Đề tài Thảo luận, tìm hiểu về ảo hóa, giải pháp ảo hóa của Microsoft

Trong những năm gần đây, nhu cầu tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên IT nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sự thuận tiện trong quản trị hệ thống và sự bảo mật an toàn của các ứng dụng đang là một yêu cầu thiết yếu trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu như vậy, bộ phận IT của doanh nghiệp có thể chọn phương án dễ dàng là đề xuất trang bị mới nhiều thiết bị phần cứng có hiệu năng mạnh (như máy chủ có bộ vi xử lý tốc độ cao, thiết bị chuyển mạch tốc độ cao, các tủ đĩa lưu trữ có dung lượng lớn.) và tính bảo mật tốt. Xu hướng thực tế là các thiết bị phần cứng với những tính năng cải tiến, hiệu năng mạnh xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường và giá thành có chiều hướng ngày càng rẻ hơn, dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên, phương án đầu tư thiết bị mới như vậy rất khó được ban lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt vì đi cùng với những thiết bị mới sẽ là sự phát sinh công việc và sự phức tạp về tích hợp hệ thống, về bảo đảm bảo mật thông tin, bảo trì và vận hành. Vì thế trong nhiều trường hợp, yêu cầu trước hết mà ban lãnh đạo đặt ra cho bộ phận IT sẽ là tận dụng tối đa tài nguyên IT sẵn có, tìm giải pháp có tổng chi phí sỡ hữu hợp lý để có thể đáp ứng linh hoạt nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Điều này càng trở nên quan trọng hơn, khi thực tế phân tích hệ thống IT của nhiều doanh nghiệp đã đưa ra kết luận rằng hiệu suất sử dụng của các máy chủ ở mức dưới 5% không phải là hiếm gặp, và phổ biến cũng chỉ là 10-15%.

docx89 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3649 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thảo luận, tìm hiểu về ảo hóa, giải pháp ảo hóa của Microsoft, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thảo luận, tìm hiểu về ảo hóa, giải pháp ảo hóa của Microsoft CHỨNG NHẬN Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2012 Nội dung đề tài Thảo luận, tìm hiểu về ảo hóa, giải pháp ảo hóa của Microsoft. Phân công thực hiện Phan Minh Quang: Giới thiệu, lịch sử phát triển, giải pháp ảo hóa của Microsoft, các công cụ quản lý. Phan Đức Anh: ảo hóa desktop, ưu nhược điểm của ảo hóa B. Nội dung Trong những năm gần đây, nhu cầu tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên IT nhưng đồng thời vẫn bảo đảm sự thuận tiện trong quản trị hệ thống và sự bảo mật an toàn của các ứng dụng đang là một yêu cầu thiết yếu trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp và tổ chức. Để đáp ứng nhu cầu như vậy, bộ phận IT của doanh nghiệp có thể chọn phương án dễ dàng là đề xuất trang bị mới nhiều thiết bị phần cứng có hiệu năng mạnh (như máy chủ có bộ vi xử lý tốc độ cao, thiết bị chuyển mạch tốc độ cao, các tủ đĩa lưu trữ có dung lượng lớn...) và tính bảo mật tốt. Xu hướng thực tế là các thiết bị phần cứng với những tính năng cải tiến, hiệu năng mạnh xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường và giá thành có chiều hướng ngày càng rẻ hơn, dễ chấp nhận hơn. Tuy nhiên, phương án đầu