Nghiên cứu được thực hiện tại vệ tinh của Trung Tâm Giống Thủy Sản
An Giang từ tháng 2/2009-4/2009. Có tất cả 3 ao ương cá với diện tích: ao 1
là 4.500 m2còn ao 2 và 3 là 6.000 m2, trong đó ao 1 nguồn cá bột từ viện II
với mật độ 734 con/2
, ao 2 và 3 cá bột tại địa phương với mật độ lần lượt là
667 con/2
, 834 con/m2
. Trong tuần đầu các ao được cho ăn bột đậu nành, bột
cá, bột sữa và cho cá ăn 4-5 lần/ngày, sau đó chuyễn sang thức ăn công nghiệp
(T501S, T501, T502S, T502 ) và cho cá ăn 2-3 lần/ngày. Lượng thức ăn cho
cá tùy theo nhu cầu no ở từng ao. Hàng ngày theo dõi hoạt động sống của cá,
đo các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, NH+4
, độ đục, oxy. Định kỳ 10
ngày đo chiều dài từ 15-30 con/ao. Sau 2 tháng thực nghiệm cho thấy cácyếu
tốmôi trường ở các ao đều nằm trong khoảngthíchhợpcho sựsinh trưởngvà
phát triển của cá: pH (7,3-9,1), nhiệt độ (29,40C-33,30C), NH3
(<0,08), độ
trong (18.8-20.8 cm). Tốc độ tăng trưởng của các ao tương đối nhanh nhưng tỷ
lệ sống thấp: ao 1 là 2,54%, ao 2 là4,78% và ao 3 là 14%
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực nghiệm ương cá tra giống (pangasianodon hypophthalmus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH QUỐC KHANH
THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG
(Pangasianodon hypophthalmus)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Cần thơ_ 2009
-2-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH QUỐC KHANH
THỰC NGHIỆM ƯƠNG CÁ TRA GIỐNG
(Pangasianodon hypophthalmus)
TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. NGUYỄN VĂN KIỂM.
Cần thơ_2009
-3-
LỜI CẢM TẠ
Xin được gởi lời cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
Quí Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức
bổ ích trong suốt thời gian học tập .
Cán bộ hướng dẫn: thầy Nguyễn Văn Kiểm và các thầy cô thuộc bộ
môn Kỹ Thuật Nuôi Thủy Sản Nước Ngọt, khoa Thủy Sản, Đại Học
Cần Thơ.
Các Anh Chị ở Trung Tâm Giống Thủy Sản Tỉnh An Giang và ở ấp
Mường Thơm, Khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên.
Và các bạn cùng lớp Liên Thông Nuôi Trồng Thuỷ Sản K-33.
Đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho suốt quá trình học
tập tại trường và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cám ơn và kính chức quý thầy cô, các cô chú và các bạn
dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
-4-
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại vệ tinh của Trung Tâm Giống Thủy Sản
An Giang từ tháng 2/2009- 4/2009. Có tất cả 3 ao ương cá với diện tích: ao 1
là 4.500 m2 còn ao 2 và 3 là 6.000 m2, trong đó ao 1 nguồn cá bột từ viện II
với mật độ 734 con/m2, ao 2 và 3 cá bột tại địa phương với mật độ lần lượt là
667 con/m2, 834 con/m2. Trong tuần đầu các ao được cho ăn bột đậu nành, bột
cá, bột sữa và cho cá ăn 4-5 lần/ngày, sau đó chuyễn sang thức ăn công nghiệp
(T501S, T501, T502S, T502…) và cho cá ăn 2-3 lần/ngày. Lượng thức ăn cho
cá tùy theo nhu cầu no ở từng ao. Hàng ngày theo dõi hoạt động sống của cá,
đo các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, NH+4, độ đục, oxy. Định kỳ 10
ngày đo chiều dài từ 15-30 con/ao. Sau 2 tháng thực nghiệm cho thấy các yếu
tố môi trường ở các ao đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và
phát triển của cá: pH (7,3-9,1), nhiệt độ (29,40C-33,30C), NH3 (<0,08), độ
trong (18.8-20.8 cm). Tốc độ tăng trưởng của các ao tương đối nhanh nhưng tỷ
lệ sống thấp: ao 1 là 2,54%, ao 2 là 4,78% và ao 3 là 14%.
