Môi trường sống – cái nôi của nhân loại đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng cùng với
sựphát triển của xã hội. Bảo vệmôi trường là mối quan tâm không chỉcủa một quốc
gia nào, là nghĩa vụcủa toàn cầu và của Việt Nam nói riêng.
Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước làm cho môi trường tại các khu
công nghiệp và đô thịlớn bịsuy giảm nghiêm trọng, là mối lo ngại cho các cơquan
quản lý nhà nước cũng nhưtoàn thểdân cưtrong khu vực.
Ô nhiễm môi trường nói chung và tình trạng môi trường do nước thải công nghiệp nói
riêng là một trong những vấn đềquan trọng đặt ra cho nhiều quốc gia. Cùng với sự
phát triển của công nghiệp, môi trường ngày càng phải tiếp nhận nhiều các yếu tố độc
hại. Riêng nguồn nước thải công nghiệp mạ đã có thành phần gây ô nhiễm trầm trọng
như: crom, niken, đồng, kẽm, xianua, . là một trong những vấn đề đang được quan
tâm của xã hội.
Hiện nay, tại nhiều cơsởmạ, vấn đềmôi trường không được quan tâm đúng mức, chất
thải sinh ra từcác quá trình sản xuất và sinh hoạt không được xửlý trước khi thải ra
môi trường nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Kết quảphân tích chất lượng nước
thải của các cơsởmạ điện điển hình cho thấy: hầu hết các cơsở đều không đạt tiêu
chuẩn nước thải cho phép, chỉtiêu kim loại nặng vượt nhiều lần cho phép, thành phần
của nước thải có chứa cặn, sơn, dầu nhớt, . Vì vậy, đầu tưvào công tác bảo vệmôi
trường là vấn đềcấp bách của doanh nghiệp đểcó thể đảm bảo sựphát triển bền vững
trong tương lai của chính doanh nghiệp.
Đến nay trên thếgiới đã có nhiều phương pháp xửlý nước thải mạ điện được đưa ra
như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp điện hoá, phương pháp hoá học, phương
pháp hấp phụ, phương pháp vi sinh, Tuy nhiên khảnăng áp dụng vào thực tếcủa các
phương pháp này phụthuộc vào nhiều yếu tố: hiệu quảxửlý của từng phương pháp,
ưu nhược điểm, và kinh phí đầu tư,. Do đó, việc lựa chọn phương pháp xửlý và thiết
kếhệthống xửlý chất thải thích hợp cho cơsởmạ điện là nhiệm vụcủa một kỹsưmôi
trường, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp vềhệthống xửlý với giá thành có thể
chấp nhận được.
Đểgiúp các doanh nghiệp lựa chọn hệthống xửlý nước thải cho cơsởmạ điện, đồán
“Thiết kếhệthống xửlý nước thải phân xưởng mạ điện công xuất 200 m
3
/ngày”
đã được thực hiện với mục đích thiết kếhệthống xửlý với hiệu quảcao và chi phí hợp
110 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3748 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/Ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP MẠ ĐIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ....................................................................................... 4
I.1. Tình hình phát triển của ngành mạ trên Thế Giới và Việt Nam: ....................... 4
I.2. Đặc điểm của quá trình mạ điện: ........................................................................... 5
I.3. Các vấn đề môi trường trong công nghệ mạ: ...................................................... 13
I.4. Ảnh hưởng do chất ô nhiễm gây ra ...................................................................... 21
CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NGÀNH MẠ ĐIỆN ...................................................................................................... 24
II.1. Các biện pháp giảm thiểu: .................................................................................. 24
II.2. Các phương pháp xử lý nước thải ngành mạ điện: .......................................... 27
CHƯƠNGIII: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MẠ ĐIỆN ...... 31
III.1. Phân tích, lựa chọn công nghệ xử lý: ................................................................ 31
III.2. Cơ sở lý thuyết của phương pháp lựa chọn: .................................................... 38
III.3. Giới thiệu các thiết bị chính: ............................................................................. 48
CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MẠ
ĐIỆN .............................................................................................................................. 50
IV.1. Nước thải nhà máy và xử lý nước thải phân xưởng mạ: ................................ 50
IV.2. Tính toán các thiết bị chính của hệ thống xử lý nước thải: ............................ 53
IV.3. Tính và chọn các thiết bị khác: .......................................................................... 90
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................................................................................................. 101
V.1. Chi phí ước tính của toàn bộ hệ thống xử lý: .................................................. 101
V.2. Mặt bằng xây dựng: ........................................................................................... 105
V.3. Hiệu quả chi phí và lợi ích thu được khi lắp đặt hệ thống ............................. 105
V.4. Vận hành hệ thống và sự cố trong quá trình hoạt động ................................. 106
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 109
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 2
LỜI NÓI ĐẦU
Môi trường sống – cái nôi của nhân loại đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng cùng với
sự phát triển của xã hội. Bảo vệ môi trường là mối quan tâm không chỉ của một quốc
gia nào, là nghĩa vụ của toàn cầu và của Việt Nam nói riêng.
Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước làm cho môi trường tại các khu
công nghiệp và đô thị lớn bị suy giảm nghiêm trọng, là mối lo ngại cho các cơ quan
quản lý nhà nước cũng như toàn thể dân cư trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường nói chung và tình trạng môi trường do nước thải công nghiệp nói
riêng là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho nhiều quốc gia. Cùng với sự
phát triển của công nghiệp, môi trường ngày càng phải tiếp nhận nhiều các yếu tố độc
hại. Riêng nguồn nước thải công nghiệp mạ đã có thành phần gây ô nhiễm trầm trọng
như: crom, niken, đồng, kẽm, xianua, ... là một trong những vấn đề đang được quan
tâm của xã hội.
Hiện nay, tại nhiều cơ sở mạ, vấn đề môi trường không được quan tâm đúng mức, chất
thải sinh ra từ các quá trình sản xuất và sinh hoạt không được xử lý trước khi thải ra
môi trường nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Kết quả phân tích chất lượng nước
thải của các cơ sở mạ điện điển hình cho thấy: hầu hết các cơ sở đều không đạt tiêu
chuẩn nước thải cho phép, chỉ tiêu kim loại nặng vượt nhiều lần cho phép, thành phần
của nước thải có chứa cặn, sơn, dầu nhớt, ... Vì vậy, đầu tư vào công tác bảo vệ môi
trường là vấn đề cấp bách của doanh nghiệp để có thể đảm bảo sự phát triển bền vững
trong tương lai của chính doanh nghiệp.
Đến nay trên thế giới đã có nhiều phương pháp xử lý nước thải mạ điện được đưa ra
như: phương pháp trao đổi ion, phương pháp điện hoá, phương pháp hoá học, phương
pháp hấp phụ, phương pháp vi sinh,…Tuy nhiên khả năng áp dụng vào thực tế của các
phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: hiệu quả xử lý của từng phương pháp,
ưu nhược điểm, và kinh phí đầu tư,... Do đó, việc lựa chọn phương pháp xử lý và thiết
kế hệ thống xử lý chất thải thích hợp cho cơ sở mạ điện là nhiệm vụ của một kỹ sư môi
trường, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp về hệ thống xử lý với giá thành có thể
chấp nhận được.
Để giúp các doanh nghiệp lựa chọn hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở mạ điện, đồ án
“Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công xuất 200 m3/ngày”
đã được thực hiện với mục đích thiết kế hệ thống xử lý với hiệu quả cao và chi phí hợp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 3
lý. Tuy nhiên việc lựa chọn phương án thích hợp và khả thi đối với nhà máy cụ thể còn
tuỳ thuộc vào tính chất của dòng thải, mặt bằng xây dựng, điều kiện khí tượng thuỷ văn
nguồn nước, tiêu chuẩn nước thải cho phép tại địa phương và điều kiện kinh tế kỹ thuật
của cở sở sản xuất.
Nội dung đề tài gồm những phần chính sau:
Chương I: Tổng quan về công nghiệp mạ và các vấn đề về môi trường.