tư thiết bị mới như vậy rất khó được ban lãnh đạo doanh nghiệp phê duyệt vì đi cùng với những thiết bị mới sẽ là sự phát sinh công việc và sự phức tạp về tích hợp hệ thống, về bảo đảm bảo mật thông tin, bảo trì và vận hành. Vì thế trong nhiều trường hợp, yêu cầu trước hết mà ban lãnh đạo đặt ra cho bộ phận IT sẽ là tận dụng tối đa tài nguyên IT sẵn có, tìm giải pháp có tổng chi phí sỡ hữu hợp lý để có thể đáp ứng linh hoạt nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Điều này càng trở nên quan trọng hơn, khi thực tế phân tích hệ thống IT của nhiều doanh nghiệp đã đưa ra kết luận rằng hiệu suất sử dụng của các máy chủ ở mức dưới 5% không phải là hiếm gặp, và phổ biến cũng chỉ là 10-15%. Với yêu cầu và thực trạng như vậy, hiện đang có một giải pháp khác có thể sẽ phù hợp hơn cho các doanh nghiệp. Đó là sử dụng các công nghệ ảo hóa để nâng cao hiệu năng sử dụng, đồng thời vẫn đảm bảo sự quản trị thuận tiện và tính bảo mật của hệ thống, giảm thiểu chi phí đầu tư và vận hành. 1. Khái niệm, lịch sử phát triển ảo hóa 1.1. Khái niệm Với sự phát triển mạnh mẽ của internet từ những năm 1990, các hệ thống điện toán đã nhanh chóng phát triển theo về cả độ lớn lẫn sự phức tạp và từ mô hình hệ thống máy chủ lớn cho đến mô hình phân tán. Thay vì dựa vào các dịch vụ điện toán cung cấp bởi hệ thống máy tống máy tính lớn, các máy chủ UNIX hạng nặng hoặc thuê ngoài một nhà cung cấp dịch vụ dữ liệu, các doanh nghiệp đã xây dựng các dịch vụ điện toán riêng của họ bằng cách sử dụng các giải pháp điện toán với chi phí thấp dùng Intel hoặc AMD phần cứng chạy Microsoft Windows Server hay hệ điều hành Linux. Điều đó cho phép họ dễ dàng hơn trong việc quản lý nguồn tài nguyên của tố chức điển hình là vấn đề dữ liệu từ đó họ cảm thấy linh động hơn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên vài vấn đề nan giải đã xuất hiện làm bùng nổ cuộc các mạng điện toán trong kinh doanh. Với áp lực sự phát triển mạnh mẽ của xã hội và nhiều nhân tố khác sự thay đổi của công nghệ tăng chóng mặt và từ đó yêu cầu của doanh nghiệp cũng không kém phần gia tăng, các doanh nghiệp buộc chạy theo công nghệ và các thiết bị vật lý trở thành gánh nặng trong việc mở rộng hạ tầng điện toán doanh nghiệp. Suy nghĩ về sự phát triển sẽ đem đến sự dễ dàng trong quản lý tan biến thay vào đó là sự nhức óc đối với các nhà IT. Sự phát triển mau chóng của công nghệ cũng đem đến vấn đề thứ hai là: nền tảng và ứng dụng không tương thích. Các doanh nghiệp luôn cố gắng để đi đầu trong nghệ, họ không ngừng cập nhật các hệ thống mới và các ứng dụng mới cho hệ thống của mình mà không có bất kì kế hoạch di chuyển hợp lý nào được đặt ra. Kết quả sự kết hợp những ứng dụng và nền tảng đó đã không đem lại kết quả như mong đợi. Những phiên bản cũ không chạy ổn định trên hệ thống mới triển khai. Một vấn đề thứ ba đã được đặt ra khi mà các doanh nghiệp chỉ biết xây dựng hạ tầng phần cứng phần mềm của mình theo nhu cầu thiếu thì mua. Nhưng thật chất, bản thân hầu hết các doanh nghiệp chứa thực sự vận dụng hết công suất họ chỉ đang sử dụng được một phần nhỏ và việc tìm cách để củng cố nguồn tài nguyên