1. Sự cần thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Đầu tư nước ngoài như một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong chính sách đổi mới được khởi sướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển từ nền kinh tế đơn ngành sang đa phần, từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế kín sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Vốn FDI chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP. Từ năm 1991 – 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56%. Mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm (1996 – 2000). Trong thời kỳ 2001 – 2005 tỷ trọng đạt trung bình là 14,6 %. Trong 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp trên 17% GDP. Khu vực FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất . Năm 2008 và năm 2009 tốc độ gia tăng GDP tương ứng là 6,23% và 5,32%. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường tiềm năng trên thế giới. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) năm 2009 nếu không tính dầu thô xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực FDI 6 tháng năm 2010 đạt 7,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2010 do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 16 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Trung bình hàng năm có khoảng 170 – 200 doanh nghiệp ĐTNN mới đi vào hoạt động ( tăng bình quân là 22,7%/năm) , tạo việc làm thêm cho khoảng 100 – 150 nghìn người ( tăng bình quân 30,2%). Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Năm 2008, khu vực có vốn FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Theo cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT,trong năm 2007 nước ta thu hút được 20,3 tỷ USD mức cao nhất trong các năm trước đó. Số vốn đăng ký năm 2008 ước đạt trên 74,5 tỷ USD, tăng hơn 200% so với năm 2007, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,32% so với năm 2007. Trong năm 2009 ,vốn đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn giải ngân 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.
Những thành tựu phát triển nền kinh tế trong giai đoạn qua đã khẳng định vai trò hoạt động đầu tư trựu tiếp nước ngoài, cùng với quá trình hội nhập ngày càng xâu vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI đóng góp vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư theo các ngành và vùng lãnh thổ Đồng thời , hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện cho quá trình đổi mới, cải cách cơ chế kinh tế diễn ra hiệu quả và mạnh mẽ hơn.Tuy nhiên Quá trình triển khai thu hút FDI đã bộc lộ những hạn chế về định hướng, chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện.
Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2010” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa khoa học về mặt thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài trên, tác giả đã có những đóng góp như sau:
- Tổng kết tình hình thu hút và sử dụng FDI trong những năm qua để Đánh giá thành công và những hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng FDI.
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế Việt nam.
- Trên có sở mục tiêu phát triển của thời kỳ mới, xác định rõ mục tiêu, định hướng thút và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI sau khi gia nhập WTO.
3. Kết cấu của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
55 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Đầu tư nước ngoài như một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong chính sách đổi mới được khởi sướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển từ nền kinh tế đơn ngành sang đa phần, từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế kín sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Vốn FDI chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP. Từ năm 1991 – 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56%. Mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm (1996 – 2000). Trong thời kỳ 2001 – 2005 tỷ trọng đạt trung bình là 14,6 %. Trong 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp trên 17% GDP. Khu vực FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất . Năm 2008 và năm 2009 tốc độ gia tăng GDP tương ứng là 6,23% và 5,32%. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường tiềm năng trên thế giới. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) năm 2009 nếu không tính dầu thô xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực FDI 6 tháng năm 2010 đạt 7,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2010 do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 16 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Trung bình hàng năm có khoảng 170 – 200 doanh nghiệp ĐTNN mới đi vào hoạt động ( tăng bình quân là 22,7%/năm) , tạo việc làm thêm cho khoảng 100 – 150 nghìn người ( tăng bình quân 30,2%). Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Năm 2008, khu vực có vốn FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Theo cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT,trong năm 2007 nước ta thu hút được 20,3 tỷ USD mức cao nhất trong các năm trước đó. Số vốn đăng ký năm 2008 ước đạt trên 74,5 tỷ USD, tăng hơn 200% so với năm 2007, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,32% so với năm 2007. Trong năm 2009 ,vốn đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn giải ngân 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.
Những thành tựu phát triển nền kinh tế trong giai đoạn qua đã khẳng định vai trò hoạt động đầu tư trựu tiếp nước ngoài, cùng với quá trình hội nhập ngày càng xâu vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI đóng góp vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư theo các ngành và vùng lãnh thổ…Đồng thời , hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện cho quá trình đổi mới, cải cách cơ chế kinh tế diễn ra hiệu quả và mạnh mẽ hơn.Tuy nhiên Quá trình triển khai thu hút FDI đã bộc lộ những hạn chế về định hướng, chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện.
Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2010” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa khoa học về mặt thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài trên, tác giả đã có những đóng góp như sau:
- Tổng kết tình hình thu hút và sử dụng FDI trong những năm qua để Đánh giá thành công và những hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng FDI.
- Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế Việt nam.
- Trên có sở mục tiêu phát triển của thời kỳ mới, xác định rõ mục tiêu, định hướng thút và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI sau khi gia nhập WTO.
3. Kết cấu của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct investment – FDI) ngày càng có quan trọng với nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Chính vì vai trò quan trọng của nó mà có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học nhằm lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của hiện tượng này. Hiện nay, chủ yếu có 2 trường phái lý giải sự hình thành và phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là quan điểm của các nhà kinh tế học tư bản và xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của các nhà kinh tế học, đại diện là Adam smith (năm 1776), Thomas Malthus (năm 1798) David Ricardo ( năm 1817) và sau này là Vernon ( năm 1966), Kojima ( năm 1973), Hymer (năm 1976), Dunning ( năm 1988) … cho rằng hoạt động đầu tư quốc tế được hình thành và phát triển do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Xuất phát từ học thuyết về phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh và thương mại quốc tế, các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng khởi nguyên của quan hệ kinh tế giữa các quốc gia bắt nguồn từ hoạt động thương mại quốc tế. Bằng học thuyết “Lợi thế so sánh – Comparative advantages”, Adam smith ( năm 1776) và David Ricardo ( năm 1817) cho rằng mỗi quốc gia trên thế giới đều chuyên môn hoá sản xuất ra một hoặc một nhóm sản phẩm với chi phí sản xuất thấp hơn so với quốc gia khác và tiến hành xuất khẩu hàng hoá này sang quốc gia đó. Đồng thời, quốc gia này cũng giành cơ hội để quốc gia khác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có chi phí sản xuất thấp hơn chi phí sản xuất do nước mình tiến hành mà không phụ thuộc vào quy mô sản xuất và trình độ phát triển . Lợi thế so sánh chính là nguyên nhân hình thành, phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và cũng cho thấy trình độ phát triển về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia cơ bản là rất khác nhau. Như vậy, thương mại quốc tế là quan hệ đầu tiên, cơ bản và làm phát sinh quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia sau này. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch về lực lượng sản xuất giữa các quốc gia và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế đã hình thành và phát triển quan hệ đầu tư giữa các quốc gia. Dưới góc độ nước tiếp nhận đầu tư, để phát triển một số ngành sản xuất với điều kiện chưa cho phép hoặc sản xuất với chi phí cao thay vì phải nhập khẩu, quốc gia tiếp nhận đầu tư đã kêu gọi đầu tư từ những quốc gia có thế mạnh về những ngành công nghiệp đó. Dưới góc độ của nước đi đầu tư, từ những nước này mong muốn đầu tư tại những nước có trình độ phát triển thấp hơn để tận dụng chi phí sản xuất rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tại những nước công nghiệp phát triển, do phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt nên tỷ xuất lợi nhuận của các doanh nghiệp của những quốc gia này là rất thấp. Do vậy, các doanh nghiệp thường có xu hướng chuyển vốn, công nghệ và tài sản ra những nước có môi trường cạnh tranh kém hơn so chi phí sản xuất rẻ hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đạt được tỷ xuất lợi nhuận cao hơn.
Các nước đang phát triển đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thường đối mặt với vấn đề thiếu vốn, công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý. Chính vì những nhu cầu này đã tạo điều kiện cho việc di chuyển vốn, công nghệ và trình độ quản lý từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước phát triển.
Xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng nên đầu tư nước ngoài là một biện pháp hữu hiệu nhằm xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường ; tránh được hàng rào bảo hộ thuế quan; giảm chi phí vận chuyển hàng hoá.
Các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa mà đại diện là Lênin cho rằng sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên xuất khẩu tư bản. Khi nghiên cứu giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản, Lênin đã nêu ra một trong năm đặc trưng quan trọng của chủ Nghĩa đế quốc đó là xuất khẩu của đó là xuất khẩu tư bản. Theo Lênin: “Điểm điển hình của chủ nghĩa tư bản cũ, trong đó sự cạnh tranh tự do còn hoàn toàn thống trị, là việc xuất khẩu hàng hoá . Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản mới nhất, trong đó tổ chức độc quyền thống trị là việc xuất khẩu tư bản“ (Lênin : tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản”). Xuất khẩu tư bản là một nhu cầu tất yếu khách quan. Bởi vì, tại một số nước phát triển đã tích luỹ được một số lượng tư bản kếch sù và một bộ phận đã trở thành “tư bản thừa” do không tìm được nơi có tỷ xuất lợi nhuận cao ở trong nước. Các nước phát triển muốn xuất khẩu tư bản của mình để tranh thủ lao động, nguyên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên rẻ…Ở các nước kém phát triển, thiếu tư bản.
Bên cạnh việc lý giải nguyên nhân của đầu tư nước ngoài thông qua xuất khẩu tư bản, các nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thiết lập quan hệ đầu tư quốc tế từ các nước tư bản phát triển sang các nước thuộc địa nhằm tìm kiếm lợi nhuận, khai thác tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự áp bức bóc lột tại hệ thống do mình quản lý.
