Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp. Đường đi lối lại thông thoáng, nơi tập kết và bảo quản ngăn nắp gọn gàng. Đường đi vào vị trí làm việc thường xuyên được quét dọn sạch sẽ đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường vì trong quá trình xây dựng công trình các khu nhà bên cạnh vẫn làm việc bình thường.
Cổng ra vào của xe chở vật tư, vật liệu phải bố trí cầu rửa xe, hệ thống bể lắng lọc đất, bùn trước khi thải nước ra hê thống cống thành phố.
Có thể bố trí hẳn một tổ đội chuyên lằm công tác vệ sinh, thu dọn mặt bằng thi công.
Do đặc điểm công trình là nhà cao tầng lại nằm tiếp giáp nhiều trục đường chính và nhiều khu dân cư nên phải có biện pháp chống bụi cho toàn nhà bằng cách dựng giáo ống, bố trí lưới chống bụi xung quanh bề mặt công trình
Đối với khu vệ sinh công trường có thể ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để đảm bảo vệ sinh chung trong công trường.
Trong công trình cũng luôn có kế hoạch phun tưới nước 2 đến 3 lần/ngày (có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết) làm ẩm mặt đường để tránh bụi lan ra khu vực xung quanh. - Xung quanh công trình theo chiều cao được phủ lưới ngăn bụi để chống bụi cho người và công trình.
Tại khu lán trại, qui hoạch chỗ để quần áo, chỗ nghỉ trưa, chỗ vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ, thực hiện đi vệ sinh đúng chỗ. Rác thải thường xuyên được dọn dẹp, không để bùn lầy, nước đọng nơi đường đi lối lại, gạch vỡ ngổn ngang và đồ đạc bừa bãi trong văn phòng. Vỏ bao, dụng cụ hỏng. đưa về đúng nơi qui định.
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7694 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thiết kế ván khuôn gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III : THIẾT KẾ VÁN KHUÔN GỖ:
I – VÁN KHUÔN SÀN:
Ván khuôn sàn được kê lên các xà gồ, các xà gồ được gác lên cột chống. Khoảng cách giữa các cột chống được tính toán theo điều kiện độ bền và độ võng.
Dùng nhóm gỗ có:
Ván sàn được tạo thành từ các tấm ván nhỏ ghép lại với nhau. Giả thiết chiều dày ván sàn là 3 cm.
Ván khuôn được đặt lên hệ xà gồ và xà gồ kê lên các cột chống, khoảng cách giữa các xà gồ phải được tính toán để đảm bảo độ võng cho phép của sàn.
Cột chống được làm bằng gỗ và chân cột chống được đặt lên nêm gỗ để có thể thay đổi được độ cao và tạo điều kiện thuận lợi trong thi công tháo lắp.
1. Sơ đồ tính
Xét một dải ván khuôn rộng 1m theo phương vuông góc với xà gồ → sơ đồ tính toán là dầm liên tục có gối tựa là các xà gồ và chịu tải phân bố đều.
2. Tải trọng tác dụng lên 1m dài bản sàn:
Tải trọng tác dụng lên dầm sàn là lực phân bố đều qtt bao gồm tĩnh tải của bê tông sàn, ván khuôn và các hoạt tải trong quá trình thi công .
+ Tĩnh tải:
Bao gồm tải trọng do bê tông cốt thép sàn và tải trọng của ván khuôn sàn .
- Tải trọng do bê tông cốt thép sàn: Sàn dày 150mm.
qtt1 = n ´ h ´ gsàn´ b = 1,2´0,15´2500´1=450(kG/m).
qtc1 = h ´ gsàn´ b = 0,15´2500´1=375(kG/m).
- Tải trọng do bản thân ván khuôn sàn:
qtt2 = n ´ g ´ b´ h = 1,1´650´1´0,03=21,45(kG/m) .
qtc2 = g ´ b´ h = 650´1´0,03=19,5(kG/m) .
Vậy ta có tổng tĩnh tải tính toán: qtt = qtt1+ qtt2 = 450+21,45=471,45(kG/m).
tổng tĩnh tải tiêu chuẩn: qtc = qtc1+ qtc2 = 375+19,5=394,5(kG/m).
+ Hoạt tải:
Bao gồm hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên sàn, do quá trình đầm bêtông và do đổ bê tông vào ván khuôn.
