Thị trường điện Việt Nam những năm gần đây có những biến động liên tục về giá cả, đồng thời trong việc quy hoạch xây dựng phát triển các nhà máy điện cũng như quản lý các nhà máy điện này tồn tại một số hạn chế nhất điện. Với vai trò đặc biệt của mình EVN có vai trò đặc biệt quan trọng, trong phạm vi tiểu luận này chúng tôi muốn xem xét cơ chế quản lý sản xuất của EVN và sự hình thành giá điện hiện nay. Với tiểu luận này, dù đã cố gắng hết sức nhưng sẽ không tránh được những thiếu sót, sai lầm vì vậy chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để có thể có một bài làm đầy đủ và hoàn thiện hơn.
6 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2868 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường điện Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu:
Thị trường điện Việt Nam những năm gần đây có những biến động liên tục về giá cả, đồng thời trong việc quy hoạch xây dựng phát triển các nhà máy điện cũng như quản lý các nhà máy điện này tồn tại một số hạn chế nhất điện. Với vai trò đặc biệt của mình EVN có vai trò đặc biệt quan trọng, trong phạm vi tiểu luận này chúng tôi muốn xem xét cơ chế quản lý sản xuất của EVN và sự hình thành giá điện hiện nay. Với tiểu luận này, dù đã cố gắng hết sức nhưng sẽ không tránh được những thiếu sót, sai lầm vì vậy chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để có thể có một bài làm đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Phần A: Giới thiệu đề tài
1. Khái niệm độc quyền
Độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một người bán hoặc một người mua, việc quyết định sản xuất bao nhiêu, mua bao nhiêu hay bán bao nhiêu là quyết định của người sản xuất, người mua hay bán độc quyền, việc gia nhập thị trường độc quyền là rất khó khăn
Độc quyền gồm độc quyền mua và độc quyền bán
Độc quyền bán là hiện tượng trên thị chỉ có một người bán, người bán trên thị trường độc quyền được quyết định lượng bán và giá bán trên thi trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình. Người mua là người chấp nhận giá.
2. Câu chuyện mở đầu.
Ngày 18.8.2010 tại Hà Nội, Hội thảo “ Thiết kế và cơ chế hoạt động Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM)” do Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào chủ trì và đặt ra nhiều vấn đề xoay quanh việc thiết kế, cơ chế vận hành và kế hoạch thực hiện thị trường điện cạnh tranh.
Hội thảo có sự tham gia của Lãnh đạo cục Điều Tiết Điện Lực_Bộ Công Thương (ERAW), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Than_Khoáng sản Việt Nam, Hội Điện lực, Công ty Mua bán điện, Trung tâm điều độ Hê thống điện quốc gia, Các nhà máy điện lớn trong hệ thống điện Việt Nam,
Hội thảo về thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam ngày 18/8/2010 tại Hà Nội
Tại hội thảo ông Phạm Mạnh Thắng_ Cục trưởng Cục Điều Tiết Điện Lực cho biết sẽ hoàn thành trong năm và sang đầu năm 2011 đưa vào thử nghiệm, nếu xong sớm sẽ thực hiện chính thức luôn trong năm 2011.
Phần B: Nội dung
1. Phân tích hiện tượng
Có thể nói nếu như những gì mà hội thảo trên hướng tới trong hội nghị trên trở thành sự thật thì đây sẽ là một bước ngoặt của thị trường, và của mọi người dân và doanh nghiệp. Một trong những vấn đề khiến nhiều người băn khoăn là, hiện nay các nhà máy của EVN đang chiếm hơn 60%(trong đó có 47% công suất trên hệ thống là do EVN đầu tư 100% vốn)tổng cơ cấu nguồn điện cả nước. Trong số này có nhiều nhà máy điện đã hết hoặc sắp hết khấu hao nên có giá thành sản xuất điện rất thấp. Điều này sẽ khiến các nhà máy điện mới xây dựng, đang hoặc sắp xây dựng có suất đầu tư cao sẽ rất khó cạnh tranh. Trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi chỉ xem xét những tác động của EVN với vai trò là nhà độc quyền trên thị trường điện Việt Nam.
Có thể nhìn nhận việc quyết định biến thị trường điện Việt Nam thành một thị trường cạnh tranh dưới hai góc độ lợi ích và chi phí mà nền kinh tế, người dân và các đơn vị sản xuất cũng như bản thân EVN và các doanh nghiệp sản xuất điện đạt được.
