Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong chính trị, xã hội. Tất cả đem lại cho thời đại một sắc màu riêng.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển.Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đàu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.
Cũng từ những suy nghĩ trên em đã chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta. Bài làm gồm có ba phần:
- Phần I: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phần II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Phần III: Những tác động của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2874 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong chính trị, xã hội. Tất cả đem lại cho thời đại một sắc màu riêng.
Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển.Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đàu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đó đã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía.
Cũng từ những suy nghĩ trên em đã chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nó đối với nền kinh tế nước ta. Bài làm gồm có ba phần:
Phần I: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phần II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Phần III: Những tác động của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp
Mặc dù em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn Luật kinh tế để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự nhận thức còn chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
NỘI DUNG
I. LÍ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1 Khái niệm
Cho đến nay vấn đề đầu tư nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ đối với các nước trên thế giới. Tuy nhiên các quốc gia vẫn không thống nhất được khái niệm về đầu tư nước ngoài. Vì thế có thể nói đây là vấn đề khá phức tạp, không dễ dàng gì có được sự thống nhất về mặt quan điểm khi mà mỗi quốc gia về cơ bản đều theo đuổi những mục đích riêng của mình hoặc do ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế-xã hội của chính nó.
Để đưa ra một khái niệm hoàn hảo là một điều khó khăn nhưng ta hãy tạm hiểu đầu tư nước ngoài một cách đơn giản.
Đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế –xã hội nhất định.
Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, trong chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay, đặc biệt là các công ty đa quốc gia. Đối với họ, việc buôn bán hàng hoá ở nước khác là một bước đi thăm dò thị trường, luật lệ, và cơ hội để đưa tới một quyết định đầu tư. Nó như một chiếc chìa khoá vàng mở cửa cho lợi nhuận chảy vào túi của các nhà tư bản, khi họ được khai thác một nguồn tài nguyên thường là cực kì phong phú, và xuất khẩu một khối lượng lớn máy móc và trang thiết bị cho các nước đó. Còn đối với các nước sở tại, việc chấp nhận đầu tư nước ngoài cũng là tạo một cơ hội mới cho mình trong việc phát triển nền kinh tế. Đó là một điều kiện tốt để các nước này tận dụng tối đa nguồn vốn nước ngoài, tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ lao động, phát triển được một số ngành cơ sở. Bên cạnh đó cũng thu được một lợi nhuận đáng kể từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết, hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay.
Căn cứ vào tính chất sử dụng của tư bản thì đầu tư nước ngoài thường được chia làm hai hình thức là : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài: là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Đầu tư gián tiếp : bao gồm hình thức đầu tư nước ngoài mà trong đó phần vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài không đủ để trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, hình thức tín dụng, hay mua trái phiếu quốc tế …..
Trong pháp luật Việt Nam:
Theo Điều lệ đầu tư năm 1977, ban hành kèm theo Nghị định 115/CP ngày 18/04/1977 thì khái niệm đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được hiểu là “việc đưa cở sở mới hoặc đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, mở rộng các cơ sở hiện có:
* Các loại thiết bị, máy móc, dụng cụ.
* Các quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế, phát minh phương pháp cộng nghệ, bí quyết kỹ thuật
* Vốn bằng ngoại tệ hoặc vật tư có giá trị ngoại tệ.
* Vốn bằng ngoại tệ để chi trả lương cho nhân viên và công nhân làm việc tại các cơ sở hoặc tiến hành những dịch vụ theo quy định ở những điều của Điều lệ này (Điều 2 Điều lệ đầu tư 1977).
Như vậy, theo Điều lệ này thì sự vận động của vốn và tài sản chỉ được coi là đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nếu có đủ hai điều kiện sau:
+ Đưa vào sử dụng ở Việt Nam những tài sản và vốn được quy định tại điều 2 của Điều lệ.
+ Nhằm mục đích xây dựng cơ sở mới hoặc đổi mới trang bị kỹ thuật, các cơ sở hiện có.
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là “việc các tổ chức, các cá nhân nước trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này”.
- Luật đầu tư nước ngoài năm 1996 đưa ra khái niệm đầu tư nước ngoài là “việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt ddộng đầu tư theo quy định của luật này”.
