Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, cuộc sống con
người ngày càng trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Điều đó đem lại cho chúng ta
nhiều giải pháp tốt hơn, đa dạng hơn trong việc xử lý những vấn đề tưởng chừng
như rất phức tạp gặp phải trong cuộc sống. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật hiện đại trong tất cả các lĩnh vực đã và đang rất phổ biến trên toàn thế
giới, thay thế dần những phương thức thủ công , lạc hậu và ngày càng được cải
tiến hiện đại hơn, hoàn mỹ hơn.
Cùng với sự phát triển chung đó, nước ta cũng đang mạnh mẽ tiến hành
công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để theo kịp sự phát triển của
các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó lĩnh vực điện tử đang ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống con người. Sự
phổ biến của nó đóng góp không nhỏ tới sự phát triển của tất cả các ngành sản
xuất, giải trí, .trong những năm gần đây đặc biệt trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo
đã có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, phương pháp tiếp cận, quảng bá
và chia sẻ thông tin hiện đại và toàn diện hơn.
Với lòng đam mê, yêu thích của mình trong lĩnh vực này, nhóm chúng em
đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế bảng pha màu led ma trận dùng IC ghi
dịch cd4094 và vi xử lý Pic 16f877a” làm đồ án tốt nghiệp.
69 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế bảng pha màu led ma trận dùng IC ghi dịch cd4094 và vi xử lý pic 16f877a, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG
KHOA ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ BẢNG PHA MÀU
LED MA TRẬN DÙNG IC GHI DỊCH
CD4094 VÀ VI XỬ LÝ PIC 16F877A.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, cuộc sống con
người ngày càng trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Điều đó đem lại cho chúng ta
nhiều giải pháp tốt hơn, đa dạng hơn trong việc xử lý những vấn đề tưởng chừng
như rất phức tạp gặp phải trong cuộc sống. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật hiện đại trong tất cả các lĩnh vực đã và đang rất phổ biến trên toàn thế
giới, thay thế dần những phương thức thủ công , lạc hậu và ngày càng được cải
tiến hiện đại hơn, hoàn mỹ hơn.
Cùng với sự phát triển chung đó, nước ta cũng đang mạnh mẽ tiến hành
công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước để theo kịp sự phát triển của
các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó lĩnh vực điện tử đang ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống con người. Sự
phổ biến của nó đóng góp không nhỏ tới sự phát triển của tất cả các ngành sản
xuất, giải trí, ...trong những năm gần đây đặc biệt trong lĩnh vực giải trí, quảng cáo
đã có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức, phương pháp tiếp cận, quảng bá
và chia sẻ thông tin hiện đại và toàn diện hơn.
Với lòng đam mê, yêu thích của mình trong lĩnh vực này, nhóm chúng em
đã quyết định chọn đề tài “Thiết kế bảng pha màu led ma trận dùng IC ghi
dịch cd4094 và vi xử lý Pic 16f877a” làm đồ án tốt nghiệp.
Trong thời gian ngắn thực hiện đề tài cộng với kiến thức còn nhiều hạn chế,
nên trong tập đồ án này không tránh khỏi thiếu sót, nhóm thực hiện rất mong được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên.
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt khóa học (2006-2009) tại Trường Cao
Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng, với sự giúp đỡ của quý
thầy cô và giáo viên hướng dẫn về mọi mặt từ nhiều
phía và nhất là trong thời gian thực hiện đề tài, nên
đề tài đã được hoàn thành đúng thời gian qui định.
Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn đến :
Quí thầy cô trong khoa Điện tử -Tin học đã giảng
dạy những kiến thức chuyên môn làm cơ sở để thực
hiện tốt đồ án tốt nghiệp và đã tạo điều kiện thuận lợi
cho những người thực hiện hoàn tất khóa học.