Nếu như giữ nguyên mọi thứ như hiện tại, EVN vẫn đóng vai trò là một nhà độc quyền được quyết định giá bán, và thu lợi nhuận cũng như đóng góp vào lượng doanh thu của nhà nước. Đồng thời người tiêu thụ điện sẽ được hưởng một mức giá ưu đãi( thấp trong khu vực). Tuy nhiên khi để EVN độc quyền như vậy sẽ phát sinh những vấn đề mới:
EVN không phải lo các đối thủ cạnh tranh trên thị trường điện nhưng có thể điều đó sẽ khiến EVN gặp một số vấn đề về quản lý cũng như hiệu quả đầu tư và không tạo được nhiều động lực để phát triển thị trường điện.
Việc sử dụng nguồn điện của EVN có thể sẽ phát sinh yếu tố thiên vị và quan liêu khi những nguồn điện chủ yếu trong tay của mình EVN hoàn toàn có thể thiên vị việc cung cấp điện cho các địa phương và khu vực gây ra những phản ứng tiêu cực của nền kinh tế.
Khi thị trường chuyển thành thị trường cạnh tranh, vấn đề đặt ra là nhà nước sẽ quản lý thị trường điện như thế nào? Theo ông Đào Văn Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN cho biết EVN đã đề xuất phương án thành lập công ty phát điện thí điểm tách khỏi EVN, giao cho làm một vài nhà máy điện, EVN sẽ hỗ trợ vốn, nhân lực, nhằm thu gọn đầu mối quản lý, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, thu hút các nhà đầu tư ngoài EVN đầu tư vào các dự án nguồn điện… Tất cả các nhà máy này đều cùng tham gia chào giá bình đẳng trên thị trường. Nếu mô hình thí điểm này thành công sẽ tiếp tục xây dựng các công ty phát điện khác. Khi thị trường tiến tới cạnh tranh hoàn hảo, EVN sẽ giảm mức độ chi phối đối với các công ty này.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, các nhà máy điện thuộc EVN hiện nay sẽ được tách thành các đơn vị phát điện độc lập dưới dạng các công ty nhà nước độc lập hoặc các công ty cổ phần. Khi thị trường phát điện cạnh tranh đi vào vận hành, tất cả các nhà máy phát điện sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với nhau bằng cách chào giá tới đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện trong khung từ giá sàn tới giá trần. Các nhà máy có mức giá chào thấp hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn từ thấp đến cao. Khi đó có thể sẽ xảy ra tình trạng nếu cầu vượt quá cung thì những nhà máy có giá chào cao nhất sẽ không bán được điện. Như vậy, các công ty phát điện sẽ phải tính toán để chào giá với mức hợp lý.
Trong khi đó một trong những điều kiện tiên quyết cho thị trường phát điện cạnh tranh là đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực và công ty mua bán điện duy nhất thuộc EVN.
Như vậy xét yếu tố lợi ích và chi phí khi quyết định thành lập thị trường điện cạnh tranh có thể thấy.
Nếu có ngay nhiều công ty mua bán điện cùng ra đời vào thời điểm này sẽ dẫn đến cạnh tranh giá mua điện ở các nhà máy có giá thấp. Khi đó sẽ dẫn đến tình trạng hệ thống truyền tải phân phối sẽ bị quá tải, đồng thời phải tính toàn bộ chi phí cho công ty mua điện về bán lại, đảm bảo cân đối tài chính.
Giá điện hiến tại của Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực, điều này có thể giải thích là do sự can thiệp của nhà nước nhằm hỗ trợ cho người dân và người tiêu thụ điện. Nếu như để thị trường điện trở thành một thị trường cạnh tranh giá điện khi bán cho người dân và người tiêu thụ điện có thể tăng nhiều lần do các đơn vị sản xuất, truyền tải và phân phối điện bán với các mức giá đảm bảo lợi nhuận cho họ. Như vậy hiệu quả xã hội bị ảnh hưởng nặng nề, không thúc đẩy được phát triển kinh tế.
Cơ chế xác định giá điện và việc mua bán điện trở lên công khai và minh bạch hơn giúp người tiêu thụ điện có thể hiểu rõ hơn sự hình thành giá điện trên thị trường.
Tuy nhiên EVN với lợi thế của mình là hầu hết các nhà máy sản xuất đã gần hết khấu hao sẽ có một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn là có thể bán điện với giá rẻ. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp khác trong việc canh trạnh trên thị trường, nếu như các doanh nghiệp này không đủ sức cạnh tranh trong thời gian dài có thể dẫn tới sự độc quyền của EVN, khi đó tác động của EVN với nền kinh tế sẽ trở lên nặng nề hơn.
Trong bối cảnh nguồn điện trong nước đang thiếu ( nhất là vào mùa khô) ngành điện đang phải nhập điện từ Trung Quốc, khi thị trường điện Việt Nam trở thành thị trường cạnh tranh sẽ khiến giá nhập khẩu điện tăng lên dẫn đến ảnh hưởng tiêu cựa với đơn vị nhập điện và người tiêu thụ điện.