giảm thiểu chi phí đã trở thành vấn đề ưu tiên cho bộ phận IT khi mà phải luôn đối mặt với ngân sách ngày càng eo hẹp. Qua đó, tự động hóa bị cản trở bởi phải giải quyết được vấn đề hợp nhất sự khác nhau giữa hệ điều hành, phiên bản hệ điều hành, và phiên bản ứng dụng.Vậy cái gì cần thiết để có thể mang lại cho các dịch vụ sự kiểm sóat và đơn giản hóa việc quản lý, khả năng tự động hóa, khả năng mở rộng, và giải quyết vấn đề không tương thích. Cái gì là cần thiết để cho phép các doanh nghiệp hưởng được giá trị lớn nhất từ các công nghệ điện toán mới nhất trên thị trường. Cái gi là cần thiết để nhận ra những thứ xung quanh đều có khả năng tiềm tàng. Cài gì là cần thiết để đem đến cho hạ tầng IT sự kiểm soát và tối ưu hóa nguồn tài nguyên với chi phí bỏ ra thấp trong môi trường cạnh tranh như ngày hôm nay.Đó chính là công nghệ ảo hóa. Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát và đơn giản ảo hóa – virtualization (theo đúng nghĩa của từ này) là làm cho một sự vật có bản chất A dường như trở thành một sự vật khác có bản chất B từ góc nhìn của người sử dụng sự vật đó. Nói cách khác, người sử dụng chỉ biết đến và chỉ nhìn thấy bản chất B của sự vật đó và khi đó ta nói bản chất A được ảo hóa thành bản chất B. Áp dụng cách tiếp cận khái niệm ảo hóa như trên trong trường hợp ảo hóa phần cứng trên máy chủ thì người sử dụng các ứng dụng chỉ nhận biết máy chủ ảo giống như một máy vật lý độc lập có đủ các tài nguyên cần thiết (bộ vi xử lý, bộ nhớ, kết nối mạng…). Trong khi thực tế, các máy chủ ảo không hề có những tài nguyên độc lập như vậy mà chỉ sử dụng các tài nguyên đã được gán cho chúng từ máy chủ vật lý Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ý tưởng của công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng. 1.2. Lịch sử phát triển Kỹ thuật "ảo hoá” đã không còn xa lạ kể từ khi VMware giới thiệu sản phẩm VMware Workstation đầu tiên vào năm 1999. Sản phẩm này ban đầu được thiết kế để hỗ trợ việc phát triển và kiểm tra phần mềm. Nó đã trở nên phổ biến nhờ khả năng tạo những máy tính "ảo" chạy đồng thời nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy tính "thực" (khác với chế độ "khởi động kép" - máy tính được cài nhiều hệ điều hành và có thể chọn lúc khởi động nhưng mỗi lúc chỉ làm việc được với một hệ điều hành).  VMwaređã được EMC - hãng chuyên về lĩnh vực thiết bị lưu trữ, mua lại vào tháng 12 năm 2003. EMC đã mở rộng tầm hoạt động lĩnh vực ảo hóa từ máy tính để bàn đến máy chủ và hiện hãng vẫn giữ vai trò thống lĩnh thị trường ảo hoá, tuy nhiên VMWare không giữ vị trí "độc tôn" mà phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm ảo hóa của các hãng khác như Virtualization Engine của IBM, Hyper-Vcủa Microsoft, Virtuozzo của SWSoft và Virtual Iron của Iron Software... Và ảo hoá cũng không còn bó hẹp trong một lĩnh vực mà đã mở rộng cho toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin, từ phần cứng như chip xử lý cho đến hệ thống máy chủ và cả hệ thống mạng. Hiện nay, VMware là hãng dẫn đầu thị trường "ảo hoá” nhưng không phải là hãng tiên phong, vai trò này thuộc về IBM với hệ thống máy ảo