Đặc biệt,thầy TỐNG THANH NHÂN – giáo viên
hướng dẫn đề tài đã nhiệt tình giúp đỡ và cho nhóm
thực hiện những lời chỉ dạy quý báu, giúp nhóm thực
hiện định hướng tốt trong khi thực hiện đồ án.
Tất cả bạn bè đã giúp đỡ và động viên trong suốt
quá trình làm đồ án tốt nghiệp.
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP. Trang 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. Trang 1
1.2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI. Trang 1
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI . Trang 1
CHƯƠNG 2 : CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG TRONG MẠCH. Trang 2
2.1 DIODE PHÁT QUANG ( LED ĐƠN). Trang 2
2.2 ĐIỆN TRỞ . Trang 3
2.3 TỤ ĐIỆN. Trang 4
2.4 IC CD4094. Trang 8
2.5. VI XỬ LÝ PIC16F877A. Trang 12
CHƯƠNG 3:BẢNG PHA MÀU LED MA TRẬN. Trang 68
3.1. GIỚI THIỆU VỀ BẢNG PHA MÀU LED MA TRẬN. Trang 68
3.2. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MẠCH. Trang 71
3.2. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN. Trang 72
4.MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH. Trang 75
LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP.
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện tử mà
trong đó là kỹ thuật sử dụng vi xử lý và các linh liện điện tử khác có tính chất hiển thị như led 7
đoạn, led ma trận, led đơn… vào các ứng dụng thực tế như nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
nhiều trong các lỉnh vực khác nhau như hiển thị, bảng quảng báo, …. do đó chúng ta phải nắm
bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự phát triển nền khoa học kỹ
thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điện tử nói riêng.
Xuất phát từ thực tế mà nhóm sinh viên thực hiện chúng em có điều kiện tiếp xúc và
tham quan tại một số cơ sở tại nhiều điểm trong thành phố, rất nhiều các bảng quảng cáo, logo…
đều được hiện thị thông qua các linh kiện quang.
Tuy nhiên tùy theo tính chất và mức độ sử dụng mà các linh kiện quang này có thể khác
nhau, có nơi thì sử dụng led ma trận nhiều màu, led ma trận một màu, led đơn nhiều màu, led
đơn một màu….
TỪ những điều đã thấy được đó và trong khả năng của chúng em, chúng em muốn thiết
kế một mạch quang báo mà cũng có thể đáp ứng đươc những yêu cầu như trên.
1.2 MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI.
Trong đồ án này chúng em thực hiện mạch hiển thị thông qua led đơn nhờ các tín hiệu
được xuất ra từ vi xử lý 16f877a. Tín hiệu từ vi xử lý đưa ra cho ic cd4094 ghi dịch từ đó ic
cd4094 điều khiển các led đơn với một khoảng delay nhất định sẽ hiển thị được các hình ảnh,
văn bản mà ta muốn hiển thị.
Từ những vấn đề trên thì yêu cầu cần thiết khi thiết kế mạch này là:
- Lập trình bằng CCS.
- Bộ phận hiển thị phải rõ ràng.
- Điều khiển 3 màu cơ bản RGB.
- Đưa vào các hiệu ứng màu sắc cho bảng led.
- Đưa vào các hiệu ứng chữ,số càng nhiều càng tốt.
1.3 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.
Do kiến thức còn hạn chế,linh kiện có những con lần đầu tiên sử dụng nên trong quá trình
thi công phần cứng của mạch đã có những sai sót nhỏ xảy ra.
Do đặc điểm của mạch là quang báo nên chúng chỉ hoạt động thực sự hiệu quả vào ban
đêm, hoặc là khi ánh sang ngoài trời bị giảm đi do thời tiết,…..
CHƯƠNG 2: CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG
TRONG MẠCH .
2.1 DIODE PHÁT QUANG ( LED ĐƠN).
Hình 1: Một số hình ảnh về led đơn.
- Ký hiệu:
- Áp dụng hiệu ứng điện quang .
-Led chỉ phát sáng khi đựơc phân cực thuân.
-Mỗi led phát một bức xạ nhất định tùy theo vật liệu chế tạo và chất pha.
