Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế Thế Giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, các nền kinh tế lớn trên Thế Giới cũng đều không mấy khả quan. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng trên, kinh tế khó khăn, lạm phát và thất nghiệp tăng cao Đồng thời hệ thống Ngân hàng trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này. Tình trạng nợ xấu vẫn chưa có biện pháp giải quyết, đồng thời những khó khăn trong việc huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn vốn khiến nhiều Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều DN. Mà năm 2013 theo dự đoán tiếp tục sẽ là năm khó khăn đối với cả nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng. Do đó ngoài nguồn vốn vay từ các NHTM, các DN cần tìm cho mình những ngồn vốn thích hợp khác. Một trong những nguồn vốn mà DN có thể xem xét đến là huy động vốn qua kênh thị trường TPDN.
Thị trường trái phiếu nói chung và TPDN nói riêng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh, nhiều nước trên Thế giới đã rất thành công trong phát triển thị trường trái phiếu mà trọng tâm là thị trường TPDN. Ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây thì thị trường trái phiếu cũng đã có nững nét khởi sắc nhưng so sánh tương quan với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực và trên Thế giới thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tầm. Do đó em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển”.
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của thị trường TPDN và thực trạng phát triển trong thời gian qua. Đồng thời trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã nêu, em xin đưa ra một số giải pháp hy vọng có thể giúp thị trường TPDN Việt Nam phát triển đúng tầm của mình.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6682 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế Thế Giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, các nền kinh tế lớn trên Thế Giới cũng đều không mấy khả quan. Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của khủng hoảng trên, kinh tế khó khăn, lạm phát và thất nghiệp tăng cao…Đồng thời hệ thống Ngân hàng trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian này. Tình trạng nợ xấu vẫn chưa có biện pháp giải quyết, đồng thời những khó khăn trong việc huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn vốn khiến nhiều Ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhiều DN. Mà năm 2013 theo dự đoán tiếp tục sẽ là năm khó khăn đối với cả nền kinh tế và hệ thống Ngân hàng. Do đó ngoài nguồn vốn vay từ các NHTM, các DN cần tìm cho mình những ngồn vốn thích hợp khác. Một trong những nguồn vốn mà DN có thể xem xét đến là huy động vốn qua kênh thị trường TPDN.
Thị trường trái phiếu nói chung và TPDN nói riêng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Thực tế đã chứng minh, nhiều nước trên Thế giới đã rất thành công trong phát triển thị trường trái phiếu mà trọng tâm là thị trường TPDN. Ở Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây thì thị trường trái phiếu cũng đã có nững nét khởi sắc nhưng so sánh tương quan với các nước cùng trình độ phát triển trong khu vực và trên Thế giới thì thị trường TPDN Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng tầm. Do đó em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam và những giải pháp phát triển”.
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản của thị trường TPDN và thực trạng phát triển trong thời gian qua. Đồng thời trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đã nêu, em xin đưa ra một số giải pháp hy vọng có thể giúp thị trường TPDN Việt Nam phát triển đúng tầm của mình.
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về trái phiếu
1.1.1. Khái niệm
Trái phiếu (Bond) là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là DN, một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước, chính quyền địa phương… Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc DN hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu hoặc không được ghi. Trái phiếu được đặc trưng bởi:
Mệnh giá trái phiếu: là giá trị danh nghĩa được thể hiện trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết sẽ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn.
Lãi suất trái phiếu: mỗi trái phiếu đều có một mức lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định hoặc có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với mức lãi suất danh nghĩa được xác định bởi điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỉ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu. Số tiền lãi trái phiếu được tính bằng mệnh giá trái phiếu nhân với lãi suất trái phiếu.