VM/370 nổi tiếng được công bố vào năm 1972 và "ảo hoá” vẫn đang hiện diện trong các hệ thống máy chủ của IBM. Hình 1 Lịch sử phát triển của ảo hóa Một vài mốc lịch sử của ảo hóa Giữa năm 1960, IBM's Cambridge Scientific Center đã tiến hành phát triển sản phẩm CP-40, sản phẩm đầu tiên của dòng CP/CMS. Nó được chính thức đưa vào sản xuất vào tháng 1 năm 1967. Ngay từ khi thiết kế CP-40 được đặt mục đích phải sử dụng được ảo hóa đầy đủ. Để làm được yêu cầu này nó yêu cầu phần cứng và các đoạn mã của S/360-40 phải kết hợp hoàn chỉnh với nhau, nó phải cung cấp cách truy cập xử lý các địa chỉ vùng nhớ, tập lệnh CPU và các tính năng ảo hóa. Năm 1970IBM công bố sản phẩm System/370 . Nhưng điều khiến người dùng thất vọng nhất về sản phẩm này đó là nó không có tinh năng virtual memory. Vào tháng 8,năm 1999, VMware giới thiệu sản phẩm ảo hóa đầu tiên hoạt động trên nền tảng x86, VMware Virtual Platform.. Trước đây, chúng ta phải mất tiền để mua bản quyền sử dụng của VMware's Workstation. Nhưng năm 2005 VMware đã quyết định cung cấp sản phẩm áo hóa chất lượng cao cho người dùng miễn phí. Tuy nhiên chức năng tạo máy ảo và các tính năng phụ khác nhằm mục đích tăng hiệu năng sử dụng máy ảo đã bị họ đã lược bỏ. Năm 2006 đây là năm ảo hóa có một bước tiến mới trong quá trình phát triển, đó là sự ra đời của Application Virtualization và Application Streaming. Năm 2008VMware giới thiệu phiên bản VMware Workstation 6.5 beta, sản phẩm đầu tiên cho phép các chương trình của Windows và Linux được sử dụng DirectX 9 để tăng tốc xử lý hình ảnh trong máy ảo Windows XP. 2. Giải pháp ảo hóa của Microsoft 2.1. Server Virtualization Một máy ảo là một môi trường máy tính được hiện thực bằng phần mềm và nhờ vào sự chia sẻ tài nguyên phần cứng máy vật lý từ đó cho phép nhiều hệ điều hành cùng chạy trên một máy tính. Mỗi máy ảo có một hệ điều hành máy khách riêng lẻ và được phân bố instance, ổ cứng, card mạng và các tài nguyên phần cứng khác một cách hợp lý. Lúc này mỗi hệ điều hành trên máy ảo thực thi các tác vụ trong môi trường ảo được tạo riêng cho chúng và tạo cảm giác như đang làm việc trực tiếp với môi trường phần cứng máy thật và bản thân mỗi máy ảo phải nằm trong một phân vùng con. Bên cạnh đó nên hiểu rõ một số thuật ngữ chính khi đi sâu vào triển khai máy ảo: + Máy ảo: (virtual machine - VM) + Máy chủ (Host machine - Host): là máy chủ có triển khai Hyper-V + Hệ điều hành chủ (host operating system): là hệ điều hành chạy trên máy chủ + Hệ điều hành khách (guest operating system): là hệ điều hành chạy trên VM Thế nào là ảo hóa server? Hình 2 Ảo hóa Server Trong mô hình trên, server bên trái là server đơn (stand-alone), có một hệ điều hành & một ứng dụng. Đối với mô hình sử dụng này, hiếm khi server sử dụng hết tài nguyên hệ thống và đôi khi mỗi server lại có ít nhất một server khác dự phòng. Vì thế rất lãng phí tài nguyên và thiết bị server vật lý. Bên cạnh đó còn hao phí về điện, lạnh, không gian tủ rack và diện tích sàn trong phòng server. Hai server bên phải là server ảo. Trong mỗi server có nhiều ứng dụng chạy trên nhiều hệ điều hành. Mỗi hệ điều hành/ứng dụng