự kết dính và thể tích của nó cũng tăng
lên nhiều lần khi cho vào nước sẽ tạo thành chất liệu sền sệt và dính. Đặc tính
đặc biệt của Bentonite (Hydrat hóa, căng hút nước, dẻo dính, thixotrophy) làm
cho nó hữu dụng trong nhiều lĩnh vực.
5. CÁCH SẢN XUẤT
Bentonite được khai thác từ các quặng , mỏ, dưới sâu hàng ngàn feet. Nó
tùy thuộc vào sự màu mỡ và sự sống của đất và độ sâu mà người ta khoan
xuống được. Sau khi lấy được nguyên liệu, làm khô, rồi được xử lý và với sự
trợ giúp của việc pha loãng rồi tạo thành hạt.
6. ỨNG DỤNG
Trong lò đúc làm chất kết dính để điều chế sắt thép
Là chất kết dính trong xây dựng
Sử dụng trong môi trường
Trong thực phẩm thì dùng để loại bỏ tạp chất . Đối với thức uống như
bia , rượu
Nông nghiệp: thức ăn phụ cho súc vật hoặc trao đổi ion cho đất
Y khoa : chất độn
Sơn dầu: là chất nhuộm do tính chất thixotropic
Giấy :là nguyên liệu chủ yếu để làm giấy.
Tài lệu tham khảo :
1) www.ams.usdce.Gov/nop/Nationallist/TAPReviews/ActivoctdeCarbon.Pdf
2) www.Mebao carbon – environment. Com/ejszb
3) www.anzaplan.com/index
4) www.ima-na.org/about_industrial_minerals/bentonite.asp
5) www.botanical.com/products/learn/bentonite.html