.
-5-
MỤC LỤC
Lời cảm tạ .................................................................................................... i.
Tóm tăt......................................................................................................... ii.
Mục lục ........................................................................................................ iii.
Danh sách bảng và hình................................................................................ v.
Chương 1:Đặt vấn đề ................................................................................. 1.
1.1 Giới thiệu ............................................................................................... 1.
1.2 Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 2.
1.3 Nội dung thực hiện ................................................................................. 2.
1.4 Thời gian thực hiện đề tài ....................................................................... 2.
Chương 2: Tổng quan tài liệu .................................................................... 3.
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3.
2.1.1 Đặc điểm sinh học cá tra...................................................................... 3.
Hệ thống phân loại cá tra...................................................................... 3.
Đặc điểm phân bố cá tra ....................................................................... 3.
Môi trường sống của cá tra ................................................................... 3.
Đặc điểm hình thái cá tra...................................................................... 4.
Ðặc điểm dinh dưỡng của Cá Tra ........................................................ 4.
Đặc điểm sinh trưởng cuả cá ............................................................... 5.
Đặc điểm sinh sản của cá tra ................................................................ 5.
2.1.2 Tình hình nghề nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ................... 6.
2.1.3 Vài nét về nghề ương cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .................. 6.
2.1.4 Tình hình sản xuất giống cá tra ở An Giang ......................................... 7.
2.2 Các tài liệu mới nhất liên quan đến chủ đề của nghiên cứu ..................... 8.
Chương 3: Vật liệu và phương pháp thực hiện......................................... 9.
3.1 Vật liệu thực hiện ................................................................................... 9.
3.2 Phương pháp thực hiện ........................................................................... 9.
3.3 Nội dung thực hiện ................................................................................. 9.
3.3.1Chọn ao và địa điểm ............................................................................. 9.
3.3.2 Thực nghiệm ương cá tra giống
10.
Chuẩn bị ao ương
10.
Mật độ ương
10.
Phương pháp thả cá
10.
Thức ăn và cách cho ăn
10.
3.3.3 Chăm sóc quản lý đàn cá ương
12.
3.3.4 Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của mô hình ương
13.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
14.
-6-
4.1 Đặc điểm của ao ương
14.
4.1.1 Vị trí và hình dạng ao
15.
4.1.2 Hệ thống cấp thoát nước
15.
4.2 Biện pháp cải tạo ao
16.
4.3 Thả cá và chế độ chăm sóc
17.
4.3.1 Thức ăn và cách cho cá ăn
18.
Tuần thứ nhất
19.
Tuần thứ hai
21.
Tuần thứ ba
22.
Tuần thứ tư trở đi
24.
4.3.2 Quản lý nước
25.
4.3.3 Hoạt động sống của cá hàng ngày và biện pháp xử lý
25.
4.4 Mức tăng trưởng của cá
27.
4.5 Các yếu tố môi trường
28.
pH
29.
Nhiệt độ
29.
NH3/NH4+
30.
Độ đục
30.
Oxy hòa tan
31.
4.6 Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của mô hình ương
31.
Chương 5: Kết luận và đề xuất
33.
Tài liệu tham khảo
34.
Phụ lục
37.
-7-
DANH SÁCH HÌNH.
2.1: Hình thái ngoài cá tra. ........................................................................... 3.
4.1: Sơ đồ trại cá
14.
4.2 : Hệ Thống cấp thoát nước
15.
4.3: Chuẩn bị ao và rải vôi
16.
4.4: Thả cá
17.
4.5: Tập cho cá ăn tại chân cầu
18.
4.6: Bơi xuồng cho cá ăn
19.
4.7. Cách cho cá ăn
20.
4.8: Kiểm tra cá bột
21.
4.9. Tập cho cá gom cầu.
23.
4.10. Cho cá ăn
25.
4.11: Tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) của cá
28.
-8-
DANH SÁCH BẢNG.
Bảng 3.1. Công thức thức ăn để ương cá tra
11.
