1. Lí do chọn đề tài
Các bạn sinh viên thân mến, học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên chúng ta, đó cũng là quá trình giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện về nhân cách và tri thức. Đối với sinh viên chúng ta nói riêng, việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường cũng nằm trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức của chúng ta.
Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường trong nhà trường chúng ta được thể hiện thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự, văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc mọi nơi .Việc xây dựng nội qui 7 điều sinh viên không được làm là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương lai “vừa hồng, vừa chuyên”. Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người.
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu, tìm hiểu lối sống văn hoá, văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh trường học.
2.2 Yêu cầu
Những thông tin, số liệu phải cụ thể, chính xác, chân thực, phù hợp với nội dung của đề tài.
3 Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố liên quan đến trường học: học sinh, sinh viên, thầy giáo, cô giáo
4 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong các trường học ở thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, thống kê
6 Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy rằng lối sống văn hoá văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay có phần giảm sút, việc này trở nên những hiện tượng bức xúc trong đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực để làm cho trường học ngày càng sạch đẹp hơn, văn minh hơn.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9914 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực hiện nếp sống văn hóa văn minh trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Các bạn sinh viên thân mến, học tập và rèn luyện là hai nhiệm vụ song song của mỗi sinh viên chúng ta, đó cũng là quá trình giúp cho chúng ta ngày càng hoàn thiện về nhân cách và tri thức. Đối với sinh viên chúng ta nói riêng, việc thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường cũng nằm trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức của chúng ta..
Thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường trong nhà trường chúng ta được thể hiện thông qua việc thực hiện qui định về trang phục khi đến trường, nói năng lịch sự, văn hóa nơi giảng đường cũng như nơi sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ của công ở mọi lúc mọi nơi….Việc xây dựng nội qui 7 điều sinh viên không được làm là từng bước thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa đó. Qua việc xây dựng và thực hiện nội qui này, không những tạo cho cảnh quan ngôi trường của chúng ta thêm đẹp, mà còn thể hiện tính trang nghiêm của sự học, đạo lý truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “tiên học lễ, hậu học văn” của người Việt Nam ta. Nhà trường còn là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nơi đào tạo cho xã hội những công dân trong tương lai “vừa hồng, vừa chuyên”. Xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa nơi học đường một mặt nhằm đưa những hoạt động đó trở thành thường trực trong nếp sống, nếp nghĩ và trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi sinh viên chúng ta không chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả về sau này khi đã ra xã hội lao động và cống hiến, trước xu thế hội nhập quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó còn thể hiện sự quan tâm chăm lo cho sinh viên với tinh thần “Kỷ cương, tình thương và trách nhiệm” của nhà trường trong việc thực hiện song song hai nhiệm vụ vừa truyền thụ tri thức khoa học và vừa thực hiện chức năng trồng người.
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu, tìm hiểu lối sống văn hoá, văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về việc thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh trường học.
2.2 Yêu cầu
Những thông tin, số liệu phải cụ thể, chính xác, chân thực, phù hợp với nội dung của đề tài.
3 Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố liên quan đến trường học: học sinh, sinh viên, thầy giáo, cô giáo…
4 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong các trường học ở thành phố Hồ Chí Minh
5 Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp, thống kê
6 Kết quả nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy rằng lối sống văn hoá văn minh của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay có phần giảm sút, việc này trở nên những hiện tượng bức xúc trong đời sống xã hội đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp thiết thực để làm cho trường học ngày càng sạch đẹp hơn, văn minh hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Định nghĩa, phân loại và nội dung của văn hoá.
1.1.1Định nghĩa văn hoá
Có rất nhiều định nghĩa về văn hoá.
Theo E. Heriot: Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, cái đó gọi là văn hoá.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Văn hoá là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sinh tồn
Theo Unessco: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiên tại, qua hàng bao nhiêu thế kỉ nó đã hình thành nên một hệ thống giá trị, truyền thống, thẫm mĩ và lối sống, và dựa trên đó, từng dân tộc thể hiện bản sắc riêng của mình.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
. 1.1.2 Phân loại và nội dung của văn hoá
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta có các cách phân loại khác nhau.