- Hoạt tải sinh ra do người và phương tiện di chuyển trên bề mặt sàn :
p3 = n .ptc =1,3´250=325(kG/m2).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do người và phương tiện di chuyển trên sàn là ptc=250kG/m2
- Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm rung bê tông và đổ bê tông
p4 = n .ptc = 1,3´(200 + 400) = 780 (kG/m2).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200kG/m2, do đổ là 400kG/m2
Vậy tổng tải trọng tính toán tác dụng lên sàn là:
qtt = q1 +q2 +0,9(p3 +p4 ) = 450+21,45+0,9.(325+780)=1466(kG/m).
Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên sàn
qtcs = 375+19,5+0,9.(250+600) =1159,5(kG/m).
3. Tính toán khoảng cách giữa các xà gồ
a. Tính theo điều kiện bền:
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
b. Tính theo điều kiện biến dạng: (**)
Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn:
Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn:
Từ (**) ta có:
Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các xà gồ là: l=0,8 m
Số xà gồ tối thiểu trong trường hợp này sẽ là :
Chọn số xà gồ trong ô sàn là: n=5 (xà gồ)
Chiều dài xà gồ:
Trong đó :
Lxg
:
chiều dài của xà gồ
B=4000mm
:
bước cột
bdc = 250mm
:
bề rộng của dầm chính
dvtdc =25mm
:
là bề dày của ván thành dầm chính
dh=15mm
:
khoảng hở giữa xà gồ và dầm chính
4. Tính toán và kiểm tra cột chống xà gồ
Sơ đồ tính coi xà gồ là dầm liện tục kê lên các gối tựa là cột chống. Xà gồ chịu lực từ trên sàn truyền xuống và trọng lượng bản thân xà gồ.
Chọn tiết diện xà gồ: 8x12 cm
* Tải trọng tác dụng lên xà gồ bao gồm:
- Trọng lượng bản thân xà gồ:
- Tải trọng từ sàn truyền xuống xà gồ:
(L= 0,8m là khoảng cách của xà gồ, b =1 m sàn tính toán)
Vậy tổng tải trọng tác dụng lên xà gồ là: qtt = 6,864+1172,8 = 1179,66 (kG/m)
a. Tính khoảng cách cột chống theo điều kiện cường độ:
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
b. Tính theo điều kiện biến dạng của xà gồ: (**)
Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn:
Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn:
Với:
Từ (**) ta có:
Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các cột chống là: L=1,3 m
5. Kiểm tra cột chống theo điều kiện bền và ổn định :
+ Sơ đồ tính
Vì sàn tầng 1 làm việc nhiều nhất nên ta tính toán cột chống cho ô sàn tầng 1:
Tải trọng tác dụng lên cột chống:
N = L . qttxg
Trong đó:
L: khoảng cách của cột chống đã tính ở trên
qttxg : Tải trọng phân bố tác dụng lên xà gố đã tính ở trên
→ N = 1,3 x 1179,66 = 1533,56 (kG)
Chiều dài của cột chống là: Lcc = H1 – ds – dvs – hxg – hn – hd
Trong đó:
H1 : Chiều cao tầng 1, H1 = 4 m
ds : Chiều cao sàn, ds = 0,15 m
dvs : Bề dày ván sàn, dvs = 0,03 m
hxg : Chiều cao tiết diện xà gồ, hxg = 0,12 m
hn : Chiếu cao nêm, hn = 0,1 m
hd : Chiều dày tấm đệm, hd = 0,03 m
→ Lcc = 4 - 0,15 - 0,03 - 0,12 - 0,1 - 0,03 = 3,57 (m)
Liên kết ở hai đầu cột chống là liên kết khớp → Chiều dài tính toán Lo = Lcc = 3,57 m
+ Chọn tiết diện cột: 8 x 10 cm.
+ Mô men quán tính của cột chống:
→ Bán kính quán tính:
+ Độ mảnh:
→
+ Theo điều kiện ổn định:
Vậy cột chống đã thoả mãn điều kiện ổn định và điều kiện bền.
II. TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN DẦM CHÍNH D1
Hệ ván khuôn dầm gồm 3 mảng gỗ ván liên kết với nhau. Mỗi mảng gỗ ván gồm nhiều tấm gỗ nhỏ liên kết với nhau bởi các nẹp. Hệ chống đỡ ván khuôn dầm gồm các cột gỗ chữ T ở dưới chân cột có nêm để điều chỉnh độ cao.
Hệ ván khuôn dùng gỗ có:
Hệ ván khuôn được bố trí như hình vẽ:
Kích thước tiết diện dầm chính hdc = 70cm, bdc = 25 cm
Chọn chiều dày ván thành dvt =3cm, ván đáy dvd =4 cm
1. Tính toán ván đáy dầm chính:
a. Tải trọng tác dụng:
+ Tải trọng do bêtông cốt thép: qtt1 = n.b.h.g = 1,2´0,25´0,70´2500 = 525 (kG/m)
qtc1 = 0,25´0,70´2500 = 437,5 (kG/m)
+ Tải trọng do ván khuôn: qtt2 = n´dvd ´b´g= 1,1´0,04´0,25´650 = 7,15 (kG/m)
qtc2 = dvd ´b´g= 0,04´0,25´650 = 6,5 (kG/m)
+ Hoạt tải sinh ra do quá trình đổ và đầm bêtông:
qtt3 = n2 .p3 = 1,3´(400+200)´0,9´0,25 = 175,5 (kG/m)
qtc3 = (400+200)´0,9´0,25 = 135 (kG/m).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200 kG/m2, do đổ là 400 kG/m2
0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời.
Vậy: Tổng tải trọng tính toán là:
qtt = qtt1+qtt2 +qtt3 = 525+7,15+175,5= 707,65(kG/m).
Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván đáy:
qtc = 437,5+6,5+135= 579 (kG/m).
b. Tính toán khoảng cách giữa các cột chống:
+ Tính theo điều kiện bền:
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
+ Tính theo điều kiện biến dạng: (**)
Độ võng giới hạn cho phép:
Độ võng lớn nhất:
Từ (**) ta có:
Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các xà gồ là: Lc=80 cm
c. Tính toán và kiểm tra ổn định cột chống
+ Sơ đồ tính
+ Tải trọng tác dụng lên cột chống:
N = L . qttcc
Trong đó:
L: khoảng cách của cột chống đã tính ở trên
qttcc : tải trọng phân bố tác dụng lên cột chống
qcctt = qttvd + 2 . gg . Fvt = 707,65 + 2*650*0,03*0,55= 729,1 (kG/m)
→ N = 0,8*729,1 = 583,28 (kG)
+ Chiều dài cột chống: Lcc = H1 -hdc -dvd - hn -hd
Trong đó:
H1 : Chiều cao tầng 1, H1 = 4 m
hd : Chiều cao dầm, hd = 0,7 m
dvd: Bề dày ván đáy, dvd = 0,04 m
hn : Chiếu cao nêm, hn = 0,1 m
hd : Chiều dày tấm đệm, hd = 0,03 m
→ Lcc = 4 - 0,7 - 0,04 - 0,1 - 0,03 = 3,13 (m)
Liên kết ở hai đầu cột chống là liên kết khớp → Chiều dài tính toán Lo = L = 3,13 m
+ Chọn tiết diện cột: 8 x 8 cm.
+ Mô men quán tính của cột chống:
→ Bán kính quán tính:
+ Độ mảnh:
→
+ Theo điều kiện ổn định:
Vậy cột chống đã thoả mãn điều kiện ổn định và điều kiện bền.
2. Tính toán ván khuôn thành dầm chính
- Sơ đồ tính là dầm liên tục, gối tựa tại các vị trí nẹp đứng
- Chiều cao tính toán của ván khuôn thành dầm là: h = 70-15 = 55cm
- Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .b.h= 1,2´2500´0,25´0,55 = 412,5(kG/m)
qtc1 = g .b.h = 2500´0,25´0,55 = 343,75(kG/m)
- Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông (không sảy ra đồng thời)
qtt2 = n2.qtc2 .h=1,3´(200+400)´0,55´0,9=386,1(kG/m)
qtc2 = qtc2 .h= (200+400)´0,55´0,9=297(kG/m).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200kG/m2, do đổ là 400kG/m2
0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời.
- Vậy: Tổng tải trọng tính toán là: qtt = q1 + q2 = 412,5 + 386,1 = 798,6(kG/m).
Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 343,75 + 297 = 640,75(kG/m).
+ Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện bền:
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
+ Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện biến dạng: (**)
Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn:
Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn:
Từ (**) ta có:
Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các thanh nẹp là: Lnẹp=80 cm
III – VÁN KHUÔN DẦM PHỤ D2 và D3:
* Cấu tạo chung ván khuôn dầm phụ và cột chống dầm:
Gồm 3 mảng gỗ ván liên kết với nhau, chiều dày ván thành 2,5cm, ván đáy 3cm. Mỗi mảng gỗ ván gồm nhiều tấm gỗ nhỏ liên kết với nhau bởi các nẹp. Hệ chống đỡ ván khuôn dầm gồm các cột gỗ chữ T ở dưới chân cột có nêm để điều chỉnh độ cao.
Hệ ván khuôn dùng gỗ có:
Hệ ván khuôn được bố trí như hình vẽ:
Chọn ván thành dày d = 2,5 cm; ván đáy dày d = 3cm.
+ Dầm phụ D2 : h x b = 35x25cm.
Chiều dài dầm LD2 = 4m → Chiều dài ván Lv = 4 - bdc = 4 - 0,25 = 3,75 (m)
+ Dầm phụ D3 : h x b = 35x20cm.
Chiều dài dầm LD2 = 4m → Chiều dài ván Lv = 4 - bdc = 4 - 0,25 = 3,75 (m)
1. Tính toán ván đáy dầm phụ D2:
a. Tải trọng tác dụng:
+ Tải trọng do bêtông cốt thép: qtt1 = n.b.h.g = 1,2´0,25´0,35´2500 = 262,5 (kG/m)
qtc1 = b.h.g = 0,25´0,35´2500 = 218,75(kG/m)
+ Tải trọng do ván khuôn: qtt2 = n´dvd ´b´g= 1,1´0,03´0,25´650 = 5,3625 (kG/m)
qtc2 = dvd ´b´g= 0,03´0,25´650 = 4,875 (kG/m)
+ Hoạt tải sinh ra do quá trình đổ và đầm bêtông:
qtt3 = n2 .p3 = 1,3´(400+200)´0,9´0,25 = 175,5 (kG/m)
qtc3 = (400+200)´0,9´0,25 = 135 (kG/m).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200 kG/m2, do đổ là 400 kG/m2
0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời.
Vậy: Tổng tải trọng tính toán là:
qtt = qtt1+qtt2 +qtt3 = 262,5+5,3625+175,5= 443,36 (kG/m).
Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván đáy:
qtc = 218,75+4,875+135= 358,63 (kG/m).
Sơ đồ tính ván đáy của dầm như một dầm liên tục, có các gối tựa là vị trí các cột chống.
b. Xác định khoảng cách giữa các cột chống:
+ Tính theo điều kiện bền:
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
+ Tính theo điều kiện biến dạng: (**)
Độ võng giới hạn cho phép:
Độ võng lớn nhất:
Từ (**) ta có:
Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các xà gồ là: Lc=75 cm
Cột chống được bố trí như hình vẽ
c. Tính toán và kiểm tra ổn định cột chống
+ Sơ đồ tính
+ Tải trọng tác dụng lên cột chống:
N = L . qttcc
Trong đó:
L: khoảng cách của cột chống đã tính ở trên
qttcc : tải trọng phân bố tác dụng lên cột chống
qcctt = qttvd + 2 . gg . Fvt = 443,36 + 2*650*0,025*0,2= 449,86 (kG/m)
→ N = 0,75*449,86 = 337,4 (kG)
+ Chiều dài cột chống: Lcc = H1 -hdc -dvd - hn -hd
Trong đó:
H1 : Chiều cao tầng 1, H1 = 4 m
hd : Chiều cao dầm, hd = 0,35 m
dvd: Bề dày ván đáy, dvd = 0,03 m
hn : Chiếu cao nêm, hn = 0,1 m
hd : Chiều dày tấm đệm, hd = 0,03 m
→ Lcc = 4 - 0,35 - 0,03 - 0,1 - 0,03 = 3,49 (m)
Liên kết ở hai đầu cột chống là liên kết khớp → Chiều dài tính toán Lo = L = 3,49 m
+ Chọn tiết diện cột: 8 x 8 cm.
+ Mô men quán tính của cột chống:
→ Bán kính quán tính:
+ Độ mảnh:
→
+ Theo điều kiện ổn định:
Vậy cột chống đã thoả mãn điều kiện ổn định và điều kiện bền.
2. Tính toán ván khuôn thành dầm phụ D2
- Sơ đồ tính là dầm liên tục, gối tựa tại các vị trí nẹp đứng
- Chiều cao tính toán của ván khuôn thành dầm là: h = 35-15 = 20 (cm)
- Tải trọng do vữa bêtông: qtt1 = n1 .g .b.h= 1,2´2500´0,25´0,20 = 150 (kG/m)
qtc1 = g .b.h = 2500´0,25´0,55 = 125(kG/m)
- Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông (không sảy ra đồng thời)
qtt2 = n2.qtc2 .h=1,3´(200+400)´0,20´0,9= 140,4(kG/m)
qtc2 = qtc2 .h= (200+400)´0,20´0,9=108 (kG/m).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bê tông lấy là 200kG/m2, do đổ là 400kG/m2
0,9 là hệ số do xét đến sự xảy ra không đồng thời.
- Vậy: Tổng tải trọng tính toán là: qtt = q1 + q2 = 150 + 140,4 = 290,4(kG/m).
Tổng tải trọng tiêu chuẩn tác dụng: qtc = 125 + 108 = 233 (kG/m).
+ Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện bền:
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
+ Tính khoảng cách giữa các thanh nẹp theo điều kiện biến dạng: (**)
Độ võng giới hạn cho phép của ván sàn:
Độ võng lớn nhất của ván khuôn sàn:
Từ (**) ta có:
Từ 2 điều kiện trên ta chọn khoảng cách giữa các thanh nẹp là: Lnẹp=70 cm
Với dầm D3 (bxh=20x35cm) ván khuôn được lấy tương tự như dầm D2.
IV – TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN CỘT:
Coi ván khuôn thành làm việc như dầm liên tục,các gối tựa tại vị trí gông cột.
Ta tính toán cho tấm ván thành cột có độ rộng : bcot=0,25 m
1.Tải trọng tác dụng:
- Tải trọng do vữa bê tông : qtt1 = n1 .g .H (H £ R).
Với n1: là hệ số vượt tải n1 =1,2
g = 2,5 T/m3 là trọng lượng riêng bê tông cốt thép.
R = 0,75 m bán kính tác dụng của đầm dùi loại đầm trong, lấy H = R = 0.75
Þ qtt1 = 1,2´0,75´2500 = 2250(kG/m2).
qtc1 = 0,75´2500 = 1875(kG/m2) .
- Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bêtông và đổ bê tông (không sảy ra đồng thời)
qtt2 = n2 .qtc2 = 1,3´(200+400) =780 (kG/m2) ;
qtc2 = (200+400) = 600 (kG/m2).
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do đầm bêtông lấy 200 kg/m2, do đổ là 400kG/m2 vì đối với cốp pha đứng, thường khi đổ thì không đầm, khi đầm thì không đổ nên ta lấy tải trọng do đầm và đổ bê tông: q= 400(kG/m2)
Vậy tổng trọng tác dụng lên chiều dài ván thành cột (bcot =0,25m) là:
qtt = (q1 + q2)*bcot = (2250 +780)*0,25= 757,5 (kG/m2).
qtc = (1875 + 600)*0,25 = 618,75 (kG/m2).
2. Kiểm tra theo điều kiện độ bền của ván thành cột :
Chọn chiều dày ván thành là 3 cm
Để thoả mãn điều kiện bền, khoảng cách dài nhất của các gông ván thành cột thoả mãn
(*)
Trong đó:
;
Từ (*) ta có:
3. Kiểm tra theo điều kiện biến dạng của ván thành cột:
Để thoả mãn điều kiện biến dạng,khoảng cách dài nhất của các gông ván thành cột:
(**)
Từ (**) ta có:
Vậy để đảm bảo điều kiện bền và điều kiện ổn định của ván khuôn thành cột thì khoảng cách của các gông ván thành cột là : lgong = 60 (cm).
Số cột chống tối thiểu trong trường hợp này sẽ là :
(300 giả thiết là khoảng cách từ mép ván khuôn tới 2 gông đầu tiên)
Chọn n = 6
Bố trí cột chống ván đáy dầm như hình vẽ:
Với cột cao Hcot< 4m → ta chống làm 2 đợt
Với cột cao 4 <Hcot< 5,5m → ta chống làm 3 đợt
V – TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN TẦNG MÁI:
1. Ván khuôn sàn mái
Nguyên lý tính toán giống như với ván khuôn sàn như đã trình bày ở trên, kết quả tính được như phần trên
2. Ván khuôn dầm tầng mái
Các dầm tầng mái Dm1, Dm2 có kích thước giống D1, D2 nên kết quả tính toán như ở phần trên, kết quả tính được như phần trên.