Như vậy, theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khái niệm đầu tư nước ngoài được hiểu như sau:
+ Là hình thức đầu tư trực tiếp.
+ Là việc bên ngoài (nước đầu tư) trực tiếp đưa vốn và tài sản khác vào đầu tư tại Việt Nam.
- Khái niệm về đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài năm 1987 sau đó là luật năm 1996 đã phát triển hơn nhiều so với phạm vi nội dung khái niệm đầu tư nước ngoài được quy định ở điều lệ đầu tư 1977 khi cho phép các nhà đầu tư nước ngoài “được đầu tư trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân” (Điều 3 luật đầu tư nước ngoài 1987, 1996).
=>Tóm lại, từ quy định đầu tư nước ngoài là việc đưa vốn và tài sản nhất định vào Việt Nam đến quy định về đối tượng được đầu tư và quy định về hình thức đầu tư, thể hiện chủ trương của Nhà nước Việt Nam là mở rộng và thu hút vốn đầu tư của nhiều nước trên thế giới, làm đòn bẩy mạnh mẽ để đưa nước ta phát triển ngang tầm với sự phát triển chung của toàn thế giới.
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (theo luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam)
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài : là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn tại nước sở tại, và có quyền điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo quy định, pháp luật của nước sở tại.
Doanh nghiệp liên doanh : là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ. Phần góp vốn của bên nước ngoài không được ít hơn 30% vốn pháp định.
Hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh : đây là một văn bản được kí kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước chủ nhà trên cở sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới.
Các hình thức khác : ngoài các hình thức kể trên ở các nước và ở Việt Nam còn có các hình thức khác như : hợp đồng xây dựng –kinh doanh –chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng –chuyển giao –kinh doanh ( BTO), hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3. Vị trí và ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài
a, Vị trí
- Đầu tư nước ngoài có một vị trí vô cùng quan trọng. Nó thúc đẩynền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện hơn.
- Đầu tư nước ngoài làm tăng khả năng về vốn, kinh nghiệm quản lý cho nước nhận đầu tư.
- Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa nước nhận đầu rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới
Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài là một yếu tố cần thiết và quan trọng để có thể đưa nền kinh tế bắt kịp với thế giới.
b, Ý nghĩa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của một nước.
- Tạo thu nhập cho nước nhận đầu tư.
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.
1.4. Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổng hoà các yếu tố đối nội, đối ngoại, chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hoá và xã hội... có liên quan đến hoạt động của các nhà đầu tư. Một môi trường được coi là hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các yếu tố cơ bản sau:
1.4.1.Sự ổn định về chính trị-xã hội.
+ Yếu tố này giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của các nhà đầu tư. Vì chính trị có ổn định, xã hội có trật tự, kỷ cương thì các chính sách, chủ trương của Nhà nước mới có giá trị thực thi bền vững, đặc biệt là các chủ trương chính sách nhất quán về đầu tư nước ngoài.
+ Các quốc gia luôn xảy ra những biến động về chính trị thì rất khó thu hút các dự án đầu tư hoặc các nhà đầu tư sẽ thu hẹp lại phạm vi hoạt động, chuyển vốn về nước hoặc sang nước khác có chính trị ổn định hơn.
+ Ở Việt Nam, giai đoạn đầu những năm 80 các nhà đầu tư còn chưa mặn mà. Chỉ đến khi Đảng và Nhà nước ta có những thay đổi căn bản trong chính sách ,có một Bộ luật đầu tư nước ngoài hoàn chỉnh hơn và đặc biệt là tình hình chính trị-xã hội ở đất nước ta đã ổn định nên đã thu hút một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể (khoảng 37 tỷ USD) như ngày nay.
1.4.2. Sự phát triển về kinh tế
+ Phát triển kinh tế được hiểu là sự phát triển đồng bộ trên các mặt: tăng trưởng kinh tế, thu nhập GDP tính trên đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, dịch vụ các loại.
+ Ở nước ta,do sự phát triển kinh tế chưa đồng bộ nên chưa tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn :
* Hệ thống giao thông tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn lộn xộn, chồng chéo.
* Hệ thống bưu chính viễn thông trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ vượt bặc nhưng giá cước phí vẫn đắt đỏ.