GaAs bước sóng = 0,77-0,88 đỏ
Al,Sb = 0,65
GaAsP đỏ
GaPZn hổ phách
GaAsS = 0,57-0,58 vàng
GaPN2 = 0.55-0,56 lục
- Dòng trung bình qua led thường được chọn là: 10 đến 20 miliAmpere.
D7 LED
2.2 ĐIỆN TRỞ.
Điện trở loại dán
.
Hình 2: Một số hình ảnh về điện trở.
- Ký hiệu:
- Hệ thức: v(t) = R.i(t)
- Hay i(t) = G.v(t)
Trong đó G =1/R: được gọi là điện dẫn .
- Đơn vị của điện trở là Ohm( đọc là ôm)
- Đơn vị của điên dẫn là Siemen.
2.3 TỤ ĐIỆN.
a.Sơ lược về tụ điện.
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động bao gồm hai mặt dẫn điện gọi là khung, được
phân cách bởi một chất cách điện, gọi là điện môi (không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao
su, gốm, thuỷ tinh...)
Giá trị của tụ điện là điện dung, được đo bằng đơn vị Farad (kí hiệu là F). Giá trị F là rất
lớn nên hay dùng các giá trị nhỏ hơn như micro fara (μF), nano Fara (nF) hay picro Fara (pF).
b. Phân loại tụ điện thường gặp.
1/. Theo tính chất lý hóa và ứng dụng : Có các loại tụ điện :
Tụ điện phân cực : là loại tụ điện có hai đầu (-) và (+) rõ ràng, không thể mắc ngược
đầu trong mạng điện DC. Chúng thường là tụ hóa học và tụ tantalium.
Tụ điện không phân cực : Là tụ không qui định cực tính.
Tụ điện hạ (thấp) áp và cao áp : Do điện áp làm việc mà có phân biệt này.
Tụ lọc (nguồn) và tụ liên lạc (liên tầng) : Tụ điện dùng vào mục tiêu cụ thể thì gọi tên
theo ứng dụng.
Tụ điện tĩnh và tụ điện động (điều chỉnh được) : Đa số tụ điện có một trị số điện dung
"danh định" nhưng cũng có các loại tụ điện cần điều chỉnh trị số cho phù hợp yêu cầu của
mạch điện, như tụ điện trong mạch cộng hưởng hay dao động chẳng hạn.
2/. Theo cấu tạo và dạng thức :
Tụ điện gốm (tụ đất) : Gọi tên như thế là do chúng được làm bằng ceramic, bên ngoài
bọc keo hay nhuộm màu. Gốm điện môi được dùng là COG, X7R, Z5U v.v...
Tụ gốm đa lớp: Là loại tụ gốm có nhiều lớp bản cực cách điện bằng gốm. Tụ này đáp
ứng cao tần và điện áp cao hơn loại tụ gốm thường khoảng 4 --> 5 lần.
Tụ giấy : Là tụ điện có bản cực là các lá nhôm hoặc thiếc cách nhau bằng lớp giấy tẩm
dầu cách điện làm dung môi.
Tụ mica màng mỏng : Cấu tạo với các lớp điện môi là mica nhân tạo hay nhựa có cấu
tạo màng mỏng (thin film) như Mylar, Polycarbonate, Polyester, Polystyrene (ổn định
nhiệt 150 ppm / C).
Tụ bạc - mica : là loại tụ điện mica có bàn cực bằng bạc, khá nặng. Điện dung từ vài pF
đến vài nF, độ ồn nhiệt rất bé.
Tụ hóa học : Là tụ giấy có dung môi hóa học đặc hiệu => tạo điện dung cao và rất cao
cho tụ điện. Nếu bên ngoài có vỏ nhôm bọc nhựa thì còn gọi là tụ nhôm.
