Cùng với lao động và đất đai, vốn là một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp phải lựa và sử dụng một cách hợp lý. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, trị trường vốn ở nước cũng phát triển ngày càng phong phú, đa dạng.
Như ta đã biết, thị trường vốn là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Nền kinh tế của một quốc gia có phát triển mạnh mẽ hay không , điều đó sẽ được phản ánh thông qua thị trường vốn. Tất cả các biến động trong nền kinh tế đều ít nhiều gây ra các ảnh hưởng đối với thị trường vốn, vì vậy mà thị trường vốn còn được coi là “ một nền kinh tế tượng trưng” cho nền kinh tế thực.
Bên cạnh đó, một quốc gia muốn phát triển về mọi mặt đặc biệt là về kinh tế thì điều vô cùng quan trọng đối với quốc gia đó chính là vốn- điều kiện hàng đầu trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo để trở thành một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, nền kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt, củng cố an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá-xã hội ; thì nhu cầu về vốn càng lớn và càng trở nên cấp thiết. Do vậy mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế đều đặt vấn đề thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước và sử dụng vốn sao cho hiệu quả lên vị trí quan trọng. Hiện nay, thị trường vốn chính là kênh cung cấp vốn phong phú nhất, đa dạng nhất với nhiều hình thức khác nhau, nhiều thời hạn khác nhau cho các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân.
Từ những lí do kể trên, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của thị trường vốn đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu loại thị trường này để đưa các giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường vốn.
Dựa trên những kiến thức đã được học trong bộ môn kinh tế học, đặc biệt là kinh tế học vi mô và xuất phát từ tình hình thực tiến của thị trường vốn ở Việt Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thị trường vốn Việt Nam- Lý luận và thực tiễn”.
Kết cấu của đề tài bao gồm ba chương:
Chương I : Những lý luận chung về thị trường vốn.
Chương II : Thực trạng về thị trường vốn ở Việt Nam.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động của thị trường vốn Việt Nam
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8056 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường vốn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với lao động và đất đai, vốn là một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng mà tất cả các doanh nghiệp phải lựa và sử dụng một cách hợp lý. Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, trị trường vốn ở nước cũng phát triển ngày càng phong phú, đa dạng.
Như ta đã biết, thị trường vốn là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Nền kinh tế của một quốc gia có phát triển mạnh mẽ hay không , điều đó sẽ được phản ánh thông qua thị trường vốn. Tất cả các biến động trong nền kinh tế đều ít nhiều gây ra các ảnh hưởng đối với thị trường vốn, vì vậy mà thị trường vốn còn được coi là “ một nền kinh tế tượng trưng” cho nền kinh tế thực.
Bên cạnh đó, một quốc gia muốn phát triển về mọi mặt đặc biệt là về kinh tế thì điều vô cùng quan trọng đối với quốc gia đó chính là vốn- điều kiện hàng đầu trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta. Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo để trở thành một quốc gia có nền công nghiệp phát triển, nền kinh tế được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt, củng cố an ninh quốc phòng, phát triển văn hoá-xã hội…; thì nhu cầu về vốn càng lớn và càng trở nên cấp thiết. Do vậy mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế đều đặt vấn đề thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước và sử dụng vốn sao cho hiệu quả lên vị trí quan trọng. Hiện nay, thị trường vốn chính là kênh cung cấp vốn phong phú nhất, đa dạng nhất với nhiều hình thức khác nhau, nhiều thời hạn khác nhau cho các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân.
Từ những lí do kể trên, chúng ta thấy được vai trò quan trọng của thị trường vốn đối với nền kinh tế Việt Nam, cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu loại thị trường này để đưa các giải pháp nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường vốn.
Dựa trên những kiến thức đã được học trong bộ môn kinh tế học, đặc biệt là kinh tế học vi mô và xuất phát từ tình hình thực tiến của thị trường vốn ở Việt Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Thị trường vốn Việt Nam- Lý luận và thực tiễn”.
Kết cấu của đề tài bao gồm ba chương:
Chương I : Những lý luận chung về thị trường vốn.
Chương II : Thực trạng về thị trường vốn ở Việt Nam.