Bảng 3.2 Chi phí đầu tư.
13.
Bảng 4.1. Diện tích và độ sâu ao ương cá
15.
Bảng 4.2.Thành phần thức ăn cho cá từ 1-7 ngày tuổi.
20.
Bảng 4.3: Thành phần thức ăn cho cá 7-23 ngày tuổi
22.
Bảng 4.4. Thành phần thức ăn cho cá từ 15-33 ngày
23.
Bảng 4.5. Thành phần thức ăn cho cá từ 26-62 ngày
24.
Bảng 4.6: So sánh mức tăng trưởng chiều dài của cá tra ở các ao khác nhau
28.
Bảng 4.7. Một số yếu tố môi trường của ao ương
29.
Bảng 4.8: Hàm lượng NH3 đối chiếu qua pH, NH4+ (mg/l) qua bảng so màu
trong bộ test NH+4
31.
Bảng 4.9 Chi phí đầu tư cho ao 1.
31.
Bảng 4.10 Chi phí đầu tư cho ao 2
32.
Bảng 4.11 Chi phí đầu tư cho ao 3
32.
-9-
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Cá tra là loài cá bản địa được nuôi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu
Long (ĐBSCL) từ hơn 100 năm. Đây là loài cá sống chủ yếu ở thủy vực nước
ngọt và được nhiều người nuôi ưa chuộng vì cá có những ưu điểm như dễ
nuôi, tăng trưởng nhanh, có tính thích nghi rộng, chịu đựng được những điều
kiện khắc nghiệt của môi trường, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau và là
một trong những đối tượng xuất khẩu có giá trị.
Hiện nay khi mà chúng ta mở rộng xuất khẩu, gia nhập vào tổ chức
thương mại thế giới WTO (năm 2007), và con cá tra, cá ba sa tìm được thị
trường thì nghề nuôi cá tra và ba sa bước sang một trang mới.
Theo Bộ thủy sản (2007) trích Nguyễn Hữu Lộc (2008) Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích nuôi cá tra, cá basa trên 5.600 ha.
So với năm 2000 diện tích này đã tăng trên 10 lần. Các tỉnh có diện tích nuôi
nhiều nhất là An Giang (1.156 ha), Cần Thơ (965 ha), Đồng Tháp (885 ha),
Vĩnh Long (274 ha), Sóc Trăng (100 ha) và Bến Tre (120 ha). Đến năm 2004,
tổng sản lượng cá tra, cá basa của toàn vùng là 264.436 tấn, năm 2006 là
825.000 tấn và sự báo cuối năm 2007 sản lượng sẽ lên đến 1,2 triệu tấn và sẽ
tăng lên đến 1,5 triệu tấn vào năm 2008 (
Tại hội thảo “Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”: Mục tiêu
đến năm 2010, Đồng Bằng Sông Cửu Long có 10.200 ha nuôi cá tra, cá basa
và sẽ tăng lên 16.000 ha vào năm 2020. Về sản lượng đến năm 2010 đạt
863.000 tấn và sẽ tăng lên 1.915.885 tấn vào năm 2020 (www.fistenet.gov.vn).
Mặc dù phong trào nuôi cá tra và cá basa phát triển mạnh nhưng trước
năm 1999 nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi chủ yếu dựa vào nguồn giống
vớt từ tự nhiên (Phạm Văn Khánh, 1996). Nhưng do hoạt động khai thác quá
mức cùng các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác của con người đã dẫn đến
nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên. Chính vì thế yêu cầu cấp thiết đặt ra cho
nghề nuôi là phải có đủ nguồn giống cho sản xuất.
-10-
Đến năm 1999 khi sản xuất giống nhân tạo cá tra, cá basa thành công
và đưa vào sản xuất đại trà đã mở ra một triển vọng mới về khả năng chủ động
nguồn giống. Hoạt động sản xuất giống chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Đồng
Tháp và An Giang. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2003) trích Dương Thúy
Yên (2006) ở An Giang có 32 cơ sở sản xuất giống cá tra và 2 cơ sở sản xuất
giống cá basa trên toàn tỉnh. Dự báo đến 2010 nhu cầu con giống của hai đối
tượng này rất lớn khoảng 2.668,3 triệu con.
Mặc dù kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra, cá basa được phổ biến rộng
rãi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng vẫn chưa tạo ra chất lượng cá giống
cao do việc cạnh tranh trong sản xuất nên các cơ sở sản xuất cá tra giống
không chú ý tới chất lượng cá giống. Nếu xét tới nguyên nhân sâu xa thì đó là
chất lượng đàn cá bố mẹ nhưng nếu xét về thực tế thì đó lại là biện pháp nuôi
vỗ cá bố mẹ, kích thích sinh sản và biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá con.
Vì vậy vấn đề nâng cao phẩm chất giống cá tra không thể giải quyết
được nếu chỉ xét tới một vấn đề kỹ thuật nào đó mà cần có biện pháp tổng thể.
Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng cá tra giống, đề tài “ Thực
nghiệm ương cá tra giống (Pangasianodon hyphothalmus) tại Trung Tâm
Giống Thủy Sản tỉnh An Giang” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Thu thập và tổng hợp biện pháp kỹ thuật ương nuôi cá tra giống tại
trung tâm giống thủy sản An Giang để rút ra ưu nhược điểm của kỹ thuật
ương nuôi cá ta tại cơ sở thực tập .
Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức cho bản thân trước khi trở
thành cán bộ kỹ thuật.
1.3 Nội dung thực hiện
Khảo sát công trình ương cá tra.
Thực nghiệm ương cá tra giống.
Phân tích hiệu quả kinh tế và lợi nhuận của mô hình ương
1.4 Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 2/2009 đến tháng 5/2009. Do thời gian có hạn, kiến thức thực
tế còn nhiều hạn chế nên luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự
góp ý của quý thầy cô cùng các đồng nghiệp.
-11-
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm sinh học cá tra
Hệ thống phân loại
Theo hệ thống phân loại của Roberts và Vidohayanon (công bố vào
năm 1991) và sau đó được cô Nguyễn Thị Bạch Loan kiểm định lại vào năm
1998. Cá tra thuộc hệ thống phân loại như sau:
Ngành : Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Siluriformes
Họ: Pangasidae
Giống: Pangasianodon
Loài: P. Hypophthalmus. H. 2.1: Hình thái ngoài cá tra.
Đặc điểm phân bố của cá tra (Sở Thủy Sản An Giang)
Vùng phân bố tự nhiên của loài cá Tra giới hạn trong hạ lưu sông
Mekong, bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và chúng cũng được
phát hiện ở sông Chao Praya –Thái Lan (Nguyễn Văn Thường, năm 2008).
Ngày nay cá tra được nhập nội di trú vào nhiều nước nên cá tra cũng
tìm thấy nhiều ở lưu vực sông lớn các nước Malaysia, Indonesia, Myanmar,
Trung quốc…Ở Việt Nam, Cá tra phân bố từ khu vực Bình Thuận trở vào phía
Nam. Hiện nay cá được nuôi ở Miền Bắc, Trung và Nam đặc biệt cá phân bố
nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Môi trường sống của cá tra
Theo tài liệu kỹ thuật ương và nuôi cá tra của sở thủy sản An Giang, cá
sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được trong vùng nước lợ nhạt
(nồng độ muối 7-10%), có thể chịu đựng được ở môi trường nước có pH ≥ 5.
Cá tra là loài hẹp nhiệt phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt độ cao (26-
300C), dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C.
-12-
Cá có cơ quan hô hấp phụ, có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên cá tra
có khả năng sống tốt trong điều kiện ao nước đọng, nhiều chất hữu cơ, hàm
lượng oxy hòa tan thấp.
