-Trước đây hiểu theo quan niệm hẹp thì, tài chính được hiểu là tiền của. Từ khi các loại tài sản khác nhu phiếu nợ, chúng thư bất động sản cũng đem ra thế chấp, mua bán, được coi như tài sản giống như tiền, của cải nên khái niệm tài chính được hiểu theo nghĩa rộng hơn: tài chính là khái niệm chỉ ra các loại tài sản. Nếu hiểu một cách đơn giản thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, kì phiếu, tín phiếu hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay,
BẢNG LIỆT KÊ HÀNG HOÁ VÀ XUẤT XỨ CUẢ HẢNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN [Phụ lục,25]
Tuy nhiên để tạo lập môi trường sôi động của thị trường tài chính trên thực tế đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố , trong đó có 3 yếu tố cơ bản là:
-Đối tượng của thị trường tài chính bao gồm: những nguồn cung vá cầu về vốn trong xã hội các chủ thể kinh tế như nhà nước, các doanh nghiệp, các rổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư.
-Công cụ tham gia trên thị trường tài chính: là các loại công trái nhà nước, các loại chúng khoán doanh nghiệp phát hành, các loại giấy tờ có giá khác như kì phiếu
-Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên thị trường tài chính, chủ yếu là các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty đầu tư.
30 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thế kỉ mà các hoạt động kinh tế diễn ra rất sôi nổi. Cứ mỗi một phút trôi qua thì nền kinh tế thế giới lại có những biến đổi mới. Và bất cứ một nước nào trên thế giới muốn phát triển thì họ đều xây dựng cho mình một “Thị trường tài chính” để có thể ứng biến với mọi điều bất ngờ có thể xảy ra cho nền kinh tế. Trên thế giới thì “Thị trường tài chính đã xuất hiện từ lâu rùi nhưng ở Việt Nam thì thị trường này mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây thôi, nhưng nó cũng rất được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Chằng hạn như tờ báo Thanh niên đã từng nhận xét rằng “Thị trường tài chính Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài” (www.thanhnienonline.vn, 23:56:22, 22/11/2007).
Tuy chúng ta đã đạt được một số thành công nhưng vì thị trường tài chính luôn biến đổi nhanh chóng với những công cụ tài chính xuất hiện hầu như hằng ngày, cho nên thị trường tài chính ở nước ta cũng gặp một số hạn chế. Và kể từ khi nước ta gia nhập WTO thì chúng ta càng nên phát triển thị trường tài chính hơn nữa. Để có thể hiểu thêm về vị trí quan trọng của thị trường tài chính ở nước ta thì chúng ta hãy cùng nghiên cứu về “Thị trường tài chính: Thực trạng và giải pháp phát triển”
Chương 1: Những lý luận chung về thị trường tài chính
1.1Khái quát chung về thị trường tài chính:
1.1.1Cơ sở hình thành thị trường tài chính: [phụ lục, 23]
1.1.2 Khái niệm thị trường tài chính:
-Trước đây hiểu theo quan niệm hẹp thì, tài chính được hiểu là tiền của. Từ khi các loại tài sản khác nhu phiếu nợ, chúng thư bất động sản…cũng đem ra thế chấp, mua bán, được coi như tài sản giống như tiền, của cải nên khái niệm tài chính được hiểu theo nghĩa rộng hơn: tài chính là khái niệm chỉ ra các loại tài sản. Nếu hiểu một cách đơn giản thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại giấy tờ có giá, nơi gặp gỡ các nguồn cung cầu về vốn, qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, kì phiếu, tín phiếu…hình thành nên giá cả các loại vốn đầu tư bao gồm: lãi suất đi vay, lãi suất cho vay,…
BẢNG LIỆT KÊ HÀNG HOÁ VÀ XUẤT XỨ CUẢ HẢNG HOÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - CHỨNG KHOÁN [Phụ lục,25]
Tuy nhiên để tạo lập môi trường sôi động của thị trường tài chính trên thực tế đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố , trong đó có 3 yếu tố cơ bản là:
-Đối tượng của thị trường tài chính bao gồm: những nguồn cung vá cầu về vốn trong xã hội các chủ thể kinh tế như nhà nước, các doanh nghiệp, các rổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư.
