Đề tài Thanh khoản ngân hàng thương mại: Định lượng, giải pháp thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây

1. Lý do chọn đề tài Kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi, bước ra khỏi cuộc khủng hoảng “dưới chuẩn” bùng phát từ tháng 8 năm 2007. Chúng ta đã rút ra được không ít những bài học từ cuộc khủng hoảng này, một trong số đó là việc rủi ro thanh khoản đã bị đánh giá thấp. Chúng ta đã tranh luận nhiều về rủi ro vỡ nợ, khả năng thanh toán và các Hiệp định Basel trong những năm qua mà giảm sự chú ý vào rủi ro thanh khoản. Giờ nhìn lại, rủi ro này cần được quan tâm hơn nữa. Rủi ro thanh khoản thật sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính. Một trong những rủi ro thanh khoản đáng chú ý nhất là rủi ro của hệ thống ngân hàng. Với việc tham khảo các mô hình tính thanh khoản ngân hàng của các nhà kinh tế học trên thế giới, dùng những mô hình đó để xem xét, kiểm định cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và kiến nghị những giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian sắp đến. Với những mong muốn của bản thân trong việc tìm hiểu về rủi ro thanh khoản ngân hàng, vận dụng những mô hình trên thế giới vào việc kiểm định tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương hàng Việt Nam, điều đó đã thúc đẩy tôi quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài “Thanh khoản ngân hàng thương mại: Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình tính thanh khoản của các nhà kinh tế học trên thế giới, tìm hiểu và kiểm định tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài đã nêu lên một cái nhìn tổng quan về tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tập trung nghiên cứu và làm rõ hơn những khó khăn trong việc quản lí tính thanh khoản của ngân hàng thương mại, cũng như đề ra những kiến nghị cho việc nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng nước ta. 3. Phương pháp nghiên cứu Để nêu bật lên được những vấn đề quan trọng của đề tài, ngoài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp như so sánh số liệu qua các năm (2005-2010), phương pháp hồi quy bằng mô hình OLS trong excel để phân tích và rút ra được tình hình thanh khoản trong hệ thống NHTM và những dự đoán trong tương lai. 4. Nội dung nghiên cứu Nội dung đề tài được cơ cấu thành 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tính thanh khoản của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Mô hình tính thanh khoản ngân hàng. - Chương 3: Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam. - Chương 4: Giải pháp nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả thu được từ đề tài là một sự tương quan chặt chẽ của khả năng thanh khoản và lợi nhuận của NHTM. Mô hình cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM trong giai đoạn tới. 6. Hướng phát triền của đề tài Trong tương lai với nguồn số liệu và kiến thức phong phú và sâu hơn chúng tôi rất mong muốn hoàn thiện mô hình đo lường này với độ tin cậy cao. Và để từ đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn để tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn vai trò của NHTW, chính sách lãi suất và các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

pdf146 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh khoản ngân hàng thương mại: Định lượng, giải pháp thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRỪƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------- CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƢỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN “NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010” TÊN CÔNG TRÌNH: THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ĐỊNH LƢỢNG, GIẢI PHÁP THỰC TIỄN THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Gốc Tiếng Anh (nếu có) ABCP Thương phiếu có tài sản đảm bảo. Asset-Backed Commercial Paper MBS Chứng khoán thế chấp bằng khoản vay thế chấp. Mortgage-backed Security RMBS Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp nhà ở Residential mortgage- backed security CMBS Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp thương mại Commercial mortgage- backed security NHTW Ngân hàng Trung Ương. N/A NHTM Ngân hàng thương mại N/A FNMA Hiệp hội thế chấp Liên bang. Federal National Mortgage Association FHA Cơ quan quản lý nhà liên bang Federal Housing Administraion FDIC Bảo hiểm tiền gửi Liên bang. The Federal Deposit Insurance Corporation LTCM Công ty quản lý quỹ LTCM Long – term Capital Management LP GSEs Nhóm các dịch vụ tài chính cho công ty tạo ra bởi chính phủ. The Government Sponsored Enterprises LLSS Tỉ lệ cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn Long-term Loans over Short term Savings CAR Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Capital Adequacy Ratio CMO Thế chấp nghĩa vụ Collateralized Mortgage Obligation N/A: không áp dụng từ Tiếng Anh DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 3.1: Ngân hàng thương mại Nhà nước. ..................................................................... 39 Bảng 3.2: Các Ngân hàng thương mại cổ phần. ................................................................. 39 Bảng 3.3: Các Ngân hàng thương mại liên doanh. ............................................................. 40 Bảng 3.4: Quy mô vốn điều lệ một số NHTM của các quốc gia trong khu vực. ................... 49 Bảng3.5:Tỉ lệ LLSS thị trường ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây. ................. 54 Bảng 3.6:Dự báo thay đổi tiền gửi trong hệ thống ngân hàng những năm tới. .................... 57 Bảng 3.7:Dự báo tỉ lệ LLSS năm 2011. .............................................................................. 58 Bảng 3.8: Dự báo cho vay dài hạn 2011 một số ngân hàng. ............................................... 