2. Cơ chế xác định giá điện.
Hiện tại giá điện của Viêt Nam là thấp nhất trong khu vực, việc xác định giá điện của ngành điện được chia theo nhiều đối tượng sử dụng điện, thực hiện các ưu đãi với các khu vực khó khăn, các hộ gia đình khó khăn và một số đối tượng khác.
Hiện nay, ngành điện có 3 khâu. Trong đó, 28% sản lượng điện thương phẩm hàng năm thực hiện chính sách trợ giá nằm ở khâu phân phối. Đối với khâu truyền tải - khâu này Chính phủ đã yêu cầu thành lập công ty truyền tải riêng, hạch toán kinh tế độc lập và chỉ liên quan đến điều hành của EVN trong việc truyền tải công suất và điện năng theo nhu cầu phụ tải ở từng vùng. EVN chỉ điều hành khâu thứ ba là khâu phát điện. EVN chỉ nắm giữ 47% công suất trên hệ thống phát điện. Và nếu như cuối năm nay, EVN đầu tư xây dựng thêm Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ nữa thì EVN chỉ còn 40% công suất trên toàn bộ hệ thống.
Và theo lãnh đạo EVN, khi đã có thị trường phát điện cạnh tranh, tất cả các nhà máy điện của EVN hiện nay đều phải chào giá trên thị trường. Nhà máy nào chào giá điện hợp lý nhất sẽ được chấp nhận. Đến lúc đó, EVN không được quyền định giá điện nữa, mà cũng giống như tất cả các nhà máy phát điện khác, giá cả sẽ tính theo giá cạnh tranh của từng nhà máy. Và như vậy, khi thị trường điện cạnh tranh ra đời, việc mua bán điện sẽ được tiến hành theo quy luật thị trường giống như tất cả các sản phẩm khác. (5)
Ví dụ: Ngày 24/2/2010 Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào đã ký ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BCT. Công khai các thông số đầu vào hình thành giá, bao gồm: Tổng sản lượng điện thương phẩm dự kiến năm 2010 là 85 tỷ kWh (hơn so với năm 2009 là 74,701 tỉ kWh). Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu dự kiến năm 2010: 96,7 tỉ kWh; giá than cho điện: than cám 4b là 648.000 đồng/tấn, than cám 5 là 520.000 đồng/tấn, than cám 6a là 450.000 đồng/tấn và than cám 6b là 395.000đồng/tấn; giá khí trung bình cho nhà máy điện Cà Mau: 5,98 USD/triệu BTU; giá dầu DO bình quân năm 2010 cho phát điện: 14.300 đồng/lit, mức này tăng khá cao so với năm ngoái là 11.000đ/lít; dầu FO bình quân: 12.600 đồng/kg, cũng tăng cao so với 8.500đ/lít của năm 2009...
Như vậy, giá than sản xuất điện năm 2010 tăng 47% đối với than cám 4b và 28% đối với than cám 5 so với giá than năm 2009. Theo tính toán của Bộ Công Thương, mức tăng trên sẽ làm tăng chi phí đầu vào cho ngành điện khoảng 1.280 tỷ đồng.
Tiếp đến, tỷ giá ngoại tệ tăng cao (từ 17.000 VND/USD lên đến 18.500VND/USD vào tháng 12/2009) làm tăng chi phí sản xuất và mua điện gần 800 tỷ đồng. Giá dầu DO, FO tăng 16% và 29% so với tính toán (tăng chi phí phát điện 156 tỷ đồng)(6)
Như vậy khi thị trường trở thành thị trường cạnh tranh giá điện sẽ được xác định theo cơ chế giá thị trường.
Phần C: Kết luận
Hiện nay độc quyền điện vẫn là một vấn đề cấp bách, vừa hạn chế năng lực cung cấp điện của các nhà máy, vừa gây nhiều tác động tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày cũng như hợp tác phát triển trong giai đoạn nền kinh tế nước ta đang mở rộng hợp tác quốc tế.
Giải pháp:
Hiện nay EVN là tập đoàn độc quyền về điện, sự độc quyền này ở trên tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện. Để phá vỡ thế độc quyền này theo chúng tôi cần thực hiện các giải pháp sau:
Phá vỡ thế độc quyền trong phân phối điện năng bằng cách tách các công ty phân phối của EVN thành các công ty độc lập, hoạt động theo cơ chế thị trường
Chia nhỏ EVN thành các công ty nhỏ hoạt động độc lập với nhau
Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ và tường xuyên các hoạt động của ngành điện đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng
Việc điều tiết nguồn điện phải do Cục Điều Tiết Điện Lực trực tiếp quản lý, điều hành,…
Tài liệu tham khảo:
(2), (3) :
(4):
(50 :
(6) :