-Công cụ tham gia trên thị trường tài chính: là các loại công trái nhà nước, các loại chúng khoán doanh nghiệp phát hành, các loại giấy tờ có giá khác như kì phiếu…
-Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên thị trường tài chính, chủ yếu là các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty đầu tư.
1.1.3 Cơ cấu thị trường tài chính:
-Tùy theo cách thức vận dụng của mỗi nước trong việc tổ chức một mô hình thích hợp với bối cảnh của nền kinh tế. Thị trường tài chính gồm 2 bộ phận đó là: thị trường tiền tệ và thị trường vốn ( thị trường chúng khoán)
-Cơ cấu này được căn cứ vào 2 loại yếu tố sau: (MÔ HÌNH CƠ CẤU TTTC, [PHỤ LỤC, TRANG 27])
+Thời gian sử dụng vốn vay của người đi vay và thời gian cho vay của người tích lũy. Theo tiêu chuẩn này, người ta phân biệt 2 loại vốn: vốn ngắn hạn, vốn dài hạn. Các nguồn vốn ngắn hạn vận động ko tập trung, chủ yếu là các phương tiện thanh toán được quy thành đối tượng của thị trường tiền tệ. Các nguồn vốn dài hạn vận động tập trung thành các kênh lớn và có khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu vào đầu tư sản xuất kinh doanh và được tụ lại trên các điểm giao dịch vốn lớn, được coi là đối tượng của thị trường chứng khoán.
-Dựa vào hình thức vận động này người ta phân ra làm 2 loại: vận động gián tiếp và vận động trực tiếp. Tương ứng với hai hình thức vận động trên của các nguồn vốn là 2 dạng thị trường: thị trường tiền tệ chuyên môn hóa công cụ tài chính gián tiếp và thị trường vốn chuyên môn hóa công cụ tài chính trực tiếp.
-Như vậy, theo mô hình này thị trường tiền tệ hoạt động chủ yếu cho vay ngắn hạn, thị trường vốn chủ yếu là đầu tư dài hạn. Ở Việt Nam để phù hợp với chức năng quản lý kinh tế vĩ mô nhà nước, thị trường tài chính được cơ cấu theo cấp mô hình: thị trường tiền tệ và thị trường vốn
1.1.4 Vai trò của thị trường tài chính:
-Hoạt động của thị trường tài chính mang lại lợi ích cho cả 2 chủ thể tham gia người mua và người bán. Thị trường tài chính là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau của các thành viên khác nhau trên thị trường.
-Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn trong nền kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn của xã hội.
-Thúc đẩy, phản ánh trình độ xã hội sản xuất.
-Tạo môi trường thuận lợi để dung hóa các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế khác trên thị trường.
-Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.
-Quyết định cơ cấu kinh tế, quyết định cơ cấu đầu tư vốn, đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn, góp phần làm tăng trưởng kinh tế.
-Tạo điều kiện cho sự ra đời những doanh nghiệp mới.
-Là sợi dây chuyền chuyển giao thực hiện về mặt kinh tế giữa người sở hữu và người sử dụng vốn.
1.2 Phân loại thị trường tài chính:
1.2.1 Thị trường tiền tệ:
-Khái niệm: Thị trường tiền tệ (TTTT) là nơi mà các công cụ nợ ngắn hạn (thường dưới 1 năm) được mua bán với số lượng lớn. Các công cụ nợ ngắn hạn lưu hành trên TTTT thường do nhà nước, các ngân hàng, các xí nghiệp lớn phát hành ( trái phiếu ngắn hạn, giấy có giá ngắn hạn…) có đặc điểm tính thanh khoản cao và rủi ro không thanh toán thấp.
-Hiểu theo nghĩa đơn giản TTTT là thị trường vay và cho vay vốn ngắn hạn, là nơi cung ứng những nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế.