58 Bảng3.9: hệ số tương quan các biến trong mô hình dự báo thay đổi tiền gửi. ..................... 59 Hình 1: Chỉ số NASDAQ từ 1994 - 2008 ............................................................................ 81 Bảng 1: Kết quả hồi qui lợi nhuận theo tỉ lệ LLSS .............................................................. 94 Bảng 2: Kết quả hồi qui dự báo thay đổi tiền gửi: .............................................................. 95 Bảng 3: Chỉ tiêu dự báo thay đổi tiền gửi ........................................................................... 96 Bảng 4: Tỉ lệ LLSS một số NHTM Việt Nam 2005 – 2010................................................... 96 Hình 2: Tỉ lệ vốn tự có và lợi nhuận tài sản quý 1/1984 – quý 1/2010 ...............................136 Hình 3: Tỉ lệ LLSS ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn 1987 - 2008 .....................................136 Hình 4: Tỉ lệ LLSS và cho vay ngắn hạn 1997 - 2009 ........................................................137 Hình 5: Thay đổi % tiết kiệm và cho vay 1974 – 2009 ......................................................137 Hình 6: Biến thiên tiết kiệm và cho vay 1985 - 2009 ..........................................................138 Hình 7: Dư nợ ABCP và biến thiên 1992 – 2008 ...............................................................138 Hình 8: MBS và dư nợ cho vay thế chấp 1999 – 2007 .......................................................139 Hình 9:Phân phối thương phiếu tới hạn 07 – 08 ................................................................139 Hình 10: Lãi suất vay thế chấp và lãi suất T-bonds 10 năm 1979 - 2008 ...........................140 DANH MỤC PHỤ LỤC ABCP - Asset-Backed Commercial Paper ............................................................................. 78 Bong bóng Dot – com. .......................................................................................................... 79 FNMA ................................................................................................................................ 82 FDIC… ................................................................................................................................ 85 GSE ................................................................................................................................ 87 LTCM ................................................................................................................................ 88 Sáng lập viên ........................................................................................................................ 89 MBS ................................................................................................................................ 90 THÔNG TƯ 13 .................................................................................................................... 97 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Chƣơng 1 ................................................................................................................................... 3 1.1 Khái niệm: ..................................................................................................................... 3 1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng: ....................................................................... 3 1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại: .................................................. 4 1.2 Vai trò tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: ................................................... 6 1.3 Một số nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: ............... 7 1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn: .............................................................................. 7 1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản: ........................................................................ 8 1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: .................................................... 8 1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản: .......................................................................... 9 1.3.5 Một số nguyên nhân khác: ..................................................................................... 9 Chƣơng 2 ..................................................................................................................................11 2.1. Tiền mặt và tương đương tiền: ............................................................................. 12 2.2. Quy tắc tài trợ vàng: ............................................................................................ 12 2.3. Vốn cổ phần với vai trò là khoản dự phòng: ......................................................... 13 2.4. Khe hở thanh khoản: ...........................................................................................137 2.5. Tỷ lệ LLSS: .........................................................................................................137 2.5.1. Mô hình: ................................................................................................................... 18 2.5.1.1. Không có hoạt động thị trường liên ngân hàng và i: ...................................... 19 2.5.1.2. Hoạt động thị trường liên ngân hàng vài: ...................................................... 22 2.5.1.3. Tấm đệm an toàn Minsky: ................................................................................ 24 2.5.2. Khủng hoảng nợ 1990 đến 2008: ................................................................................ 