Phân loại theo hình thái : có 2 loại văn hoá
Văn hoá vật thể: Là những yếu tố vật chất tạo nên vật thể như cây cầu, ngôi đình, con đường…Các yếu tố vật chất này thường thể hiện trình độ phát triển về khoa học kĩ thuật của thời đại.
Văn hoá phi vật thể: Là trí tuệ, kỹ thuật tạo nên vật thể đó như cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, múa rối nước…Hiện nay có rất nhiều dân tộc trên thế giới có cồng chiêng. Tuy nhiên nếu muốn gọi là cồng chiêng Tây Nguyên thì nó phải có những nét khác biệt của riêng nó. Trong quá trình làm ra chiếc cồng, chiếc chiêng; người ta phải tuân thủ rất nhiều những quy định nghiêm ngặt từ nguyên vật liệu đến khâu đúc, chỉnh sửa; để mỗi khi người ta sử dụng, thì tuỳ theo tiết tấu và cách thể hiện và cách thể hiện khác nhau sẽ dâng lên Giàng những lời nguyện cầu hay tạ ơn, biểu lộ sự vui sướng, đau khổ của con người.
Phân loại theo cách ứng xử: Có 2 loại văn hoá
Văn hoá bối cảnh yếu có nét đặc trưng là coi trọng luật pháp và văn bản, chứng cứ và bằng chứng được đưa ra nói chung là duy lý.
Văn hoá bối cảnh mạnh có nét đặc trưng là lệ được coi trọng.
1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng phát triển văn hoá thời kì đổi mới.
Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị; xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục đích cuối cùng là văn hóa. Trong mỗi chính sách kinh tế - xã hội luôn bao hàm nội dung và mục tiêu văn hóa. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
Theo Unessco: Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại; nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Các giá trị nói trên tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và trong cả cộng đồng, được truyền lại, tiếp nối và phát huy qua các thế hệ, được vật chất hóa và khẳng định vững chắc trong cấu trúc xã hội của từng dân tộc; đồng thời, nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên xã hội bằng môi trường xã hội - văn hóa. Tóm lại, văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt qua mọi khó khăn để phát triển.
Vì vậy, chúng ta chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là con đường xây dựng con người mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh đủ sức đề kháng và đẩy lùi tiêu cực xã hội, đẩy lùi sự xâm nhập của tư tưởng, văn hóa phản tiến bộ. Biện pháp tích cực là đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa,...
Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:
Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu trong văn hóa. Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, tiếp nhận cái mới, tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn bằng cách phát huy cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi quốc gia dân tộc là văn hóa.
Động lực của sự phát triển kinh tế một phần quan trọng nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy (hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng hiện thực và bền vững bấy nhiêu).
Trong nền kinh tế thị trường, một mặt, văn hóa dựa vào tiêu chuẩn của cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề,...mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các giá trị truyền thống, của đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, sùng bái tiền tệ,...
Nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới sẽ là tiền đề quan trọng đưa nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới.
Trong vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, văn hóa giúp hạn chế lối sống chạy theo ham muốn quá mức của "xã hội tiêu thụ", dẫn đến chỗ làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường sinh thái.
Văn hóa cổ vũ và hướng dẫn cho một lối sống có chừng mực, hài hòa, nó đưa ra mô hình ứng xử thân thiện giữa con người với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của hiện tại và tương lai.
Hai là, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu vì con người. Tiên tiến về nội dung, hình thức biểu hiện và các phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,...Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Bản sắc dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán trong quá trình phát triển.
Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc thường xuyên tự ý thức, tự khám qua tự vượt qua chính bản thân mình, biết cạnh tranh và hợp tác để tồn tại, phát triển.
Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các mặt của đời sống xã hội: Cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hoá, khoa học và nghệ thuật…
Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hoá phải được thấm đượm trong mọi hoạt động sáng tạo vật chất, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, giáo dục… sao cho trong mọi lĩnh vực chúng ta có tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam. Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước phải tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn phát huy giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc.
Ba là, nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Nét đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng, là sự hoà quyện bình đẳng, sựt phát triển độc lập của văn hoá các dân tộc sống trên cùng lãnh thổ Việt Nam. Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình, cả cộng đồng dân tộc Việt Nam có nền văn hoá chung nhất. Sự thống nhất bao gồm cả tính đa dạng- đa dạng trong sự thống nhất. Không có sự đồng hoá hoặc thôn tính, kì thị bản sắc văn hoá của các dân tộc.
Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng
Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá nước nhà. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp chung của toàn dân. Giai cấp công nhân, nông dân, trí thức là lực lượng chủ lực, nòng cốt trong việc xây dựng và phát triển và phát triển văn hoá nước nhà.
Năm là, văn hoá là mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng
Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh là một cuộc cách mạng đầy khó khăn, phức tạp. Trong cuộc sống đó xây đi đôi với chống, lấy xây làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát huy những di sản quý báu của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá, sáng tạo vun đắp những giá trị mới, kiên trì đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, chống âm mưu lợi dụng văn hoá để thực hiện diễn biến hoà bình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1 Thực trạng nếp sống của học sinh, sinh viên ở các trường học hiện nay
2.1.1 Đạo đức, lối sống văn hoá của học sinh hiện nay
Trước hết là điều kiện sống và sinh hoạt của học sinh, sinh viên đã tốt hơn trước rất nhiều. Học sinh, sinh viên được tiếp cận nhiều kênh thông tin hết sức phong phú và đa dạng, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục nên điều kiện của các em trong học lý thuyết cũng như thực hành được tốt hơn. Có một thực tế không ai có thể phủ nhận: ngày nay các em có tri thức rộng hơn, tư duy năng động, sáng tạo hơn; đại đa số các em ham mê tìm hiểu khám phá những thành tựu khoa học mà kinh tế tri thức đã mang đến cho con người trên toàn thế giới và chính học sinh, sinh viên đã đóng góp được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực
Hiện nay, nước ta có hơn 22 triệu học sinh, sinh viên theo học tập trung tại các trường đại học và cao đẳng sinh hoạt trong một cộng đồng với những quan hệ khá gần gũi (trường, lớp); với đặc điểm trẻ tuổi; có trình độ và năng lực sáng tạo, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học; cộng với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại, nên khả năng tiếp nhận cái mới nhanh và linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện đại, đa dạng hóa tiến trình hội nhập giao lưu quốc tế.
Nhưng thực tế, dù học cao đến đâu, các em cũng khó tự ý thức, kiềm chế được bản năng và đôi khi có những hành vi, thái độ, cử chỉ, hành động thiếu lịch sự, thiếu văn minh. Rất nhiều học sinh, sinh viên đều xử lý rác theo cách... tiện đâu vứt đó. Sau mỗi buổi học, trong hộc bàn, trên ghế, trên nền nhà… các phòng học đều có giấy, ly nhựa, túi nylon... Ngoài giờ học, các em thường ghé vào những xe đẩy bán hàng rong trước cổng trường ăn uống rồi vô tư vứt rác ngay tại chỗ. Sự thiếu ý thức đó xảy ra rất thường xuyên và thường lặp đi lặp lại ở bất cứ nơi đâu.
Hiện tượng học sinh, sinh viên hút thuốc lá trong lớp, trong trường cũng khá phổ biến. Những người hút thuốc lá thường vứt tàn thuốc bừa bãi, hoặc thản nhiên biến hộc bàn thành nơi gạt tàn thuốc nếu đang ngồi trong lớp học.