Đặc điểm hình thái của cá tra
Cá bột mới nở các vây lưng, vây đuôi, vây bụng và vây hậu môn dính
liền với nhau. Có hai đôi râu trong đó đôi râu mép dài hơn chiều dài thân, mắt
đen và lớn, trên thân chưa có sắc tố do đó cá có màu trắng trong và nhìn thấy
ống tiêu hóa sơ khai dạng thẳng. Miệng cá rộng khoảng 250-300 micromet
nhưng chưa mở (Phạm Văn Khánh, 1996). Sau 2 - 3 ngày các vây vẩn dính
liền thành một dải. Răng đã xuất hiện và ở dạng răng chó (Nguyễn Văn Kiểm,
2004). Hàm đã cử động được và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Trên thân
xuất hiện nhiều sắc tố do vậy cá có màu xám nhạt. Sau 2 tuần màu sắc thay
đổi cá tra có màu xanh lục ở phần lưng của đầu và thân và 2 sọc xanh lục chạy
dọc thân, khi cá được 3 tháng tuổi các sắc tố trên thân rất nhạt rất khó phân
biệt cá tra với cá basa (Dương Thúy Yên, 2003).
Theo Nguyễn Văn Thường (2008) cá tra có cơ thể dẹp theo chiều hông,
răng nhỏ, mịn, răng vòm miệng chia thành 4 đám nhỏ, vi lưng ngắn với 1-2
gai cứng, vi mở khá phát triển, vi hậu môn dài, gai vi ngực cứng, có hai đôi
râu hàm (một đôi râu mép và một đôi râu cằm). Vi lưng có 6 tia phân nhánh và
vi ngực có 8-9 tia mền. Lược mang phát triển bình thường.
Ðặc điểm dinh dưỡng của cá tra
Sau khi cá tra bột dinh dưỡng gần hết noãn hoàng, cá bắt đầu sử dụng
thức ăn bên ngoài. Thức ăn của cá lúc này là những động vật phù du trong
nước có kích thước nhỏ như luân trùng, trứng nước…Thông thường thức ăn
cho cá con không được có kích thước lớn hơn đường kính mắt của cá nhưng
đối với cá tra, con mồi mà cá tra con bắt được to hơn gấp nhiều lần so với
đường kính mắt của chúng (Phạm Văn Khánh, 1996). Hơn nữa khi cá nở được
60-62 giờ cá tra đã có răng, nếu giữ trên bồn ấp sẽ làm tăng tỷ lệ hao hụt
(Nguyển Văn Kiểm, 2004). Khi ương trong bể cá có thể sử dụng được nhiều
lọai thức ăn như: Artermia, trùn chỉ, moina, Rotifer, thức ăn chế biến….Tuy
nhiên ấu trùng Artermia và trùn chỉ cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng của cá
tốt nhất (trích Dương Thúy Yên, 2003).
Khi cá càng lớn phổ thức ăn càng rộng và dễ chuyển đổi thức ăn. Trong
ao bè nuôi cá có thể sử dụng được các loại thức ăn khác nhau như: tấm, cám,
rau, bèo và động vật đáy,...(Dự Án Nâng Cao Đời Sống ở Trà Vinh, 2007).
-13-
Đặc điểm sinh trưởng của cá tra
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, cá cùng với cá Vồ Cờ
(Pangasius sanitwongsei) là 2 loài tăng trưởng nhanh trong 10 loài thuộc giống
Pangasius (Lazard, 1998, trích Dương Thúy Yên, 2003). Trong tuần lễ đầu
tiên sau khi nở đến 8 ngày tuổi trọng lượng đã tăng gấp 10 lần và chiều dài
tăng 1,85 lần. Từ ngày thứ 9-11 trọng lượng cơ thể tăng lên 2,1 lần trong khi
chiều dài chỉ tăng 20%. Mức tăng trưởng bình quân về trọng lượng đạt 1,75
mg/ngày ở tuần đầu tiên và 9,7 mg/ngày ở tuần thứ 2. Từ tuần thứ 2-15 mức
tăng trọng bình quân 5,66 mg/ngày và mức tăng chiều dài bình quân 0,45
mm/ngày (Phạm Văn Khánh, 1996).
Cá ương trong ao sau 1 tháng đạt 4-6 cm, sau 2 tháng đạt chiều dài 10
– 12 cm (14 -15 gam). Từ khoảng 2,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh
hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Nếu thiếu thức ăn cá sẽ ăn thịt lẫn nhau. Giai
đoạn trưởng thành cá đạt từ 0,8 – 1 kg/con sau 1 năm nuôi.