Giá trái phiếu: đây là số tiền thực tế NĐT bỏ ra để được quyền sở hữu trái phiếu. Trái phiếu có thể được mua bằng mệnh giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá. Dù vậy tiền lãi trả cho trái chủ luôn được xác định trên mệnh giá của trái phiếu; đồng thời, trái chủ sẽ được hoàn trả vốn gốc ban đầu bằng với mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn.
Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trái phiếu có thời hạn khác nhau, trái phiếu trung hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm, trái phiếu dài hạn, có thời gian từ 5 năm trở lên…
Kỳ trả lãi: là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi suất trái phiếu có thể theo định kỳ hoặc trả cả lãi và gốc một lần khi đến hạn.
1.1.2. Đặc điểm và phân loại
1.1.2.1. Đặc điểm
Một trái phiếu thường có những đặc điểm chủ yếu sau:
Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương.
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người chủ sở hữu công ty.
Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ trước, sau đó mới chia cho các cổ đông.
1.1.2.2. Phân loại
Căn cứ vào chủ thể phát hành có:
TPCP: Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, TPCP được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
TPDN: là những trái phiếu do DNNN, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các định chế tài chính khác như Ngân hàng, công ty tài chính…phát hành để tăng vốn hoạt động. TPDN có nhiều loại và rất đa dạng.
Căn cứ vào lãi suất của trái phiếu có:
Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
Trái phiếu có lãi suất bằng không: là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.
Căn cứ vào thời hạn trái phiếu có:
Trái phiếu ngắn hạn: có thời hạn dưới 1 năm (Ví dụ như: tín phiếu kho bạc).
Trái phiếu trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm.
Trái phiếu dài hạn: có thời hạn từ trên 5 năm trở lên.
Trái phiếu vĩnh viễn (Perpetual bond hay Perpetual hay gọi ngắn gọn chỉ là Perp) là trái phiếu không có ngày đáo hạn. Loại trái phiếu này không phổ biến ở Mỹ, nhưng cũng phổ biến ở một số nước như Anh Quốc (công trái hợp nhất - Consols), ở Pháp (Công trái thực lợi - Rentes).
Căn cứ vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành có:
Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu như: trái phiếu có tài sản cầm cố và trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ.
Trái phiếu không bảo đảm: là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
Căn cứ vào hình thức trái phiếu có:
Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.
Căn cứ vào tính chất trái phiếu có:
Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
Trái phiếu kèm quyền mua cổ phiếu: là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
Trái phiếu có thể mua lại: là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo phạm vi lưu thông có:
Trái phiếu quốc nội.
Trái phiếu quốc tế.
Có thể còn có nhiều cách phân loại trái phiếu khác nữa nhưng bên trên là một số cách phân loại trái phiếu tiêu biểu mà chúng ta có thể hay bắt gặp.
1.2. Trái phiếu doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate bond) là một chứng khoán nợ do DN phát hành nhằm huy động vốn trung và dài hạn trên thị trường, quy định nghĩa vụ của người phát hành (DN) phải trả cho người nắm giữ trái phiếu (NĐT hay trái chủ) một khoản tiền xác định trong một thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi nó đáo hạn.
1.2.2. Đặc điểm và phân loại trái phiếu doanh nghiệp
1.2.2.1. Đặc điểm
Ngoài những đặc điểm và đặc trưng giống như một trái phiếu nói chung, TPDN có những đặc điểm sau:
Trái chủ không được tham dự vào các quyết định của DN.
Khi DN bị giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.
TPDN rất đa dạng và phong phú về chủng loại đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của các NĐT, là nguồn vốn vay chủ yếu cho các DN ở các nước phát triển.
Tiền lãi chưa trả là nợ của DN, do đó có thể gây ra áp lực cho DN đến chỗ phá sản. Nhưng đồng thời tiền lãi trái phiếu được tính vào chi phí hợp lý của DN, giúp tiết kiệm được một phần thuế thu nhập doanh nghiệp.