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động của thị trường vốn Việt Nam
Đây là một đề tài nghiên cứu những vấn đề lớn, bức xúc và không kém phần phức tạp do thực tiễn đặt ra. Do vậy trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, em hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Phương
K43.11.01
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN
1.1. Khái niệm về vốn - tư bản
Các yếu tố sản xuất được chia thành 3 nhóm cơ bản là : lao động, đất đai và vốn. Thuật ngữ vốn để chỉ khối lượng trang thiết bị và cơ sơ hạ tầng sử dụng trong toàn bộ quá trình sản xuất, được hiểu là vốn hiện vật. Vậy vốn hiện vật là gì?
1.1.1 Vốn hiện vật
Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất và được sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác.
Đặc điểm cơ bản nhất của vốn hiện vật thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra vừa là yếu tố đầu vào của sản xuất.
Vốn hiện vật bao gồm máy móc của dây chuyền lắp ráp dùng để sản xuất xe hơi, đườn ray xe lửa để làm dịch vụ vận tải, vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, các trường sở tạo nên dịch vụ giáo dục, các nhà ở để làm dịch vụ cho thuê nhà và cả những đồ dùng lâu bền trong gia đình .
Vốn hiện vật khác với đất đai ở chỗ là chúng được chế tạo ra. Vốn và đất đai gộp lại tạo nên tài sản hữu hình của nền kinh tế.
Phân biệt giữa vốn hiện vật và vốn tài chính. Vốn hiện vật là một bộ phận của tài sản hữu hình; vốn hàng hoá có thể mua, bán, cho thuê nên nó phải có giá. Vốn tài chính không phải là tài sản hữu hình, vốn tài chính không trực tiếp sản xuất hàng hóa, nó là phương tiện sử dụng để mua các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ .
Trong thực tế khó tính được chính xác tổng số vốn của các doanh nghiệp ở các thời điểm vì vốn bị hao mòn theo thời gian và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm cho các tài sản cũ kém năng suất và đắt hơn các tài sản mới. Để bù đắp sự hao mòn này các doanh nghiệp phải có sự đầu tư thường xuyên nhằm duy trì sự hoạt động của các tài sản trong hiện tại và tương lai. Việc bù đắp phải được tính toán trên cơ sở giá của tài sản và mức độ sử dụng của tài sản.
1.1.2 Lãi suất và giá của tài sản
1.1.2.1 Định nghĩa về giá
Giá của một tài sản là tổng số tiền có thể mua đứt quỹ tài sản vốn đó. Bằng cách sở hữu một tài sản vốn, người mua tài sản đó thu được quyền sử dụng các dịch vụ vốn trong tương lai do vốn đó tạo ra.
Cần phân biệt giá mua và giá thuê. Giá mua đất đai hoặc vốn hàng hoá là giá mà một cá nhân hay một tổ chức trả để có quyền sở hữu mãi mãi yếu tố sản xuất đó. Giá thuê là giá mà một cá nhân trả để có quyền sử dụng yếu tố đó trong một thời kỳ nhất định.
Tài sản tính bằng tiền chính là vốn tài sản của người chủ đã mua sắm tài sản đó . Người mua sẽ thu hồi số tiền mua tài sản đó thông qua tiền thuê được trả trong tương lai do các dịch vụ của các tài sản cung cấp . Trong nền kinh tế thị trường, việc mua tài sản và cho thuê tài sản đều tính bằng tiền . Giá trị hiện hành của tài sản và tiền thuê dịch vụ tài sản đều gắn với tiền trả lãi suất và thời gian
1.1.2.2 Lãi suất và giá trị hiện tại
Tài sản tính bằng tiền chính là vốn tài sản của người chủ đã mua sắm tài sản đó . Người mua sẽ thu hồi số tiền mua tài sản đó thông qua tiền thuê được trả trong tương lai do các dịch vụ của các tài sản cung cấp . Trong nền kinh tế thị trường, việc mua tài sản và cho thuê tài sản đều tính bằng tiền . Giá trị hiện hành của tài sản và tiền thuê dịch vụ tài sản đều gắn với tiền trả lãi suất và thời gian
Giá trị hiện tại của 1 USD tại một ngày nào đó trong tương lai là số tiền mà nếu đem cho vay ngày hôm nay, sẽ tích lũy thành 1 USD vào ngày nào đó trong tương lai.
Quy luật của lãi kép chỉ ra rằng, cho vay 1 USD hôm nay sẽ tích lũy thành một số tiền càng lớn, nếu tương lai mà chúng ta duy trì khoản cho vay và cho vay tiếp khoản lãi càng lâu dài. Ngược lại, giá trị hiện tại của một USD kiếm được tại một thời điểm tương lai nào đó trở lên ngày càng nhỏ, nếu thời điểm tương lai mà tại đó kiếm được một USD, càng xa xôi.