1.1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới ( International Moneytary Fund – IMF), trong báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác( nước nhận đầu tư – hosting country, không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động( nước đi đầu tư – source cuontry) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( Organisation for Economic Cooperation and development – OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ đầu tư tại nước ngoài.(1)
Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc ( UNCTAD), trong báo cáo đầu tư thế giới năm 1996(2) đã đưa ra định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân ( nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp có một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”.
UNCTAD còn đưa ra một số khái niệm khác có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tại nước tiếp nhận đầu tư.
Cùng với khái niệm này, có ba khái niệm sau:
- Vốn đầu tư cổ phần là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua từ doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần của doanh nghiệp trong nước tại nước đi đầu tư.
- lợi nhuận tái đầu tư là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư nước ngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư.
- Các giao dịch vay và nợ bên trong công ty là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn giữa công ty mẹ và công ty thành viên.
Thứ hai, vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign – Direct – Investment Istock) là giá trị cổ phần và vốn dự trữ ( bao gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên.
Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”.
1.1.2.2Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài :
Xét theo mục đích đầu tư, FDI được phân làm 2 loại: đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang ( horizontal FDI): là việc một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó. Với lợi thế này họ muốn tìm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài nên đã mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài. Hình thức này dẫn đến cạnh tranh độc quyền mà Mỹ, đang dẫn đầu việc đầu tư này ở các nước phát triển.
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc (vertical FDI): khác với các hình thức đầu tư theo chiều ngang, hình thức đầu tư theo chiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động đất đai và các nước nhận đầu tư. Do các nhà đầu tư thường chú ý khai thác cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu trong quá trình sản xuất ra một loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế, nên các sản phẩm thường được hoàn thiện qua lắp ráp ở các nước nhận đầu tư. Sau đó các sản phẩm này lại được nhập khẩu về nước đầu tư hay xuất khẩu sang nước khác. Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các nước đang phát triển.
- Xét về hình thức sở hữu đầu tư trực tiếp nước ngoài thường thường có các hình thức sau:
+ Hình thức doanh nghiệp liên doanh: đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài,
qua đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp mới do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh, hình thức này có đặc trưng: pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia. Khi các bên đã đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thành lập, tự quản lý điều hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp này được hình thành dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Vốn pháp định cũng như vốn đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài đóng góp, vốn pháp định ít nhất bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp.
+ Hình thức hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên ( gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần lập xí nghiệp liên doanh hoặc pháp nhân mới hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới. Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách là pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước.
( Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng còn có hình thức:
+ Hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao ( BOT) và một phương pháp đầu tư trực tiếp dựa trên cơ sở được ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư nước ngoài ( có thể là tổ chức cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời gian nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình cho các nước chủ nhà.
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần vốn góp của chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước chủ nhà. Trong hình thức đầu tư này, các nhà đầu tư nước ngoài có toàn quyền tổ chức xây dựng kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nước chủ nhà mà không được bồi hoàn bất kỳ khoản tiền nào.
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh và phương thức đầu tư dựa trên
văn bản ký kết giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kinh doanh kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng song nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. Nước chủ nhà có thể dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý
+ Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT): là một phương thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà. Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
1.1.2.3) Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đối với Bản chất của FDI thể hiện rõ hơn qua việc xem xét nó dưới góc độ khác nhau dưới đây:
- Đối với nhà đầu tư: việc theo đuổi lợi nhuận dựa trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh là động cơ xuyên suốt của các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy họ tìm đến các quốc gia khác có những yếu tố thuận lợi hơn có thể khai thác tạo ra luồng đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia. Ngoài việc tận dụng lợi thế so sánh như nhân công rẻ, nguồn tài nguyên vật liệu rồi rào, địa điểm tiêu thụ thuận lợi, nhà đầu tư còn quan tâm tranh thủ chính sách khuyến khích tạo thuận lợi của nước tiếp nhận đầu tư để tăng lợi nhuận, mở rộng thêm thị phần và tăng nhà đầu tư, FDI là công cụ, phương tiện thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Nhưng cũng chính thông qua FDI mà các công ty đa quốc gia mở rộng hoạt động của mình ra quốc tế và trở thành công ty xuyên quốc gia; như vậy giữa FDI và các công ty xuyên quốc gia có mối quan hệ gắn bó với nhau như “hình với bóng”.
- Đối với nước tiếp nhận đầu tư: FDI là nguồn lực đầu tư từ bên ngoài có ý nghĩa trong phát triển kinh tế, đối với cả các nước đang phát triển và các nước công nghiệp đã phát triển.
( Đối với các nước phát triển, nhu cầu bổ xung vốn không phải là chủ yếu, yếu tố gia tăng phân công lao động và hợp tác quốc tế nhằm tăng năng xuất, hiệu qu