Ngoài ra còn rất nhiều các loại tụ khác ví dụ như :Tụ siêu hóa,tụ hóa sinh, Tụ tantalium,
Tụ vi chỉnh và tụ xoay,…
Tụ điện loại dán
2.4 IC CD4094
Sơ đồ chân
Data input : Ngõ vào dữ liệu ra ( Data) .
Clock input : Ngõ vào xung clock ( clock ).
Strobe input : Ngõ vào Strobe ( STR ) .
Output enable input : Ngõ vào cho phép xuất dữ liệu ra ( OE ) .
Q1 Q8 : Ngõ ra song song .
Bảng hoạt động
Hi-z : Trạng thái tắt.
Q7 : Thông tin trong tầng ghi dịch thứ 7.
X : Không quan tâm.
0 : Mức thấp.
1 : Mức cao.
Parallel Output : Ngõ ra song song.
Serial Output : Ngõ ra nối tiếp.
IC CD4094 là một thanh ghi dịch nối tiếp 8 tầng , có 1 mạch chốt lưu trữ mỗi tầng
được kết hợp với nhau để Strobe dữ liệu từ ngõ vào nối tiếp đến các ngõ ra song song
đã đệm 3 trạng thái Q1Q8.Các ngõ ra song song có thể được nối trực tiếp đến các
Bus.Dữ liệu được dịch dựa trên sự biến đổi cạnh lên của xung Clock.Dữ liệu trong mỗi
tầng ghi dịch được chuyển đến thanh ghi lưu trữ khi chân Strobe (STR) ở mức cao.Dữ
liệu trong thanh ghi lưu trữ xuất hiện tại các ngõ ra khi mà tín hiệu cho phép xuất (EO)
ở mức cao.
Hai ngõ ra nối tiếp (QS và Q’S) được sử dụng cho việc ghép nối tầng các họ IC
4094.Dữ liệu có sẵn ở QS theo cạnh lên của xung Clock cho phép vận hành ở tốc độ
cao trong hệ thống nối tầng có thời gian lên của xung clock là ngắn .Thông tin nối tiếp
tương tự có sẵn ở Q’S theo cạnh xuống của Clock và thực hiện nối tầng của IC 4094
khi thời gian lên của xung Clock là dài .
Sơ đồ logic .
Giản đồ thời gian
IC CD4094 loại dán
IC CD4094 loại thường
2.5. VI XỬ LÝ PIC16F877A.
2.5.1. Giới thiệu về cấu trúc phần cứng PIC16F877A.
2.1 SƠ ĐỒ CHÂN VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877A.
2.2 MỘT VÀI THÔNG SỐ VỀ VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877A
Đây là vi điều khiển thuộc họ PIC16Fxxx với tập lệnh gồm 35 lệnh có độ dài 14 bit.
Mỗi lệnh đều được thực thi trong một chu kì xung clock. Tốc độ hoạt động tối đa cho phép là 20
MHz với một chu kì lệnh là 200ns. Bộ nhớ chương trình 8Kx14 bit, bộ nhớ dữ liệu 368x8
byte RAM và bộ nhớ dữ liệu EEPROM với dung lượng 256x8 byte. Số PORT I/O là
5 với 33 pin I/O.
Các đặc tính ngoại vi bao gồmcác khối chức năng sau:
Timer0: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số 8 bit.
Timer1: bộ đếm 16 bit với bộ chia tần số, có thể thực hiện chức năng đếm dựa vào xung
clock ngoại vi ngay khi vi điều khiển hoạt động ở chế độ sleep.
Timer2: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số, bộ postcaler.
Hai bộ Capture/so sánh/điều chế độ rông xung.
Các chuẩn giao tiếp nối tiếp SSP (Synchronous Serial Port), SPI và I2C.
Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ.
Cổng giao tiếp song song PSP (Parallel Slave Port) với các chân điều khiển RD, WR,
CS ở bên ngoài.
Các đặc tính Analog:
8 kênh chuyển đổi ADC 10 bit.
Hai bộ so sánh.
Bên cạnh đó là một vài đặc tính khác của vi điều khiển như:
Bộ nhớ flash với khả năng ghi xóa được 100.000 lần.