Tình trạng sinh viên đi học trễ xảy ra thường xuyên. Với một số sinh viên, việc đi học trễ trở thành căn bệnh kinh niên khó chữa. Nhiều giảng viên đã có kỷ luật sắt với những sinh viên đi trễ bằng cách không cho vào lớp tiết giảng đó, hoặc đánh vắng buổi học, hoặc trừ điểm trong cột chuyên cần... Tuy nhiên, sinh viên không quan tâm lắm, miễn sao không phải thi lại, học lại là được.
Tại nhà vệ sinh các trường học đều ghi: “Xin giữ gìn vệ sinh nơi công cộng”, “vui lòng đi xong xin xả nước”… để mỗi học sinh, sinh viên tự ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh, sinh viên thiếu ý thức không xả nước sau khi đi vệ sinh nên mùi hôi bốc lên làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Chửi thề, văng tục là câu nói cửa miệng của không ít học sinh, sinh viên. Thế nhưng chửi thề, văng tục trong môi trường giáo dục là điều không thể chấp nhận vì đây là nơi đào tạo con người cả về tri thức lẫn nhân cách.
Tình trạng học sinh, sinh viên viết bẩn lên mặt bàn, hộc bàn, trên tường, cửa ra vào, cửa sổ là điều dễ thấy ở bất cứ ngôi trường nào. Ta có thể bắt gặp trên mặt bàn một bài thơ, một câu ca dao- tục ngữ, một đoạn bài hát, công thức toán…
Đa số nội quy của mỗi trường đều ghi rõ: “Không được chạy xe máy trong sân trường”, “Phải để xe đúng nơi quy định”... Thế nhưng nhiều học sinh, sinh viên vẫn chạy xe ào ào vào bãi, đôi khi đụng vào xe bên cạnh dẫn đến đổ xe hàng loạt. Một số khác vẫn phóng nhanh, vượt ẩu ngay trong khuôn viên trường.
Học sinh, sinh viên ngày nay rất quan tâm đến cách ăn mặc, làm đẹp. Họ rất quan tâm đến vẻ đẹp, trang phục của nhau, của những người nổi tiếng mà họ cho là thần tượng. Từ đó, họ thường ăn mặc giống như thần tượng ngay cả khi đi học. Điều đáng nói là những bộ cánh các sinh viên nữ khoác trên mình đôi khi hở hang hoặc ngắn đến mức làm người đối diện đỏ mặt vì ngượng dù một số trường đã có nội quy cấm sinh viên mặc quần áo không phù hợp với thuần phong mỹ tục, với môi trường giảng đường.
Một vài năm gần đây đã xuất hiện việc mặc đồng phục ở các khoa và một số lớp, việc thực hiện này rất đáng được phát huy, vì nó tạo cho môi trường sư phạm và học đường của chúng ta được trang nghiêm và lịch sự. Nhưng bên canh đó vẫn còn tồn tại trong số sinh viên chúng ta một bộ phận không nhỏ các bạn chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh, văn hóa học đường. Được biểu hiện như: Không mặc trang phục theo đúng qui định khi đến trường, một số bạn nam và nữ mặc áo không cổ, áo bỏ ngoài quần, đi dép lê đến lớp; điều này không những mất thẩm mỹ nơi học đường, mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng của sinh viên đối với thầy, cô giáo. Việc ăn mặc theo kiểu tự do này nhiều khi gây phản cảm đối với thầy cô.
Văn hoá giao tiếp qua điện thoại của học sinh, sinh viên cũng là một trong những vấn đề đáng bàn. Tình trạng học sinh, sinh viên gọi điện thoại nói chuyện ngay tại lớp gây mất trật tự, ảnh hưởng đến nhiều người và làm gián đoạn lời giảng của thầy cô xảy ra không hiếm. Có em tự nhiên đi ra khỏi lớp để nghe điện thoại rồi lại trở vào lớp mà không xin phép thầy cô.
2.1.2 Lối sống thực dụng, buông thả của học sinh, sinh viên.
Cuộc điều tra về giáo dục học tại thành phố Hồ Chí Minh mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội!
Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo.
Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động “xi nhê” gì đến họ!
Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung.
Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này.
10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ!
Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời