Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Do vậy, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng,giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng, để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người ta phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá học được coi là quan trọng. Một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng, gây mất cân bằng sinh thái, xuất hiện các loài dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại và làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn.
Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loài thực vật chứa chất độc để trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng và gia súc bằng cách phun nên cây hay dùng nước chiêt để tắm cho gia súc. Trên thế giới có khoảng 2000 loài cây có chất độc, trong đó có 10 – 12 loài cây được dùng phổ biến. Ở Việt Nam đã phát hiện khoảng 335 loài cây độc, gần 40 loài cây độc có khả năng trừ sâu (trong đó có 10 loài có khả năng diệt sâu tốt).
Những hợp chất trừ sâu thảo mộc thông dụng như Rotenon và Rotenoit, Arteminisinin, Azadirachtin Có trong một số bộ phận của một số loài cây. Hàm lượng chất độc phụ thuộc loài cây, bộ phận cây, điều kiện sống và thời gian thu hái chúng. Nói chung, các chất này dễ bị phân huỷ dưới tác động của oxy hoá, ánh sáng (đặc biệt là các tia cực tím), ẩm độ, nhiệt độ và pH môi trường nên chúng ít gây độc cho môi sinh môi trường. Nhưng vì những đặc tính này, nên điều kiện thu hái, bảo quản và kỹ thuật chế biến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Trừ Nicotin, còn các thuốc thảo mộc khác đang được nghiên cứu và sử dụng.
Thuốc thảo mộc diệt trừ côn trùng bằng con đường tiếp súc và vị độc phổ tác động thường không rộng. Một số loài còn có khả năng diệt cả nhện hại cây. Sau khi sâm nhập, thuốc nhanh chóng tác động đến hệ thần kinh, gây tê liệt và làm chết côn trùng [1].
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7708 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thử hiệu lực của một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc đối với sâu hại chính trên lúa và trên rau cải trong vụ mùa năm 2013 tại xã Thanh An – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Do vậy, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng,giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng, để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người ta phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá học được coi là quan trọng. Một hậu quả tất yếu không thể tránh được là gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng, gây mất cân bằng sinh thái, xuất hiện các loài dịch hại mới, tạo tính chống thuốc của dịch hại và làm đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc bị giảm sút hoặc mất hẳn.
Từ xa xưa, nông dân ở nhiều nước trên thế giới đã biết sử dụng một số loài thực vật chứa chất độc để trừ một số loại côn trùng gây hại trên cây trồng và gia súc bằng cách phun nên cây hay dùng nước chiêt để tắm cho gia súc. Trên thế giới có khoảng 2000 loài cây có chất độc, trong đó có 10 – 12 loài cây được dùng phổ biến. Ở Việt Nam đã phát hiện khoảng 335 loài cây độc, gần 40 loài cây độc có khả năng trừ sâu (trong đó có 10 loài có khả năng diệt sâu tốt).
Những hợp chất trừ sâu thảo mộc thông dụng như Rotenon và Rotenoit, Arteminisinin, Azadirachtin… Có trong một số bộ phận của một số loài cây. Hàm lượng chất độc phụ thuộc loài cây, bộ phận cây, điều kiện sống và thời gian thu hái chúng. Nói chung, các chất này dễ bị phân huỷ dưới tác động của oxy hoá, ánh sáng (đặc biệt là các tia cực tím), ẩm độ, nhiệt độ và pH môi trường nên chúng ít gây độc cho môi sinh môi trường. Nhưng vì những đặc tính này, nên điều kiện thu hái, bảo quản và kỹ thuật chế biến ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sản phẩm. Trừ Nicotin, còn các thuốc thảo mộc khác đang được nghiên cứu và sử dụng.
Thuốc thảo mộc diệt trừ côn trùng bằng con đường tiếp súc và vị độc phổ tác động thường không rộng. Một số loài còn có khả năng diệt cả nhện hại cây. Sau khi sâm nhập, thuốc nhanh chóng tác động đến hệ thần kinh, gây tê liệt và làm chết côn trùng [1].