Sự tích lũy thông qua lãi suất
Hình trên cho ta thấy việc vay 1 USD ngày hôm nay sẽ tích lũy ở các mức lãi kép 5% và 10% như thế nào. Sau 10 năm, 1 USD cho vay sẽ tích luỹ thành 2.59 USD ở mức lãi suất 10%, nhưng chỉ là 1.62 USD ở mức 5%. Các mức lãi suất cao hơn tạo ra tích lũy nhanh hơn thông qua việc cho vay. Do đó giá trị hiện tại của 1USD sau thời gian là 10 năm là 1/2.59 = 0.386 USD với mức lãi suất 10%. Tuy nhiên nếu mức lãi suất là 5% thì giá trị 1 USD sau 10 năm là 1/1.62 = 0.617 USD
Sử dụng mức lãi suất để tính các giá trị hiện tại của các khoản trả trong tương lai cho ta biết cách đúng đắn để cộng gộp lại các khoản trả ở những điểm thời gian khác nhau. Chúng ta tính giá trị hiện tại cho mỗi khoản trả ở mỗi thời điểm. Sau đó, chúng ta cộng gộp lại các giá trị hiện tại của các khoản trả khác nhau. Giá của tài sản vốn có liên quan đến chuỗi các khoản trả trong tương lai mà sẽ thu được từ các dịch vụ vốn mà nó cung cấp . Việc tính toán giá trị hiện tại của khoản tiền cho thuê kiếm được bằng tài sản đó trong mỗi năm của thời gian họat động của nó và cộng những giá trị hiện tại đó với nhau cho ta biết tài sản đó đáng giá bao nhiêu tại ngày hôm nay.
1.1.2.3 Xác định giá trị hiện tại
Việc xác định giá tài sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng tới quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải so sánh những phí tổn mà họ phải chi ra hiện nay với luồng tiền mà tài sản đó tạo ra trong tương lai. Tuy nhiên chi phí mà doanh nghiệp phải chi ra và luồng tiền có thể thu được trong tương lai từ tài sản không đồng nhất về thời gian, do đó để có thể so sánh được chúng ta phải đặt chúng trên cùng một mặt bằng về thời gian. Một trong những cách đó là chuyển giá trị những khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai về hiện tại. Ta sẽ xem xét kĩ hơn về giá trị hiện tại
Giá trị hiện tại (PDV) là giá trị tính bằng tiền hiện hành của các khoản thu hoặc các khoản thanh toán trong tương lai.
Để xác định được giá trị của khoản tiền được trả trong tương lai đáng giá bao nhiêu hiện nay, ta phải tiến hành xác định giá trị tương lai
Giá trị tương lai của một khoản đầu tư
Giả sử chúng ta có vốn K đem đầu tư ngày hôm nay với lãi suất r. Ta có giá trị tương lai là:
FV1=K(1+r) sau 1 kỳ
FV2=K(1+r)2 sau 2 kỳ, ……
FVn=K(1+r)n sau n kỳ
Trong đó (1+r)n là hệ số tính kép để tính chuyển các khoản tiền từ giá trị mặt bằng thời gian hiện tại về mặt bằng thời gian tương lai.
r : là tỷ suất sử dụng để tính chuyển.
Công thức xác định giá trị hiện tại
Sau 1 kỳ
Sau 2 kỳ, .....
Sau n kỳ
Tổng giá trị hiện tại của chuỗi tiền tệ sau n năm được xác định
Trong đó: t là kỳ nghiên cứu thứ t
r là lãi suất chiết khấu
Hệ số 1/(1+r)t được gọi là hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản tiền từ giá trị ở mặt bằng thời gian hiện tại. Như vậy quy luật của lãi suất kép chỉ ra số tiền tích lũy và giá trị hiện tại của vốn phụ thuộc vào 2 nhân tố: thời gian và lãi suất. Do vậy lãi suất và giá trị tương lai của vốn là cơ sở để xác định giá trị của một tài sản.