TTTT là một bộ phận của TTTC, ra đời trong giai đoạn đầu của nền sản xuất hàng hóa. Nhìn vào quá trình phát triển thì thị trường liên ngân hàng là hình thức cổ điển của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích điều hòa, cân đối vốn giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
-Xét theo chiều ngang, TTTT biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Còn xét theo chiều dọc, TTTT biểu hiện quan hệ giữa ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu đã trở thành một trong những công cụ linh hoạt để ngân hàng trung ương điều tiết vĩ mô kinh tế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.
Phân loại thị trường tiền tệ: -Nếu căn cứ vào cơ cấu tổ chức, thị trường tiền tệ được chia làm 2 cấp :
-Thị trường tiền tệ sơ cấp chuyên phát hành các loại trái phiếu mới của ngân hàng, công ty tài chính, kho bạc..
-Thị trường thứ cấp tổ chức mua bán các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp.
Nếu căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường, thì TTTT bao gồm:
-Thị trường vay nợ ngắn hạn giữa các Tổ chức tín dụng với sự điều hành của Ngân hàng trung ương.
-Thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chúng từ có giá ngằn hạn như: kỳ phiếu thương mại, khế ước giao hàng, tín phiếu, kỳ phiếu….
Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ:
-Hiểu theo nghĩa hẹp chủ thể tham gia trên TTTT là các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng
-Hiểu theo nghĩa rộng thì chủ thể tham gia trên TTTT bao gồm chủ thể cho vay đại diện cho nguồn cung về vốn như ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại….chủ thể di vay đại diện cho nguồn cầu về vố như các doanh nghiệp, kho bạc nhà nước…
1.2.2 Thị trường vốn:
Khái niệm: Là thị trường giao dịch của các công cụ tài chính có kì hạn trên 1 năm, là thị trường cung ứng vốn đầu tư dài hạn cho nền kinh tế.
-Thị trường vốn bao gồm:
+Thị trường vay nợ dài hạn biểu hiện qua hoạt động của hai dạng thị trường phổ biến là thị trường tín dụng thuê mua và thị trường vay thế chấp.
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán có giá.
+Trong đó thị trường chứng khoán là hình thức vận động điển hình của thị trường vốn với khối lượng giao dịch và sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư thị trường này luôn giữ vị trí chủ yếu trong kết cấu thị trường vốn các nước. Vì vậy, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ thị trường chứng khoán thống nhất cho thị trường vốn.
Phân loại thị trường chứng khoán(TTCK):
-Căn cứ vào phương diện pháp lý TTCK được chia làm 2 loại
+Thị trường chứng khoán chính thức, +Thị trường chứng khoán phi chính thức
-Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán, thị trường chứng khoán bao gồm 2 bộ phận cấu thành:
+Thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp
-Căn cứ vào phương thức giao dịch, TTCK được chia làm 2 loại:
+Thị trường giao ngay, thị trường tương lai
-Các sản phẩm lưu hành trên TTCK:
+Cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái nhà nước, trái phiếu cầm cố
-Các chủ thể tham gia trên TTCK:
+Những người phát hành chứng khoán: Chính phủ Trung ương, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần…
+Những người trung gian: Các nhà môi giới, các nhà bán chứng khoán…
+Những người điều hòa: Hội đồng chứng khoán quốc gia hay ủy ban chứng khoán nhà nước
Chương 2: Thực trạng hoạt động của thị trường tài chính nước ta trong thời gian qua
2.1 Thực trạng hoạt động thị trường tài chính ở nước ta:
2.1.1Thị trường tiền tệ:
-Trước khi hình thành hệ thống 2 cấp(trước năm 1990):
Lúc đó, ở nước ta chưa hình thành thị trường liên ngân hàng, trong giai đoạn này chỉ có duy nhất ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng - ngân hàng. Đặc điểm nổi bật tín dụng trong thời kì này là: cho vay theo kế hoạch tập trung, không căn cứ vào nhu cầu nguồn vốn, không quan hệ vay mượn vốn giữa các ngân hàng, mà chỉ có quan hệ chuyển vốn trong hệ thống. Hậu quả tất yếu là lạm phát cao trong thời kì này ( do phát hành quá nhiều để cung ứng tín dụng cho nền kinh tế).