26 2.5.2.1. Tiến trình khủng hoảng nợ: .................................................................................. 26 2.5.2.2. Một số lý thuyết giải thích rủi ro tín dụng: ........................................................... 26 2.5.2.3. Con đường dẫn tới một cuộc khủng hoảng: .......................................................... 29 Chƣơng 3 ..................................................................................................................................38 3.1 Giới thiệu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ...................................................... 38 3.3.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: ......................... 38 3.1.2 Chính sách về kiểm soát tính thanh khoản của ngân hàng trung ương: ...................... 42 3.2. Mô hình tính thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: ......................... 52 3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình: ..................................................................................... 52 3.2.2. Hồi qui xây dựng mô hình: ................................................................................... 54 3.2.3. Dự báo LLSS tối ưu của ngành: .......................................................................... 56 3.2.4. Những tồn tại của mô hình:.................................................................................. 59 Chƣơng 4 ..................................................................................................................................60 4.1. Giải pháp ngắn hạn: ....................................................................................................... 60 4.2. Giải pháp dài hạn: .......................................................................................................... 61 4.2.1. Giải pháp vĩ mô: ...................................................................................................... 61 4.2.2. Giải pháp vi mô cho từng ngân hàng: ....................................................................... 67 KẾT LUẬN ...............................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................74 PHỤ LỤC ..................................................................................................................................78 ~ 1 ~ LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi, bước ra khỏi cuộc khủng hoảng “dưới chuẩn” bùng phát từ tháng 8 năm 2007. Chúng ta đã rút ra được không ít những bài học từ cuộc khủng hoảng này, một trong số đó là việc rủi ro thanh khoản đã bị đánh giá thấp. Chúng ta đã tranh luận nhiều về rủi ro vỡ nợ, khả năng thanh toán và các Hiệp định Basel trong những năm qua mà giảm sự chú ý vào rủi ro thanh khoản. Giờ nhìn lại, rủi ro này cần được quan tâm hơn nữa. Rủi ro thanh khoản thật sự là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính. Một trong những rủi ro thanh khoản đáng chú ý nhất là rủi ro của hệ thống ngân hàng. Với việc tham khảo các mô hình tính thanh khoản ngân hàng của các nhà kinh tế học trên thế giới, dùng những mô hình đó để xem xét, kiểm định cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và kiến nghị những giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian sắp đến. Với những mong muốn của bản thân trong việc tìm hiểu về rủi ro thanh khoản ngân hàng, vận dụng những mô hình trên thế giới vào việc kiểm định tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương hàng Việt Nam, điều đó đã thúc đẩy tôi quyết tâm nghiên cứu, tìm hiểu sâu và hoàn thành đề tài “Thanh khoản ngân hàng thương mại: Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những mô hình tính thanh khoản của các nhà kinh tế học trên thế giới, tìm hiểu và kiểm định tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, đề tài đã nêu lên một cái nhìn tổng quan về tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tập trung nghiên cứu và làm rõ hơn những khó khăn trong việc quản lí tính thanh khoản của ngân hàng thương mại, cũng như đề ra những kiến nghị cho việc nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng nước ta. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ~ 2 ~ Để nêu bật lên được những vấn đề quan trọng của đề tài, ngoài vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng những phương pháp như so sánh số liệu qua các năm (2005- 2010), phương pháp hồi quy bằng mô hình OLS trong excel để phân tích và rút ra được tình hình thanh khoản trong hệ thống NHTM và những dự đoán trong tương lai. 4. Nội dung nghiên cứu Nội dung đề tài được cơ cấu thành 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tính thanh khoản của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Mô hình tính thanh khoản ngân hàng. - Chương 3: Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam. - Chương 4: Giải pháp nâng cao tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. 