* Hệ thống ngân hàng và các hoạt động dịch vụ khác còn nhiều bất cập, chưa thuận lợi đối với các nhà đầu tư.
* Phân bố của các dự án đầu tư không đồng đều. Nhìn vào phân bố địa bàn đầu tư ở nước ta, ta nhận ra rằng chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng. Bà Rịa Vũng Tàu mới có nhiều dự án. Còn ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ban Mê Thuật, Đắc Lắc, Kiên Giang, An Giang... có rất ít thậm chí không có dự án đầu tư vì cơ sở hạ tầng yếu kém. Các nhà đầu tư không dám đầu tư vì khả năng rủi ro quá cao.
1.4.3. Hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài phải rõ ràng, ổn định
+ Đây là một yếu tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm, vì nó đảm bảo quyền lợi trực tiếp của họ.
+ Hệ thống pháp luật về đầu tư ở đây được hiểu là Luật quốc gia của nước sở tại điều chỉnh hoạt động đầu tư như : Luật đầu tư, các Luật khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật.
+ Nội dung các quy định của hệ thống pháp luật kể trên phải đảm bảo hai vấn đề quan trọng là :
* Các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư như : ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế, quyền hoạt động kinh doanh.
* Các quy định về đảm bảo đầu tư (bảo đảm tài sản, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, bảo đảm những thiệt hại do có sự thay đổi về luật...).
Ngoài ra, hệ thống pháp luật (quốc gia và quốc tế) về đầu tư nước ngoài phải đảm bảo tính đồng bộ, tính minh bạch.
+ Nước ta mặc dù hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài khá đầy đủ nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật lại vô cùng rắc rối, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn cho các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, các thủ tục hành chính rườm rà, sách nhiễu đã gây phản cảm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Dẫn đến tác hại không nhỏ đối với môi trường đầu tư, làm nản lòng các nhà đầu tư. Đó là một yếu tố cần loại bỏ đầu tiên trong quá trình xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn trong giai đoạn mở cửa của nền kinh tế nước ta.
Ngoài các yếu tố kể trên của môi tường đầu tư còn phải kể đến một số yếu tố khác như văn hoá, du lịch... có tính chất bổ trợ cho môi trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư.trực tiếp
Để có được môi trường hấp dẫn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải tiếp tục cải thiện các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư đồng thời phải đặc biệt chú ý cải thiện môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, tiến tới áp dụng một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài.
2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế
Đầu tư quốc tế (FDI) là yêu cầu tất yếu của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Với những đặc điểm của mình, FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đối với cả nước nhập khẩu đầu tư và nước xuất khẩu đầu tư, thúc đẩy các nước này gia tăng liên kết, nhằm duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước mình.
FDI có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới.FDI đã đem lại một hơi thở mới cho nền kinh tế thế giới. Mở cửa cho sự toàn cầu hóa lan rộng khắp thế giới. Ta có thể thống kê lại được những vai trò chính của FDI như sau :
a, Đối với các nước xuất khẩu đầu tư
Đối với các nhà đầu tư nó không chỉ đem lại cho họ một thị trường rộng lớn, một tỉ suất lợi nhuận cao, một khoản lợi nhuận khổng lồ .Mặt khác, bằng cách đầu tư về kinh tế một phần họ đã có ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của nước được đầu tư, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và ảnh hưởng trên thế giới. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các nước, thực chất là một chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Việc lập các doanh nghiệp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu, tránh được các hàng rào thuế quan của các nước này .
Mặt khác, FDI còn giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, bởi tận dụng được những lợi thế so sánh của nước sở tại như : nguồn tài nguyên thường phong phú, nguồn nhân công rẻ, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị…. Do đó rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu được lợi nhuận cao.
FDI còn giúp chủ đầu tư tìm được nguồn cung nguyên vật liệu ổn định.
Ngoài ra, FDI còn giúp các chủ đầu tư đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
b, Đối với các nước tiếp nhận đầu tư
Còn đối với các nước được đầu tư, uỷ ban thương mại và phát triển của liên hợp quốc (UNCTAD) đã chỉ ra rằng FDI có vai trò quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước này, giúp huy động mọi nguồn lực như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ vào trong quá trình sản xuất. Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, làm tăng tổng sản phẩm quốc dân, nâng cao phúc lợi xã hội, tăng thu nhập của người lao động; ảnh hưởng đến văn hoá, đạo đức, lối sống… của nước tiếp nhận đầu tư.