Bộ nhớ EEPROM với khả năng ghi xóa được 1.000.000 lần.
Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ trên 40 năm.
Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm. Nạp được chương trình
ngay trên mạch điện ICSP (In Circuit Serial Programming) thông qua 2 chân. Watchdog
Timer với bộ dao động trong.
Chức năng bảo mật mã chương trình.
Chế độ Sleep.
Có thể hoạt động với nhiều dạng Oscillator khác nhau.
2.3 SƠ ĐỒ KHỐI VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877A
2.4 TỔ CHỨC BỘ NHỚ
Cấu trúc bộ nhớ của vi điều khiển PIC16F877A bao gồm bộ nhớ chương trình
(Program memory) và bộ nhớ dữ liệu (Data Memory).
2.4.1 BỘ NHỚ CHƯƠNG TRÌNH
Bộ nhớ chương trình của vi điều
khiển
PIC16F877A là bộ nhớ flash, dung lượng bộ
nhớ 8K word (1 word = 14 bit) và được phân
thành nhiều trang (từ page0 đến page 3) .
Như vậy bộ nhớ chương trình có
khả năng chứa được 8*1024 = 8192 lệnh (vì
một lệnh sau khi mã hóa sẽ có dung lượng 1
word (14 bit).
Để mã hóa được địa chỉ của 8K
word bộ nhớ chương trình, bộ đếm chương
trình có dung lượng 13 bit (PC).
Khi vi điều khiển được reset,
bộ đếm chương trình sẽ chỉ đến địa chỉ 0000h
(Reset vector). Khi có ngắt xảy ra,
bộ đếm chương trình sẽ chỉ đến địa chỉ 0004h
(Interrupt vector).
Bộ nhớ chương trình không bao
gồm:
Bộ nhớ stack và không được địa
chỉ hóa bởi bộ đếm chương trình. Bộ nhớ stack
sẽ được đề cập cụ thể trong phần sau.
2.4.2 BỘ NHỚ DỮ LIỆU
Bộ nhớ dữ liệu của PIC là bộ nhớ EEPROM được chia ra làm nhiều bank. Đối với
PIC16F877A bộ nhớ dữ liệu được chia ra làm 4 bank. Mỗi bank có dung lượng 128 byte, bao gồm
các thanh ghi có chức năng đặc biệt SFG (Special Function Register) nằm ở các vùng địa chỉ thấp
và các thanh ghi mục đích chung GPR (General Purpose Register) nằm ở vùng địa chỉ còn lại
trong bank. Các thanh ghi SFR thường xuyên được sử dụng (ví dụ như thanh ghi STATUS) sẽ
được đặt ở tất cà các bank của bộ nhớ dữ liệu giúp thuận tiện trong quá trình truy xuất và làm giảm
bớt lệnh của chương trình. Sơ đồ cụ thể của bộ nhớ dữ liệu PIC16F877A như sau:
2.4.2.1 THANH GHI CHỨC NĂNG ĐẶC BIỆT SFR
Đây là các thanh ghi được sử dụng bởi CPU hoặc được dùng để thiết lập và điều
khiển các khối chức năng được tích hợp bên trong vi điều khiển. Có thể phân thanh ghi SFR làm
hai lọai: thanh ghi SFR liên quan đến các chức năng bên trong (CPU) và thanh ghi SRF dùng để
thiết lập và điều khiển các khối chức năng bên ngoài (ví dụ như ADC, PWM, …). Phần này sẽ đề
cập đến các thanh ghi liên quan đến các chức năng bên trong. Các thanh ghi dùng để thiết lập và
điều khiển các khối chức năng sẽ được nhắc đến khi ta đề cập đến các khối chức năng đó. Chi tiết
về các thanh ghi SFR sẽ được liệt kê cụ thể trong bảng phụ lục 2. Thanh ghi STATUS (03h,
83h, 103h, 183h):thanh ghi chứa kết quả thực hiện phép toán của khối ALU, trạng thái reset và các
bit chọn bank cần truy xuất trong bộ nhớ dữ liệu. Thanh ghi OPTION_REG (81h, 181h): thanh ghi
này cho phép đọc và ghi, cho phép điều khiển chức năng pull-up của các chân trong PORTB, xác
lập các tham số về xung tác động, cạnh tác động của ngắt ngoại vi và bộ đếm Timer0.