Do việc thu hái bảo quản khó khăn, giá thành đắt, nên trong một thời gian dài các Thuốc thảo mộc đã bị các thuốc trừ sâu hoá học lấn át. Ngày nay, với yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao, cộng với kỹ thuật gia công được phát triển, nên nhiều thuốc trừ sâu được dùng trở lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, rất an toàn đối với thực vật đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thử hiệu lực của một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc đối với sâu hại chính trên lúa và trên rau cải trong vụ mùa năm 2013 tại xã Thanh An – huyện Điện Biên – tỉnh Điện Biên”. Nhằm tìm hiểu cách sử dụng hợp lý những loại cây chứa chất độc sẵn có trong địa phương mình để phòng trừ sâu hại. Mở ra một hướng đi mới cho nền nông nghiệp, góp phần hạn chế thuốc BVTV tồn dư trong cây trồng đồng thời không gây hại đến sức khỏe con người.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định các chế phẩm, chiết xuất có hiệu lực trừ sâu cao đối với sâu xanh bướm trắng Pierisrapae Linnaeus, rệp cải Rhopalosiphum pseudobrassicae Davis, Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis Guenee và Rầy nâu Nilavata lugen Stal.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này.
1.2.2.Yêu cầu
- Chiết xuất được loại thuốc có hiệu lực trừ sâu tốt đối với các loại sâu gây hại khác nhau.
- Đánh giá được hiệu lực của các loại thuốc.
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
2.1.1. Lịch sử phát triển của biện pháp hoá học trên thế giới
Quá trình phát triển của thuốc BVTV trên thế giới có thể chia thành một
số giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1(Trước thế kỷ 20): Với trình độ canh tác lạc hậu, các giống cây trồng năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo vệ cây, người ta dựa vào các biện pháp canh tác, giống sẵn có. Sự phát triển của nông nghiệp trông chờ vào sự may rủi.
Tuy nhiên, từ lâu con người cũng đã biết sử dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để diệt trừ sâu bệnh. Từ thế kỷ 19, hoàng loạt sự kiện đáng ghi nhớ, tạo điều kiện cho biện pháp hóa học ra đời. Benediet Prevest (1807) đã chứng minh nước đun xôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm than đen Ustilaginales. 1848 lưu huỳnh được dùng để trừ bệnh phấn trắng Erysiphacea hại nho; dung dịch Boocđô ra đời năm 1879; lưu huỳnh vôi dùng để trừ rệp sáp Aspidiotus perniciosus hại cam (1881). Mở đầu cho việc dùng các chất xông hơi trong BVTV là sự kiện dùng HCN trừ rệp vảy Aonidiella aurantii hại cam (1887). Năm 1889, aseto asenat đồng được dùng trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại khoai tây. Năm 1892 gipxin để trừ sâu ăn quả, sâu rừng Porthetria dispr. Nửa cuối thế kỷ 19 cacbon disulfua (CS2) được dùng để chống chuột đồng và các ổ rệp Pluylloxera hại nho. Nhưng biện pháp hóa học lúc này vẫn chưa có một vai trò đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Giai đoạn 2(Từ cuối thế kỷ 20 đến năm 1960): Các thuốc trừ dịch hại hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Ceresan – thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơ đầu tiên (1913); các thuốc trừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi đến các nhóm khác. Thuốc trừ cỏ còn xuất hiện muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ 20). Việc xuất hiện khả năng diệt côn trùng của DDT (1939) đã mở ra cuộc cải cách của các biện pháp khoa học BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau đó: Clo hữu cơ (những năm 1940 - 1950), các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945 - 1950) lúc này người ta cho rằng: Mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc hóa học. Biện pháp hoá học được khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta còn hy vọng, nhờ thuốc hóa học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một vùng rộng lớn.
Từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của thuốc BVTV gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Khái niệm phòng trừ tổng hợp sâu bệnh được ra đời.
Giai đoạn 3(Những năm 1960 - 1980): việc lạm dụng thuốc BVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi sinh môi trường dẫn đến tình trạng nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế dựa vào thuốc hóa học đã bị sụp đổ; tư tưởng sợ hãi không dám dùng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không dùng thuốc BVTV trong sản xuất nông nhiệp.
Tuy vậy, các loại thuốc BVTV mới có nhiều ưu điểm, an toàn hơn đối với môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, các thuốc trừ sâu nhóm Perethroid tổng hợp (1970), các thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học, hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra đời. Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế giới không những giảm mà còn tăng lên không ngừng.
Giai đoạn 4(Từ năm 1980 đến nay): vấn đề bảo vệ môi trường được quan tam hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó có nhiều thuốc trừ sâu bảo vệ sinh học, có nhiều hiệu quả cao đối với dịch hại, nhưng an toàn với môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hóa học đã được thừa nhận. Tư tưởng sợ thuốc BVTV cũng bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp được phổ biến rộng rãi.
2.1.2. Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới
Mặc dù sự phát triển của biện pháp hóa học có nhiều lúc thăng trầm, song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên thế giới và số hoạt chất tăng lên không ngừng, số chủng loại này ngày càng phong phú. Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các quy định quản lý ngày càng chặt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.
Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng giảm, nhưng giá trị của các thuốc tăng lên không ngừng. Nguyên nhân là do cơ cấu thuốc thay đổi: nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với lượng lớn, độc với môi sinh môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc mới hiệu quả, an toàn và dùng với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao.
Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tùy thuộc vào trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước.
Ngày nay, biện pháp hóa học BVTV được phát triển theo các hướng chính sau:
- Nghiên cứu tìm ra các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính chọn lọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn lưu ngắn, ít độc và dễ dung hơn. Thuốc trừ sâu tác dụng chậm (điều khiển sinh trưởng côn trùng, pheromon, các chất phản di truyền, chất triệt sản) là những ví dụ điển hình. Thuốc sinh học được chú ý dùng nhiều hơn.
- Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công thành các dạng thuốc mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu công cụ phun rải tiên tiến và cải tiến các loại công cụ hiện có để tăng khả năng trang trải, tăng độ bám dính, giảm đến mức tối thiểu sự rửa trôi của thuốc. Chú ý dùng các phương pháp sử dụng thuốc khác bên cạnh phun thuốc còn đang được phổ biến. thay phun thuốc sớm, đại trà và định kỳ bằng phun thuốc trước khi dịch hại đạt đến ngưỡng.[1]
2.2. Lịch sử phát triển của biện pháp hóa học, tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Có thể chia thành 3 giai đoạn:
* Trước năm 1957:
Biện pháp hóa học hầu như không có vị trí trong sản xuất nông nghiệp. Một lượng rất nhỏ sunfat đồng được dùng ở một số đồn điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và Phytophthora cao su và một số ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.
Việc thành lập Tổ Hóa BVTV ở Việt Nam. Thuốc BVTV được dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ Đông Xuân 1956 - 1957). Ở Miền Nam, thuốc BVTV được sử dụng từ năm 1962.
* Giai đoạn từ 1957- 1990:
Thời kỳ bao cấp. Việc nhập khẩu, quản lý và phân phối thuốc cho các tỉnh theo giá bao cấp. Bằng mạng lưới vật tư nông nghiệp địa phương, thuốc BVTV được phân phối thẳng xuống HTX nông nghiệp. Ban quản lý HTX quản lý và giao cho tổ BVTV hướng dẫn các xã viên điều trị dịch hại trên đồng ruộng. lượng thuốc BVTV dùng không nhiều, khoảng 15000 tấn thành phẩm/năm với khoảng 20 chủng loại thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Đa phần là các thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường hay có độ độc cao. Việc quản lý thuốc lúc này khá dễ dàng, thuốc giả thuốc kém chất lượng không có điều kiện phát triển. Song tình trạng phân phối thuốc không kịp thời; đáp ứng không đúng chủng loại, nơi thừa, nơi thiếu, gây tình trạng khan hiếm giả tạo, dẫn đến hiệu quả sử dụng thuốc thấp. Mặt khác người nông dân không có điều kiện lựa chọn thuốc, thiếu tính chủ động và ỷ lại nhà nước.
Tuy lượng thuốc dùng ít, nhưng tình trạng lạm dụng thuốc BVTV vẫn nảy sinh. Để phòng trừ sâu bệnh người ta chỉ dựa vào thuốc BVTV. Thuốc dùng tràn lan, phun phòng là phổ biến, khuynh hướng phun sớm, phun định kỳ ra đời, thậm chí dùng thuốc cả vào những thời kỳ không cần thiết; tình trạng dùng thuốc sai kỹ thuật nảy sinh khắp nơi; thậm chí người ta còn hy vọng dùng thuốc BVTV để loại trừ hẳn một loại dịch hại ra khỏi một vùng rộng lớn. Thuốc đã để lại hậu quả rất xấu đối với môi trường và sức khỏe con người.
Khi nhận ra những hậu quả của thuốc BVTV, cộng với tuyên truyền quá mức về tác hại của chúng đã gây nên tâm lý sợ thuốc. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, đã có nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, thậm chí loại bỏ hẳn thuốc BVTV; dùng biện pháp sinh học để thay thế biện pháp hóa học trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp.
* Giai đoạn từ năm 1990 đến nay:
Thị trường thuốc BVTV đã thay đổi cơ bản: Nền kinh tế từ tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế, đều được phép kinh doanh thuốc BVTV. Nguồn hàng phong phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn thuốc, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm tăng. Nhiều loại thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi. Công tác quản lý thuốc BVTV được chú ý đặc biệt và đạt được hiệu quả khích lệ.
Nhưng do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá rộng đã gây khó cho công tác quản lý; quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng khó lựa chọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp không ít khó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hóa học đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khỏe con người. Ngược lại, có nhiều người “bài xích” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi loại bỏ thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và tìm cách thay thế bằng các biện pháp phòng trừ khác.
Tuy vậy, vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp vẫn được thừa nhận. Để phát huy được hiệu quả của thuốc BVTV và sử dụng chúng an toàn, phòng trừ tổng hợp là con đường tất yếu phải đến. Phải phối hợp hài hòa các biện pháp trong phòng trừ tổng hợp; sử dụng thuốc BVTV là biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác sử dụng không hiệu quả.
Trong thời gian này, mối quan hệ quốc tế giữa nước ta với các nước, với các tổ chức quốc tế (FAO, WHO, CIRAP)…và các tổ chức trong khu vực vốn có nay càng được đẩy mạnh và phát huy tác dụng, giúp cho chúng ta nhanh chóng hội nhập được với các trào lưu chung của thế giới.[2]
2.3. Đặc điểm chung của thuốc trừ sâu bằng thảo mộc
Trong sản xuất nông nghiệp, muốn đạt năng xuất cây trồng cao, ngoài những biện pháp: chọn giống tốt, làm đất kỹ, bón phân đầy đủ, kịp thời vui xới cây trồng…Còn phải có biện pháp bảo vệ cây trồng và phòng trừ tốt những loại sâu bệnh phá hoại mùa màng.
Để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, ngoài biện pháp canh tác, ngoài cách bắt giết sâu…Việc dùng thuốc trừ sâu bệnh đóng một vai trò quan trọng và ngày càng được mở rộng ở miền Bắc nước ta. Thuốc trừ sâu có rất nhiều loại: thuốc trừ sâu vô cơ (chế biến từ những chất vô cơ từ quặng đá sẵn có trong thiên nhiên), thuốc trừ sâu tổng hợp hữu cơ, thuốc trừ sâu thảo mộc (chế biến từ các loại cây có chất độc)….Một trong những loại thuốc trừ sâu được con người sử dụng sớm nhất là thuốc trừ sâu thảo mộc.
Từ bao đời nay nông dân khắp trên thế giới, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú để đối phó có hiệu quả với những loài sâu bệnh hại khác nhau phá hoại cây trồng. Ngoài những cách bắt sâu, nông dân đã biết sử dụng các loại cây chứa chất độc sẵn có trong thiên nhiên để làm thuốc trừ sâu. Tổng kết kinh nghiệm của nhiều nước, người ta đã thống kê được trên 2000 loài cây khác nhau có thể sử dụng làm thuốc trừ sâu. Một số loại có hiệu lực trừ sâu cao như cúc trừ sâu (Chrysanthemum cine – rariaefolium), cây Ruốc cá (Derris elleptica)…Chẳng những đã được khai thác, tận dụng mà còn được trồng để sản xuất theo quy mô rộng lớn. Nhật Bản hàng năm vẫn trồng và xuất khẩu một lượng cúc trừ sâu quan trọng. Nga, Trung Quốc, Philippin…Đã phát triển trồng những cây như Derris, Anabasin aphylla,…chế biến thành thuốc trừ sâu để phục vụ cho nhu cầu của nông nghiệp và xuất khẩu ra nước ngoài.
Nước ta là một nước nhiệt đới, có nhiều loại cây chứa chất độc sẵn có trong thiên nhiên, dùng làm thuốc trừ sâu tốt. Nông dân cả nước ta đã có kinh nghiệm dùng các loại “lá say, lá đắng” vãi suống ruộng để trừ sâu, làm bả giết chuột, dùng tắm cho trâu bò trừ ve, trừ giận…Ngay trong thời kỳ pháp thuộc, Nông dân Nam bộ đã có kinh nghệm trồng cây “Ruốc cá” (Derris.sp.) ở xung quanh hàng rào để lấy rễ cây làm thuốc trừ sâu hại rau. Cây bách bộ (Stemona tuberosa) cũng đã dược chế biến dùng để trừ sâu ở Nam bộ.