hoạt động độc lập với nhau. Các tài nguyên server như vi xử lý/RAM/ổ cứng được dành riêng cho từng hệ điều hành/ứng dụng. Từng đôi hệ điều hành/ứng dụng chạy trên một module phần mềm gọi là Hypervisor. Hypervisor nằm giữa lớp phần cứng vật lý và hệ thống máy ảo. Về cơ bản nó loại bỏ mối quan hệ trực tiếp giữa hệ điều hành/ứng dụng đối với phần cứng vật lý ở dưới và cung cấp nền tảng quản lý/hoạt động cho nhiều hệ điều hành/ứng dụng ảo hóa. Hình 3 Ảo hóa Server_2 2.1.1. Microsoft Virtual Server 2005 Chương trình Microsoft Virtual Server cho phép cài đặt máy ảo trên server, và ta có thể chia sẽ cho các máy client kết nối vào bằng giao thức HTTP để sử dụng máy ảo. Virtual Server cho phép tạo nhiều máy áo trên một Server vật lý, quản lý rất hiệu quả. Có thể dùng giả lập mô hình 1 hệ thống mạng chỉ trên 1 máy có cấu hình cao, ít tốn kém chi phí, các máy ảo này được lưu trong 1 file VHD, nên dễ dàng sao chép hay đem đến nơi khác sử dụng. Khi đến máy khác có sẵn VS, chỉ cần import vào là chạy. Hình 4 MS Virtual Server 2005 Setup Hình 5 Customer Information Nhập một số thông tin về User name, Organiztion, key Hình 6 Custom Setup Có thể lược bỏ một số chức năng không cần thiết Hình 7 Configure Components Tùy chỉnh cổng sẽ giao tiếp với máy ảo thông qua giao diện Web Hình 8 Configure Components_2 Check chọn Enable Virtual Server....Nhấn Next Hình 9 Setup Complete Quá trình cài đặt kết thúc Hình 10 Giao diện quản lý Virtual Server 2005 Hình 11 Create Virtual Machine Tạo máy ảo thông qua giao diện Web 2.1.2. Hyper V 2.1.2.1. Khái niệm về Hyper V Được biết đến trước đây với cái tên Windows Server Virtualization, tên mã Viridian, Hyper-V là công nghệ ảo hóa server thế hệ mới của Microsoft và là thành phần quan trọng trong hệ điều hành Windows Server 2008. Hyper-V chính là công nghệ ảo hóa thế hệ kế tiếp dựa trên hypervisor, khai thác phần cứng server 64-bit thế hệ mới. Người dùng (chủ yếu là doanh nghiệp) không cần phải mua thêm phần mềm để khai thác các tính năng ảo hoá bởi nó là một tính năng sẵn có trên Windows Server 2008. Kiến trúc mở của Hyper-V cho phép các nhóm phát triển nội bộ và các nhà phát triển phần mềm của hãng thứ ba cải tiến công nghệ này và các công cụ. Với Hyper-V, Microsoft cung cấp một nền tảng ảo hóa mạnh và linh hoạt, có thể đáp ứng nhu cầu ảo hóa mọi cấp độ cho môi trường doanh nghiệp. Trong cấu trúc Hyper-V gồm 3 phần chính: + Phân vùng cha hay con gọi là parent + Các phân vùng con (child partition) hay còn gọi là máy ảo chạy hệ điều hành máy khách + Lớp hypervisor, là một bộ giao tiếp bằng phần mềm, nó nằm giữa lớp phần cứng vật lý và một hay nhiều hệ điều hành. Hypervisor điều khiển việc truy cập đến phần nhân của phần cứng và định nghĩa ra các môi trường hoạt động độc lập tách rời gọi là partition. Hyper-V có 3 phiên bản Windows Server 2008 64 bit là Standard (một máy ảo), Enterprise (4 máy ảo) và DataCenter (không giới hạn số lượng máy ảo), Hyper V hỗ trợ hệ điều hành khách trên cả 32-bit và 64-bit. Ở phiên bản R2 Hyper-V được thay đổi xuất hiện với hai dạng chính + Dạng thứ nhất là dạng mà trước đây ở phiên bản đầu tiên