Thanh ghi INTCON (0Bh, 8Bh,10Bh, 18Bh):thanh ghi cho phép đọc và ghi, chứa
các bit điều khiển và các bit cờ hiệu khi timer0 bị tràn, ngắt ngoại vi RB0/INT và ngắt interrput-
on-change tại các chân của PORTB.
Thanh ghi PIE1 (8Ch): chứa các bit điều khiển chi tiết các ngắt của các khối chức
năng ngoại vi.
Thanh ghi PIR1 (0Ch) chứa cờ ngắt của các khối chức năng ngoại vi, các ngắt này
được cho phép bởi các bit điều khiển chứa trong thanh ghi PIE1.
Thanh ghi PIE2 (8Dh): chứa các bit điều khiển các ngắt của các khối chức năng
CCP2, SSP bus, ngắt của bộ so sánh và ngắt ghi vào bộ nhớ EEPROM.
Thanh ghi PIR2 (0Dh): chứa các cờ ngắt của các khối chức năng ngoại vi, các ngắt
này được cho phép bởi các bit điều khiển chứa trong thanh ghi PIE2.
Thanh ghi PCON (8Eh): chứa các cờ hiệu cho biết trạng thái các chế độ reset của vi
điều khiển.
2.4.2.2 THANH GHI MỤC ĐÍCH CHUNG GPR
Các thanh ghi này có thể được truy xuất trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thanh ghi
FSG (File Select Register). Đây là các thanh ghi dữ liệu thông thường, người sử dụng có thể tùy
theo mục đích chương trình mà có thể dùng các thanh ghi này để chứa các biến số, hằng số, kết
quả hoặc các tham số phục vụ cho chương trình.
2.4.3 STACK
Stack không nằm trong bộ nhớ chương trình hay bộ nhớ dữ liệu mà là một vùng nhớ
đặc biệt không cho phép đọc hay ghi. Khi lệnh CALL được thực hiện hay khi một ngắt xảy ra làm
chương trình bị rẽ nhánh, giá trị của bộ đếm chương trình PC tự động được vi điều khiển cất vào
trong stack. Khi một trong các lệnh RETURN, RETLW hat RETFIE được thực thi, giá trị PC sẽ tự
động được lấy ra từ trong stack, vi điều khiển sẽ thực hiện tiếp chương trình theo đúng qui trình
định trước.
Bộ nhớ Stack trong vi điều khiển PIC họ 16F87xA có khả năng chứa được 8 địa chỉ và hoạt động
theo cơ chế xoay vòng. Nghĩa là giá trị cất vào bộ nhớ Stack lần thứ 9 sẽ ghi đè lên giá trị cất vào
Stack lần đầu tiên và giá trị cất vào bộ nhớ Stack lần thứ 10 sẽ ghi đè lên giá tri6 cất vào Stack lần
thứ 2.
Cần chú ý là không có cờ hiệu nào cho biết trạng thái stack, do đó ta không biết được
khi nào stack tràn. Bên cạnh đó tập lệnh của vi điều khiển dòng PIC cũng không có lệnh POP hay
PUSH, các thao tác với bộ nhớ stack sẽ hoàn toàn được điều khiển bởi CPU.
2.5 CÁC CỔNG XUẤT NHẬP CỦA PIC16F877A
Cổng xuất nhập (I/O port) chính là phương tiện mà vi điều khiển dùng để tương tác
với thế giới bên ngoài. Sự tương tác này rất đa dạng và thông qua quá trình tương tác đó, chức
năng của vi điều khiển được thể hiện một cách rõ ràng.