5. Đóng góp của đề tài Kết quả thu được từ đề tài là một sự tương quan chặt chẽ của khả năng thanh khoản và lợi nhuận của NHTM. Mô hình cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của NHTM trong giai đoạn tới. 6. Hƣớng phát triền của đề tài Trong tương lai với nguồn số liệu và kiến thức phong phú và sâu hơn chúng tôi rất mong muốn hoàn thiện mô hình đo lường này với độ tin cậy cao. Và để từ đó có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả hơn để tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn vai trò của NHTW, chính sách lãi suất và các nhân tố kinh tế vĩ mô… tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. ~ 3 ~ Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÍNH THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Khái niệm: 1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng: Trong ngân hàng thanh khoản bao gồm nhiều phương diện: Trong ngắn hạn: Thanh khoản là khả năng ngân hàng có thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán ngay thời điểm chúng phát sinh  liên quan đến khả năng sinh lãi  đảm bảo thanh khoản. Trong dài hạn: Thanh khoản là khả năng vay đủ vốn dài hạn với lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ cho việc tăng tài sản (thanh khoản theo cấu trúc, hiện rất được các ngân hàng chú trọng). Theo những nghiên cứu những năm 90 về khả năng thương mại thì thanh khoản là khả năng trao đổi thường trực các sản phẩm trên thị trường vốn mà không làm giảm giá quá mức. (Khả năng thanh khoản tài sản). Thanh khoản thị trường là khả năng của thị trường trong việc tạo cơ sở cho hoạt động vay mượn tại các thị trường vốn và thị trường tiền tệ. (Chính sách ngân hàng trung ương). Vậy, thanh khoản là đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghiệp vụ thanh toán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định. Do thực hiện bằng tiền mặt nên thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hay mất tính thanh khoản. Do đó, thanh khoản không phải là một số tiền nào đó, cũng không phải là một tỷ lệ. Thay vào đó, nó thể hiện phạm vi khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng. Trái ngược với nó là “thiếu khả năng thanh khoản”, nghĩa là: ngân hàng thiếu khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Theo nghĩa này thì thanh khoản đại diện cho yếu tố định tính về sức mạnh tài chính của một ngân hàng. ( Duttweiler, 2008, trang 30). ~ 4 ~ 1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại: Rủi ro thanh khoản là một loại rủi ro quan trọng bậc nhất đối với một tổ chức kinh tế, đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tài chính. Trong thực tế có không ít trường hợp, một tổ chức kinh tế có tài sản nhiều, nợ rất ít nhưng hoàn toàn có thể phá sản do yếu tố rủi ro thanh khoản của tài sản không bù đắp nổi khả năng thanh toán trong thời điểm đó. Ở mức nhẹ hơn, rủi ro này có thể gây nên khó khăn hoặc đình trệ hoạt động kinh doanh của tổ chức đó trong một thời điểm cụ thể. Rủi ro thanh khoản là trường hợp không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán; việc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn, thậm chí có thể khiến công ty gặp thất bại. Chúng ta có thể chia rủi ro thanh khoản làm bốn nhóm theo cấu trúc như sau: Rủi ro thanh khoản rút tiền trước hạn: Điều này liên quan đến cả tài sản và nợ. Việc rút tiền dựa trên cơ sở quyền chọn có thể được thực hiện. Những khoản tiền gửi có thể được rút mạnh tay vào ngày sớm nhất thay vì đợi đến hạn. Rủi ro thanh khoản có kỳ hạn: Điều kiện thanh toán theo đúng hợp đồng. Rủi ro thanh khoản tài trợ: Nếu một tài sản không được tài trợ hợp lý, việc tài trợ theo sau đó có thể phải được thực hiện trong những điều kiện bất lợi, nghĩa là với giá chênh lệch cao hơn. Trong trường hợp xấu, thậm chí quỹ tiền có thể bị rút mạnh tay như trường hợp trên. Rủi ro thanh khoản thị trường: Các điều kiện thị trường bất lợi có thể làm giảm khả năng chuyển các tài sản khả nhượng thành tiền mặt hoặc để tài trợ cần thiết. Hoặc theo nguồn gốc dẫn tới rủi ro thanh khoản ngân hàng, các nhà nghiên cứu thống nhất có thể chia rủi ro thanh khoản thành 3 nhóm: Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi người gửi tiền rút tiền trước hạn và cả khi đến hạn, nhưng NHTM không sẵn có nguồn vốn để thanh toán, để chi trả. Với một lượng tiền gửi được yêu cầu rút ra lớn và đột ngột buộc NHTM phải đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, phải huy động vốn đột xuất với chi phí vượt trội, hoặc bán bớt tài sản để chuyển hoá thành vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu chi trả. ~ 5 ~ Để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức NHTM có thể phải bán tài sản với giá thấp hơn thị trường hoặc vay trên thị trường với lãi suất cao để có lượng vốn khả dụng cần thiết. Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có, chủ yếu phát sinh liên quan đến việc thực hiện các cam kết tín dụng, cho vay. Có cam kết tín dụng cho phép người vay vốn tiến hành rút tiền bất cứ lúc nào trong thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Khi một người vay yêu cầu NHTM thực hiện cam kết tín dụng thì NH phải đảm bảo đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không NH sẽ phải đối mặt với uy tín trên thương trường, thậm chí đối mặt với mất khả năng thanh toán. Tương tự, nguyên nhân rủi ro đến từ bên tài sản Nợ, khi đó NHTM sẽ phải huy động thêm nguồn vốn mới với chi phí cao hoặc bán tài sản với giá thấp. Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ tài chính phái sinh, rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng tăng. Khi mà các nghĩa vụ thanh toán bất thường xảy ra như cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi hay hợp đồng quyền chọn. Các hợp đồng đó đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản. Khi đó, NHTM có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản nếu không có kế hoạch chuẩn bị nguồn thanh khoản kịp thời, không có những tài sản nhanh chóng hay dễ dàng chuyển thành tiền, những công cụ có thể giao dịch trên thị trường tiền tệ. Dấu hiệu ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản: Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã có những diễn biến bất thường. Lãi suất huy động vốn các kỳ hạn ngắn lại cao hơn lãi suất huy động các kỳ hạn dài, các ngân hàng chỉ tập trung huy động vốn hạn ngắn. Xét về bản chất thì hiện tượng này phản ánh việc hệ thống ngân hàng đang thiếu thanh khoản, mục đích huy động vốn của các ngân hàng lúc này chủ yếu là nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản chứ không phải vì mục tiêu si
Luận văn liên quan