hay gặp nhất. Hyper-V lúc này ở dạng là một role trong Windows Server 2008 như DNS role, DHCP role… và hiển nhiên là chỉ có trong các phiên bản standard, Enterprise và Datacenter + Dạng thứ hai có tên gọi Microsoft Hyper-V Server 2008 là một sản phẩm độc lập dựa trên cùng cấu trúc ảo hoá có sẵn trong Windows Server 2008 Hyper-V. Tuy nhiên, nó đã được đơn giản hoá và tuỳ chỉnh để chỉ chạy Hyper-V, nó cung cấp giao diện người dùng dòng lệnh và có thể quản trị từ xa dùng các công cụ quản lý Hyper-V và RSAT. 2.1.2.2. Kiến trúc của Hyper V Hyper-V gồm 3 thành phần chính: hypervisor, ngăn ảo hóa (Virtual stack) và mô hình I/O (nhập/xuất) ảo hóa. Hypervisor là lớp phần mềm rất nhỏ hiện diện ngay trên bộ xử lý theo công nghệ Intel-V hay AMD-V, có vai trò tạo các partition - phân vùng mà thực thể ảo sẽ chạy trong đó. Partition là một đơn vị cách ly về mặt luận lý và có thể chứa một hệ điều hành, luôn có ít nhất 1 partition gốc chứa Windows Server 2008 và ngăn ảo hóa, có quyền truy cập trực tiếp các thiết bị phần cứng. Partition gốc tiếp theo có thể sinh các partition con (thường được gọi là máy ảo vì bản thân chúng chứa môi trường hoạt động độc lập cho một máy ảo) để chạy các hệ điều hành máy khách. Một partition con cũng có thể sinh tiếp các partition con của mình. Hình 12 Kiến trúc của Hyper V Máy ảo không có quyền truy cập đến bộ xử lý vật lý, mà chỉ sử dụng bộ xử lý được hypervisor cấp cho. Máy ảo cũng chỉ sử dụng được thiết bị ảo, mọi yêu cầu đến thiết bị ảo sẽ được chuyển qua VMBus đến thiết bị ở partition cha. Thông tin hồi đáp cũng được chuyển qua VMBus. Nếu thiết bị ở partition cha cũng là thiết bị ảo, nó sẽ được chuyển tiếp cho đến khi gặp thiết bị thực ở partition gốc. Hypervisor Tạo ra một hệ thống tách rời để đảm bảo nhiều hệ điều hành khác nhau có thể chạy trên đó bằng cách tạo ra các bộ vi xử lý ảo, bộ nhớ, timer, và các bộ điều khiển ngắt. Qua đó các hệ điều hành sẽ sử dụng tài nguyên ảo hóa như một hệ thống phần cứng thật sự. Với vai trò tham gia là một phần tử trong Hyper-V, Hypervisor cung cấp các chức năng cần thiết sau để tham gia vào quá trình ảo hóa máy chủ vật lý: Tạo ra các phân vùng về mặt logic Quản lý công việc lên kế hoạch cho bộ nhớ và bộ xử lý cho các máy ảo Cung cấp các cơ chế sắp xếp các luồng thông tin vào ra và liên lạc giữa các phân vùng của hệ thống Thi hành các quy tắc truy cập bộ nhớ Thi hành chính sách sử dụng tài nguyên CPU Đưa ra một giao diện chương trình đơn giản được gọi là hypercalls Parent Partition Hình 13 Parent Partition Partition parentđược định nghĩa là partition được tạo đầu tiên trên hệ thống khi mà hypervisor được kích hoạt hay đơn giản là khi Hyper-V Role được cài đặt, partition này cũng chính là hệ điều hành chính (Windows Server 2008) có vai trò là Hyper-V server. giữ nhiệm vụ tạo và quản lý các phân vùng con trên hệ thống Quản lý và phân bố thiết bị phần cứng, thời biểu cho bộ xử lý và cấp phát bộ nhớ , tất cả điều hoạt động thông qua lớp hypervisor Quản lý điện năng, tình trạng hoạt động và ghi nhận các sự cố lỗi khi xảy ra Tài nguyên phần cứng của phân vùng cha sẽ được chia sẻ và cấp phát