1.1.2.4. Giá trị ròng hiện tại và quyết định đầu tư
Một trong những tiêu chuẩn doanh nghiệp phải tính đến khi quyết định có nên đầu tư vốn hay không, là giá trị ròng hiện tại (NPV). Nghĩa là doanh nghiệp quyết định đầu tư, nếu như giá trị hiện tại của luồng tiền tương lai dự kiến từ khoản đầu tư đó lớn hơn chi phí đầu tư (NPV>0)
Trường hợp 1: Đầu tư một lần ngay từ đầu và dự kiến nó sẽ mang lại số thu cuối mỗi kỳ là : ẽ1, ẽ2, ẽ3, ....., ẽn thì giá trị ròng hiện tại của đầu tư được xác định theo công thức:
Trong đó: r : là lãi suất bình quân hàng năm
ẽ1 : là số thu năm thứ t
C : là khoản đầu tư một lần ban đầu
n : là số năm kỳ nghiên cứu
Trường hợp 2: đầu tư được chia ra ở nhiều năm trong kỳ và thu nhập chỉ có khi tài sản được đưa vào họat động (thu, chi cùng thời điểm đầu kỳ).
Giá trị ròng hiện tại của đầu tư được xác định theo công thức:
Trong đó: C1 : toàn bộ chi đầu tư năm thứ t
ẽ1 : là số thu năm thứ t
r : là lãi suất bình quân hàng năm
n : là số năm kỳ nghiên cứu
Trường hợp 3: đầu tư được chia ra ở nhiều năm trong kỳ và thu nhập chỉ có khi tài sản được đưa vào họat động (chi ở đầu kỳ và thu ở cuối kỳ).
Giá trị ròng hiện tại của đầu tư được xác định theo công thức:
Trong đó: C1 : toàn bộ chi đầu tư năm thứ t
ẽ1 : là toàn bộ chi đầu tư năm thứ t
r : là lãi suất hàng năm
n : là số năm kỳ nghiên cứu
Kết luận:
Nếu NPV >0 tức là giá trị hiện tại của các khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai từ tài sản lớn hơn chi phí đầu tư. Doanh nghiệp sẽ quyết định đầu tư.
Nếu NPV = 0 tức là lợi tức từ việc đầu tư đúng bằng chi phí cơ hội của việc sở hữu vốn. Doanh nghiệp sẽ trung lập giữa đầu tư và không đầu tư.
Nếu NPV<0 doanh nghiệp sẽ không đầu tư.
1.1.2.5. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa
Trong thực tế, tiền thuê vốn hiện vật trong tương lai còn phức tạp hơn so với việc cho ngân hàng vay dù đó là lãi suất cố định. Việc trả tiền thuê vốn hiện vật trong tương lai còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và mức sản xuất do tài sản đó làm ra.
Lãi suất danh nghĩa cho ta biết sẽ thu được tiền lãi là bao nhiêu USD hiện hành nếu cho vay một USD trong một năm
Lãi suất thực tế do mức tiền lãi của một khoản chi vay tính theo mức tăng của lượng hàng hóa mà có thể mua được, chứ không phải theo mức tăng về giá trị danh nghĩa hay tính bằng tiền của quỹ vay.
Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát
Việc định giá tài sản cần xem xét lãi suất thực tế, trong nền kinh tế người ta thường dùng hệ số chiết khấu dựa trên cở sở lãi suất thực tế để tính toán
1.2 Nhu cầu về dịch vụ vốn
1.2.1 Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp
Trong ngắn hạn, cầu về vốn của một doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp đó. Tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh cũng giống như yếu tố lao động, chủ doanh nghiệp phải xem xét một giờ thêm của dịch vụ vốn sẽ mang lại thêm vào giá trị sản lượng của doanh nghiệp là bao nhiêu. Do đó doanh nghiệp phải so sánh giữa chi phí cận biên của dịch vụ vốn và doanh thu cận biên của dịch vụ vốn.
Doanh thu cận biên của vốn là mức gia tăng về tổng doanh thu do sự gia tăng của một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng.
Khi doanh nghiệp độc quyền trên thị trường sản phẩm thì đường MRK cũng dốc hơn khi doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường sản phẩm. Đồng thời doanh thu cận biên của dịch vụ vốn cũng tuân theo quy luật giảm dần.
Chi phí cận biên của dịch vụ vốn là mức gia tăng về tổng chi phí do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng.
Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nói chung, nếu doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường vốn thì chi phí cận biên (MCK) của vốn luôn bằng chi phí tiền thuê vốn danh nghĩa (R)
MCK = R
Đường MRK cho thấy mức dịch vụ vốn mà doanh nghiệp sẽ thuê tương ứng với các mức tiền thuê R trên thị trường. Vì vậy đường MRK chính là đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp . Đường cầu về dịch vụ vốn dốc xuống về bên phải cũng do tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
Vì vậy, doanh nghiệp sẽ tăng thuê vốn cho đến khi mà doanh thu cận biên của vốn bằng tiền thuê vốn danh nghĩa
MRK = R
* Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu về dịch vụ vốn
- Giá sản phẩm của doanh nghiệp. Khi giá tăng làm cho MRK tăng dẫn đến MCK tăng, đường MRK dịch chuyển sang phải, khối lượng vốn tăng.
- Mức sử dụng các yếu tố đầu vào khác. Giả sử khi lao động tăng, làm cho tổng doanh thu tăng, dẫn đến MRK tăng, đường MRK dịch chuyển sang phải, khối lượng vốn tăng.
-Tiến bộ kĩ thuật , năng suất của vốn hiện vật tăng lên , làm cho tổng doanh thu tăng, dẫn đến MRK tăng, MRK dịch sang phải, khối lượng vốn tăng
1.2.2 Cầu về dịch vụ vốn của ngành
Là tổng cầu về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp trong ngành, được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang đường MRK của các doanh nghiệp.
Khi tiền thuê vốn giảm (R(), cầu về khối lượng dịch vụ vốn tăng lên (K(), khối lượng sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, giá của sản phẩm giảm xuống, làm cho (TRK( => (MRK(, đường MRK dịch chuyển sang trái từ MRK1 --> MRK2 . Đường cầu về dịch vụ vốn của ngành khi giá giảm dốc hơn đường cầu về dịch vụ vốn của ngành khi P không đổi.
1.3 Cung về dịch vụ vốn
1.3.1.Chi phí của vốn
Vì mục tiêu lí giải các khoản đầu tư do doanh nghiệp cho thuê thực hiện nên chúng ta xem xét lợi ích và chi phí của việc sở hữu khối lượng vốn lớn.
Lợi ích của việc sở hữu vốn là doanh thu nhận được từ việc cho các doanh nghiệp sản xuất thuê để nhận được thu nhập chính là giá thuê vốn(R) trả cho mỗi đơn vị vốn mà nó sở hữu.
Chi phí của việc sở hữu vốn, mỗi khi cho thuê một đơn vị vốn thì doanh nghiệp cho thuê phải chịu 3 loại chi phí:
+ Chi phí lãi suất : tức là khi doanh nghiệp vay tiền để mua vốn thì phải trả lãi cho khoản vay đó.
+ Khoản lỗ hay lãi do giá vốn thay đổi: trong khi doanh nghiệp cho thuê vốn thì giá vốn có thể thay đổi, nếu giá vốn giảm doanh nghiệp cho thuê bị lỗ, nếu giá vốn tăng doanh nghiệp cho thuê được lãi.
+ Chi phí khấu hao: trong khi cho thuê, vốn bị hao mòn.
1.3.2. Cung về dịch vụ vốn của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cung về vốn đồng thời cũng là các doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tư liệu. Đứng trước mỗi nhu cầu nhà cung ứng tiềm tàng về vốn sẽ so sánh giữa giá mua tài sản vốn với giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền dự kiến có thể thu được trong tương lai từ tài sản đó để quyết định đầu tư. Đồng thời doanh nghiệp phải xác định được giá cho thuê tối thiểu. Giá cho thuê tối thiểu là tiền cho thuê cho phép người chủ sở hữu vừa đủ bù đắp chi phí cơ hội cho việc sở hữu vốn hay chi phí cho thuê vốn.
Nếu giá cho thuê thực tế cao hơn giá cho thuê tối thiểu, doanh nghiệp sẽ tăng khối lượng vốn cho thuê, cung về dịch vụ vốn của doanh nghiệp tăng và ngược lại.
1.3.3 Cung về dịch vụ vốn cho một ngành
Trong ngắn hạn, tổng dự trữ các tài sản vốn cho toàn bộ nền kinh tế là cố định. Do đó lượng vốn sẵn sàng cung ứng cho một ngành tương đối ổn định.
Một số ngành như điện, viễn thông, luyện kim, ... không thể ngày một ngày hai có thể xây dựng thêm nhà máy mới.. Do đó cung về dịch vụ vốn cho các ngành là cố định, đường cung về vốn là thẳng đứng.