Hiện nay trong thực tế sản xuất, nhiều địa phương như Thái nguyên, Vĩnh linh, Quảng bình, Hoà bình…Đã dùng nhiều loại cây có chất độc chế thành thuốc trừ sâu, trừ chuột và đã thu được kết quả tốt đẹp. Nhưng nhìn chung việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn chưa được coi trọng đúng mức.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc ở nước ta cần được đẩy mạnh không phải đơn thuần vì lý do ta còn thiếu nhiều thuốc trừ sâu bằng các hoá chất. Ngay các nước đã có nền công nghiệp hoá chất phát triển như Nga, Mỹ, Anh, Nhật Bản…Tuy hàng năm sản xuất ra một khối lượng lớn nhiều loại thuốc trừ sâu bằng các hoạt chất vừa thoả mãn đầy đủ nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn được coi trọng. Ở Nga người ta vẫn sử dụng thuốc trừ sâu bằng loại cây Anabasin, ở Mỹ vẫn dùng thuốc trừ sâu bằng loại cây Ryani, những năm gần đây diện tích trồng cúc trừ sâu ở một số nước có tăng nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho nhu cầu trừ sâu trong nông nghiệp và trong ý tế. Trong những năm của phong trào nhảy vọt ở Trung quốc, thuốc trừ sâu bằng thảo mộc đã được đề cao và được sử dụng rất rộng rãi, thu được kinh nghiệm phong phú. Nông dân Trung quốc đã phát hiện ra hàng trăm loại cây sẵn có ở địa phương, Chế biến bằng những phương pháp đơn giản, dùng làm thuốc trừ sâu rất công hiệu, do đó đã dập tắt kịp thời những nạn sâu hại quan trọng, không cho chúng lan tràn phá hại mùa màng.
Như vậy rõ ràng là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tuy thuốc trừ sâu từ các hoá chất có phát triển mạnh mẽ, dần chiếm vai trò chủ chốt trong các hoá chất để bảo vệ cây trồng, nhưng trong một số trường hợp nhất định nó vẫn chưa thay thế được thuốc trừ sâu bằng thảo mộc. Tại nhiều nước trên thế giới, thuốc trừ sâu bằng thảo mộc vẫn có một vị trí nhất định trong các loại thuốc trừ sâu và được sử dụng song song với các thuốc trừ sâu khác.
Sở dĩ có hiện tượng trên đây là do thuốc trừ sâu bằng thảo mộc có một số ưu điểm nổi bật, hơn hẳn một số loại thuốc trừ sâu chế biến từ các loại hoá chất. [2]
2.4. Thành phần có trong hạt củ đậu và lá xoan
2.4.1.Thành phần có trong hạt củ đậu
Năm 1902 nhà bác học Nhật Bản Nagai lần đầu tiên tách ra từ một loài cây có tên địa phương là Rhoten một chất Alkaloit thực vật. Chất đó được đặt tên là Rotenon. Sau này người ta đã phát hiện ra tới sáu, bảy chục loại cây có chứa Rotenon, mọc rải rác ở khắp các vùng trên thế giới. Có nơi cày mọc hoang dại trong rừng, nhưng cũng có nước như Indonexya, đã trồng những loại cây chứa Rotenon để xuất khẩu và sử dụng ở trong nước làm thuốc trừ sâu. Những loại cây có chứa nhiều Rotenon hơn cả là những loài Derris, Lonecho- carpux, Tephrosia, Milletia.
Tinh khiết, Rotenon là chất tinh trắng, có độ nóng chẩy là 1630C Rotenon rất ít tan trong nước và tan trong một số dung môi hưu cơ như Axeton, Cacbon, Disunfua v.v… Dung dịch Rotenon đưa ra ngoài không khí và đưa ra ngoài ánh sáng, sẽ bị oxy hóa: từ không màu; dung dịch sẽ có màu nâu và bị phân giải thành những hợp chất không độc đối với sâu hại. Cũng vì vậy mà Rotenon thường được chứa trong chai màu, cất ở nơi tối và cũng để tránh tình trạng Rotenon bị phân giải, khi thu hoạch những bộ phận cây chứa Rotenon về người ta không phơi chúng ra nắng, mà chỉ để trong bóng râm để hong khô trước khi cho vào kho cất giữ. Cuối cùng, cũng do Rotenon dễ bị ánh sáng, không khí phân giải nên sau khi phun lên cây, chỉ trong vòng 10 ngày trên cây không còn dấu vết của Rotenon nữa; những cây được phun Rotenon để trừ sâu, chỉ cần chờ đợi sau khi phun thuốc độ 5-7 ngày là có thể thu hoạch để ăn mà không sợ độc cho người.
Những loài derris và hạt những loài Milletia…Ngoài Rotenon, còn chứa những hợp chất khác tương tự Rotenon, được gọi chung là những Rotenon. Rotenon cũng có hiệu đực trừ sâu nhưng kém Rotenon.
Khi sâu hại ăn phải lá chứa Rotenon hoạc tiếp xúc phải Rotenon, chúng đều có thể bị chết rất nhanh. Sau khi phun thuốc trên đồng ruộng được 6 – 7 giờ mà có gặp mưa thì cũng không ảnh hưởng lớn đến công t