sử dụng bởi các phân vùng con Ngăn ảo hóa Là tập hợp các chức năng chính trong hoạt động của Hyper-V và nó chỉ có ở phân vùng cha Thành phần Mô tả Virtual Machine Management Service (VMM service) Quản lý trạng thái của máy ảo đang hoạt động (active, offline, stopped…) Có vai trò trong việc bổ sung hoặc loại bỏ các thiết bị. Khi một máy ảo được khởi động VMM service sẽ tạo riêng một Virtual Machine Worker Process cho mỗi máy ảo được khởi động. Virtual Machine Worker Process Được khởi tạo bởi VMM service khi máy ảo được khởi động. Chịu trách nhiệm quản lý các mức độ tương tác giữa phân vùng cha chạy hệ điều hành Windows Server 2008 với phân vùng con đang chạy hệ điều hành máy khách. Có nhiệm vụ: creating, configuring, running, pausing, resuming, saving, restoring và snapshotting máy ảo mà nó đang liên kết Xử lý vấn đề IRQs, bộ nhớ, và port nhập xuất thông qua Virtual Motherboard (VMB Virtual Devices Được quản lý bởi Virtual Motherboard (VMB). VMB thì lại được chứa trong Virtual Machine Worker Virtual Devices có 2 loại: Core Vdevs và plugin Vdevs Core Vdevs có 2 mục con là: + Thiết bị mô phỏng - Emulated Deviceslà những thiết bị mô phỏng phần cứng thiết bị cụ thể như Vesa Video card,, floopy, bios… + Thiết bị tổng hợp - Synthetic Devices nó không dựa vào thiết bị phần cứng cụ thể như card mang, ổ cứng… và chỉ có trên máy khách hỗ trợ Integration Services Virtual Infrastructure Driver Hoạt động trong Kernel Mode, cung cấp việc quản lý phân vùng, bộ nhớ, bộ xử lý cho máy ảo đang hoạt động trong phân vùng con. Windows Hypervisor Interface Library Là một thư viện DLL chứa trong phân vùng cha đang chạy Windows server 2008 và bất kỳ hệ điều hành máy khách nào được chứng nhận là hoạt động tốt trên phân vùng con ( nằm trong danh sách hệ điều hành hỗ trợ) của Hyper-V. VMBus Là một thành phần của Integration Services trong Hyper-V, chịu trách nhiệm tối ưu hóa quá trình liên lạc giữa phần vùng cha và phân vùng con. Virtualization Service Providers Chỉ có trong phân vùng cha và giữ nhiệm vụ cung cấp việc hỗ trợ thiết bị tổng hợp thông qua VMBus đến Virtual Service Clients (VSCs) đang chạy trong phân vùng con. Virtualization Service Clients Là các trường hợp thiết bị tổng hợp đang trú trong các phân vùng con. Chúng liên lạc với các VSPs trong phân vùng cha thông qua VMBus để thực thi các truy xuất thiết bị của các phân vùng con. 2.1.2.3. Triển khai Hyper V Hình 14 Add Roles Bạn vào Start\ Server Manageer\ Add Roles Hình 15 Add Roles Wizard Cửa sổ Add Roles Wizard hiện ra, nhấp chuột vào Next Hình 16 Select Server Roles Trên trang Select Server Roleschọn Hyper-V, click Next Hình 17 Create Virtual Networks Trên trang Create Virtual Networks, bạn có thể tạo ra nhiều mạng ảo trên máy chủ ảo hóa để cung cấp nhiều kênh truyền thông Hình 18 Confirm Ins Selections Trên trang Confirm Installation Selections, nhấp Install để tiến hành cài đặt Hình 19 Ins Results Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất bạn nhấp vào Close và Restat lại Server để hoàn tất quá trình cài đặt 2.1.2.4. So sánh Hyper V và Microsoft Virtual Server 2005 Nếu đã quen thuộc với M