Một số ngành khác có thể thu hút thêm lượng cung ứng dịch vụ vốn cho mình thông qua việc tăng tiền thuê vốn: ví dụ như ngành thương mại bằng cách trả tiền thuê cao hơn nên họ thu hút thêm được một phần vốn tài sản.
Như vậy, đường cung về dịch vụ vốn cho một ngành trong ngắn hạn thường là một đường thẳng đứng hoặc là rất dốc.
Trong dài hạn, dự trữ tài sản vốn trong cho từng ngành sẽ thay đổi. Các nhà máy có thể xây dựng thêm, các thiết bị có thể được sản xuất và mua sắm thêm...
Dự trữ tài sản vốn lớn hơn sẽ tạo ra (luồng dịch vụ vốn) khả năng cung ứng vốn lớn hơn và ngược lại, Nhưng dự trữ vốn lớn hơn chỉ khi nào giá cho thuê vốn cao hơn. Do đó trong dài hạn đường cung về vốn cho một ngành là đường dốc lên và thoải hơn đường cung về vốn ngắn hạn.
1.3.4 Cung về vốn đối với toàn bộ nền kinh tế
Trong ngắn hạn, đối với toàn bộ nền kinh tế, tổng cung các tài sản vốn như máy móc, nhà cửa, xe cộ … mà chúng ta cung cấp là cố định vì không thể trong thời gian ngắn có thể tạo ra được các máy mới. Bởi vậy đường cung của các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng do việc cung ứng các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định.
Trong dài hạn, một lượng dịch vụ vốn nhất định được cung ứng cho nền kinh tế chỉ khi nào thu được giá cho thuê cần có. Nếu nó thu được nhiều hơn, con người sẽ tạo thêm các hàng tư liệu mới. Nếu nó thu được ít hơn, các chủ sở hữu vốn sẽ đồng ý để hàng tư liệu của họ hao mòn mà không tạo thêm các hàng tư liệu mới.
Trong dài hạn, có thể có luồng dịch vụ vốn lớn hơn chỉ khi nào có dự trữ vốn thường xuyên lớn. Nhưng vốn bị hao mòn, dự trữ vốn càng cao thì tổng lượng khấu hao càng lớn. Do đó nguồn dịch vụ vốn nhiều hơn trong dài hạn đòi hỏi có dự trữ vốn thường xuyên nhiều hơn, về phần mình, dự trữ đòi hỏi các nguồn hàng hóa tư liệu mới nhiều hơn để bù đắp khấu hao và bảo quản dự trữ vốn chưa dùng đến.
Nhưng các nhà sản xuất hàng tư liệu mới sẽ đòi hỏi giá cao hơn cho hàng tư liệu mới nếu họ sản xuất một lượng hàng tư liệu mới lớn hơn. Do đó để duy trì tỷ suất lợi tức cần có, chúng ta đòi hỏi giá cho thuê lớn hơn đối với các dịch vụ vốn. Một mức giá thuê cao hơn chia cho giá mua hàng tư liệu cao hơn sẽ làm cho tỷ suất lợi tức không đổi. Luồng dịch vụ vốn cao hơn trong dài hạn sẽ được cung ứng nếu giá thuê vốn tăng lên cân đối với giá mua đã tăng của hàng tư liệu. Chúng ta thấy đường cung dịch vụ vốn dốc lên trong dài hạn, khi vẽ trong hệ tọa độ lượng cung ứng dịch vụ vốn và giá cho thuê vốn.
Khi mức lãi suất thực tế tăng lên, với một giá mua hàng tư liệu đã cho, giá cho thuê cần có phải tăng lên. Người cung ứng vốn cần phải có mức lợi tức cao hơn để bù đắp chi phí cơ hội cao hơn của số tiền họ bỏ ra để mua hàng tư liệu. Ta thấy hiệu ứng của sự gia tăng lãi suất thực tế như là sự dịch chuyển đường cung dài hạn đối với các dịch vụ vốn lên phía trên từ SS đến S’S’.
1.4 Cân bằng và sự điều chỉnh thị trường vốn
1.4.1 Xác định lãi suất và lợi tức vốn
Khi quyết định có nên đầu tư hay không, các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận tối đa luôn luôn so sánh giữa chi phí vay vốn và tỷ suất lợi tức thu được. Nếu tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn lãi suất thị trường đối với vốn vay thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư, còn nếu lãi suất vay cao hơn tỷ suất lợi tức đầu tư thi doanh nghiệp sẽ không đầu tư. Điểm cân bằng là điểm