Đặc điểm sinh sản của cá tra
Về đặc điểm sinh sản cho thấy cá tra là loài cá không sinh sản trong ao
nuôi, chúng di cư sinh sản ngược dòng sông Mekong, đẻ trứng dính và sinh
sản 1 lần/năm.
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái là 3 tuổi, trọng lượng cá
thành thục lần đầu từ 2,5 – 3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên
sông ở địa phận của Campuchia và Thái Lan.
Trong tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá bắt đầu từ tháng 5 – 7 dương
lịch, cá có tập tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện sinh
thái phù hợp thuộc địa phận Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở
phần sông của Việt Nam. Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi vỗ cho cá
thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự nhiên.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên
ngoài thì khó phân biệt được cá đực, cá cái. Ở thời kỳ thành thục, tuyến sinh
dục ở cá đực phát triển lớn gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là
buồng trứng hay noãn sào. Hệ số thành thục của cá tra khảo sát được trong tự
nhiên từ 1,76 – 12,94 (cá cái) và 0,83 – 2,1 (cá đực) ở cá đánh bắt tự nhiên
trên sông từ 8 – 11 kg. Trong ao nuôi vỗ, hệ số thành thục cá tra có thể đạt tới
19,5%.
Sức sinh sản của cá tra là 120.000 - 145.700 trứng/kg cá cái (theo tài
liệu kỹ thuật ương và nuôi cá tra của Sở Thủy Sản An Giang, 2007).
-14-
2.1.2 Tình hình nghề nuôi cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ( ĐBSCL)
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có điều kiện thuận lợi để
nuôi cá da trơn (chủ yếu là cá tra và cá ba sa), bởi những ưu đãi thiên nhiên về
môi trường nước, sinh thái... Mỗi năm diện tích nuôi cá tra, ba sa đều tăng.
Tháng 8-2007, toàn vùng có tổng diện tích nuôi cá tra, ba sa trên 5.600 ha. So
với năm 2000, diện tích này đã tăng trên 10 lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng
nhanh trong những năm tới. Chỉ tính trong năm 2006 ở các tỉnh, thành như
Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long... đã có thêm hàng ngàn ha ao
hầm được khẩn trương đào mới để nuôi cá. Riêng ở An Giang đến đầu tháng
3-2007 có thêm hơn 200 ha ao cá đào mới. Qua 5 tháng đầu năm 2007 diện
tích nuôi cá tra của Thành phố Cần Thơ là 976,94 ha so với cùng kỳ năm 2006
(735,58 ha) (trích Lê Bảo Ngọc, 2004).
Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn năm 2008
tổng diện tích nuôi cá tra toàn khu vực ĐBSCL trên 6.160 ha với sản lượng đạt
trên 1,1 triệu tấn. Tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh, thành gồm: An Giang, TP Cần
Thơ, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang.
Nhưng đến tháng 3 năm 2009 theo báo cáo của bộ Kế Hoạch Và Đầu
Tư thì Nuôi Trồng Thuỷ Sản phát triển trở lại, sản lượng Nuôi Trồng Thuỷ
Sản tháng 2/2009 ước đạt 140 nghìn tấn, tăng 5,6% so cùng kỳ năm trước. Hy
vọng đây sẽ là tiền đề để nghề nuôi cá tra tiếp tục phát triển.
2.1.3 Vài nét về nghề ương cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nghề nuôi cá tra trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long và đã góp phần duy trì nguồn thực phẩm chính
yếu cho người dân. Nhưng vào mùa khô, lượng cá trên sông ít đi do nước sông
cạn, cá rút khỏi các khu đồng trũng nên cá cung cấp cho thị trường trở nên
khan hiếm, lúc này cá nuôi hoặc cá lưu giữ trong ao, nhất là cá tra trở thành
một nguồn thực phẩm quan trọng. Do trước năm 1970 khi nghề cá còn hạn
chế về kỹ thuật nuôi, về con giống và tập quán nuôi cá…nên phần lớn nguồn
giống cá tra và ba sa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự nhiên.
Hàng năm v