Chương II: Các biện pháp giảm thiểu và xử lý nước thải ngành mạ.
Chương III: Lựa chọn công nghệ xử lý nước thải ngành mạ điện và cơ sở lý thuyết của
phương pháp.
Chương IV: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải.
Chương V: Phân tích hiệu quả chi phí và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP MẠ ĐIỆN VÀ CÁC VẤN
ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN
I.1. Tình hình phát triển của ngành mạ trên Thế Giới và Việt Nam:
Phương pháp mạ điện được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1800 bởi giáo sư tạo một
lớp phủ bên ngoài kim loại khác. Tuy nhiên lúc đó người ta không quan tâm lắm đến
phát hiện của Luigi Brungnatelli mà mãi sau này, đến năm 1840, khi các nhà khoa học
Anh đã phát minh ra phương pháp mạ với xúc tác Xyanua và lần đầu tiên phương pháp
mạ điện được đưa vào sản xuất với mục đích thương mại thì công nghiệp mạ chính
thức phổ biến trên thế giới. Sau đó là sự phát triển của các công nghệ mạ khác như: mạ
niken, mạ đồng, mạ kẽm, … Những năm 1940 của thế kỷ XX được coi là bước ngoặc
lớn đối với ngành mạ điện bởi sự ra đời của công nghiệp điện tử. [1]
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp hóa chất và sự hiểu
biết sâu rộng về lĩnh vực điện hóa, công nghiệp mạ điện cũng phát triển tới mức độ
tinh vi. Sự phát triển của công nghệ mạ điện đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát
triển không chỉ của ngành cơ khí chế tạo mà còn của rất nhiều ngành công nghiệp
khác.
Xét riêng cho khu vực Đông Nam Á, sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, một loạt các cơ
sở mạ điện quy mô vừa và nhỏ đã phát triển mạnh mẽ và hoạt động một các độc lập.
Sự phát triển lớn mạnh của những cơ sở mạ điện quy mô nhỏ này là do nhu cầu đáp
ứng việc nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành công nghiệp vừa và nhẹ.
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành cơ khí, ngành công nghiệp mạ điện
được hình thành từ khoảng 40 năm trước và đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn
những năm 1970 – 1980. Các cơ sở mạ của Việt Nam hiện nay tồn tại một các độc lập
hoặc đi liền với các cơ sở cơ khí, dưới dạng công ty cổ phần, công ty tư nhân và công
ty liên doanh với nước ngoài. Các cơ sở này hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, số ít có
quy mô lớn, được tập trung ở các thành phố lớn với sản phẩm chủ yếu được mạ đồng,
crom, kẽm, niken, ... Ngoài ra các loại hình mạ điện đặc biệt như mạ cadimi, mạ thiếc,
mạ chì, mạ sắt và mạ hợp kim cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu của các ngành
công nghiệp hiện đại.
Để hiểu rõ hơn về công nghiệp mạ điện ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về bản chất và quy
trình công nghệ của nó.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 5
I.2. Đặc điểm của quá trình mạ điện:
I.2.1. Nguyên lý của quá trình mạ điện:
Theo định nghĩa, mạ điện chính là quá
trình ôxy hóa xảy ra trên bề mặt các
điện cực, cụ thể là bề mặt điện cực âm
(catốt), các cation (ion kim loại) nhận
điện tích từ điện cực trở thành các
nguyên tử kim loại.
Nói cách khác, mạ điện cũng chính là
một quá trình điện phân, trong đó anot
xảy ra quá trình oxy hoá (hoà tan kim
loại hay giải phóng khí oxy), Hình I.1 – Sơ đồ nguyên lý quá trình mạ
còn catot xảy ra quá trình khử (khử ion kim loại từ dung dịch thành lớp kim loại bám
trên vật mạ hay quá trình giải phóng hydro ...) khi có dòng điện một chiều đi qua chất
điện phân (dung dịch mạ). [2]
• Tại Catot:
Thực tế quá trình trên xảy ra theo nhiều giai đoạn nối tiếp nhau như sau:
1. Cation hydrat hoá Mn+.mH2O di chuyển từ dung dịch đến bề mặt catot.
2. Cation mất vỏ hydrat hoá (mH2O) và tiếp xúc trực tiếp với bề mặt catot.
Mn+.mH2O M
n+ + mH2O
3. Điện tử (e) từ Catot điền vào lớp điện tử hoá trị của cation, tạo thành nguyên
tử kim loại trung hoà ở dạng hấp phụ:
Mn+ + ne M
Mn+ + ne M (1)
2H2O + 2e 2OH
- + H2
Anot (+) Catot (-)
Söï chuyeån dòch cuûa
ion
−ne
Dung dòch
maï
Lôùp maï
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 6
Các nguyên tử kim loại này sẽ tạo mầm tinh thể mới hoặc tham gia vào việc
nuôi mầm tinh thể đã sinh ra trước đó. Mầm này sẽ phát triển dần thành tinh thể.
4. Tinh thể liên kết với nhau thành lớp mạ [2]
• Tại Anot: Anot được sử dụng trong mạ điện thường là anot tan có tác dụng
cung cấp ion Mn+ cho dung dịch bù vào lượng Mn+ đã bám vào catot thành lớp mạ và
chuyển điện trong mạch điện phân. Anot thường là kim loại cùng loại với lớp mạ. Ta
có phản ứng:
M - ne M
n+ (2)
H2O - 2e 2H+ + 1/2 O2
Tốc độ chung của quá trình tại catot nhanh hay chậm là do tốc độ chậm nhất của một
trong các giai đoạn trên quyết định.
Nếu khống chế các điều kiện điện phân tốt để cho hiệu suất dòng điện của hai phản
ứng (1) và (2) bằng nhau thì nồng độ ion Mn+ trong dung dịch sẽ luôn không đổi. Một
số trường hợp dùng anot trơ (không tan), nên ion kim loại được định kì bổ sung dưới
dạng dung dịch muối vào bể mạ, lúc đó phản ứng chính trên anot chỉ giải phóng oxy.
Trong mạ điện, dung dịch điện giải phóng thường sử dụng là muối đơn (như mạ đồng
từ dung dịch CuSO4, mạ kẽm từ dung dịch ZnSO4 ...) hoặc muối phức (như dung dịch
phức amoni, dung dịch phức hydroxit ...). Ngoài ra còn phải sử dụng một số dung dịch
và phụ gia khác như chất dẫn điện, chất đệm, chất hoạt động bề mặt, chất tạo bóng...
Chất lượng lớp mạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nồng độ dung dịch mạ và tạp chất,
các chất phụ gia, pH, nhiệt độ, mật độ dòng điện, hình dạng của vật mạ, của anot, của
bể mạ, các chế độ thủy động của dung dịch.... Vì vậy để duy trì được chất lượng của
lớp mạ tốt cần kiểm soát nồng độ của dung dịch mạ và giữ được dải mật độ dòng điện
thích hợp.
Nhờ các lớp bề mặt mạ mà các vật được mạ có thêm nhiều tính chất như: tính chất bền
hóa học, bền ăn mòn, bền cơ học, tăng độ dẫn điện, dẫn từ, tăng độ cứng, dẻo. Mạ có
thể tiến hành với các chi tiết có kích thước từ cực nhỏ của kĩ thuật vi điện tử đến cực
lớn của các ngành công nghiệp chế tạo máy, xây dựng, vô tuyến viễn thông, thiết bị y
tế và đồ gia dụng. Việc chuyên môn hóa sử dụng các quy trình mạ trong các kĩ thuật
tạo mẫu bằng đúc điện đã đưa đến chỗ sản xuất được những công cụ và sản phẩm mà
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 7
phương pháp chế tác cổ truyền nhiều khi không làm được một cách tinh tế. Có thể nói
sản phẩm của ngành công nghiệp mạ điện đã và đang thỏa mãn dần dần nhu cầu ngày
càng cao của thị trường.