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy được những ưu điểm của phương thức huy động vốn bằng TPDN:
Thứ nhất, phát hành TPDN sẽ giúp cho các DN huy động được một lượng vốn lớn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với vốn cổ phần, đồng thời giới hạn trách nhiệm của DN đối với các khoản nợ khi phát hành trái phiếu cũng ít bị ràng buộc hơn so với khi phát hành cổ phiếu. Chẳng hạn, tại Việt Nam, trong trường hợp tài trợ bằng vốn cổ phần, DN thường cam kết với các cổ đông mức cổ tức vào khoảng 12 – 15%/năm, thậm chí có thể đến mức 20%/năm. Để đạt được mức cổ tức như vậy thì lợi nhuận sau thuế của DN phải đạt mức tối thiểu từ 20 – 25% trên vốn chủ sở hữu, trong khi nếu huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu thì mức lãi suất phải trả cho các trái chủ chỉ vào khoảng 9 – 10%/năm. Điều đó xuất phát từ nguyên nhân là mức độ rủi ro khi đầu tư trái phiếu thường thấp hơn so với cổ phiếu. Dù kết quả hoạt động của DN như thế nào thì lợi tức trả cho các trái chủ vẫn được đảm bảo theo đúng định kỳ, trong khi cổ tức thanh toán cho các cổ đông thì lại phụ thuộc vào mức lợi nhuận sau thuế đạt được của DN. Trong trường hợp DN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, quyền ưu tiên thanh toán các khoản nợ từ việc thanh lý tài sản còn lại của công ty luôn luôn thuộc về các trái chủ, còn các cổ đông với tư cách là chủ sở hữu DN thì họ có khả năng bị mất một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn đầu tư nếu giá trị tài sản DN không còn sau khi đã thanh toán hết cho các chủ nợ. Mặt khác, việc huy động nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu có thể giúp DN giảm được chi phí sử dụng vốn do lãi suất trả cho các trái chủ được tính vào chi phí của DN nên số thuế thu nhập mà DN phải nộp sẽ được giảm đi, trong khi phần cổ tức thanh toán cho các cổ đông là phần thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế. Hay nói cách khác, chi phí sử dụng vốn từ trái phiếu là chi phí không phải chịu thuế còn chi phí vốn cổ phần là chi phí phải chịu thuế. Bên cạnh đó, TPDN là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của DN đối với các trái chủ sẽ được chấm dứt khi trái phiếu đáo hạn, còn cổ phiếu thể hiện đặc tính sở hữu DN một cách lâu dài nên DN phải có trách nhiệm đối với các cổ đông trong suốt thời gian DN tồn tại.
Thứ hai, việc tài trợ bằng TPDN có thể tránh được tình trạng pha loãng quyền sở hữu của các cổ đông – là nguyên nhân làm giảm thị giá cổ phiếu, có thể tạo thêm gánh nặng cho các cổ đông hiện hành. Khi phát hành cổ phiếu, sự xuất hiện của các cổ đông mới có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, lợi ích của họ ít nhiều cũng bị chia sẻ. Hơn nữa, việc xuất hiện của các cổ đông mới đồng nghĩa với khả năng kiểm soát DN bị ảnh hưởng do quyền biểu quyết của các cổ đông tăng lên, trong khi nếu huy động vốn thông qua kênh TPDN thì sẽ hạn chế được tình trạng này, quyền kiểm soát DN sẽ không bị ảnh hưởng.