-Vì vậy, sự ra đời hai pháp lệnh ngân hàng ( 5-1990) đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống ngân hàng hai cấp với việc hình thành các ngân hàng thương mại của nhiều thành phần kinh tế như: ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng hợp tác với nước ngoài.. và Thị trường liên ngân hàng Việt Nam ra đời theo chỉ thị số 07/ CT-NH1 ngày 7-10-1992 của Thống đốc Ngân hàng
-Từ năm 1992-1998 để thúc đẩy việc giao dịch trên thị trường liên ngân hàng được thuận lợi, Thống đốc ngân hàng đã lần lượt ra các chỉ thị cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau (07/CT-NH1) nhưng vì chỉ thị này bộc lộ một số nhược điểm như chỉ đề cập tới một mặt của thị trường liên ngân hàng ( chỉ thị quy định vốn cho vay được bảo đảm bằng hình thức thế chấp hoặc cầm cố, việc quy định như vậy làm hạn chế hoạt động của thị trường liên ngân hàng). Để thúc đẩy giao dịch trên thị trường liên ngân hàng 21-6-1993, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của thị trường liên ngân hàng kèm theo Quyết định số 114/QD-NH14. Mục đích của quy chế này tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hiểu nhau hơn. Theo đó thì hàng tuần các tổ chức tín dụng là thành viên của thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước tổ chức cùng gặp nhau tại ngân hàng Nhà nước, để đưa ra nhu cầu vay và cho vay của mình trên thị trường, từ đó hình thành nên lãi suất giao dịch và khối lượng giao dịch.
Bảng số liệu giao dịch qua trung tâm thị trường liên ngân hàng (1993-1996)
1993
1994
1995
1996
VND
USD
VND
USD
VND
USD
VND
USD
Doanh số
61,9
1,5
80,3
10,5
45,5
24
3,5
Trong đó NHNN bảo lãnh
1,5
80,3
10,5
45,5
24
3,5
Lãi suất bình quân
1,63%/ tháng
5,5%/ tháng
1,77%/ tháng
6,0%/ năm
2,1%/ tháng
8%/ năm
7,2%/ năm
[3, trang 198]
-Ngoài việc là trung tâm giao dịch thì Ngân hàng nhà nước còn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, thực hiện cho vay trực tiếp các thành viên tại trung tâm thị trường.
Bảng số liệu vay vốn giữa các ngân hàng trên thị trường nội tệ liên ngân hàng (1993-1996).
Hoạt động
1993
1994
1995
1996
Vay Ngân hàng nhà nước
61,9
80,3
45,5
Các NHTM vay lẫn nhau
17
14
15
NHNN bão lãnh
2,0
12
15
NHNN cho vay
44,9
66,3
30,5
Vay mượn trực tiếp lẫn nhau
10.000
9.500
[3,trang 199]
-Hiện nay, tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư.... Tuy nhiên tham gia là thành viên
của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở... thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm...
-Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng.
-Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn.
-Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét.
-Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt động huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển.
2.1.2 Thực trạng thị trường vốn (thị trường chứng khoán):
-Trong 7 năm qua, TTCK phát triển nhanh về qui mô; tổng mức vốn hoá đến nay đã đạt mức 38% GDP, khoảng 22 tỷ USD, nếu kể cả trái phiếu đạt mức 46% GDP. Hệ thống tổ chức trung gian cũng đã hình thành và phát triển, cho đến nay đã có 55 công ty chứng khoán, 18 công ty quản lý quỹ, 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán, 26 công ty niêm yết cổ phiếu và một số loại trái phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực này, hệ thống ngân hàng tiếp tục đóng vai trò tích cực trong phát triển thị trường chứng khoán, với 7 công ty trong số 11 công ty kinh doanh chứng khoán đang hoạt động là trực thuộc các ngân hàng thương mại, với đa dạng các nghiệp vụ: môi giới, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán, cho vay thanh toán chứng khoán... Hầu hết các công ty này đều kinh doanh có hiệu quả. Một số công ty đã tổ chức đại lý đấu thầu cổ phiếu của một số NHTM cổ phần phát hành mới tăng thêm vốn điều lệ.