Hiện nay ở Việt Nam tồn tại hai công nghệ mạ là mạ điện và mạ nóng chảy, trong đó
mạ điện phổ biến hơn cả, gần 90% cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ này. Do đó, ta sẽ
chủ yếu đề cập tới các loại hình mạ điện trong mạ. Các loại hình mạ trong mạ điện bao
gồm: mạ kẽm, mạ Niken, mạ đồng, mạ thiếc, mạ Crom, mạ vàng, mạ hợp kim, ... [2]
* Mạ kẽm: Mạ kẽm thường được sử dụng để tạo lớp trang trí hay bảo vệ cho sắt
thép. Do thế điện động tiêu chuẩn của kẽm nhỏ hơn sắt nên khi bị ăn mòn thì lớp kẽm
bị ăn mòn trước. Lớp kẽm dẻo, dễ kéo, dễ dát mỏng. Sản phẩm mạ kẽm thường gặp
như chi tiết ốc vít, tôn lợp nhà, đường ống nước, dây thép (dây kẽm)... Mạ kẽm thường
phân loại theo hóa chất sử dụng: dung dịch axit, dung dịch xyanua, dung dịch borat,
dung dịch amoniac, dung dịch poryphotphat... Mỗi dung dịch sử dụng trong quá trình
mạ lại có một ứng dụng và ưu nhược điểm riêng.
* Mạ Niken: Niken là một kim loại màu trắng bạc, hơi mềm. Lớp mạ niken dẻo,
dễ đánh bóng tạo độ bóng rất cao và bền nhờ màng thụ động mỏng, chịu được các điều
kiện khắc nghiệt của axit, kiềm và muối. Mạ Niken lên sắt thép nhằm bảo vệ vật mạ
không bị ăn mòn do thế tiêu chuẩn của Niken thường cao hơn thế tiêu chuẩn của sắt.
Để cho vật mạ bền người ta thường mạ 2 hoặc 3 lớp có tác dụng lót và gắn chặt Niken
với kim loại nền, làm cho lớp mạ Niken bền hơn. Mạ niken thường ứng dụng nhiều
trong công nghiệp: mạ bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường xâm thực mạnh, mạ
chịu mài mòn, mạ khuôn in, các chi tiết xe hơi, xe đạp, xe máy... Hiện nay, tại các cơ
sở sản xuất thường sử dụng phương pháp mạ Niken bóng
Mạ Niken có nhiều phương pháp khác nhau
• Mạ Niken trong dung dịch axit
• Mạ Niken bóng
• Mạ Niken đen
• Mạ Niken đặc biệt khác
* Mạ Crom: Crom là kim loại cứng, trắng, thế tiêu chuẩn của Crom thấp hơn
sắt. Vì vây, đáng lẽ ra crom dễ bị ăn mòn hơn sắt song trên bề mặt của crom có lớp oxit
rất bền trong môi trường vì thế nên mạ Crom bền trong môi trường xâm thực, rất bền
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 8
trong khí quyển. Lớp mạ Crom có độ bóng cao, màu sáng, có ánh xanh, crom rất dễ mạ
lên các kim loại như sắt, đồng, niken, chì, kẽm, do đó crom được sử dụng trong mạ
trang trí, mạ bảo vệ (phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, xe đạp, đồ gia dụng). Mạ crom còn
được sử dụng nhiều trong mạ các chi tiết chính xác, làm tăng độ mài mòn như mạ
khuôn đúc, khuôn dập, khuôn in, các chi tiết chịu mài mòn.
* Mạ đồng: Lớp mạ đồng có màu hồng đỏ nhưng trong không khí dễ bị rỉ do
tác dụng với oxy và axit cácbonic, tạo ra rỉ có màu xanh. Mạ đồng thường dùng trong
mỹ thuật làm lớp mạ lót trang trí, lớp mạ bảo vệ các chi tiết thép khỏi bị thấm cacbon,
thấm nitơ... Lớp mạ đồng dùng trong kĩ thuật đúc điện làm các bản sao từ các đồ mỹ
nghệ và để tạo hình các chi tiết phức tạp. Mạ đồng được dùng rộng rãi trong các lĩnh
vực chế tạo máy và chế tạo dụng cụ. Mạ đồng có thể thực hiện từ các dung dịch mạ
khác nhau:
• Mạ đồng trong dung dịch Xyanua
• Mạ đồng trong dung dịch không có Xyanua
• Mạ đồng trong dung dịch axit
• Mạ đồng đặc biệt khác.