Một cổng xuất nhập của vi điều khiển bao gồm nhiều chân (I/O pin), tùy theo cách
bố trí và chức năng của vi điều khiển mà số lượng cổng xuất nhập và số lượng chân trong mỗi
cổng có thể khác nhau. Bên cạnh đó, do vi điều khiển được tích hợp sẵn bên trong các đặc tính
giao tiếp ngoại vi nên bên cạnh chức năng là cổng xuất nhập thông thường, một số chân xuất nhập
còn có thêm các chức năng khác để thể hiện sự tác động của các đặc tính ngoại vi nêu trên đối với
thế giới bên ngoài. Chức năng của từng chân xuất nhập trong mỗi cổng hoàn toàn có thể được xác
lập và điều khiển được thông qua các thanh ghi SFR liên quan đến chân xuất nhập đó.
Vi điều khiển PIC16F877A có 5 cổng xuất nhập, bao gồm PORTA, PORTB,
PORTC, PORTD và PORTE. Cấu trúc và chức năng của từng cổng xuất nhập sẽ được đề cập cụ
thể trong phần sau.
2.5.1 PORTA
PORTA (RPA) bao gồm 6 I/O pin. Đây là các chân “hai chiều” (bidirectional pin),
nghĩa là có thể xuất và nhập được. Chức năng I/O này được điều khiển bởi thanh ghi TRISA (địa
chỉ 85h). Muốn xác lập chức năng của một chân trong PORTA là input, ta “set” bit điều khiển
tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA và ngược lại, muốn xác lập chức năng của một chân
trong PORTA là output, ta “clear” bit điều khiển tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA.
Thao tác này hoàn toàn tương tự đối với các PORT và các thanh ghi điều khiển tương ứng TRIS
(đối với PORTA là TRISA, đối với PORTB là TRISB, đối với PORTC là TRISC, đối với PORTD
là TRISD vàđối với PORTE là TRISE). Bên cạnh đó PORTA còn là ngõ ra của bộ ADC, bộ so
sánh, ngõ vào analog ngõ vào xung clock của Timer0 và ngõ vào của bộ giao tiếp MSSP (Master
Synchronous Serial Port). Đặc tính này sẽ được trình bày cụ thể trong phần sau.
Cấu trúc bên trong và chức năng cụ thể của từng chân trong PORTA sẽ được trình
bày cụ thể trong Phụ lục 1.
Các thanh ghi SFR liên quan đến PORTA bao gồm:
PORTA (địa chỉ 05h) : chứa giá trị các pin trong PORTA.
TRISA (địa chỉ 85h) : điều khiển xuất nhập.
CMCON (địa chỉ 9Ch) : thanh ghi điều khiển bộ so sánh.
CVRCON (địa chỉ 9Dh) : thanh ghi điều khiển bộ so sánh điện áp. ADCON1 (địa chỉ 9Fh) :
thanh ghi điều khiển bộ ADC.
Chi tiết về các thanh ghi sẽ được trình bày cụ thể trong phụ lục 2.
2.5.2 PORTB
PORTB (RPB) gồm 8 pin I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là TRISB.
Bên cạnh đó một số chân của PORTB còn được sử dụng trong quá trình nạp chương trình cho vi
điều khiển với các chế độ nạp khác nhau. PORTB còn liên quan đến ngắt ngoại vi và bộ Timer0.
PORTB còn được tích hợp chức năng điện trở kéo lên được điều khiển bởi chương trình.
Cấu trúc bên trong và chức năng cụ thể của từng chân trong PORTB sẽ được trình
bày cụ thể trong Phụ lục 1.
Các thanh ghi SFR liên quan đến PORTB bao gồm:
PORTB (địa chỉ 06h,106h) : chứa giá trị các pin trong PORTB
TRISB (địa chỉ 86h,186h) : điều khiển xuất nhập
OPTION_REG (địa chỉ 81h,181h) : điều khiển ngắt n