NHNN cũng đã ban hành quy định tạm thời về việc niêm yết cổ phiếu của NHTM cổ phần trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Hiện nay nhiều NHTM cổ phần đã sẵn sàng niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Được biết hiện nay NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín đã có đơn và hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép vấn đề này.
-Tuy chưa chính thức niêm yết giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, nhưng thời gian qua, cổ phiếu của nhiều NHTM cổ phần đã giao dịch đơn lẻ, không chính thức trên thị trường phi tập trung OTC. Mệnh giá cổ phiếu của nhiều NHTM cổ phần được giao dịch cao gấp 1,1 lần đến 2,5 lần so với mệnh giá ban đầu. Uy tín trong và ngoài nước của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng tăng lên. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng nước ngoài đã và đang mua cổ phần, chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, hỗ trợ về tài chính cho các ngân hàng thương mại cổ phần.
-Thủ tướng Chính phủ đã chính thức có quyết định cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo kế hoạch, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam sẽ triển khai bước đầu tiên cổ phần hóa vào đầu năm 2006. Tổng giá trị cổ phiếu phát hành trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán để tăng vốn điều lệ vào khoảng 1.000 tỷ đồng.
-Với khối lượng giá trị cổ phiếu lớn như vậy nếu được giao dịch và niêm yết trên hai Trung tâm giao dịch chứng khoán, thì chứng khoán giao dịch chủ yếu của hai Trung tâm này sẽ là cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tiếp theo đó sẽ là Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long và Ngân hàng Đầu tư-phát triển Việt Nam cũng đề nghị được cổ phần hóa. Khi đó chắc chắn hoạt động của hai Trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ sôi động hẳn lên, tạo nền tảng mới cho sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2 Thành tựu và những hạn chế cần giải quyết của thị trường tài chính:
2.2.1 Thành tựu:
-Thứ nhất, trong những năm qua, cùng với quá trình cải cách kinh tế, TTTC Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định. Trước hết, các thị trường cấu thành cơ bản của TTTC đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Nhiều loại hình định chế trung gian tài chính được thành lập. Đặc biệt, thị trường chứng khoán đã được thiết lập và có những đóng góp ban đầu trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế.
-Thứ hai, trong hơn 5 năm lại đây, hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại nhằm giảm thiểu những yếu kém của hệ thống và những sai lệch trong chính sách tín dụng. Chương trình cơ cấu lại tập trung vào việc lành mạnh hoá và tăng cường năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước. Hoạt động tín dụng đã được đổi mới theo hướng các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay, lựa chọn khách hàng và biện pháp đảm bảo tiền vay trên nguyên tắc thương mại, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
-Thứ ba, các nguyên tắc quản lý tài chính tiên tiến và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán, giám sát... đã và đang từng bước được thể chế hoá và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế. Các thể chế về quản trị doanh nghiệp (kể cả ngân hàng) cũng được hoàn thiện một bước, nhất là đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Cuối cùng, song không kém phần quan trọng, khung pháp luật của TTTC đang ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chính sách tín dụng ngày càng đối xử bình đẳng hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài. Các định chế tài chính nước ngoài ngày càng được phép mở rộng phạm vi, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.2 Những hạn chế cần giải quyết:
-Mẫu hình TTTC Việt Nam cơ bản là dựa vào ngân hàng hay do ngân hàng chi phối (bank-based or bank dominated financial market), trong khi thị trường tín dụng lại chứa đựng không ít vấn đề như:
-Mức độ tích tụ và phân khúc thị trường còn cao. Các NHTM nhà nước hiện chiếm gần 80% thị phần huy động tiền gửi và tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng. Nhóm khách hàng truyền thống của các NHTM Nhà nước là các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Các ngân hàng thương mại cổ phần chủ yếu tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhóm khách hàng của các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là khu vực các doanh ng