Thứ ba, phát hành TPDN tài trợ thường có lợi hơn so với vốn vay Ngân hàng. Việc huy động vốn thông qua TPDN sẽ đảm bảo cho DN được sử dụng nguồn vốn ổn định và dài hạn hơn so với đi vay Ngân hàng. Nếu các khoản vay Ngân hàng thường là các khoản vay ngắn hạn và bị không chế bởi hạn mức tín dụng thì TPDN lại rất đa dạng về thời hạn và không bị hạn chế về quy mô, tùy vào sự lựa chọn của các DN. Trong một số trường hợp, thông qua kênh phát hành trái phiếu, DN có thể huy động được khối lượng vốn lớn một cách dễ dàng nếu có phương án sử dụng vốn hợp lý và khả thi, đảm bảo được khả năng thanh toán lợi tức và hoàn trả vốn gốc đúng hạn cho các trái chủ. Như vậy, có thể thấy rằng phát hành trái phiếu là hiệu quả hơn trong trường hợp tài trợ cho vốn dài hạn với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu về vốn của DN cho các mục tiêu khác nhau, còn vốn vay Ngân hàng chỉ thật sự phù hợp cho những khoản vay ngắn hạn và có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, việc tài trợ qua kênh phát hành TPDN cũng có chi phí thấp hơn so với vay vốn Ngân hàng, đặc biệt đối với những DN lớn và có danh tiếng trên thị trường. Danh tiếng, uy tín thương hiệu, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ là những đảm bảo giá trị cho DN trong việc tiếp cận thị trường TPDN với chi phí thấp hơn so với chi phí vốn vay Ngân hàng.
Thứ tư, phát hành TPDN đòi hỏi thời gian ít hơn so với đi vay Ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu. Nếu thời gian cần thiết để phát hành trái phiếu từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn tất giao dịch chỉ mất bình quân khoảng 8 tuần thì việc đi vay Ngân hàng hay phát hành cổ phiếu sẽ phải mất nhiều thời gian hơn từ khâu chuẩn bị cho đến khi xét duyệt hồ sơ. Hơn nữa, để vay được vốn từ Ngân hàng, các DN phải có báo cáo kế hoạch sử dụng vốn và phương án sản xuất kinh doanh khả thi cụ thể để Ngân hàng thẩm định đồng thời phải có tài sản thế chấp cho những khoản vay đó. Ngoài ra DN còn phải tuân thủ những quy định do Ngân hàng đề ra trong việc sử dụng vốn vay. Như vậy khả năng chủ động trong việc vay và sử dụng vốn của DN sẽ bị giảm sút vì phải phụ thuộc vào sự đánh giá của Ngân hàng cũng như những quy định do các tổ chức tín dụng đề ra.
1.2.2.2. Phân loại
Căn cứ vào thời hạn TPDN: khác với trái phiếu nói chung TPDN chỉ có 2 loại thời hạn chính là TPDN trung hạn ( thời hạn từ 1 đến 5 năm) và TPDN dài hạn (thời hạn trên 5 năm).
Các cách phân loại còn lại của TPDN cũng giống như cách phân loại trái phiếu nói chung ở trên. Ngoài ra trên thị trường TPDN còn có các loại TPDN khác như: trái phiếu thu nhập (là loại trái phiếu mà việc thanh toán lợi tức tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận mà DN đạt được hàng năm và không cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu), trái phiếu chiết khấu (là loại trái phiếu mà lãi không được thanh toán định kỳ và giá bán của nó được xác định dựa vào lãi suất thị trường ở thời điểm phát hành, thường thấp hơn mệnh giá và trái chủ được nhận lại vốn gốc bằng với mệnh giá tại thời điểm đáo hạn)…
1.3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm
Thị trường TPDN là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán trao đổi TPDN, nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tham gia trên thị trường, đồng thời nó là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ NĐT sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
1.3.2. Đặc điểm và phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp
1.3.2.1. Đặc điểm
Chủ thể tham gia thị trường TPDN cũng giống như những chủ thể trên hầu hết các thị trường tài chính, cũng có người đi vay và người cho vay hoặc cả hai tham gia trên thị trường. Trong đó, các tổ chức cá nhân tham gia thị trường TPDN được chia thành ba nhóm chính: nhà phát hành (Issuers), NĐT (Investors) và chủ thể trung gian (Bond brokers).