> Tuỳ theo kích thước của các chi tiết mạ, người ta phân biệt thành hai dạng mạ điện:
• Mạ treo: được thực hiện bằng cách buộc, gá, móc hoặc vít các vật cần mạ vào
giá dẫn điện rồi treo vào thành dẫn nối với điện cực âm của nguồn điện. Các chi tiết mạ
treo có kích thước lớn, cấu hình phức tạp hoặc đòi hỏi độ chính xác của lớp mạ cao, độ
dày lớp mạ lớn.
• Mạ quay: được thực hiện với các chi tiết nhỏ, cấu hình đơn giản, không kết
dính với nhau, không đòi hỏi lớp mạ dày,… bằng các chuông hoặc tang trống quay.
Quá trình tiếp xúc điện của các vật mạ nhờ va chạm khi quay.
So với mạ treo mật độ dòng điện trên diện tích của mạ quay nhỏ hơn. Do mạ quay
không cần gá và thời gian treo mẫu nên rất kinh tế.
Các sản phẩm của ngành công nghiệp mạ rất khác nhau về loại hình, năng suất, chất
lượng và giá thành bởi chúng hoàn toàn phụ thuộc vào từng quy trình công nghệ mạ
riêng biệt.
Ưu nhược điểm của mạ điện:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 9
- Ưu điểm:
Công nghệ đơn giản, dễ vận hành và kiểm soát quá trình, dễ cơ khí hoá và tự động hoá,
tốc độ mạ nhanh, ít tốn hóa chất nhưng đảm bảo được tính cơ lý của lớp mạ
- Nhược điểm:
Tiêu tốn nhiều điện năng, chỉ mạ được lên những vật dẫn điện.
I.2.2. Quy trình công nghệ mạ điện:
Trong công nghiệp sản xuất dụng cụ cơ khí nói riêng và các ngành gia công chế tác nói
chung thì công nghệ mạ bao gồm 2 loại hình công nghệ chính là mạ điện và mạ nóng
chảy. Hai hình thức này tồn tại song song cùng với nhau. Tuy nhiên, về mức độ phổ
biến thì mạ điện được áp dụng phổ biến hơn so với mạ nóng chảy.
Sau đây là quy trình công nghệ của loại hình sản xuất mạ điện có kèm theo cả dòng
thải:
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 10
Hình I.2: Quy trình công nghệ mạ điện kèm dòng thải
Cặn
Làm sạch bằng
cơ học Bụi, rỉ
Mài nhẵn,đánh bóng Bụi kim loại
Khử dầu mỡ
Xăng,dầu mỡ
Hơi dung môi
Nước thải chứa dầu mỡ
Làm sạch bằng phương
pháp hóa học
NaOH
H2SO4
Hơi axit,kiềm
Nước thải chứa
axit,kiềm
Làm sạch điện hoá
Mạ đồng
CuSO4
H2SO4
Mạ kẽm
Chi tiết mạ
Mạ Niken
NiSO4
H3BO3
Mạ Crom
H2SO4
CrO3
Mạ vàng,bạc
Axit,muối
vàng,bạc
Nước thải chứa axit, CN-, kim loại nặng
Zn(CN)2,
ZnCl2,
ZnO,
NaCN,
NaOH,
H3BO3
Ni2+, axit Cr6+, axit CN-, axit
CN-, muối đồng
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải phân xưởng mạ điện công suất 200 m3/ngày – Nguyễn Minh Vương –
Lớp CNMT K50 – Quy Nhơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN –
Tel: (84.43)8681686 – Fax: (84.43)8693551 11
Hình I.3: Quy trình 1 dây chuyền mạ tại Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai
Thiết kế hệ thố