3. Ván khuôn cột tầng mái
Cột tầng mái được lấy theo kết quả đã tính ở phần trên.
VI. TỔNG HỢP VÁN KHUÔN
1. Ván khuôn sàn
+ Ván khuôn sàn: 250x30 (mm)
+ Xà gồ đỡ sàn: 80x120 (mm). Khoảng cách giữa các xà gồ L= 0,8 m
+ Cột chống xà gồ: 80x100 (mm). Khoảng cách giữa các cột chống L= 1,3 m
2. Ván khuôn dầm
Dầm chính D1
+ Ván đáy: 250x40 (mm)
+ Ván thành: 250x30 (mm)
+ Cột chống: 80x80 (mm). Khoảng cách giữa các cột chống là L=0,8 m
+ Nẹp ván thành dầm chính: 40x60 (mm). Khoảng cách 0,8 m
Dầm phụ D2
+ Ván đáy: 250x30 (mm)
+ Ván thành: 200x25 (mm)
+ Cột chống dầm phụ: 80x80 (mm). Khoảng cách L=0,75 m
+ Nẹp ván thành: 40x60 (mm). Khoảng cách 0,7 m
Dầm phụ D3
+ Ván đáy: 200x30 (mm)
+ Ván thành: 200x25 (mm)
+ Cột chống dầm phụ: 80x80 (mm). Khoảng cách L=0,75 m
+ Nẹp ván thành: 40x60 (mm). Khoảng cách 0,7 m
PHẦN IV : TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG THI CÔNG:
1. Tính khối lượng công tác bê tông:
Khối lượng công tác bê tông được tính toán và lập thành bảng.
2. Tính khối lượng công tác cốt thép
Hàm lượng cốt thép là 1,5%
trọng lượng riêng của cốt thép là: 7850 kg/m3
Vậy : khối lượng thép trong 1m3 bê tông là: 117,75 kg/1m3 bê tông
Khối lượng công tác thép cột, dầm sàn được tính toán qua bảng.
3 .Tính khối lượng công tác ván khuôn
Khối lượng công tác ván khuôn cột, dầm sàn được tính toán qua bảng.
PHẦN V : THIẾT KẾ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG:
Căn cứ vào khối lượng công việc và máy móc thiết bị sẵn có ta chọn phương pháp thi công như sau:
Sử dụng bê tông thương phẩm
Vận chuyển vữa bê tông theo phương ngang bằng xe cút kít
Vận chuyển vữa bê tông theo phương đứng bằng cần trục tháp, nếu không đủ thì bố trí thêm vận thăng
Đầm bê tông dầm, cột bằng máy đầm dùi; đầm bê tông sàn bằng máy đầm bàn
Đưa công nhân lên cao sử dụng hệ thống thang theo sàn công tác hoặc hệ thống thang bộ
Thi công nhà theo phương pháp dây chuyền. Do điều kiện kỹ thuật và thực tế thi công các cấu kiện cột - dầm – sàn cùng một lúc là rất khó khăn, nên ta phân ra các dây chuyền đơn giản như sau:
Lắp dựng cốt thép cột
Lắp dựng ván khuôn cột
Đổ bê tông cột
Tháo dỡ ván khuôn cột, lắp dựng ván khuôn dầm, sàn
Lắp dựng cốt thép dầm sàn
Đổ bê tông dầm sàn
Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn
Như vậy trong giai đoạn thi công sẽ có 2 gián đoạn kỹ thuật là:
Thời gian cho phép lắp dựng ván khuôn trên các cấu kiện mới đổ bê tông, T1=2 ngày
Thời gian cho phép tháo dỡ ván khuôn sau khi đổ bê tông,
T2=2 ngày với ván khuôn không chịu lực
T2=10 ngày với ván khuôn chịu lực
I. PHÂN CHIA KHU VỰC CÔNG TÁC TRÊN MẶT BẰNG THI CÔNG:
Nguyên tắc phân chia phân đoạn thi công:
Gianh giới các phân đoạn là mạnh ngừng thi công (song song với dầm chính)
Phải đảm bảo khối lượng lao động trong mỗi khu vực phải thích ứng với 1 ca làm việc của 1 tổ đội, đặc biệt là công tác bê tông (số lượng công nhân và khả năng của máy móc phải đủ để đáp ứng cho các công tác trên một khu vực được tiến hành liên tục và không ngừng nghỉ)
Mạch ngừng phân khu phải được đặt ở những vị trí có nội lực nhỏ (Q nhỏ) hay khe nhiệt độ. Khi hướng đổ bê tông song song với dầm chính thì vị trí mạch ngừng.
Chênh lệch khối lượng công việc giữa các phân khu không quá 25% để tổ chức thi công dây chuyền và chuyên môn hóa.
Đảm bảo điều kiện m ≥ n + 1
(Trong đó: m là số phân khu trên 1 tầng nhà, n là số dây chuyền đơn)
Dựa vào các nguyên tắc trên ta đưa ra 2 phương án phân chia phân khu như sau:
+ Phương án 1: Chia mặt bằng thi công ra làm 16 phân khu (như hình vẽ)
Chênh lệch khối lượng công việc giữa phân khu lớn nhất và nhỏ nhất là 19,24%
+ Phương án 1: Chia mặt bằng thi công ra làm 22 phân khu (như hình vẽ)
Chênh lệch khối lượng công việc giữa phân khu lớn nhất và nhỏ nhất là 25,09%
Từ 2 phương án phân chia trên ta chọn phương án 1 là hợp lý hơn, vì khối lượng công việc chênh nhau ít và khối lượng công việc cho từng khu không lớn.
1. Xác định thời gian thi công:
Thời gian thi công công tác theo phương pháp dây chuyền được xác định theo công thức:
T = T0 + (N-1)*k
Trong đó: + N: tổng số phân đoạn công tác trong toàn công trình
N= 16*6 = 96 (phân đoạn)
+ k: thời gian để hoàn thành một công tác nào đó trong một phân đoạn, lấy k =1
T0: thời gian hoàn tất 1 phân đoạn công tác
T0= t1 + t2 + t3 + t4 + t5 + t6 + t7 + t8
t1 : thời gian lắp dựng ván khuôn và thép cột, t1 = 1 ngày
t2 : thời gian đổ bê tông cột, t2 = 1 ngày
t3 : thời gian chờ tháo ván khuôn cột, t3 = 1 ngày
t4 : thời gian tháo ván khuôn cột và lắp dựng ván khuôn dầm sàn, t4 = 1 ngày
t5 : thời gian lắp dựng cốt thép dầm sàn, t5 = 1 ngày
t6 : thời gian đổ bê tông dầm sàn, t6 = 1 ngày
t7 : thời gian bảo dưỡng bê tông (mùa đông), t7 = 12 ngày
t8 : thời gian tháo dỡ ván khuôn dầm sàn, t8 = 1 ngày
Vậy T0= 1+1+1+1+1+1+12+1 = 19 ngày
Ta có bảng sau:
Phương án
Số khu một tầng
Số phân đoạn toàn nhà
K
T (ngày)
1
16
96
1
115
2. Bảng tính khối lượng công việc trên 1 phân đoạn:
3. Xác định hệ số luân chuyển ván khuôn:
* Chu kỳ sử dụng ván khuôn:
Tvk= T1 + T2 + T3 + T4 + T5 + T6
Trong đó: + T1: thời gian lắp ván khuôn cho 1 phân khu, T1=1 ngày
+ T2: thời gian lắp cốt thép cho 1 phân khu, T2=1 ngày
+ T3: thời gian đổ bê tông cho 1 phân khu, T3=1 ngày
+ T4: thời gian cho phép tháo ván khuôn cho 1 phân khu
T4=2 ngày với ván khuôn không chịu lực
T4=10 ngày với ván khuôn chịu lực
+ T5: thời gian tháo ván khuôn cho 1 phân khu, T5=1 ngày
+ T6: thời gian sửa chữa ván khuôn cho 1 phân khu, T6=1 ngày
Vậy:
Với ván khuôn không chịu lực: Tvk= 1+1+1+2+1+1= 7 (ngày)
Với ván khuôn chịu lực: Tvk= 1+1+1+10+1+1= 15 (ngày)
Số khu vực cần chế tạo ván khuôn:
Với ván khuôn không chịu lực: (khu)
Với ván khuôn chịu lực: (khu)
* Hệ số luân chuyển ván khuôn được tính theo công thức:
(N: số phân đoạn của toàn công trình)
Loại ván khuôn
N
Nw
n