Nhà phát hành (Issuers): là các DN thực hiện huy động vốn bằng cách phát hành TPDN trên thị trường. Trên thị trường TPDN, các chủ thể phát hành bao gồm các DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH, các định chế tài chính như Ngân hàng, công ty tài chính, …
NĐT (Investors): là những người thực sự mua và bán TPDN trên thị trường nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trên lợi tức trái phiếu và chênh lệch giá, có thể chia thành 2 loại:
NĐT cá nhân (Indivisuals): những người có vốn tạm thời tham gia mua bán trên thị trường nhằm mục đích lợi nhuận, tuy nhiên các NĐT cá nhân luôn phải lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình.
NĐT tổ chức thường xuyên mua bán TPDN với số lượng lớn, có thể là các NHTM, công ty tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ hưu trì và các quỹ bảo hiểm xã hội…Đầu tư thông qua các tổ chức có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được quyết định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Các chủ thể trung gian: là một trung gian trên thị trường TPDN, có vai trò là cầu nối giữa các NĐT với nhau hoặc giữa NĐT với nhà phát hành. Công ty chứng khoán là tổ chức trung gian thông qua nghiệp vụ môi giới (NĐT với NĐT) và nghiệp vụ phát hành (giữa NĐT với nhà phát hành).
Ngoài ra, còn có các tổ chức liên quan đến thị trường: là những tổ chức giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của thị trường, gồm có: cơ quan quản lý nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trù chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán, công ty định mức tín nhiệm…
1.3.2.2. Phân loại thị trường TPDN
Có nhiều cách phân loại thị trường trái phiếu dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau, trong phạm vi giới hạn tập trung nghiên cứu về thị trường TPDN thì ta phân loại thành hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Thị trường TPDN sơ cấp và thứ cấp cũng không khác với thị trường trái phiếu nói chung hay thị trường tài chính thông thường, do đó ta có thể kể đến một số đặc điểm của hai thị trường trên như sau:
Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành. Là nơi tập trung diễn ra quá trình mua bán lần đầu đối với các trái phiếu mới phát hành. Vốn từ các NĐT sẽ được chuyển qua nhà phát hành thông qua việc mua bán trái phiếu.
Thị trường thứ cấp
Là thị trường giao dịch các loại trái phiếu nhằm tạo tính thanh khoản cho trái phiếu. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp thuộc về các NĐT và nhà kinh doanh, do đó nếu thị trường thứ cấp có tính thanh khoản càng cao thì sự quan tâm của NĐT đối với thị trường trái phiếu sẽ tăng lên. Đây chính là một trong những điều kiện phát triển thị trường trái phiếu.
Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường thứ cấp trái phiếu cũng như TPDN gồm 2 loại:
Thứ nhất, thị trường tập trung: đây là thị trường giao dịch trái phiếu theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận tại một địa điểm tập trung là Sở giao dịch chứng khoán.
Thứ hai, thị trường phi tập trung (OTC): là loại thị trường không có địa điểm cụ thể, trái phiếu chỉ được giao dịch trực tiếp thông qua các nhà môi giới trái phiếu.
Trên thực tế, hầu hết các giao dịch trái phiếu trên Thế giới đều giao dịch thông qua thị trường OTC. Đây là điểm khác biệt giữa thị trường thứ cấp cổ phiếu và thị trường thứ cấp trái phiếu. Sự khác biệt này dẫn đến các kết quả sau:
Phát sinh vấn đề thiếu minh bạch về giá cả, trong khi các tổ chức lớn có được giá từ các nhà giao dịch trái phiếu, còn các NĐT khác thì không được.
Có thể thanh toán bù trừ không áp dụng cho giao dịch trái phiếu. Trước đây, giao dịch trái phiếu được tiến hành chủ yếu tại bàn của nhà môi giới và nó đòi hỏi hoàn tất một số thủ tục đặt lệnh mua hay bán. Những năm gàn đây có sự cải tiến về sử dụng giao dịch trái phiếu điện tử.
Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp:
Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của t