Việt Nam chúng ta là một nước tiếp nhận đầu tư. Và chúng ta rất kì vọng vào nguồn vốn này. Do đó chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ về những vai trò của FDI trong sự phát triển của nền kinh tế nước ta.
2.1. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán
Chúng ta thường nói “đôi tay ta sẽ làm nên tất cả”. Nhưng thực sự thì.... Trong xã hội ngày nay để làm kinh tế trước tiên chúng ta phải có vốn. Nếu có thể ví nền kinh tế là một cỗ máy, thì có thể nói vật tư kĩ thuật tạo nên cỗ máy đó là tài nguyên mà có thể chúng ta có, con người với tri thức công nghệ sẽ làm cho nền kinh tế ấy tạo ra sản phẩm. Nhưng vốn mới chính là dầu bôi trơn cho toàn bộ quá trình sản xuất. Không có vốn chúng ta sẽ chỉ sản xuất được ở một giới hạn nào đó mà thôi.
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Chúng ta biết rằng,vốn đầu tư cho quá trình phát triển kinh tế thường được huy động từ hai nguồn là vốn trong và ngoài nước.Vốn trong nước thường được huy động từ trong dân, từ quá trình phát triển kinh tế nội tại.Vốn nước ngoài đến từ các khoản đầu tư trực tiếp (FDI) hay viện trợ (ODA),và các khoản chuyển giao khác... Đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển, những nước có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, thì vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Thế nhưng các nước này lại luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn, họ luôn phải đối mặt với những khó khăn do thiếu hụt vốn gây ra.
Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang và kém phát triển, Paul.A.samuelson đã ví hoạt động sản xuất và đầu tư của những nước này là một vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.
Ông chỉ ra rằng, ở các nước này thu nhập của người dân thấp làm cho tiết kiệm và đầu tư thấp, do đầu tư thấp nên trình độ khoa học công nghệ thấp, dẫn đến năng suất lao động thấp, kết quả là sản lượng và thu nhập thấp … Cái “Vòng luẩn quẩn" ấy cứ lặp đi lặp lại theo chu kì như trên. Như vậy các nước này muốn phát triển cần phải có một cú huých từ bên ngoài để phá vỡ đi cái vòng luẩn quẩn. Hoạt động FDI đã cung cấp cho các nước kém và đang phát triển một nguồn vốn lớn. Nhờ đó họ có thể huy động mọi nguồn lực vào đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. làm tăng tổng thu nhập quốc dân, thu nhập người dân được cải thiện, mức sống ngày càng được nâng cao.Vậy ta có thể xem FDI là một cú huých lớn phá vỡ cái vòng nghèo đói trên.
Không những làm cho nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, các nước đang và kém phát triển còn gặp không ít khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất hay đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động do trong nước không có đủ lượng vốn cần thiết. Lượng hàng hoá trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu dẫn đến tình trạng nhập siêu, gây ra tình trạng mất cân đối trong xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán thường xuyên bị thâm hụt, thiếu dự trữ ngoại tệ … Vì vậy FDI sẽ thúc đẩy xuất, nhập khẩu và làm tăng thu ngoại tệ, cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán
Trong khoảng ba thập kỉ gần đây, các nước công nghiệp mới ( NIC ) Châu Á đã nhận được trên 50 tỷ USD vốn FDI, đây là một nhân tố quan trọng tạo nên bước phát triển vượt bậc của các nước này, để từng bước khẳng định vị thế của mình trên trường thế giới.
Tại những nước đang phát triển, một phần vốn lớn đang nằm trong dân. Đây là một hạn chế lớn khi để một lượng lớn vốn “chết”trong khi rất nhiều doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn. Hoạt động FDI tạo động lực huy động được nguồn vốn này đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua hoạt động này các nước cũng tiếp thu được cách quản lý mới và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
2.2. FDI góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
Công nghệ có một vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất. Công nghệ tiên tiến tạo nên bước nhảy cho sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, điều này kích thích tiêu dùng dẫn đến kích thích sản xuất và tăng tổng thu (GDP) của nền kinh tế quốc dân.Tuy vậy các nước đang phát triển và kém phát triể